Năm 1963, nhà kinh tếhọc Friedman đã tuyên bố“lạm phát ởmọi nơi luôn luôn là hiện
tượng của tiền tệ”. Nghĩa là, việc mởrộng cung tiền thì trước sau gì cũng đẩy lạm phát tăng
lên.
Ngay lập tức môn đệcủa Friedman đã tìm các bằng chứng cho rằng lạm phát của Việt Nam
cũng là một hiện tượng tiền tệ. Một trong các điều đó là tốc độtăng trưởng khối tiền rộng
(M2) của Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian qua, nhất là khi so sánh với Thái Lan và
Trung Quốc. Hàng năm mức tăng này của Việt Nam trung bình khoảng 30%, tức là gấp đôi
mức tăng của Trung Quốc và gấp gần 3 lần so với Thái Lan (xem hình 10).
Nhưng đúng là cao hơn của hai nước láng giềng vềsố đo, song không có cơsởkhoa học nào
đểso sánh nhưvậy. Bởi lẽba đất nước khác nhau vềsựphát triển của nền kinh tếnói chung
và tính chất của thịtrường tiền tệnói riêng. Nếu sửdụng sốliệu về độsâu tài chính giữa các
nước này thì Việt Nam lại là nền kinh tếít giao dịch bằng tiền hơn tất cả. Ví dụ, sốliệu năm
2003, tỷphần M2/GDP của Việt Nam là 36% thì con sốtương ứng của Thái Lan và Trung
Quốc là 82% và 117%. Nếu tính tín dụng trong nền kinh tếso với GDP thì cũng có tương
quan tương tự.
Nếu sựso sánh giữa các nước khác nhau không thoảmãn, thì sựso sánh chính mình theo thời
gian lại đặt ra một câu hỏi khác. Nếu giảsửsốliệu là tin cậy, thì thật ra tốc độtăng cung tiền
cao hơn là một “đặc điểm” của Việt Nam. Không phải từnhững ngày có lạm phát cao mà đã
xảy ra từnăm 2000, tại sao lúc đó không có lạm phát?
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Lạm phát ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ. Ngay cả
ngài thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cũng đã phải thốt lên “tôi có bị bất ngờ về
điều này”4. Một cách tổng quát, có ba nhóm ý kiến trái ngược nhau về lý do của lạm phát.
Vấn đề của đo lường?
Lạm phát cao bắt nguồn từ tỷ trọng của một số hàng hoá thiết yếu trong rổ hàng hoá tính chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) là quá cao và có thể đã lỗi thời, vì thế cần thay đổi lại tỷ trọng này
hoặc phải có một chỉ số giá nào đó đo lường trung thực hơn, chẳng hạn như tính toán lạm
phát cơ bản (core infltion). Thật vậy, số liệu lạm phát tính bằng chỉ số CPI hàng năm của Việt
Nam nếu phân tích một cách chi tiết thì phần tăng giá bắt nguồn từ giá của nhóm hàng lương
thực - thực phẩm (xem hình 7). Nếu như năm 2003, giá hàng lương thực - thực phẩm biến
động xung quanh giá trị trung bình của CPI thì bắt đầu từ năm 2004 cho đến nay, chỉ số giá
của nhóm hàng lương thực - thực phẩm luôn cao hơn chỉ số giá trung bình. Hơn nữa, không
chỉ vì lý do giá nhóm hàng này tăng cao mà trọng số nhóm này chiếm 47,9% trong rỗ hàng
hoá tính CPI. Chính nhóm này đã đẩy mức lạm phát chung tăng cao.
Với lý do đó, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố trên báo Kinh tế
Sài gòn rằng “CPI hiện chỉ được tính dựa trên 384 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Rất nhiều
mặt hàng quan trọng khác chưa được đưa vào rổ hàng hóa này như vàng, bất động sản, các
loại giấy tờ có giá… là những loại hàng hóa đang rất thông dụng và có giao dịch ngày càng
tăng trên thị trường”5.
