Một số thông số đặc trưng
Điện áp đánh thủng:
◦ Khi đặt vào 2 bản cực của tụ điện áp một chiều, sinh
ra một điện trường giữa 2 bản cực. Điện áp càng lớn
thì cường độ điện trường càng lớn, do đó các electron
có khả năng bứt ra khỏi nguyên tử trở thành các
electron tự do, gây nên dòng rò.
◦ Nếu điện áp quá lớn, cường độ dòng rò tăng, làm mất
tính chất cách điện của chất điện môi, người ta gọi đó
là hiện tượng tụ bị đánh thủng. Điện áp một chiều đặt
vào tụ khi đó gọi là điện áp đánh thủng.Ứng dụng tụ điện
Tụ điện thường được dùng kết hợp với các điện trở
trong các mạch định thời bởi khả năng tích tụ năng
lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời tụ điện cũng được sử dụng trong các
nguồn điện với chức năng làm giảm độ gợn sóng
của nguồn trong các nguồn xoay chiều, hay trong
các mạch lọc bởi chức năng của tụ nói một cách đơn
giản đó là tụ ngắn mạch (cho dòng điện đi qua) đối
với dòng điện xoay chiều và hở mạch đối với dòng
điệ
51 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Trần Tuấn Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điện tử
Thời lượng : 45 tiết
Giáo viên : Trần Tuấn Vinh
Email: vinhtt@dce.hut.edu.vn
Mobile: 0982961084
Nội dung
Giới thiệu chung
Các thành phần cơ bản của mạch điện tử
Diode và các ứng dụng
Transistor và các ứng dụng
Khái niệm khuếch đại
Khuếch đại dùng vi mạch thuật toán
Giới thiệu về vi điều khiển và xây dựng
mạch ứng dụng
Giới thiệu chung
Ta sẽ học gì trong môn này ?
Sau khi học xong ta thu được cái gì ?
Tại sao công nghệ thông tin lại phải học
kỹ thuật điện tử ?
Ta sẽ học gì ?
Các linh kiện điện tử cơ bản
◦ Nguồn
◦ Điện trở
◦ Tụ điện
◦ Cuộn cảm
◦ Linh kiện bán dẫn: Diode, Transistor..
◦ Một số IC điện tử.
Cách xác định giá trị và đặc tính của linh
kiện
Phân tích chức năng mạch điện
Xây dựng các mạch ứng dụng
Sau khi học xong ta thu được gì ?
Tại sao CNTT lại cần học kỹ thuật
điện tử ?
Công nghệ thông tin không phải chỉ là
một chiếc máy PC
CNTT không có mạng Internet có còn là
CNTT nữa không
Các sản phẩm như điện thoại di động,
PDA, máy giặt, Tivi,. có phải là ứng
dụng của CNTT không ?
Các đại lượng cơ bản của mạch điện
Dòng điện:
◦ Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt
mang điện tích. Hạt mang điện tích có thể là
hạt mang điện dương (lỗ trống) hoặc các hạt
mang điện âm (electron). Theo quy ước, chiều
của dòng điện cùng chiều với chiều chuyển
động của các hạt mang điện dương.
◦ Ký hiệu: i(t)
◦ Đơn vị: A, mA, μA, nA...
Các đại lượng cơ bản của mạch điện
Điện áp (hiệu điện thế):
◦ Điện áp giữa hai điểm A và B là công cần thiết
để di chuyển 1 đơn vị điện tích dương từ điểm
A sang điểm B.
◦ Điện thế tại một điểm là công để di chuyển
một đơn vị điện tích từ điểm đó ra xa vô cùng.
Vì vậy, điện áp còn được gọi là hiệu điện thế.
◦ Ký hiệu: UAB
◦ UAB = VA – VB
◦ Đơn vị: V, mV, μV...
Các thành phần cơ bản của mạch
điện
Các phần tử thụ động: Là các phần tử tiêu
thụ năng lượng trong mạch điện
◦ Điện trở
◦ Tụ điện
◦ Cuộn cảm
◦
Các phần tử tích cực: Là các phần tử cung
cấp năng lượng cho mạch điện
◦ Nguồn điện
Nguồn một chiều
Nguồn xoay chiều
Nguồn dòng điện
Nguồn điện áp
Khái niệm cơ bản
Vật dẫn (Conductor):
◦ Là vật liệu mà các electron có khả năng dịch
chuyển một cách dễ dàng từ nguyên tử này
sang nguyên tử khác.
