Bài giảng Kinh doanh ngoại hối - Chương 5: Giao dịch tiền tệ tương lai - Hà Lâm Oanh

3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán

- Quy trình giao dịch

1. Bên mua và bên bán yêu cầu nhà môi giới của mình

thực hiện một giao dịch futures

2. Nhà môi giới bên mua và bên bán yêu cầu người môi

giới tại sàn thực hiện giao dịch

3. Hai nhà môi giới tại sàn gặp nhau tại sàn giao dịch và

thỏa thuận về giá

4. Thông tin về giao dịch thành công được báo cáo cho

công ty thanh toán bù trừ

3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán

- Quy trình giao dịch

5. Hai nhà môi giới tại sàn báo cáo về giá giao dịch đạt

được cho các nhà môi giới của bên mua và bên bán

6. Nhà môi giới bên mua và bên bán báo cáo về giá giao

dịch đạt được cho bên mua và bên bán

7. Bên mua và bên bán ký quỹ với các nhà môi giới

8. Các nhà môi giới bên mua và bên bán ký quỹ với các

công ty thanh khoản thành viên

9. Các công ty thanh khoản thành viên ký quỹ với công

ty thanh toán bù trừ

3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán

Cơ chế ký quỹ

- Ký quỹ ban đầu: số tiền ký quỹ cần thiết để mở

một hợp đồng tương lai.

- Ký quỹ duy trì: là số dư tối thiểu phải duy trì tại

tài khoản margin trong các ngày giao dịch sau

đó. Mức ký quỹ duy trì là mức thấp nhất được

phép trước khi nhà kinh doanh nhận được yêu

cầu ký quỹ bổ sung.

3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán

Chế độ thanh toán hàng ngày

- Cuối mỗi ngày, công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh

toán của các hợp đồng tương lai.

- Giá thanh toán thường là giá bình quân của một vài giao dịch

cuối ngày.

- Tài khoản của nhà kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo thị giá.

• Nếu giá thanh toán tăng so với ngày hôm trước số tiền chênh

lệch sẽ được ghi có cho tài khoản margin của người mua hợp

đồng và ghi nợ cho người bán hợp đồng.

• Nếu giá thanh toán giảm so với ngày hôm trước, số tiền chênh

lệch sẽ được ghi có cho các tài khoản margin của bên bán hợp

đồng và ghi nợ cho tài khoản của bên mua.