Một chuyên gia khác của Viện Nghiên cứu thương mại cũng khẳng định điều này. Phân tích
của chuyên gia này cho thấy cơ cấu của rổ hàng hóa để tính CPI có tới 47,9% các mặt hàng
lương thực - thực phẩm và công thức tính CPI sử dụng quyền số cố định không còn phù hợp
với tính chất của một nền kinh tế mở. Ông cho rằng: “CPI của Việt Nam có thể được xem là
không phản ánh đúng tình trạng lạm phát của nền kinh tế”.
4 Theo Lao Động, sử dụng lại bản điện tử của www.tintucvietnam.com ngày 26/5/2004.
5 Vũ Quang Việt, “Vẫn còn những cái nhìn nhầm lẫn về CPI”, TBKTSG số ….
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
3
Thế nhưng không phải ai cũng đồng tình với nhận định này, một chuyên gia kinh tế khác thì
cho rằng “nếu xem xét tổng thể các nhóm hàng hóa tiêu dùng và so sánh với các nước tương
tự, thì số liệu ở Việt Nam không phải là có vấn đề. Tỷ lệ chi tiêu vào lương thực - thực phẩm
ở Việt Nam tương đương với Ấn Độ và Philippines là hai nước có thu nhập đầu người thấp
hơn Thái Lan và Singapore”6 (xem bảng 1).
Nhưng ngay cả khi giả định rằng có sự chấp nhận về cách tính toán CPI hiện tại, vẫn còn
nhiều ý kiến nghi ngờ về tính trung thực của lạm phát khi tính bằng chỉ số giá này, nhất là
dùng nó để điều hành chính sách tiền tệ. Cần thiết phải tính toán một loại chỉ số khác có tính
trung thực hơn gọi là lạm phát cơ bản (core inflation) hay chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core
CPI).
Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản là dựa trên biến động giá cả
của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm biến động giá cả của hầu hết các loại mặt
hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát cơ bản phải loại trừ đi
những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột
biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón... như vừa
qua là một ví dụ)7.
Sở dĩ như vậy bởi lạm phát cơ bản khác với lạm phát dựa vào CPI như hiện nay là sự biến
động của nó theo chiều hướng ổn định. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có
thể đề ra được chiến lược điều hành một cách lâu dài, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ. Tác
động của nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế luôn có ''độ trễ'' nhất
định (chính sách tiền tệ chỉ thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sau một thời gian thực hiện
chứ thường không tác động ngay). Đối với thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam,
''độ trễ'' khoảng 1 năm. Chính vì thế, sự biến động của CPI chỉ có thể dùng để xây dựng các
chính sách tài chính, phân phối... như đã từng áp dụng đối với xăng dầu hay sắt thép từ đầu
năm đến nay để xử lý hay điều tiết, chứ không thể dùng CPI để xây dựng chính sách tiền tệ.
Nhưng ngay lập tức, giống như trong một trận bóng đang ở phút cuối. Quả bóng không bao
giờ ở lâu trong chân của đội nào!
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI) là chỉ số không được Hội đồng Thống kê Liên hiệp
quốc và giới thống kê công nhận. Tuy vậy, một số nước nhất là các Ngân hàng Trung ương,
biên soạn chỉ số này nhằm theo dõi kịp thời chỉ số giá CPI cơ bản sau khi loại trừ những hàng
hóa quan trọng nhưng thường bị ảnh hưởng bởi những biến động bất ngờ, như giá dầu hoặc
giá một số lương thực nào đó và như vậy cho phép họ theo dõi kịp thời một phần nào tác
dụng của chính sách tiền tệ và tín dụng. Làm như thế là vi phạm vào nguyên tắc thống kê và
bỏ qua các liên hệ kinh tế có tính trùng khớp trong nền kinh tế, bởi vì cuối cùng dù có loại bỏ
một vài loại hàng thì không thể loại bỏ hết được ảnh hưởng gián tiếp của chúng. Việc đánh
giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau trên giá là vấn đề phân tích kinh tế, chứ không phải
là vấn đề thống kê. Tuy nhiên, việc loại bỏ một vài hàng hóa khỏi rổ có thể hiểu được vì các
nhà kinh tế cần có thống kê nhằm kịp thời theo dõi tình hình từng tháng. Đánh giá kinh tế,