◦ Ví dụ về một số vật dẫn:
Bạc, đồng, nhôm, sắt, thép và một số kim loại khác.
Trong đó, tại nhiệt độ phòng, bạc là chất dẫn điện
tốt nhất.
Một số chất lỏng như thủy ngân, nước muối...
Khái niệm cơ bản
Vật cách điện (Insulator):
◦ Là vật liệu ngăn cản sự chuyển động của dòng
electron.
◦ Ví dụ về một số vật cách điện:
Giấy, nhựa, gỗ khô, hầu hết các chất khí.
Nước nguyên chất
Khái niệm cơ bản
Chất bán dẫn (Semiconductor):
◦ Là vật liệu trong điều kiện bình thường là chất
cách điện, tuy nhiên sẽ trở thành dẫn điện khi
chịu một số kích thích ví dụ như đốt nóng
hoặc pha tạp chất.
◦ Ví dụ về chất bán dẫn là Silic, Germany,
Selen, Gali,
Điện trở
Khái niệm: điện trở là linh kiện cản trở
dòng điện.
Ký hiệu:
Quan hệ điện áp-dòng điện của điện
trở(định luật Ohm):
R
R
U
I
Điện trở
Giá trị điện trở R
Trong đó: ρ: điện trở suất [Ωm]
l: chiều dài dây dẫn [m]
S: tiết diện dây dẫn [m2]
◦ Đơn vị: Ω, KΩ, MΩ.
Giá trị điện trở R đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện
của linh kiện. Giá trị điện trở R càng lớn thì linh kiện cản trở
dòng điện càng nhiều, tức là dòng điện qua linh kiện càng
nhỏ. Giá trị điện trở R càng nhỏ thì linh kiện càng cho dòng
điện đi qua dễ dàng, tức là dòng điện qua linh kiện càng lớn.
S
l
R .
Điên trở
Phân loại điện trở
◦ Điện trở có giá trị xác định
◦ Điện trở có giá trị biến đổi (biến trở)
Công suất tiêu thụ của điện trở
Do đặc trung chính của điện trở là cản trở dòng điện nên
khi dòng điện chạy qua nó sẽ tiêu thụ một lượng năng
lượng , cụ thể ở đây là điện năng theo phương trình
P = I2R
◦ Với P : Công suất tổn hao trên điện trở (W)
◦ I : Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (A)
◦ R : Trở kháng của điện trở (Ω)
Chính vì vậy khi phân loại điện trở trên thực tế ngưởi ta
phân loại theo công suất tiêu thụ tối đa của điện trở :
◦ Điện trở công suất lớn ( > 1W)
◦ Điện trở công suất trung bình (1/4W-1W)
◦ Điện trở công suất nhỏ (1/8W – 1/4W)
Phân loại theo công suất tiêu thụ của
điện trở
Điện trở: là các loại điện trở có công suất
trung bình và nhỏ hay là các điện trở chỉ
cho phép các dòng điện nhỏ đi qua.
Điện trở công suất: là các điện trở dùng
trong các mạch điện tử có dòng điện lớn
đi qua hay nói cách khác, các điện trở này
khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một lượng
nhiệt năng khá lớn. Chính vì thế, chúng
được cấu tạo nên từ các vật liệu chịu
nhiệt.
Cách xác định giá trị điện trở
Biểu diễn trực tiếp
Chữ cái đầu tiên và các chữ số biểu diễn giá trị của điện
trở: R(E) – Ω; K - K Ω; M - M Ω;
Chữ cái thứ hai biểu diễn dung sai:
F=1% J=5%
G=2% K=10%
H=2,5% M=20%
◦ Ví dụ: 8K2J: R=8,2KΩ; δ=5%
R=8,2KΩ ± 0.41 KΩ= 7,79KΩ 8,61KΩ
Hoặc có thể các chữ số để biểu diễn giá trị của điện trở
và chữ cái để biểu diễn dung sai. Khi đó chữ số cuối
cùng biểu diễn số chữ số 0 (bậc của lũy thừa 10).
◦ Ví dụ: 4703G: R=470K Ω; δ=2%
Cách xác định giá trị điện trở
Xác định bằng giá trị các vạch màu
Cách xác định giá trị điện trở
Đối với điện trở 4 vạch màu
◦ Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện
trở
◦ Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10
dùng nhân với giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Đối với điện trở 5 vạch màu
◦ Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng
nhân với giá trị điện trở
◦ Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Tụ điện
Là linh kiện có chức năng tích tụ năng lượng điện.
