1. Quốc hiệu;
2. Tên cơ quan, tổ chức;
3. Số, ký hiệu của VB;
4. Địa danh, ngày tháng, năm ban
hành VB;
5. a. Tên loại và trích yếu nội dung
vb;
5.b. Trích yếu nội dung công văn
hành chính;67
6. Nội dung văn bản;
7. a, b, c. Chức vụ, họ tên và chữ ký
của người có thẩm quyền;
8. Dấu của cơ quan, tổ chức;
9. a, b.Nơi nhận;
10. a. Dấu chỉ mức độ mật;
10. b. Dấu chỉ mức độ khẩn;68
11. Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu
hành.
12. Chỉ dẫn về dự thảo văn bản.
13. Ký hiệu người đánh máy và số lượng
bản phát hành;
14. Địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ Email, địa chỉ Web, số điện thoại, số FAX69
4.1.2. Thể thức của văn bản chuyên ngành
• Thể thức và kỹ thuật trình bày
của văn bản chuyên ngành do
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan quản lý ngành quy định
sau khi thỏa thuận, thống nhất
với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và
Văn phòng Chính p
124 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật soạn thảo văn bản - Nguyễn Trung Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ: Quyết định, chỉ thị,
thông tư.
• Văn bản do Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao. Quyết định, chỉ thị,
thông tư của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, của Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao.
13
• Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ
chức chính
• Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban
hành nghị quyết và quyết định, chỉ thị để thi
hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc
hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành
còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp.
14
1.3. Văn bản hành chính
• 1.3.1.Khái niệm
• Văn bản hành chính được sử dụng thường
xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp hay
các tổ chức nhằm trao đổi, truyền đạt các
thông tin từ tổ chức này sang tổ chức khác
hay trong nội bộ, đề ra các yêu cầu, phục vụ
các quan hệ giao dịch, trao đổi công tác,
phối hợp với nhau cùng giải quyết công việc
của cơ quan, tổ chức.
15
• Văn bản hành chính vừa có ý
nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa
thực tiễn trong quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội.
16
Hệ thống văn bản hành chính
bao gồm các loại:
- Văn bản hành chính cá biệt;
- Văn bản hành chính thông
thường có tên gọi;
- Văn bản hành chính thông
thường không có tên gọi.
17
1.3.2. Hình thức
* Văn bản hành chính thông thường có tên gọi:
• - Thông báo: là loại văn bản dùng
để thông tin về những nội dung và
kết quả hoạt động của các cơ
quan, tổ chức hoặc truyền đạt kịp
thời các văn bản pháp quy quan
trọng của các cơ quan có thẩm
quyền tới các đối tượng liên quan.
18
• - Thông cáo: là loại văn bản dùng
để công bố một sự kiện quan trọng
về đối nội, đối ngoại của của Quốc
hội, hoặc Chính phủ, đôi khi còn
được dùng để công bố một quyết
định, chỉ thị, quan trọng có tính
mệnh lệnh.
19
• - Chương trình: Là hình thức văn bản
dùng để trình bày dự kiến về những
hoạt động trong một thời gian nhất
định.
• - Kế hoạch công tác (đề án công tác):
Là hình thức văn bản nhằm trình bày
có hệ thống dự kiến về một công việc
trong một thời gian nhất định
20
• - Tờ trình: là loại văn bản chủ yếu để đề
xuất với cơ quan quản lý cấp trên phê
chuẩn về một chủ trương hoạt động,
một phương án công tác, một công
trình xây dựng, một chính sách, chế
độvà chỉ khi có sự phê chuẩn của
cấp trên thì cơ quan trình báo mới
được tiến hành triển khai nội dung đã
trình.
21
- Báo cáo:
• là loại văn bản hành chính có tính chất
tổng hợp các thông tin trong phạm vi
hoạt động tác nghiệp hoặc các mối
quan hệ của chủ thể để báo cáo với cấp
trên hoặc thông tin cho các chủ thể
khác theo các chủ đề, các yêu cầu định
trước nhằm phục vụ các yêu cầu tổng
kết, rút kinh nghiệm, cá nhân điển hình,
công nhận hoặc làm căn cứ để ban
hành một văn bản pháp quy cần thiết.