6 Vũ Quang Việt, “Vẫn còn những cái nhìn nhầm lẫn về CPI”, TBKTSG số ….
7 Hồng Phúc, SBV đi tìm lạm phát thực,VNN 17/09/2004.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
4
tìm hiểu nguyên nhân tại sao CPI (hay lạm phát) tăng đòi hỏi các thống kê tổng hợp theo
chuỗi thời gian và lý thuyết kinh tế. Các thống kê tổng hợp này không thể có từng tháng mà
phải mất ít nhất hơn một năm để biên soạn. Dù có thống kê toàn diện thì việc đánh giá
nguyên nhân là vấn đề độc lập với thống kê, vì thống kê chỉ chụp ảnh chứ không giải thích
thực tại.
Nhập khẩu lạm phát?
Thật hết sức trùng hợp, lạm phát của Việt Nam tăng vọt lên cũng là lúc giá dầu thô của thế
giới tăng cao nhất kể từ cuộc chiến vùng vịnh năm 1990 (xem hình 8). Giá dầu tăng vọt như
vậy đã kéo theo hàng loạt giá của các mặt hàng có liên quan đến dầu tăng lên nhanh chóng.
Chẳng hạn như giá phôi thép, xi măng, phân bón, sợi…(xem bảng 2) và đây chính là hàng
hoá nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Không những thế, thời điểm năm 2004 lại bùng phát
những đợt dịch cúm gia cầm kéo dài và tạo ra khủng hoảng thiếu về lương thực thực phẩm có
nguồn gốc từ loài động vật. Tất cả những sự kiện này như là lời giải đáp quá rõ ràng cho lạm
phát của Việt Nam. Một cách chi tiết hơn, một chuyên gia cao cấp của IMF đã phân tích từng
nhóm nguyên nhân cơ bản tạo ra sự tăng giá trong từng nhóm hàng hoá của CPI (xem hình
9)8. Nhóm lương thực - thực phẩm tăng giá là do ảnh hưởng của giá gạo9, thời tiết mùa vụ và
cúm gia cầm. Nhóm nhà cửa, vật liệu xây dựng thì bị ảnh hưởng bởi giá thép, và nhóm giao
thông. Bưu điện, viễn thông tăng giá là do ảnh hưởng của giá dầu. Đây là những nhóm có
trọng số cao nhất trong rỗ hàng hoá CPI, vì thế đã đẩy lạm phát của Việt Nam cao hơn mức
bình thường.
Thật trớ trêu, người kế nhiệm của chuyên gia cao cấp trên lại không suy nghĩ như vậy. Ông
nhấn mạnh “Trên thực tế, việc giá dầu tăng tác động không lớn đến CPI của Việt Nam là do
Chính phủ tích cực bù lỗ, ngoài việc đánh thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 0%”. Cụ thể, năm
2005, Chính phủ đã phải bỏ ra khoản tiền tương đương 1,5% GDP để bù lỗ; năm 2006 cần
phải bỏ ra 1,4% GDP để bù lỗ, nếu giá dầu bình quân đạt 61,75 USD/thùng và 3,2% GDP để
bù lỗ, nếu giá dầu bình quân đại 71,75 USD/thùng. … Nhờ sự bù lỗ kể trên, cộng với việc
quyền số của xăng dầu trong rổ hàng hoá để xác định CPI thấp, nên giá xăng dầu tăng không
ảnh hưởng nhiều đến CPI của Việt Nam. Ông tính toán, giá dầu tăng chỉ chiếm tỷ trọng 9,2%
trong CPI của Việt Nam. Trong đó, tác động trực tiếp là 3,3% và tác động gián tiếp (do giá
nhiên liệu tăng nên nhiều ngành, hàng tăng giá, đặc biệt là ngành giao thông vận tải) là
5,9%10.
