Cấu tạo câu tay
Lưỡi câu: làm bằng thép, tùy đối tượng khai thác sẽ sử dụng lưỡi câu thích hợp
Chì: bằng chì, có trọng lượng 400-500g
Khóa xoay: bằng Inox, để tránh cho dây câu chính và dây câu nhánh không bị xoắn.
Mồi câu: tùy theo đối tượng đánh bắt, ví dụ: mồi mực, mồi cá, mồi giả
Kỹ thuật dò tìm bãi câu
Việc dò tìm bãi câu thường căn cứ vào các bãi câu của những năm trước cho sản lượng cao, thuyền trưởng dựa vào vị trí đó để điều động tàu tới ngư trường,
Hoặc dò tìm bãi câu mới, trên đường dò tìm, thuyền trưởng căn cứ vào địa hình đáy và độ sâu đáy biển (quan sát màn hình máy dò cá), để quyết định có thả câu hay không, ngoài ra còn phải căn cứ vào tín hiệu của máy dò cá.
Một ngày tàu có thể phải thường xuyên di chuyển từ 10-20 điểm câu tùy thuộc vào các điểm câu cá nhiều hay ít.
42 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 8: Nghề câu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNGPhần 8. Nghề câuGiới thiệuCó lịch sử phát triển rất lâu, rất phong phú và rộng khắp từ nội địa đến đại dươngNghề câu có nhiều ưu điểm: cấu tạo ngư cụ tương đối đơn giản khai thác có tính chọn lọc cao nên không tàn phá nguồn lợi và môi trường ít chi phí năng lượngkhai thác các đối tượng có giá trị cao (cá ngừ, cá thu, mực,) Được đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia mà chủ yếu là trong nghề câu thể thao, giải trí Nguyên lý đánh bắtCâu có mồiMồi câu được móc vào lưỡi câuCá ăn mồi sẽ dính vào lưỡi câuCâu không mồiDây câu có mật độ lưỡi cao và sắcChặn thả ngang đường đi của cáCá đi qua có thể bị vướng câu Phân loại nghề câuDựa vào mồi: câu có mồi / không mồiTheo phương thức câu: câu trực tiếp / gián tiếpTheo ngư cụ: câu cần / câu ống / câu dâyTheo số lượng lưỡi: câu 1 lưỡi / nhiều lưỡiTheo tính vận động: câu động / tĩnhTheo khu vực: câu ao / ruộng / sông / biểnCấu tạo ngư cụ câuBao gồm:Cần câu (hoặc ống câu)Dây câu (hoặc nhợ câu)Lưỡi câuChì câuCần câu (ống câu)Thường làm bằng trúc, gỗ hoặc kim loạiCó độ bền lớn (không bị gãy khi giựt cá)Có độ dẻo cao (cần câu có ngọn càng nhỏ và càng dẻo thì khả năng phát hiện cá câu và vướng câu càng cao)Mục đích cần câu: giúp phát hiện thời điểm cá cắn câuGiúp tạo xung lực và chiều hướng giựt dây câuĐôi khi không nhất thiết phải có cần câu, ví dụ câu ở biển Dây câu (nhợ câu)Giúp đưa mồi đến gần đối tượng câuYêu cầu:Mãnh (cá khó phát hiện)Bền chắc: tùy đối tượng đánh bắt chọn độ bền và cỡ dây phù hợpMàu sắc: phù hợp màu nướcĐộ dài: đủ dài để đưa mồi đền gần đối tượng, có thể buộc cố định vào cần, hoặc tự động thả dài theo trục quấnLưỡi câuLàm bằng thép hay hợp kimLưỡi đơn / lưỡi képCấu tạo gồm 3 phần cơ bản:Đốc câuThân câuNgạnh câuĐốc câuLà nơi để buộc dây câuYêu cầu: đảm bảo dây câu không bị duột ra khỏi lưỡi câu khi cá cắn câuCác dạng đốc câu:Thân câu và ngạnh câuThân câuHình dạng: uốn thẳng, uốn lượn tròn, uốn thẳng dài, uốn gảy khúc, uốn đặc biệt (lưỡi câu kép)Yêu cầu: dẻo, không gãy khi cá lôi kéo câuNgạnh câuPhải cứng và sắcTùy đối tượng: chọn lưỡi câu có ngạnh hay không ngạnhNếu lưỡi câu không ngạnh: phải sắc và nên kết hợp nhiều lưỡi (câu mực, cá đuốiCác dạng lưỡi câu đơnCác dạng lưỡi câu képChì câuKhông nhất thiết phải có chì câu, vd câu trên ruộngCần có chì khi câu ở tầng sâu hoặc nơi có dòng