22
• Báo cáo thường có bốn loại:
• Báo cáo sơ kết,
• tổng kết định kỳ,
• báo cáo bất thường,
• báo cáo chuyên đề,
• báo cáo trước hội nghị, đại hội.
23
• - Biên bản: là loại văn bản ghi
chép lại đầy đủ toàn bộ thông
tin về các sự kiện thực tế xảy
ra trong các hoạt động quản lý,
giao dịch, hợp đồng.. và các
hoạt động khác có tính pháp lý.
24
Biên bản bao gồm
• Biên bản bàn giao, tiếp nhận công tác;
• Biên bản ghi chép các sự việc đã xảy
ra để làm căn cứ cho những quyết định
xử lý thích hợp;
• Biên bản hội nghị;
• Biên bản hợp đồng.
25
- Hợp đồng:
• Là hình thức văn bản dùng để ghi lại
kết quả đã được thỏa thuận giữa các
cơ quan với nhau, giữa cơ quan với cá
nhân về một việc nào đó, trong đó ghi
rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký
hợp đồng phải thực hiện và các biện
pháp xử lý khi các bên không thực hiện
hợp đồng.
26
• - Công điện
• Là hình thức văn bản dùng để thông tin hoặc
truyền đạt mệnh lệnh của tổ chức hoặc của
người có thẩm quyền trong những trường
hợp khẩn cấp.
• - Giấy chứng nhận
• Là hình thức văn bản dùng để cấp cho cán
bộ công nhân viên đi liên hệ công tác, giao
dịch để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc
giải quyết các công việc cần thiết của bản
thân.
27
• - Giấy ủy nhiệm
Là văn bản dùng để ghi nhận sự
thỏa thuận giữa người có thẩm quyền
(hoặc người đại diện theo pháp luật) và
người được ủy nhiệm. Theo đó người
được ủy nhiệm thực hiện quyền hoặc
nghĩa vụ thay cho người có quyền.
28
- Giấy mời
Là hình thức văn bản dùng
để mời đại diện của cơ quan
hay cá nhân tham dự cuộc họp
hay hội nghị nào đó
29
• - Giấy giới thiệu
Là loại văn bản dùng để
cấp cho cán bộ, công nhân
viên liên hệ giao dịch hay
công tác để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
30
• - Giấy nghỉ phép
• Là hình thức văn bản dùng để cấp
cho cán bộ, công nhân viên khi
được nghỉ phép xa nơi công tác,
dùng để thay giấy đi đường và làm
căn cứ để thanh toán tiền đi
đường và các chế độ có liên quan.
31
• - Giấy đi đường
Là hình thức văn bản cấp cho
cán bộ khi được cử đi công tác
dùng để tính tiền công tác phí
trong thời gian đi công tác.
32
• - Giấy biên nhận hồ sơ
Là loại văn bản dùng để xác
nhận số lượng và loại hồ sơ,
giấy tờ do cơ quan hoặc cá
nhân khác gởi đến.
33
• - Phiếu gởi
Là hình thức văn bản kèm theo văn
bản đi (công văn đi). Người nhận
văn bản có nhiệm vụ ký xác nhận
vào phiếu gởi và gởi trả lại cho cơ
quan gởi. Đây là bằng chứng cho
việc gởi văn bản đi.
34
• - Phiếu chuyển
Là loại văn bản dùng để
chuyển hồ sơ, tài liệu của
cơ quan, tổ chức, cá nhân
đến bộ phận khác để tiếp
tục giải quyết.
35
* Văn bản hành chính thông thường
không có tên gọi (công văn)
• Là loại văn bản dùng để làm phương
tiện giao dịch hành chính giữa các cơ
quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan,
đơn vị với công dân. Phạm vi sử dụng
của công văn rất rộng liên quan đến
các lĩnh vực, hoạt động thường xuyên
của cơ quan doanh nghiệp.