8 Theo báo cáo của Susan Adam - trưởng đại điện của IMF tại Việt Nam tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbriht ngày 17/11/2004.
9 Vào giữa năm 2004, giá gạo tăng cao vì có khan hiếm gạo xuất khẩu.
10 Báo Đầu tư, dùng lại bản điện tử của báo Nhân Dân ngày 31/10/2005 (bài viết này trình bày lại ý kiến của ông
Hong Lee, trưởng đại diện của IMF tại Việt Nam).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
5
Lạm phát có phải mọi lúc mọi nơi là hiệu tượng của tiền tệ?
Năm 1963, nhà kinh tế học Friedman đã tuyên bố “lạm phát ở mọi nơi luôn luôn là hiện
tượng của tiền tệ”11. Nghĩa là, việc mở rộng cung tiền thì trước sau gì cũng đẩy lạm phát tăng
lên.
Ngay lập tức môn đệ của Friedman đã tìm các bằng chứng cho rằng lạm phát của Việt Nam
cũng là một hiện tượng tiền tệ. Một trong các điều đó là tốc độ tăng trưởng khối tiền rộng
(M2) của Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian qua, nhất là khi so sánh với Thái Lan và
Trung Quốc. Hàng năm mức tăng này của Việt Nam trung bình khoảng 30%, tức là gấp đôi
mức tăng của Trung Quốc và gấp gần 3 lần so với Thái Lan (xem hình 10).
Nhưng đúng là cao hơn của hai nước láng giềng về số đo, song không có cơ sở khoa học nào
để so sánh như vậy. Bởi lẽ ba đất nước khác nhau về sự phát triển của nền kinh tế nói chung
và tính chất của thị trường tiền tệ nói riêng. Nếu sử dụng số liệu về độ sâu tài chính giữa các
nước này thì Việt Nam lại là nền kinh tế ít giao dịch bằng tiền hơn tất cả. Ví dụ, số liệu năm
2003, tỷ phần M2/GDP của Việt Nam là 36% thì con số tương ứng của Thái Lan và Trung
Quốc là 82% và 117%. Nếu tính tín dụng trong nền kinh tế so với GDP thì cũng có tương
quan tương tự.
Nếu sự so sánh giữa các nước khác nhau không thoả mãn, thì sự so sánh chính mình theo thời
gian lại đặt ra một câu hỏi khác. Nếu giả sử số liệu là tin cậy, thì thật ra tốc độ tăng cung tiền
cao hơn là một “đặc điểm” của Việt Nam. Không phải từ những ngày có lạm phát cao mà đã
xảy ra từ năm 2000, tại sao lúc đó không có lạm phát?
Nhiều người tinh tế hơn, nhận định rằng FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh trong một hai năm
gần đây, cùng với lượng kiều hối chuyển về nước đã bơm vào nền kinh tế một khối lượng lớn
ngoại tệ (hình 11). Để đảm bảo tỷ giá vẫn ổn định (xem hình 12) thì ngân hàng Nhà nước
buộc lòng phải mua vào số ngoại tệ đó, bằng chứng là lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam
tăng nhanh trong 2 năm vừa rồi (xem bảng 3). Tăng dự trữ ngoại tệ cũng đồng nghĩa với đưa
một lường tiền đồng tương đương vào lưu thông và điều này là nguyên nhân của lạm phát.