Cấu tạo
◦ Tụ điện gồm 2 bản cực làm bằng chất dẫn điện được đặt song
song với nhau, ở giữa là lớp cách điện gọi là chất điện môi (giấy
tẩm dầu, mica, hay gốm, không khí). Chất cách điện được lấy
làm tên gọi cho tụ điện (tụ giấy, tụ dầu, tụ gốm hay tụ không khí).
Tụ điện
Ký hiệu:
Tụ không phân cực Tụ phân cực
Quan hệ điện áp – dòng điện của tụ điện:
Điện dung của tụ điện:
Trong đó
◦ ε: hằng số điện môi của chất cách điện
◦ ε0=8,85.10-12(F/m): hằng số điện môi của chân không
◦ S: Diện tích hiệu dụng của 2 bản cực
◦ d: Khoảng cách giữa 2 bản cực
Đơn vị : F, mF, μF. Đặc trưng cho khả năng tích trữ năng
lượng điện.
C
C
dt
dU
Ci
d
S
C
.. 0
Một số thông số đặc trưng
Sai số:
◦ Là độ chênh lệch tương đối giữa giá trị điện dung thực tế và giá
trị danh định của tụ điện, được tính theo %
Trong đó: Ctt: điện dung thực tế
Cdd: điện dung danh định
Trở kháng của tụ điện:
◦ Trở kháng của tụ điện đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện
xoay chiều của tụ điện
Hệ số nhiệt của tụ điện:
◦ Là độ thay đổi tương đối của giá trị điện dung khi nhiệt độ thay
đổi 1oC, được tính theo o/oo:
◦
dd
ddtt
C
CC
cc Xj
fCj
Z .
2
1
)/(106 Cppm
C
T
C
TCC o
Một số thông số đặc trưng
Điện áp đánh thủng:
◦ Khi đặt vào 2 bản cực của tụ điện áp một chiều, sinh
ra một điện trường giữa 2 bản cực. Điện áp càng lớn
thì cường độ điện trường càng lớn, do đó các electron
có khả năng bứt ra khỏi nguyên tử trở thành các
electron tự do, gây nên dòng rò.
◦ Nếu điện áp quá lớn, cường độ dòng rò tăng, làm mất
tính chất cách điện của chất điện môi, người ta gọi đó
là hiện tượng tụ bị đánh thủng. Điện áp một chiều đặt
vào tụ khi đó gọi là điện áp đánh thủng.
Ứng dụng tụ điện
Tụ điện thường được dùng kết hợp với các điện trở
trong các mạch định thời bởi khả năng tích tụ năng
lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời tụ điện cũng được sử dụng trong các
nguồn điện với chức năng làm giảm độ gợn sóng
của nguồn trong các nguồn xoay chiều, hay trong
các mạch lọc bởi chức năng của tụ nói một cách đơn
giản đó là tụ ngắn mạch (cho dòng điện đi qua) đối
với dòng điện xoay chiều và hở mạch đối với dòng
điện 1 chiều.
Phân loại
Phân loại theo đặc trưng vật lý
◦ Tụ điện có phân cực (có cực xác định)
◦ Tụ điện không phân cực(không phân biệt 2
cực dương âm)
Phân loại theo cấu tạo
◦ Tụ hóa
◦ Tụ giấy
◦ Tụ gốm
◦ Tụ kẹo
Một số loại tụ cơ bản
Tụ phân cực -Tụ hóa :
◦ Tụ hóa là một loại tụ có phân cực. Chính vì thế
khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải
cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp.
◦ Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu
chân cụ thể cho người sử dụng bằng các ký hiệu +
hoặc - tương ứng với chân tụ.
◦ Có hai dạng tụ hóa thông thường đó là tụ hóa có
chân tại hai đầu trụ tròn của tụ (tụ có ghi 220μF
trên hình ) và loại tụ hóa có 2 chân nối ra cùng 1
đầu trụ tròn
Một số loại tụ cơ bản
Tụ hóa
◦ Trên các tụ hóa, người ta
thường ghi kèm giá trị điện
áp cực đại mà tụ có thể chịu
được. Nếu trường hợp điện
áp lớn hơn so với giá trị điện
áp trên tụ thì tụ sẽ bị phồng
hoặc nổ tụ tùy thuộc vào giá trị điện áp cung cấp.