36
• * Công văn hành chính: Là hình thức
văn bản hành chính được sử dụng phổ
biến nhằm trao đổi thông tin về quy
định của nhà nước trong các hoạt động
giao dịch, trao đổi công tác với các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp bên
ngoài, cấp trên và cấp dưới trực thuộc;
nhằm đề nghị giải quyết, phúc đáp, yêu
cầutới các chủ thể cần giao dịch,
quan hệ bao gồm một số loại hình sau:
37
• - Công văn phúc đáp: Là loại công văn
giải thích hoặc trả lời các yêu cầu hoặc
thắc mắc, khiếu nại của các chủ thể có
quan hệ hoặc có quyền lợi liên quan
tới chức năng, nhiệm vụ của tổ chức
ban hành công văn.
38
• - Công văn đôn đốc: Là loại
công văn nhắc nhở trách
nhiệm, chấn chỉnh hoạt động
của cấp dưới hoặc các chủ thể
khác có trách nhiệm thi hành
một nghĩa vụ pháp lý nào đó.
39
• - Công văn giao dịch: Là loại công văn
thông tin cho các tổ chức bên ngoài
hoặc ngang cấp cần thiết về những yêu
cầu và điều kiện, giải thích các lý do
không thực hiện đúng các thỏa thuận
đã cam kết trước đó.
40
• - Công văn mời họp;
• - Công văn chỉ đạo;
• - Công văn cám ơn
• Ngoài ra còn có các hình thức công
văn hành chính khác như: Công văn
chiêu sinh, triệu tập hội nghị, mời dự
sinh hoạt
41
2. CHỨC NĂNG CỦA VĂN BẢN
• 2.1. Chức năng thông tin
• Đây là chức năng tổng quát nhất của
văn bản quản lý nói chung. Các hình
thức ghi tin và truyền đạt thông tin hiện
nay rất phong phú. Tuy nhiên trong
hoạt động quản lý, văn bản vẫn là
phương tiện chủ yếu.
42
• Truyền đạt thông tin chủ yếu qua văn
bản được xem là hình thức thuận lợi và
đáng tin cậy nhất. Đặc biệt đóng vai trò
quan trọng và hiệu quả là sự ghi chép
và truyền đạt thông tin theo phương
pháp kết hợp văn bản với kỹ thuật
truyền thông hiện đại. Hiện nay, người
ta đã có thể truyền qua vô tuyến không
chỉ nội dung mà cả hình thức một văn
bản quản lý (fax).
43
Chức năng thông tin của văn bản thể
hiện qua các mặt sau đây:
• Ghi lại các thông tin quản lý;
• Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này
đến nơi khác trong hệ thông quản lý
hay từ cơ quan đến nhân dân.
• Giúp các cơ quan thu nhận những
thông tin cần cho hoạt động quản lý;
• Giúp các cơ quan đánh giá các thông
tin thu được qua hệ thống truyền đạt
thông tin khác.
44
• Dưới dạng văn bản thông tin
thường có ba loại:
• Quá khá;
• Hiện hành;
• Dự báo.
45
2.2. Chức năng pháp lý
Chức năng này thể hiện ở các phương diện
dưới đây:
• Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan
hệ về mặt luật pháp tồn tại trong xã hội.
• Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể
• Là sản phẩm của sự vận dụng các quy phạm
pháp luật vào đời sống thực tế.
46
2.3. Chức năng quản lý
• Chức năng quản lý một số loại văn
bản được hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức gắn liền với
khả năng làm công cụ điều hành cho
hoạt động của các cơ quan đó. Chức
năng này xuất hiện khi văn bản được
sử dụng để thu thập thông tin, ban
hành và tổ chức thực hiện các quyết
định quản lý.
47
2.4. Chức năng văn hóa
• Văn hóa biểu hiện quá trình tự phát
triển của con người và luôn luôn gắn
liền với quá trình lao động nhằm nhận
thức và cải tạo hợp lý thế giới khách
quan được biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau.