Thế nhưng, diễn biến kinh tế thật phức tạp. Trung Quốc cũng nằm trong tình huống khá
giống Việt Nam, lượng dự trữ hàng năm của họ tăng rất nhanh (xem bảng 3) và Ngân hàng
Nhân dân của họ cũng có mục tiêu giữ cho nhân dân tệ không tăng giá song lạm phát của họ
không có chiều hướng giống Việt Nam. Một vài tháng gần đây lạm phát của Trung Quốc có
chiều hướng tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp, tháng 8/2007 lạm phát của họ là 6,5%.Thời
gian trước lạm phát đều thấp hơn 3%.
11 Friedman, 1963, Inflation: Causes and Consequences. New York: Asia Publishing House.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
6
Giải pháp gần đây
Không giống như các nước, chính phủ, thay vì ngân hàng trung ương, lại là nơi đưa ra các
biện pháp để giảm lạm phát. Ngày 1/8/2007, chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về “Một số biện
pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường” đã được ban hành (xem phụ lục II).
Câu hỏi thảo luận
1. Theo anh chị, nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao trong những
năm vừa rồi, hãy tìm cơ sở lý thuyết và số liệu thống kê minh hoạ cho lập luận của mình?
2. Đọc kỹ chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ở phần Phụ lục II và phân biệt giải pháp hình chính
(phi kinh tế) và giải pháp kinh tế của chính phủ trong nỗ lực giảm lạm phát?
3. Hãy tìm kiếm cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực tế cho các giải pháp kinh tế của chính
phủ ở câu 2. phía trên.
4. So sánh giải pháp của chính phủ và quan điểm phân tích của anh chị ở câu 1.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
7
Phụ lục I: Số liệu thống kê
Hình 1: Lạm phát của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Nguồn: Số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Hình 2: Lạm phát của Việt Nam gần đây (tính bằng CPI)
Nguồn: số liệu thống kê của ADB và Tổng cục thống kê. Lạm phát năm 2007 là tháng 8/2007
so với tháng 8/2006.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
8
Hình 3: lạm phát của Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Nguồn: IMF, 2006, Viet Nam selected Issues- IMF country Report No. 06/442
Hình 4: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam,Thái Lan và Trung Quốc (%)
Nguồn: Số liệu thống kê của ADB.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
9
Hình 5: Tỷ lệ tổng đầu tư trong GDP của Việt Nam (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm.
Hình 6: Cơ cấu đầu tư của Việt Nam theo thời gian
Nguồn: Tổng cục thống kê. Số liệu 2006 là ước tính.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
10
Hình 7: Tốc độ tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm hàng tháng so với mức tốc độ tăng
giá chung trong các năm
Nguồn: Vẽ từ số liệu của Tổng cục thống kê
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
11
Bảng 1: So sánh tỷ lệ nhóm lương thực thực phẩm trong rỗ hàng tính CPI của một số nước.
Tỷ lệ nhóm lương thực - thực phẩm GDP trên đầu người (2002)
Việt Nam (1999) 44,78 441
Ấn Độ (2001) 47,25 484
Thái Lan (2001) 31,73 2036
Philippines (2002) 49,45 992
Singapore (1997) 14,72 20790
Nguồn: United Nations, National Accounts Statistics: Main Aggregates and Detailed Tables,
2002-2003. Số liệu của Việt Nam từ Kinh tế Việt Nam đổi mới, những phân tích và đánh giá
quan trọng, Nguyễn Văn Chỉnh và Vũ Quang Việt, NXB Thống kê 2002.
Hình 8: Giá dầu thô trên thế giới
Nguồn: WTRG Economics (
Bảng 2: Giá cả tăng vọt của một số hàng hoá của năm 2004 so với 2003(%)
Thép Phôi thép Phân bón Xăng dầu Chất dẻo Bông
32.5 30.4 22.3 20.5 15.7 17
Nguồn: Bộ Thương mại
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
12
Hình 9: Những yếu tố gây tăng giá các nhóm hàng hoá của Việt Nam
Nguồn: Báo cáo của Susan Adam tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ngày
17/11/2004.