pdf5 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh doanh ngoại hối - Chương 5: Giao dịch tiền tệ tương lai - Hà Lâm Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01/08/2017 1 L/O/G/O www.trungtamtinhoc.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ Giảng viên: ThS. HÀ LÂM OANH Bộ môn Tài chính – Ngân hàng Chương 5 GIAO DỊCH TIỀN TỆ TƯƠNG LAI www.trungtamtinhoc.edu.vn MỤC TIÊU • Nắm vững khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tiền tệ tương lai. • Làm quen sở giao dịch và cơ chế giao dịch. • Hiểu cách sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. • Hiểu sự khác nhau giữa giao dịch kỳ hạn và giao dịch tiền tệ tương lai. www.trungtamtinhoc.edu.vn NỘI DUNG 1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tiền tệ tương lai 2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán 4. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai 5. Sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai 6. Thông tin về giao dịch tiền tệ tương lai 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai www.trungtamtinhoc.edu.vn Các giao dịch ngoại hối cơ bản FOREX Nghiệp vụ sơ cấp SPOT OTC Nghiệp vụ phái sinh FORWARD SWAP OPTION FUTURE EXCHANGE www.trungtamtinhoc.edu.vn 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1 Khái niệm hợp đồng tiền tệ tương lai Hợp đồng tiền tệ tương lai là các giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận với nhau về việc mua bán một số lượng tiền của một loại tiền xác định theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch và việc giao hàng và thanh toán được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. www.trungtamtinhoc.edu.vn 1. Khái niệm và đặc điểm 1.2 Các đặc điểm của hợp đồng tiền tệ tương lai - Tiêu chuẩn hóa về quy mô hợp đồng, cách yết giá, mức biến động giá tối thiểu, tháng giao hàng, ngày giao hàng và ngày giao dịch cuối cùng. - Giao dịch tập trung tại sàn giao dịch. - Nghĩa vụ hợp đồng được đảm bảo bởi công ty thanh toán bù trừ. - Tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng bằng cách thực hiện một giao dịch đối ứng trước khi hợp đồng đáo hạn. 01/08/2017 2 www.trungtamtinhoc.edu.vn 2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 2.1 Sở giao dịch 2.2 Các nhà kinh doanh 2.3 Công ty thanh toán bù trừ www.trungtamtinhoc.edu.vn 2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 2.1 Sở giao dịch - Là nơi các hợp đồng tương lai được mua bán. - Vai trò: đảm bảo cho các giao dịch tương lai được diễn ra có trật tự, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của thị trường và tính công bằng cho các bên giao dịch. • Thiết lập nguyên tắc hoạt động và quy chế giao dịch. • Giám sát quá trình diễn ra giao dịch. • Thu thập, tổng hợp và cung cấp những thông tin diễn biến trên sàn. - Hình thức tổ chức: tổ chức theo mô hình sở hữu thành viên. www.trungtamtinhoc.edu.vn 2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 2.2 Các nhà kinh doanh Phân loại theo cơ cấu tổ chức: - Nhà kinh doanh tại sàn. - Nhà kinh doanh ngoài sàn. Phân loại theo mục đích kinh doanh: - Nhà đầu cơ. - Nhà phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá. www.trungtamtinhoc.edu.vn 2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 2.3 Công ty thanh toán bù trừ - Thuộc sở hữu của sở giao dịch - Đóng vai trò là đối tác của tất cả các hợp đồng tương lai - Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong mỗi hợp đồng - Giúp các bên dễ dàng tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng. www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán - Quy trình giao dịch - Cơ chế ký quỹ - Chế độ thanh toán hàng ngày - Cơ chế tất toán www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán - Quy trình giao dịch Bên mua Nhà mua giới bên mua Nhà mua giới bên bán Cty thanh khoản của NMG bên bán Cty thanh toán bù trừ Cty thanh khoản của NMG bên mua Sàn giao dịch Futures Bên bán Nhà mua giới tại sàn 1a 7a Nhà mua giới tại sàn 7b 1b 4 3 6a 6b 8a 8b9a 9b 2 55 2 01/08/2017 3 www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán - Quy trình giao dịch 1. Bên mua và bên bán yêu cầu nhà môi giới của mình thực hiện một giao dịch futures 2. Nhà môi giới bên mua và bên bán yêu cầu người môi giới tại sàn thực hiện giao dịch 3. Hai nhà môi giới tại sàn gặp nhau tại sàn giao dịch và thỏa thuận về giá 4. Thông tin về giao dịch thành công được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán - Quy trình giao dịch 5. Hai nhà môi giới tại sàn báo cáo về giá giao dịch đạt được cho các nhà môi giới của bên mua và bên bán 6. Nhà môi giới bên mua và bên bán báo cáo về giá giao dịch đạt được cho bên mua và bên bán 7. Bên mua và bên bán ký quỹ với các nhà môi giới 8. Các nhà môi giới bên mua và bên bán ký quỹ với các công ty thanh khoản thành viên 9. Các công ty thanh khoản thành viên ký quỹ với công ty thanh toán bù trừ www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán Cơ chế ký quỹ - Ký quỹ ban đầu: số tiền ký quỹ cần thiết để mở một hợp đồng tương lai. - Ký quỹ duy trì: là số dư tối thiểu phải duy trì tại tài khoản margin trong các ngày giao dịch sau đó. Mức ký quỹ duy trì là mức thấp nhất được phép trước khi nhà kinh doanh nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung. www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán Chế độ thanh toán hàng ngày - Cuối mỗi ngày, công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của các hợp đồng tương lai. - Giá thanh toán thường là giá bình quân của một vài giao dịch cuối ngày. - Tài khoản của nhà kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo thị giá. • Nếu giá thanh toán tăng so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản margin của người mua hợp đồng và ghi nợ cho người bán hợp đồng. • Nếu giá thanh toán giảm so với ngày hôm trước, số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho các tài khoản margin của bên bán hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản của bên mua. www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán Cơ chế tất toán - Trường hợp 1: Hợp đồng tương lai không duy trì cho đến khi đáo hạn. Vị thế (Position) Long Short Cách tất toán Bán lại HĐTL trên thị trường Mua lại HĐTL trên thị trường www.trungtamtinhoc.edu.vn 3. Cơ chế giao dịch và quá trình thanh toán Cơ chế tất toán - Trường hợp 2: Hợp đồng tương lai được duy trì cho đến khi đáo hạn, việc giao hàng – thanh toán theo hợp đồng sẽ được sở giao dịch tổ chức. • Bên mua sẽ bán lại HĐTL cho công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần mua sẽ mua trên thị trường giao ngay. • Bên bán sẽ mua lại HĐTL từ công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần bán sẽ bán trên thị trường giao ngay. 01/08/2017 4 www.trungtamtinhoc.edu.vn 4. Tỷ giá giao dịch trên TT tương lai 4. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai - Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng tương lai bằng tỷ giá kỳ hạn có cùng kỳ hạn. - Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai phản ánh mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền áp dụng cho kỳ hạn của giao dịch tương lai. - Khi tiến đến gần ngày giao dịch, chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai sẽ gần tiến lên. - Tỷ giá tương lai bằng tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch cuối cùng. www.trungtamtinhoc.edu.vn 5. Sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai - Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá - Để đầu cơ. www.trungtamtinhoc.edu.vn 6. Thông tin về giao dịch tiền tệ tương lai Các ấn phẩm báo chí tài chính như Wall Street Journal và Financial Times đưa tin đến tình hình kinh doanh các hợp đồng tương lai. www.trungtamtinhoc.edu.vn 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai Tiêu chí Thị trường kỳ hạn Thị trường tương lai Quy mô TT Thị trường kỳ hạn lớn hơn thị trường tương lai khoảng 20 lần (Mossa, 1998) Cấu trúc thị trường Là thị trường OTC, người mua và người bán giao dịch thông qua phương tiện viễn thông: điện thoại, telex, Hợp đồng tương lai được kinh doanh trên sàn giao dịch của một thị trường chứng khoán có tổ chức. Quy mô hợp đồng Hợp đồng kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa, quy mô hợp đồng do người mua và người bán thương lượng và thỏa thuận. Quy mô HĐTL được tiêu chuẩn hóa, phụ thuộc vào đồng tiền mua bán. Nhà kinh doanh có thể mua hoặc bán nhiều HĐTL. www.trungtamtinhoc.edu.vn 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai Tiêu chí Thị trường kỳ hạn Thị trường tương lai Đồng tiền giao dịch Bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể mua bán kỳ hạn. Chỉ một số đồng tiền chính được tổ chức giao dịch trên TTTL. Sự biến động của tỷ giá Không có giới hạn. Sở giao dịch có thể đưa ra các giới hạn trong đó tỷ giá được phép biến động và các giới hạn này có thể được điều chỉnh. Kỳ hạn giao dịch Hợp đồng kỳ hạn ngắn thường phổ biến hơn. Có những HĐ kỳ hạn 20 năm. Kỳ hạn dài nhất là 12 tháng. www.trungtamtinhoc.edu.vn 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai Tiêu chí Thị trường kỳ hạn Thị trường tương lai Ngày đáo hạn Do người mua và người bán thương lượng và thỏa thuận. Ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa. Rủi ro không thực hiện hợp đồng Ngân hàng quản trị rủi ro bằng cách trừ vào hạn mức tín dụng của khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐ. Cty thanh toán bù trừ kiểm soát RRTD thông qua TK margin, quá trình TT lời lỗ hàng ngày, mức ký quỹ duy trì, giới hạn biến động giá. Thời gian giao dịch Có thể diễn ra bất cứ khi nào. Sở giao dịch ấn định thời gian diễn ra giao dịch. 01/08/2017 5 www.trungtamtinhoc.edu.vn 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai 7. So sánh thị trường kỳ hạn và tương lai Tiêu chí Thị trường kỳ hạn Thị trường tương lai Luồng tiền Ko có luồng tiền phát sinh cho đến khi đáo hạn. Luồng tiền phát sinh vào ngày đáo hạn khi các bên thực hiện giao hàng và thanh toán. Luồng tiền phát sinh liên tục dưới các hình thức ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung, ghi có/ ghi nợ tài khoản ký quỹ hàng ngày và đợt thanh toán cuối cùng vào ngày đáo hạn. Chủ thể tham gia giao dịch Không có hạn chế đối với việc gia nhập thị trường. Chỉ có thành viên của sở giao dịch mới được tham gia giao dịch, ko phải thành viên phải qua nhà môi giới. Người sử dụng Sử dụng chủ yếu cho mục đích bảo hiểm rủi ro. Sử dụng chủ yếu cho mục đích đầu cơ. www.trungtamtinhoc.edu.vn ÔN TẬP Câu 1: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tiền tệ tương lai? Câu 2: Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai? Câu 3: Cơ chế ký quỹ hợp đồng tương lai? Câu 4: Cơ chế tất toán hợp đồng tương lai? Câu 5: So sánh thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai? www.trungtamtinhoc.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình chính: • PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê Tài liệu tham khảo: • MBA. Nguyễn Ninh Kiều: Thị trường ngoại hối, NXB Tài chính. • PGS. TS. Lê Văn Tề: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê. • TS. Nguyễn Trần Phúc, PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Giáo trình Kinh doanh ngoại hối bài tập và đáp án gợi ý, NXB Phương Đông. www.trungtamtinhoc.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo: • Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; • Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; • Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/PL- UBTVQH13 ngày 18 tháng 03 năm 2013; www.trungtamtinhoc.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo: • Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối; • Thông tư 15/2015/TT-NHNN về giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối; • Các tạp chí: Kinh tế và phát triển, Phát triển kinh tế, Công nghệ ngân hàng; • Các website: www.cme.com, www.iso.org www.vcb.com.vn, www.x-rates.com. L/O/G/O www.trungtamtinhoc.edu.vn Thank You!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_doanh_ngoai_hoi_chuong_5_giao_dich_tien_te_tu.pdf
Tài liệu liên quan