48
• Xem xét văn bản dưới quan điểm văn hóa
chúng ta có thể thấy văn bản cũng là sản
phẩm sáng tạo của con người được hình
thành trong quá trình lao động và cải tạo thế
giới.
• Có thể thấy trong các văn bản quản lý được
ban hành có các chế định cơ bản của nếp
sống, văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử
khác nhau của sự phát triển xã hội.
49
2.5. Chức năng văn hóa - xã hội
• Văn bản có khả năng góp phần thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển các
quan hệ xã hội khác nhau. Văn bản ban
hành một cách chuẩn xác sẽ có vai trò
tích cực trọng việc xây dựng và giữ gìn
các chế định xã hội phù hợp với nhu
cầu của sự tiến bộ chung. Văn bản
cũng có thể phá vỡ hoặc hình thành
nên những quan hệ xã hội mới.
50
• Ngoài ra văn bản còn có các
chức năng khác như: chức
năng thông kê, chức năng
giao tiếp, chức năng sử
liệu
51
3. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA
VĂN BẢN
• 3.1. Tính mục đích
• Trước khi soạn thảo văn bản, cần xác định
mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của văn bản,
phải trả lời được các vấn đề:
• - Văn bản ban hành để làm gì ?
• - Giải quyết công việc gì ?
• - Mức độ giải quyết đến đâu ?
52
• - Kết quả của việc thực hiện văn bản là gì ?
• - Văn bản chuẩn bị ban hành thuộc thẩm
quyền của ai và thuộc loại nào ?
• - Phạm vi tác động của văn bản đến đâu ?
• Tính mục đích của văn bản còn thể hiện ở
phương diện mức độ phản ánh các mục tiêu
trong đường lối, chính sách của tổ chức.
53
3.2. Tính khoa học
• Có đủ lượng thông tin quy phạm
và thông tin thực tế.
• Các thông tin được sử dụng để
đưa vào văn bản phải được xử lý
và đảm bảo chính xác các sự kiện
và số liệu.
54
• Đảm bảo sự logic về nội dung, sự nhất
quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ.
• Sử dụng tốt văn phong hành chính.
• Đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
• Nội dung văn bản phải có tính dự báo
cao.
• Nội dung và cách thức trình bày cần
hướng tới quốc tế hóa.
55
3.3. Tính đại chúng
• Đối tượng thi hành chủ yếu của
văn bản là các tầng lớp nhân
dân có trình độ học vấn khác
nhau, do vậy văn bản phải có
nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù
hợp với trình độ dân trí.
56
• Tính dân chủ của văn bản có được khi:
• Phản ánh được nguyện vọng của nhân
dân, vừa có tính thuyết phục, vừa động
viên.
• Các quy định cụ thể trong văn bản
không trái với các quy định trong Hiến
pháp, Luật về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân.
57
3.4. Tính công quyền
• Tính công quyền cho thấy tính
cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở
những mức độ khác nhau của văn
bản. Nghĩa là văn bản thể hiện
quyền lực nhà nước, đòi hỏi mọi
người phải tuân theo.
58
• Tính công quyền là nội dung
của văn bản quy phạm pháp
luật phải được trình bày dưới
dạng các quy phạm pháp luật.
Nội dung của mỗi quy phạm
pháp luật đều thể hiện hai mặt:
Cho phép và bắt buộc.
59
3.5. Tính khả thi
• Tính khả thi là sự kết hợp đúng đắn và
hợp lý các yêu cầu vừa nêu trên.
Không đảm bảo được tính mục đích,
tính phổ thông đại chúng, tính khoa
học, tính quy phạm (tính pháp lý, quản
lý) thì văn bản khó có khả năng thực
hiện được.
60
Ngoài ra, để các nội dung của văn bản được thi
hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải
hội đủ các điều kiện sau đây:
• Nội dung văn bản phải đưa ra những
yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý,
nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực,
khả năng vật chất của chủ thể thi hành.