Hình 10: Tăng trưởng M2 của Việt Nam, Thái Lan và Trung quốc qua các năm
Nguồn: Việt Nam: IMF, số liệu năm 2006,2007 là dự báo của Economist Intellegent Unit dựa
trên số liệu của IMF; Thái Lan: Ngân hàng Thái Lan (Bank of Thailand); Trung Quốc: Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc (The People’s Bank of China)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
13
Hình 11: Ngoại hối của Việt Nam, số liệu thống kê chính thức (triệu đô la)
Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn báo chí khác nhau.
Hinh 12: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam và Trung Quốc
Nguồn: Thống kê của ADB và dự báo của the Economists Intelligent Unit.
0.0000
1.0000
2.0000
3.0000
4.0000
5.0000
6.0000
7.0000
8.0000
9.0000
10.0000
19
88
19
89
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
Trung Qu?c
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
14
Bảng 3: Sự thay đổi trong dự trữ ngoại hối hàng năm của Trung Quốc và Việt Nam (tỷ đô la
Mỹ)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Việt Nam 4333 2010 817 2103 446 258 91
Trung Quốc 246.976 207.014 206.349 117.023 75.523 47.327 10.550
Nguồn: IMF International Financial Statistics.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
15
Phụ lục II
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
___________
Số: 18/2007/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2007
CHỈ THỊ
Về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường
___________
Từ đầu năm 2007 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để thực hiện bình
ổn giá, tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng năm 2007 đã tăng 6,19%. Dự báo kinh tế thế
giới những tháng cuối năm 2007 vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường; nhu cầu cũng như
giá cả nguyên, nhiên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là những vật tư hàng
hóa mà nước ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như xăng dầu, phân bón, phôi thép tiếp tục
gia tăng ở mức cao. Thêm vào đó là những khó khăn, thách thức, bất ổn của thiên tai, dịch
bệnh cũng góp phần tạo sức ép tăng giá.
Để kiềm chế tốc độ tăng giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, Thủ
tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý sản xuất tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các giải pháp
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; chủ động trong điều hành để bảo đảm cân đối của nền kinh tế,
trước hết là cân đối lớn về hàng hóa, tiền tệ, cán cân thanh toán, chi ngân sách;
b) Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực hiện việc điều
chỉnh vốn của các công trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu quả ngay) cho các dự án có
nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài
chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để
đầy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái
phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các công trình đầu
tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho các dự án
đang vướng mắc về thủ tục thanh toán theo tiến độ thực hiện.
c) Chỉ đạo Tổng cục Thống kế xây dựng phương án tính toán chỉ số giá tiêu dùng xã hội phù
hợp với thông lệ quốc tế để trình Quốc hội khóa XII xem xét sửa đổi Luật thống kê tại kỳ họp
thứ 2.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp thích hợp kiểm soát được mức
tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ
giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến
trên thị trường tiền tệ;
b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiểm soát lạm phát theo đúng chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại công văn số 3678/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Văn
phòng Chính phủ.