chảy mạnhMục đích: đảm bảo mồi chìm đến độ sâu cần thiếtNếu chì nặng quá: khó phát hiện thời điểm cá cắn câuMồiCó 2 loại mồi:Mồi dụ cáMồi câuMồi dụ cá:Nhằm lôi cuốn cá tời khu vực thả câuNhằm gây kích thích trạng thái sẵn sàng bắt mồi của cáYêu cầu: cá không thể ăn được / ăn no mồi dụThường đặc chế ở dạng bột hay nướcMồi câuCó 2 dạng mồi câu: mồi giả và mồi thậtMồi giả:Hiệu suất khai thác không cao bằng mồi thậtĐối tượng: phàm ăn, không kén chọnYêu cầu: gần giống mồi thật, kích thích cáƯu điểm: rẻ, dùng nhiều lầnMồi thậtCó 3 dạng: mồi sống, mồi tươi và mồi ướpMồi sốngLà các động vật còn sống (cá, nhái, dế)Hiệu suất câu lớn, tính di dộng kích thích cá bắt mồiKhó tìm, khó giữ trạng thái sốngGiá thành đắtMóc mồi sao cho mồi sống bơi lội tự nhiên trong nước:Cá nhỏ: móc lưỡi câu vào vi lưng, vi đuôiNhái: móc lưỡi câu vào đùiDế: móc lưỡi câu vào lưngMồi tươi và mồi ướpMồi tươiĐV đã chết nhưng còn tươiHiệu suất câu không bằng mồi sốngĐược sử dụng rộng rãi trong nghề câuDễ bảo quản hơn mồi sốngNên ướp đá, giữ lạnhMồi ướpLà mồi tươi đã được ướp hoặc muối khôPhục vụ khai thác xa, lâu ngàyHiệu quả đánh bắt không caoDễ bị phân rã khi vào nướcQuan hệ giữa mồi và tập tính cáCá tiếp xúc với mồi thông qua 5 giác quan: thính giác, thị giác, khướu giác, vị giác, xúc giácThính giác: Khi nghe tiếng động (đập cần câu xuống nước), cá lao nhanh đến tìm mồi (vd: đa số cá tầng mặt ở sông)Một số loài lại rất sợ tiếng độngThị giácĐa số cá có thị giác kém, đặc biệt loài sống ở sâuMột số loài khác có thể nhìn thấy mồi cách xa 50 mKhi câu, việc di chuyển mồi tới lui có thể giúp cá phát hiện mồiKhông để cá phát hiện người câuQuan hệ giữa mồi và tập tính cáKhướu giácLoài cá khác nhau ưa thích mùi vị khác nhauCá sống đáy thích mồi nặng mùi (hôi, tanh)Vị giácCác loài thận trọng, kén mồi thường có vị giác phát triểnMồi ngâm lâu trong nước: làm vị nhạt điXúc giácCá họ xương sụn (nhám, đuối) có xúc giác phát triển, thường đánh giá mồi qua độ cứng của mồiMồi để lâu trong nước sẽ mềm nhão, cá không thích ănPhương pháp móc mồiTùy thuộc:Loại mồi câuĐối tượng cần câuYêu cầu:Không để mồi xoay quanh lưỡi câu trong quá trình câu (vì làm ló lưỡi câu, hoặc làm ngạnh lưỡi câu xoay hướng khó móc vô miệng cá)Che dấu lưỡi câu không cho cá phát hiệnHình dạng mồi giống với trạng thái tự nhiênNếu mồi là những mảnh vụn nhỏ (trứng kiến) cần bao bọc bằng chất kết dính.Kỹ thuật câuYêu cầu:Kiên trìChọn thời điểm thích hợp (cá đói, ham bắt mồi)Gây được sự kích thích bắt mồi của cá (bằng mùi vị, tiếng động, ánh sáng)Chọn đúng loại mồi cho từng đối tượng câuĐưa mồi đến gần khu vực có cáThời điểm giựt dây câu (cá thật sự ăn mồi mới giựt)Không để cá phát hiện người câuCác nghề câu chínhCâu tayCâu cầnCâu chạyCâu vàngCâu mựcCâu tayCấu tạo gồm:Ống câu: bằng gỗ hoặc nhựa, nhiều kích thước, dùng để quấn dây câu chính và dây câu nhánh. Chiều dài ống câu L = 150-200mm, đường kính Φ = 110-150mm.Dây câu chính: cước PA, đường kính Φ = 0,8-1,0mm, chiều dài tùy thuộc vào độ sâu của ngư trường.Dây câu nhánh: thường mảnh hơn dây câu chính, có đường kính Φ = 0,6-0,8mm, chiều dài từ 1,5 -2,0 m. Cấu tạo câu tay tầng đáyCấu tạo câu tayLưỡi câu: làm bằng thép, tùy đối tượng khai thác sẽ sử dụng lưỡi câu thích hợp Chì: bằng chì, có