• Khi quy định các quyền cho chủ thể
phải kèm theo các điều kiện đảm bảo
thực hiện quyền đó.
61
• Đồng thời phải nắm vững điều
kiện, khả năng mọi mặt của đối
tượng thực hiện văn bản nhằm
xác lập trách nhiệm của họ
trong các văn bản cụ thể.
62
4. YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC
CỦA VĂN BẢN
• Khái niệm về thể thức văn bản
• Thể thức của văn bản là những yếu tố
hình thức và nội dung có tính bố cục
đã được thể chế hóa. Các yếu tố thể
thức tùy theo tính chất của mỗi loại văn
bản mà có thể được bố trí theo những
mô hình kết cấu khác nhau tạo thành
cơ cấu văn bản.
63
• Cơ cấu văn bản được hiểu là
bố cục các phần, các ý, các câu
và các yếu tố hình thức liên kết
với nhau theo chủ đề nhất định
nhằm tạo nên chỉnh thể thống
nhất của văn bản.
64
4.1. Các yếu tố thể thức văn bản
• 4.1.1. Thể thức của văn bản quy phạm
pháp luật và văn bản hành chính
• Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và
văn bản hành chính gồm các phần sau:
65
Dấu thu hồi và chỉ về
phạm vi lưu hành
1
4
2
3
5b
5a
Nơi nhận
10a
Dấu chỉ mức
độ mật
10b
Dấu chỉ mức
độ khẩn
Chỉ dẫn về
dự thảo v ăn bản
Nội dung VB
Nơi nhận
13
Chức vụ
chữ ký
Họ tên
Địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ E-mail, địa chỉ Web, số điện thoại, số FAX
Dấu
5a
Trích yếu nội dung CV
5b
Tên loại & Trích yếu nội dung CV
3
Số ký hiệu
2
Tên cơ quan
4
Địa danh, ngày tháng
1
Quốc hiệu
66
1. Quốc hiệu;
2. Tên cơ quan, tổ chức;
3. Số, ký hiệu của VB;
4. Địa danh, ngày tháng, năm ban
hành VB;
5. a. Tên loại và trích yếu nội dung
vb;
5.b. Trích yếu nội dung công văn
hành chính;
67
6. Nội dung văn bản;
7. a, b, c. Chức vụ, họ tên và chữ ký
của người có thẩm quyền;
8. Dấu của cơ quan, tổ chức;
9. a, b.Nơi nhận;
10. a. Dấu chỉ mức độ mật;
10. b. Dấu chỉ mức độ khẩn;
68
11. Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu
hành.
12. Chỉ dẫn về dự thảo văn bản.
13. Ký hiệu người đánh máy và số lượng
bản phát hành;
14. Địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ E-
mail, địa chỉ Web, số điện thoại, số FAX
69
4.1.2. Thể thức của văn bản chuyên ngành
• Thể thức và kỹ thuật trình bày
của văn bản chuyên ngành do
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan quản lý ngành quy định
sau khi thỏa thuận, thống nhất
với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và
Văn phòng Chính phủ.
70
4.1.3. Thể thức văn bản của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
• Thể thức và kỹ thuật trình
bày của các tổ chức này
do người đứng đầu cơ
quan Trung ương của các
tổ chức này quy định.
71
• 4.1.4. Thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản trao đổi với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân người nước ngoài
• Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
trao đổi với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân người nước ngoài được thực
hiện theo thông lệ quốc tế.
72
4.1.4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
trao đổi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
người nước ngoài
• Thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản trao đổi với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân người
nước ngoài được thực hiện
theo thông lệ quốc tế.
73
4.2. Kỹ thuật trình bày văn bản
• Những quy định cụ thể về thể thức thức và
kỹ thuật trình bày văn bản được hướng dẫn
theo Thông tư số 55/2005/TTLT/BNV-VPCP.