3. Bộ Tài chính:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
16
a) Tổ chức ngay việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc
với nhiều kỳ hạn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông trên cơ sở giải ngân nhanh, có
hiệu quả số tiền huy động từ trái phiếu và tuân thủ quy trình, thủ tục đầu tư hiện hành. Thực
hiện việc cắt, điều chỉnh và thu hồi vốn đối với các Bộ, cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng
thời hạn điều hòa, điều chỉnh vốn theo quy định;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm kinh phí hỗ trợ mua vắc
xin, tiêm phòng, tiêu hủy gia súc bị bệnh tại những địa phương có dịch; bổ sung kinh phí
nhập khẩu vắc xin cúm gia cầm H5N1 cho kế hoạch tiêm phòng năm 2007; thực hiện cơ chế
hỗ trợ kinh tế phòng, chống dịch tai xanh ở lợn như cơ chế hỗ trợ đối với dịch lở mồm long
móng ở gia súc;
c) Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị
trường chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng
khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu
hút tiền lưu thông cho sản xuất;
d) Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế giá trị thường đối với các loại dầu nhưng
phải chủ động bàn với Bộ Thương mại và các Bộ quản lý sản xuất để quyết định thời điểm
điều chỉnh thích hợp; trong quý III năm 2007, bàn với các Bộ quản lý sản xuất, các tập đoàn,
các tổng công ty ngành hàng lớn về các giải pháp điều hành hợp lý đối với giá một số vật tư,
hàng hóa quan trọng, như giá bán điện, giá bán than cho sản xuất xi măng, phân lân, giấy
viết, điện, giá cước vận tải hành khách xe buýt, giá nước sạch sinh hoạt, giá dịch vụ bưu
chính; thống nhất với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan liên quan để trong quý III
năm 2007 thực hiện giảm giá đối với dịch vụ viễn thông và một số hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Thành lập ngay các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá của các mặt hàng
đang có giá tăng cao, như thép, gas; đồng thời tăng cường kiểm soát giá độc quyền; phát hiện
và xử lý kịp thời theo quy định của Pháp lệnh giá đối với các hành vi định giá, liên kết định
giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng đẩy giá lên cao;
e) Thực hiện giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng, thức ăn
cho chăn nuôi (ngô, khô dầu...); giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với vật tư hàng hóa
nhập khẩu là đầu vào của sản xuất; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ quyết định;
g) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm thông quan ngay
trong ngày đối với các loại thực phẩm và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhập khẩu;
h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân sách; tổ
chức thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm giữ mức bội chi
ngân sách trong khoảng 5% GDP;
i) Rà soát để từ tháng 8 năm 2007 điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu hợp lý, tăng 3 cung ứng
hàng cho thị trường trong nước.
4. Bộ Thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tổ
chức thực hiện các giải pháp đồng bộ mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán
cân thương mại, góp phần hạn chế nhập siêu; tổ chức tốt và bảo đảm thị trường, hàng hóa lưu
thông thông suốt;
b) Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong, ngoài nước; tổ chức tốt công tác phân tích,
dự báo cung cầu hàng hóa; rà soát lại cân đối cung cầu các loại hàng hóa, dịch vụ trọng yếu,
các mặt hàng tăng giá để có biện pháp cụ thể bảo đảm cân đối cung cầu, trước hết là các mặt
hàng thực phẩm; đề xuất với Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu đối với các loại hàng thực
phẩm, thức ăn gia súc thiếu nguồn cung;
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Lạm phát ở Việt Nam
Niên khoá 2007-2008
17
c) Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng
hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng
theo giá niêm yết.
5. Bộ Công nghiệp:
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đồng bộ, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân. Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp đang có lợi thế
cạnh tranh, có tốc độ tăng xuất khẩu cao như sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, máy vi
tính, phần mềm, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa và hàng thủ công mỹ nghệ. Chỉ đạo các
ngành sản xuất thép, phân bón, than và các ngành sản xuất các sản phẩm quan trọng khác có
các biện pháp cụ thể tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành. Việc điều chỉnh giá đối với
than cho các hộ tiêu dùng lớn cần cân nhắc kỹ về thời điểm thực hiện để không tạo ra các yếu
tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng xã hội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện mọi biện pháp để dập dịch cúm gia cầm, dịch
lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh ở lợn; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát
để phát hiện kịp thời, khoanh vùng xử lý các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới xuất hiện; chủ động
phối hợp với các cơ quan liên quan (khí tượng thủy văn, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
lực lượng hải quân...) phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính loại bỏ những thủ tục không
cần thiết, bất hợp lý để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đầu tư do Bộ quản lý;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long nắm chắc lượng gạo hàng hóa để điều hành tiến độ xuất khẩu hợp lý, bảo đảm an ninh
lương thực và giữ bình ổn giá lúa gạo trong nước.
7. Bộ Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lạm phát ở Việt Nam.pdf