trọng lượng 400-500gKhóa xoay: bằng Inox, để tránh cho dây câu chính và dây câu nhánh không bị xoắn. Mồi câu: tùy theo đối tượng đánh bắt, ví dụ: mồi mực, mồi cá, mồi giả Kỹ thuật dò tìm bãi câu Việc dò tìm bãi câu thường căn cứ vào các bãi câu của những năm trước cho sản lượng cao, thuyền trưởng dựa vào vị trí đó để điều động tàu tới ngư trường, Hoặc dò tìm bãi câu mới, trên đường dò tìm, thuyền trưởng căn cứ vào địa hình đáy và độ sâu đáy biển (quan sát màn hình máy dò cá), để quyết định có thả câu hay không, ngoài ra còn phải căn cứ vào tín hiệu của máy dò cá. Một ngày tàu có thể phải thường xuyên di chuyển từ 10-20 điểm câu tùy thuộc vào các điểm câu cá nhiều hay ít. Kỹ thuật câu Khi tới ngư trường thuyền trưởng thông báo cho các thủy thủ chuẩn bị ống câu, dây câu, mồi câu, các trang thiết bị khác để câu. Trường hợp gió, nước êm, thuyền trưởng thả trôi tàu theo hướng nước; trường hợp gió, nước mạnh, thuyền trưởng phải điều khiển tàu di chuyển chậm để tàu ổn định. Khi tàu cá ổn định thì các thủy thủ tiến hành câu. Thủy thủ trên tàu chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 người, 4 người câu ở boong tàu, 4 người sau câu ở đuôi tàu. Tùy thuộc vào không gian tàu mà khoảng cách giữa 2 tàu không được gần nhau quá, để trong quá trình câu, các dây câu không được quấn vào nhau , Câu được tung ra cách mạn tàu khoảng 3-4m, dưới độ nặng của chì, lưỡi câu và mồi câu chìm xuống đáy, người câu nới dây câu từ từ cho đến khi chạm đáy khoảng 10-20cm, giữ dây câu ở đầu ngón tay và ngâm câu. Khi cá ăn mồi sẽ truyền cảm giác nhẹ lên ngón tay người câu, lúc này người câu giật mạnh dây câu để cá đóng vào lưỡi câu, sau đó dùng tay kéo dây câu lên để bắt cá Kỹ thuật thu dây câu Khi cá cắn câu, người ta dùng ống câu cuộn dây câu để kéo cá lên tàu. Trong trường hợp câu được cá lớn đòi hỏi người câu phải có kinh nghiệm và kỹ thuật thu để không bị đứt dây câu khi cá vùng vẫy. Người thu câu phải nhẹ nhàng, từ từ theo nguyên tắc thấy dây căng thì nới dây câu, thấy dây chùng thì kéo. Cứ làm như vậy đến khi cá đã yếu mới kéo cá lên mặt nước, rồi dùng lao và móc cá lên tàu. Trong quá trình câu, nếu không còn cá ăn câu, hoặc cá ăn mồi ít, thuyền trưởng thông báo cho toàn bộ thủy thủ câu và di chuyển địa điểm khác Nghề câu tayĐối tượng khai thác chính của nghề câu tay là các đối tượng sống ở vùng rạn đá, gò nổi có giá trị kinh tế cao như cá đổng, cá hồng, cá song, cá lượng Nghề câu tay đang được ngư dân Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An sử dụng để câu cá đáy ở vùng biển xa bờSơ đồ bố trí các vị trí tay câu Nghề câu cầnCần câu: bằng cành tre nhỏ, thẳng, dài từ 3,5-4,0m, đường kính gốc 20-25mm, đường kính ngọn 5-10mm.Ống câu: bằng nhựa, đường kính 90-110mm, chiều dài 130-150mm.Dây câu chính: là cước sợi đơn, đường kính 0,5-0,8 mm, chiều dài tùy thuộc vào độ sâu của ngư trường.Dây câu nhánh: là cước sợi đơn, đ. kính 0,6-0,8mm, dài 0,5-0,8m.Lưỡi câu: bằng thép, quy cách tùy theo đối tượng đánh bắt.Mồi: mồi thật là mồi mực, mồi cá còn mồi giả được làm bằng những mảnh nilông nhỏ với màu sắc đã qua lựa chọn để buộc vào lưỡi câu giống như những loài côn trùng thật (châu chấu, chuồn chuồn..).Khóa xoay: để chống xoắn cho dây câu.Chì: bằng chì, hình quả cân