74
4.2.1. Khổ giấy
• - Văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản hành chính được trình bày trên khổ
giấy A4 (210mm. 297mm).
• - Các loại văn bản như: Giấy giới thiệu,
giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gởi, phiếu
chuyển có thể được trình bày trên khổ
giấy A5 (148mm.210mm) hoặc trên mẫu
giấy in sẵn.
75
4.2.2.Kiểu trình bày
• - Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
hành chính được trình bày theo chiều dài
của trang giấy khổ A4.
• - Trường hợp nội dung của văn bản có
các bảng, biểu nhưng không được làm
thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể
được trình bày theo chiều rộng của trang
giấy.
76
4.2.3. Định lề trang văn bản (khổ A4)
• Mặt trước
• - Lề trên (top) cách mép
trên từ 20 – 25mm;
• - Lề dưới (Bottom) cách
mép dưới từ 20 – 25mm;
• - Lề trái (insize) cách mép trái
từ 30-35mm;
• - Lề phải (outsize) cách mép
phải từ 15-20mm.
77
4.2.4. Đánh số trang văn bản
• - Nếu văn bản có một trang thì
không cần đánh số.
• - Nếu văn bản có từ hai trang
trở lên, phải đánh số trang văn
bản. Cách trình bày như sau:
78
• + Kiểu số: Sử dụng số Ả rập (1,2,3..)
• + Vị trí đánh số trang: Ngay chính giữa
lề trên của văn bản (phần header) hoặc
tại góc phải ở cuối trang giấy bằng với
cỡ chữ trình bày nội dung, kiểu chữ
đứng.
79
4.2.5. Phông chữ trình bày văn bản
• Phông chữ sử dụng để trình bày văn
bản phải là phông chữ tiến Việt với kiểu
chữ chân phương, đảm bảo tính trang
trọng, nghiêm túc của văn bản.
• Đối với những văn bản dùng để trao
đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan,
tổ chức phải sử dụng phong chữ của
bộ mã ký tự tiến Việt (Unicode – Times
New Roman).
80
4.3. Nội dung và kỹ thuật trình bày các
thành phần thể thức của văn bản
• 4.3.1. Quốc hiệu
• Quốc hiệu là tên nước và chế độ chính trị của
nhà nước.
• Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
• Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
• Dòng trên: Chữ in hoa, cỡ chữ 12-13, kiểu
đứng, in đậm.
• Dòng dưới: Chữ in thường, cỡ chữ 12 – 13,
kiểu đứng, in đậm. Phía dưới có đường kẻ
ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của
dòng chữ.
81
4.3.2. Tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản
• - Tên của cơ quan, tổ chức
chủ quản cấp trên, trực tiếp
được trình bày bằng chữ in
hoa, cỡ chữ từ 12 – 13, kiểu
đứng.
•
82
• - Tên của cơ quan, tổ chức ban hành
văn bản phải được ghi đầy đủ tên gọi
chính thức như trong quyết định thành
lập, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ
chữ từ 12 – 13, kiểu chữ đứng, in đậm,
phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền,
có độ dài từ 1/3 đến ½ độ dài của dòng
chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
83
• ỦY BAN NHÂN DÂN
TP.CẦN THƠ
• BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
84
4.3.3. Số ký hiệu của văn bản
• Số và ký hiệu của văn bản giúp
cho việc vào sổ, tìm kiếm văn
bản được dễ dàng.
85
4.3.3.1. Số ký hiệu văn bản quy
phạm pháp luật
• Bao gồm số thứ tự được đánh theo
từng loại văn bản do cơ quan ban hành
trong 1 năm và năm ban hành văn bản
đó. Số được ghi bằng chữ Ả rập, được
đánh liên tục từ số 01 bắt đầu từ ngày
01/01 đến ngày 31/12 cuối năm. Năm
ban hành phải ghi đầy đủ các số. Ví dụ:
2009.
