Lê Thánh Tông (1442-1497)
Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh). Lê Thánh Tông là người yêu thơ văn, ông đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú. Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước.
14 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 18392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 43: Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) Tiết 43: MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC KIỂM TRA BÀI CŨ ? Nêu những đặc điểm nổi bật trong giáo dục và thi cử thời Lê sơ. ? Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu + Giáo dục và thi cử thời lê sơ: - Được quan tâm, tổ chức chặt chẽ và quy cũ hơn. ( Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học, thi cử chặt chẽ qua 3 kì, lập bia tiến sĩ...) + Thành tựu văn hóa: Văn học chữ hán chiếm ưu thế, văn học chữ nôm giữ vị trí quan trọng. Các tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng. Nghệ thuật sân khấu, kiến trúc, điêu khắc với kĩ thuật điêu luyện... Nguyễn Trãi (1380-1442) Tên tự là Ức Trai, sống vào một giai đoạn lịch sử sôi động, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ thời đấu tranh chống ách đô hộ nhà Minh cho tới đầu đời Lê. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn phi Khanh, tên hiệu là Nhị Khê, vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn ( nay thuộc Chí Linh - Hải Dương ), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi ( sau đổi tên thành Nhị Khê ) huyện Thượng Phúc ( nay là huyện Thường Tín-Hà Nội ). TÁC PHẨM CÓ GIÁ TRỊ CỦA NGUYỄN TRÃI BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (平吳大誥) Nguyên văn (Hán văn) "Bình Ngô đại cáo" ? Tại sao Bình Ngô Đại Cáo được xem như là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của đất nước ta. Trước Bình Ngô Đại Cáo tác phẩm nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất. Qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi đã khẳng định độc lập chủ quyền của quốc gia, dân tộc ta. Trước Bình Ngô Đại Cáo, Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất. Tượng vua Lê Thánh Tông tại Văn miếu-Quốc tử giám Lê Thánh Tông (1442-1497) Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh). Lê Thánh Tông là người yêu thơ văn, ông đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú. Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước. Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với đất nước + Chính trị: - Hoàn thiện bộ máy nhà nước, bàn hành luật Hồng Đức, vẽ bản đồ... + Kinh tế: - Ban chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, Đắp đê (đê Hồng Đức), đào sông, lập cục Bách tác,... + Văn hóa – giáo dục: - Dựng lại Quốc tử giám, bia tiến sĩ, mở trường học, khoa thi... Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử giám Đĩa hình rồng thời Lê Tao đàn Nhị thập bát Tú còn gọi là Hội Tao Đàn hay Tao đàn Lê Thánh Tông, là hội thơ ca và xướng họa thơ ca cung đình do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Hội Tao Đàn tập hợp các nho sĩ là vua quan, hai mươi tám vì tinh tú trong bầu trời thơ ca Đại Việt cuối thời Hồng Đức. Hội này tồn tại trong khoảng 2 năm 1495-1497 (đến khi Lê Thánh Tông mất).Trong đó: Lê Thánh Tông - Tao đàn Đô nguyên suý. Thân Nhân Trung - Tao đàn Phó nguyên suý. Đỗ Nhuận - Tao đàn Phó nguyên suý. Tác phẩm chủ yếu 1. Hồng Đức Quốc âm thi tập (chữ Nôm) 2. Quỳnh Uyển cửu ca 3. Minh lương cẩm tú 4. Văn minh cổ xúy 5. Chinh Tây kỷ hành 6. Cổ tâm bách vịnh 7. Xuân văn thi tập . Ngô Sĩ Liên Người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội). Theo sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi Tác phẩm tiêu biểu: Bộ Đại việt sử kí toàn thư. Hình bìa ''Nội các quan bản'', của ''Đại Việt sử ký toàn thư. Lương Thế Vinh: Tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên; người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là một nhà Toán học, Phật học, nhà thơ người Việt. Ông đỗ Trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn . Những đóng góp của ông: - Về toán học: Đại thành toán pháp, Khải minh toán học - Về nghệ thuật hát chèo: Hỷ phường phổ lục - Về Phật học: Thiền môn khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa) Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên. Ngoài công việc Hàn lâm trong triều, ông còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi những văn thư ngoại giao này. BÀI TẬP ? Em hãy nêu đánh giá của mình về một danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc ta ở thế kỉ XV. ? Tại sao nói: Nhà nước phong kiến dưới thời vua Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV) là nhà nước phong kiến hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến mà các em đã học. Vì dưới thời vua Lê Thánh Tông: Nhà nước được hoàn thiện hơn ngoài 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) còn có một số cơ quan chuyên môn ( Hàn lâm viên, Quốc sử viên, Ngự sử đài.) Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. 1. Học thuộc bài nắm được: Những đóng góp của các danh nhân văn hóa tiêu biểu ở thế kỉ XV đối với lịch sử dân tộc Làm bài tập sau ? Tại sao nói: Nhà nước phong kiến dưới thời vua Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV) là nhà nước phong kiến hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến mà các em đã học. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 2. Đọc bài 21 nghiên cứu kĩ các câu hỏi SGK chú ý: ? Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông theo mẫu sau: ? Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông theo mẫu sau: PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CAM LỘ Trường THCS Lê Thế Hiếu Giáo viên: Lê Thị Ngọc Hân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng điện tử-lịch sử- một số danh nhân văn hóa dân tộc.ppt