trọng lượng 250g. Cấu tạo tổng quát 1 bộ câu cần Nghề câu chạyTàu thuyền dắt đường dây câu. Trên đường dây mắc lưỡi câu có mồi giả. Khi tàu thuyền chạy, cá (chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá cờ..) thấy mồi liền đuổi theo bắt mồi. Câu vàngĐối tượng khai thác là các loài cá nổi và cá đáy có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật khai thác nghề câu vàng phụ thuộc vào kiểu câu và đối tượng khai thácMột số hình thức câu vàng:Nghề câu cá mậpCâu vàng cá đáyCâu vàng cá ngừ Nghề câu cá mậpChiều dài một vàng câu thường 15-30km. Sử dụng hình thức câu nổi và câu đáy để câu cá mập. Cấu tạo 1 vàng câu cá mập:Dây câu chính Thẻo câu: liên kết giữa lưỡi câu với dây câuLưỡi câu Phao tiêuChì dằn Kỹ thuật câu cá mập Mồi câu: cá ngừ, thịt bòTrước khi thả câu người ta phải dò xem độ sâu của đáy. Câu cá mập có hiệu quả nơi có rạn đá và độ sâu từ 60-150m. Thường thả ngang dòng nước nơi có rạn, hoặc thả câu bao quanh rạn. Thả câu: Dây câu và lưới câu xếp vào từng giỏ, mỗi giỏ gồm một số kẹp câu (1 kẹp gồm 20 lưỡi câu kèm theo dây câu). Khi thả câu, một người mắc mồi, một người thả lưỡi và dây câu xuống nước. Thả tuần tự từng kẹp câu. Muốn câu cá mập ở vùng có độ sâu lớn hơn 150m người ta phải buộc thêm phao, tháo bớt chì dằn để câu ở độ sâu mong muốn. Ngâm câu: ngư dân thường thả câu vào 16h30-17h, thời gian ngâm câu khoảng 7h-8h nghĩa là hoàn toàn ngâm câu vào ban đêm để cá khó phát hiện ra dây câu. Thu dây câu: thời gian để thu hết 1 vàng câu từ 8-10h (nếu bị mắc rạn thì thời gian thu câu sẽ lâu hơn). Khi thu câu người ta xếp dây câu vào từng giỏ, lưỡi câu được xếp hẹp vào từng kẹp câu. Lấy cá: Nếu cá nhỏ người ta kéo lên tàu theo dây và lưỡi câu. Nếu cá to người ta phải phóng mũi lao có ngạnh, lao vào thân cá rồi kéo cá vào sát mạn tàu, dùng dây trói cá để cẩu cá lên tàu Câu vàng cá đáy Là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân đảo Phú Quý và một số địa phương khácĐối tượng khai thác chính: cá lượng, cá đổng, cá hồng, cá song, cá dưa... Cấu tạo của vàng câu đáy Dây chính: Vàng câu đáy được cấu tạo bởi dây câu chính còn gọi là dây triên. Chiều dài vàng câu từ 3.000-5.000m, thường dùng là dây nilông hoặc dây cước. Thẻo câu và lưỡi câu: trên cả chiều dài vàng câu người ta buộc nhiều lưỡi câu, số lượng lưỡi câu được dùng từ 1.000-1.500 lưỡi. Liên kết giữa lưỡi câu với dây câu là thẻo câu. Phao tiêu và chì dằn: để dễ phát hiện vị trí của vàng câu, người ta dùng các phao tiêu, số lượng phao tiêu từ 8-12 phao. Chì dằn có tác dụng giữ cho cả vàng câu luôn sát đáy. Kỹ thuật câu cá đáy theo phương pháp câu vàng Mồi câu: thường là mực, cá ngừKỹ thuật tìm rạn, gò nổi: rạn và gò nổi là nơi có độ sâu nhỏ hơn rất nhiều so với vùng nước xung quanh. Thực tế khai thác nhiều năm ngư dân biết được đây là vùng có nhiều cá, bủa câu ở đấy sẽ thu được sản lượng cao. Ngư dân sử dụng kinh nghiệm để tìm rạn, gò nổi hoặc dựa vào sự tập trung của bầy chim biển kiếm mồi ở vị trí nào đố, biết ở đấy có nhiều cá nhỏ và nơi có nhiều cá nhỏ thường có nhiều cá lớn. Ngoài ra ngư dân còn sử dụng máy đo độ sâu, dò cá để dò tìm gò, rạn và tìm nơi có cá. Thả câu: Các giỏ câu được đưa ra vị trí thả câu. Tiến hành cách thả câu bằng cách thả phao tiêu đầu vàng