86
Ký hiệu của văn bản quy phạm
pháp luật
• Bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản
theo bảng chữ Viết tắt tên loại văn bản
và bản sao phụ lục I – Thông tư
55/2005/TTLT-BNV-VPCP
87
Số ký hiệu của văn bản hành chính
• Số của VBHC là số thứ tự đăng ký văn
bản do cơ quan, tổ chức ban hành
trong một năm.
• Ký hiệu văn bản hành chính
• + Ký hiệu của quyết định cá biệt, chỉ thị
cá biệt và của các hình thức văn bản có
tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên
loại văn bản theo quy định của TT 55
88
• Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết
tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức
danh nhà nước ban hành công văn và
chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và chủ
trì soạn thảo công văn đó.
89
• Ví dụ:
• Công văn của Chính phủ do Vụ Hành
chính Văn phòng Chính phủ soạn thảo:
• Số./CP- HC
• Công văn của Thủ tướng do Vụ văn xã
VPCP soạn thảo: Số/TTg-VX
90
Số, ký hiệu của văn bản trình bày tại ô số 3
• Được trình bày bằng cỡ chữ thường,
ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13
đứng, sau có hai dấu chấm :, giữa số
là năm ban hành và ký hiệu văn bản có
dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ
viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu
gạch nối (-) không cách chữ
91
• Ví dụ:
• Văn bản số: 110/2004/NĐ-CP
• Văn bản số: 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
• Văn bản số: 99/QĐ-FPT
• Văn bản số: 199/QĐ-FPT-VP
92
Địa danh, ngày, tháng, năm
• Địa danh
• Địa danh ghi trên văn bản của các
cơ quan, tổ chức Trung ương là
tên của cấp tỉnh, nơi cơ quan, tổ
chức đóng trụ sở.
93
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản
• Văn bản do Quốc hội, UBTV QH,
HĐND là ngày thông qua.
• Văn bản quy phạm pháp luật khác
và văn bản hành chính là ngày
được ký ban hành
94
• Ngày tháng năm ban hành phải
viết đầy đủ, bằng chữ Ả rập,
đối với các số chỉ ngày nhỏ
hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi
thêm số 0 ở trước.
95
Tên loại, trích yếu nội dung văn bản
• Tên loại văn bản do cơ quan, tổ chức
ban hành. Khi ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản hành chính
đều phải ghi tên loại, trừ công văn.
• Trích yếu nội dung văn bản
• Là câu ngắn gọn, hoặc một cụm từ,
phản ánh khái quát nội dung chủ yếu
của văn bản
96
• Trích yếu nội dung văn bản phải được
đặt căn giữa, ngay dưới tên loại văn
bản, bằng chữ thường, cỡ chữ 14, kiểu
đứng, in đậm. Cỡ 13, bên dưới có
đường kẻ ngang, nét liền, độ dài bằng
1/3 hoặc ½ so với dòng chữ. (Trình bày
tại ô 5a).
97
Trích yếu nội dung công văn
được trình bày tại ô 5 b
• Sau chữ viết tắt V/v bằng chữ thường, cỡ
chữ 12-13, kiểu chữ đứng.
• Ví dụ:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Số: 88/ĐHTĐ-VP
V/v thi tuyển công chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cần thơ, ngày 21 tháng 02 năm 2010
98
NỘI DUNG VĂN BẢN
• a. Nội dung văn bản
Là thành phần chủ yếu của một
văn bản, trong đó các quy
phạm, các quy định được đặt
ra, các vấn đề, sự việc được
trình bày.
99
Yêu cầu của nội dung văn bản
• Các vấn đề được trình bày ngắn gọn,
chính xác.
• Sử dụng chữ viết, cách diễn đạt đơn
giản, dễ hiểu.
• Dùng từ ngữ phổ thông, không dùng từ
địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu
không thật sự cần thiết.
100
• Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác
định rõ nội dung thì phải được giải
thích trong văn bản.
• Không viết tắt từ, cụm từ không thông
dụng. Đối với từ, cụm từ được sử dụng
nhiều lần trong văn bản thì có thể viết
tắt nhưng các chữ viết tắt lần đầu của
chúng phải được đặt trong ngoặc đơn
ngày sau các từ, cụm từ đó.