Thông thường, khi chọn các loại tụ hóa này người
ta thường chọn các loại tụ có giá trị điện áp lớn
hơn các giá trị điện áp đi qua tụ để đảm bảo tụ
hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của tụ hóa
Một số loại tụ cơ bản
Tụ không phân cực
◦ Là các tụ điện xoay chiều chịu được điện áp cao 50V-400V , không
có cực xác định trên 2 chân của tụ. Có 2 cách để xác định giá trị của
tụ không phân cực
Tụ dùng mã để xác định giá trị
◦ Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ
trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau:
Giá trị thứ 1 là số hàng chục
Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị
Giá trị thứ 3 là giá trị 10x của tụ.
Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara
(pF)
Một số loại tụ cơ bản
Tụ ghi giá trị 102 thì có nghĩa là 10 và thêm 2 số 0 đằng sau
=1000pF = 1nF chứ không phải 102pF
Tụ ghi giá trị 473 -250 V ↔ 47 * 103 = 47000pF = 47nF và
làm việc được với điện áp xoay chiều 250V.
Một số loại tụ cơ bản
Tụ xoay
◦ Là tụ có giá trị có thể biến đổi khi xoay các bản cực
◦ Thường được sử dụng trong các mạch điều chỉnh radio. Chúng
thường có các giá trị rất nhỏ, thông thường nằm trong khoảng từ
100pF đến 500pF.
Một số loại tụ cơ bản
Tụ chặn : là các tụ xoay có giá trị rất nhỏ
Đặc điểm:
◦ Chúng thường được gắn trực tiếp lên bản mạch điện tử và điều
chỉnh sau khi mạch đã được chế tạo xong.
◦ Các tụ chặn này thường có giá trị rất nhỏ, thông thường nhỏ hơn
khoảng 100pF. Có điều đặc biệt là không thể giảm nhỏ được các
giá trị tụ chặn về 0 nên chúng thường được chỉ định với các giá
trị tụ điện tối thiểu, khoảng từ 2 tới 10 pF.
Cuộn cảm
Khái niệm và đặc trưng vật lý
◦ Cuộn cảm là một phần tử thụ động trong mạch điện có tính chất
ngăn cản dòng điện xoay chiều còn đối với dòng điện một chiều
thì cuộn cảm lúc đó được coi đơn giản như một đoạn dây nối
(ngắn mạch).
Tính chất của cuộn cảm : Cuộn cảm hoạt động dựa trên
nguyên lý điện từ.
Thực tế, trong các đường dây điện thẳng bình thường, khi có
dòng điện chạy qua thì xung quanh đường dây xuất hiện một
từ trường, chiều của từ trường này được xác định bằng quy
tắc bàn tay trái:
Cuộn cảm
Để tăng từ trường lên, chúng ta cuộn các đoạn dây thành
vòng, nhờ đó mà các từ trường kết hợp lại với nhau tạo nên
cuộn cảm có từ trường mạnh hơn rất nhiều.
Khi cung cấp cho cuộn cảm một dòng điện chạy qua nó thì
trong cuộn cảm xuất hiện một từ trường
Cuộn cảm
Trị số của cuộn cảm phụ thuộc vào dòng
điện, số vòng dây và cấu tạo của cuộn
cảm.
Đơn vị đo : Henri (H)
Tuy nhiên trên thực tế các cuộn cảm
thường có giá trị rất nhỏ nên đơn vị hay
được sử dụng là mH = 10-3 H
Cuộn cảm
Phân loại:
◦ Cuộn cảm được phân thành 2 loại chính:
Cuộn cảm có điện dung biến đổi.
Cuốn cảm có điện dung xác đinh
Thực tế hiện nay trên thị trường linh kiện điện
tử các cuộn cảm thường không có trị số chính
xác vì vậy trong các ứng dụng thu phát Radio
(RF) cần các cuộn cảm có độ chính xác cao
nhiều khi ta phải tự cuốn lấy cuộn cảm .
Ứng dụng của cuộn cảm
Biến áp.
Ứng dụng của cuộn cảm
Nam châm điện
Ứng dụng của cuộn cảm
Micoro điện động , loa điện động
Linh kiện bán dẫn
Diode
Transistor
Ta sẽ tìm hiểu ở các chương sau
Nguồn dòng điện
Khái niệm và ứng dụng
◦ Nguồn dòng là một mạch điện cung cấp một dòng điện
không phụ thuộc tải.
Nguồn dòng có rất nhiều ứng dụng :
◦ Nguồn dòng tín hiệu khi cần truyền đi xa: để tránh sai số
do điện trở đường dây, nhiễu điện áp cảm ứng...
◦ Nguồn dòng trong các mạch nạp xả tụ điện, nhằm tuyến
tính hóa điện áp nạp và xả.