câu, rồi thả đá dằn, tiếp đến thả dây câu chính, các lưỡi câu được mắc mồi và thả dần xuống biển. Khi thả câu, tàu chạy chậm vì khoảng cách giữa 2 lưỡi câu chỉ từ 3-5m nếu tàu chạy nhanh cá không kịp mắc mồi. Quá trình thả câu được thả tuần tự, thả hết giỏ câu này đến giỏ câu khác, một người mắc mồi, một người thả câu. Thời gian thả hết một vàng câu khoảng 1 giờ. Ngâm câu: đối với vàng câu cá đáy, thời gian ngâm câu thường từ 30 phút đến 1 giờ, cá biệt có tàu ngâm câu tới 3 giờ. Độ sâu câu có hiêu quả nhất thường từ 50-100m nước. Thu câu: lưỡi câu nào có cá thì gỡ, nếu cá to (trên 10kg) dùng dây câu lôi cá đến mặt nước, dùng mốc sắt móc vào để đưa lên tàu để tránh làm đứt dây câu Kỹ thuật câu cá đáy theo phương pháp câu vàng Nghề câu vàng cá ngừ Đối tượng chính: cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus), và một số loài cá nhám, cá cờ Kỹ thuật câu vàng cá ngừCông tác chuẩn bị: các rổ câu được đưa vào vị trí thao tác trên mặt boong, kiểm tra các đầu dây liên kết. Sắp xếp bị phao ganh, dây phao ganh. Mồi câu được chuẩn bị sẵn. Ngâm câu: Thời gian 8 giờ (từ 16h đến 24h hàng ngày). Trong quá trình ngâm câu cử 2 người quan sát tốc độ và hướng trôi của vàng câu. Nếu tốc độ trôi của vàng câu nhanh hơn tàu thì phải nổ máy cho tàu chạy trước hướng nước trôi, luôn giữ cho tàu và vàng câu có một khoảng cách nhất định. Thu câu: Đến thời điểm thu câu, thuyền trưởng điều khiển cho tàu tiến lại phao cờ cuối vàng câu và tiến hành thu câu. Thứ tự thu câu như sau: thu phao cờ, thu dây câu chính, thẻo câu, phao ganh. Trong quá trình thu câu thuyền trưởng điều khiển cho tàu chạy chếch với hường vàng câu 1 góc 60o. Thu dây câu chính bằng tời thu dây câu, dây câu chính được tự động xếp vào rổ câu qua máy thu.Thu dây thẻo câu bằng tay. Câu mực Câu mực là ngư cụ khai thác theo phương pháp bị động. Đối tượng đánh bắt: mực ống (Loligo spp), mực đaị dương (Sthennoteuthis spp.) Câu mực có cấu tạo đơn giản. Hệ thống dây câu mực bao gồm có lưỡi câu, dây câu và ống câu. Lưỡi câu là bộ phận quan trọng nhất, cấu tạo dạng lưỡi chùm, thân lưỡi câu có màu sắc hấp dẫn tạo mồi giả. Đối với câu mực tầng mặt, thân lưỡi câu bằng gỗ hoặc nhựa bọc chì, tạo độ chìm nhỏ đảm bảo lưỡi câu lướt nhẹ trong nước trong quá trình thử mực ăn mồi, mỗi dây câu thường có một lưỡi câu. Câu mực tầng đáy, lưỡi câu được cấu tạo có khối lượng lớn hơn (thân lưỡi chì nặng từ 200 đến 500g) để lưỡi câu chìm sát đáy, mỗi dây câu thường có từ 1 đến 3 lưỡi câu, các lưỡi câu có thể mắc nối tiếp hoặc phân nhánh. Dây câu chủ yếu được làm bằng sợi đơn PA, mực sử dụng mồi thật, kích thước lưỡi câu lớn hơn câu mực mồi giả, thân lưỡi câu dùng để mắc mồi (các loại cá, tôm), trọng lượng của mồi tạo sức chìm đến độ sâu cần thiết Tàu thuyền sử dụng: nhóm tàu công suất nhỏ, có sử dụng nguồn sáng để tập trung mực.Tài liệu tham khảoChính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010.Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 ppFriman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp.Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC.Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt NamHà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_khai_thac_thuy_san_dai_cuong_phan_8_nghe_cau.ppt