101
• Việc viết hoa được thực hiện theo quy
tắc tiếng Việt.
• Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên
quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu
nội dung văn bản, số ký hiệu văn bản,
ngày tháng, năm ban hành văn bản,
còn các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi
tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
102
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
• A/ Văn bản quy phạm pháp luật
• Phần chương, mục, điều, khoản, điểm.
• Các văn bản khác như:
• Nghị quyết: Điều, khoản, điểm;
• Nghị định: Theo chương, mục, điều,
khoản, điểm, các quy chế ban hành
kèm theo, hoặc theo chương, mục,
điều, khoản, điểm.
103
• Quyết định: Theo điều, khoản, điểm;
các quy chế (quy định) ban hành kèm
theo hoặc theo chương, mục, điều,
khoản, điểm.
• Chỉ thị: Theo khoản, điểm;
• Thông tư: Theo mục, khoản, điểm
104
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ĐƯỢC
BỐ CỤC NHƯ SAU
• Quyết định (cá biệt): Theo điều,
khoản, điểm, các quy chế kèm theo
hoặc theo chương, mục, điều,
khoản, điểm.
• Chỉ thị (cá biệt): Theo khoản, điểm.
• Các hình thức văn bản hành chính
khác: Theo phần, chương, mục,
khoản, điểm.
105
Nội dung văn bản
• Phần nội dung văn bản được trình bày
bằng chữ thường, cỡ chữ 13-14, khi
xuống dòng có thể lùi vào từ 01 tab.
• Khoản cách giữa các đoạn văn đặt tối
thiểu 6 pt.
• Khoản cách giữa các dòng là đơn hoặc
từ 1.5 pt trở lên.
106
CHỨC VỤ, HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ
CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
• A/ Quy định về việc ký văn bản
• Ở các cơ quan tổ chức làm việc theo
chế độ thủ trưởng thì người này có
quyền ký tất cả các văn bản.
• Thông thường Thủ trưởng phải ký
những văn bản quan trọng như: Chính
sách, chế độ, chương trình hành động,
kế hoạch công tác, báo cáo, công văn
xin chỉ đạo cấp trên
107
• Tùy theo quy mô và phương pháp quản lý
mà Thủ trưởng có thể ủy quyền cho cán bộ
phụ trách dưới mình một cấp ký những văn
bản mà pháp luật quy định phải do Thủ
trưởng cơ quan ký. Việc ủy quyền phải được
lập bằng văn bản và quy định thời hạn ủy
quyền. Người được ủy quyền không được
ủy quyền lại.
108
• Người ký văn bản phải chịu
trách nhiệm về văn bản
mình ký. Văn bản do người
không có thẩm quyền ký
không có giá trị pháp lý.
109
Quy định về hình thức ký
• Ký trực tiếp
• Là Thủ trưởng hoặc người đại
diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức trực tiếp ký vào
văn bản. Và phải ghi rõ chức vụ
của người ký.
110
• Trường hợp thay mặt tập thể ký:
• Thì phải ghi chữ viết tắt “TM” vào trước tên
tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức. Ví
dụ:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Trường Sinh
111
TRƯỜNG HỢP KÝ THAY NGƯỜI ĐỨNG
ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC
• Thì phải ghi chữ “KT” vào trước chức vụ của
người đứng đầu. “KT” là hình thức được áp
dụng khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức
giao cho cấp phó của mình phụ trách ký thay
các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
Ví dụ:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Phước Như
112
TRƯỜNG HỢP KÝ THỪA LỆNH
• Phải viết tắt chữ “TL” vào trước chức
vụ của Thủ trưởng. Việc giao ký thừa
lệnh phải được quy định cụ thể trong
quy chế hoạt động hoặc quy chế công
tác của cơ quan,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ky_thuat_soan_thao_van_ban_nguyen_trung_tin.pdf