◦ Nguồn dòng trong các mạch cấp điện cho diode zenner, để
có điện áp ổn định.
◦ Nguồn dòng cho các mạch đo lường dựa trên điện áp trên
hai đẩu điện trở
Nguồn dòng điện
Phân loại :
◦ Nguồn dòng cố định: cho dòng ra ổn định và
không thay đổi.
◦ Nguồn dòng phụ thuộc: cho dòng ra tỷ lệ với
một áp điều khiển đầu vào
◦ Nguồn dòng điện xoay chiều (ít sử dụng)
Nguồn dòng điện
Cách lắp đặt:
Các mạch nguồn dòng đơn giản và không cần chính xác
lắm, ta có thể mắc bằng chỉ 1 hoặc 2 tranistor.
Nguồn dòng điện
Cách lắp đặt:
Nguồn chính xác hơn có thể ráp bằng OpAmp.
Các nguồn dòng cố định có thể dùng các IC tạo dòng
chuyên nghiệp
Nguồn áp
Khái niệm và ứng dụng :
◦ Nguồn áp là mạch cung cấp một điện áp không phụ
thuộc tải, hay không phụ thuộc dòng điện chạy qua.
Ví dụ: nguồn điện lưới, pin, accu, các mạch nguồn cơ
bản như mạch nguồn dùng Zenner diode ,...
Tuỳ theo yêu cầu mạch ứng dụng mà loại nguồn áp
được sử dụng
Phân loại
◦ Nguồn áp cố định
VD : Pin , Acquy
◦ Nguồn áp phụ thuộc.
VD: Nguồn sử dụng mạch chỉnh lưu , nguồn điện lưới
Nguồn áp
Cách mắc mạch
Mắc mạch sử dụng chỉnh lưu cầu và IC LM78xx :
I N
1
O U T
3
G
N
D
2
U 1
7 8 2 4
C 1
1 0 0 0 u F
24VdcOut
+20Vac
Gnd
D 1
Bridge1
C1b
1 0 u F
So sánh
Nguồn áp lý tưởng có trở kháng nguồn là 0
Ohm, còn thực tế thì rất nhỏ, dưới 1 Ohm.
Nguồn dòng ngược lại có trở kháng nguồn là
vô cùng lớn (lý tưởng).
Trong trường hợp nguồn áp được làm từ một
số transistor, ở tần số thấp, điện trở nguồn cỡ
vài Mega Ohm.
Về nguyên tắc, tải của nguồn dòng không
được là một giá trị vô cùng lớn và tải của
nguồn áp kô đc là ngắn mạch.
Nguồn một chiều
Nguồn một chiều:
◦ Là nguồn có độ lớn và cực tính không đổi theo thời gian: pin và
ắc quy. Hai thông số quan trọng của nguồn một chiều đó là: điện
áp và điện lượng.
Ký hiệu:
Điện lượng danh định là dung lượng điện được nạp vào
nguồn, có đơn vị là Ah (Ampe_giờ). Ví dụ một ắc quy
có điện lượng là 100Ah, nếu cấp cho mạch ngoài 1 dòng
điện 2A thì thời gian sử dụng là:
h
I
Q
t 50
2
100
Nguồn xoay chiều
Là nguồn có độ lớn và cực tính thay đổi theo thời gian.
Thông dụng nhất là nguồn xoay chiều tuần hoàn dạng
sin, xung vuông và tam giác
Định luật Kỉchhoff
Định luật 1: Định luật dòng điện tại một nút
Tại 1 nút mạch, tổng các dòng điện vào bằng tổng các
dòng điện ra.
Ví dụ :
Theo định luật Kirchhoff về dòng
điện tại một nút, tại nút A ta có:
I2 + I4 + I5 = I1 + I3
hoặc:
–I1 + I2 – I3 + I4 + I5 =0
rv II
Định luật Kirchhoff
Định luật 2: Định luật Kirchhoff về vòng điện áp
◦ Trên 1 vòng mạch kín, tổng các đại số các điện áp thành
phần bằng 0. Trong đó, các điện áp cùng chiều với
chiều quy ước thì lấy dấu dương, các điện áp ngược
chiều với chiều quy ước thì lấy dấu âm
Ví dụ :
◦ Xét vòng điện áp cùng chiều với
chiều quay kim đồng hồ như hình
Ta có:
U1 –U2 – U3 – U4 + U5 =0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ky_thuat_dien_tu_tran_tuan_vinh.pdf