Bài giảng lịch sử tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII

GV tiếp tục trình bày:

+ Trong khi Nho giáo bị suy thoái, thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục trở lại.

+ Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật giáo. Góp tiền, cúng ruộng cho các Chùa. Tham gia xây dựng và sửa chữa nhiều chùa quán.

- GV liên hệ, giới thiệu sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay, giúp các em đối chiếu và so sánh được với thời kỳ trước.

- GV tiếp tục giảng: Bên cạnh những tôn giáo đã có từ trước ở nước ta trong thời kỳ này còn xuất hiện Đạo thiên chúa.

(?) Thiên Chúa giáo xuất hiện đầu tiên ở đâu và được truyền bá vào nước ta theo con đường nào.

+ Xuất hiện vào thế kỷ I ở Đế quốc Rôma cổ đại, được coi là tôn giáo chính ở Châu Âu.

+ Thế kỷ XVI – XVII, với cuộc phát kiến địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hoá phát triển, con đường buôn bán cũng được mở rộng. Đã tạo đà cho việc truyền bá đạo thiên chúa vào nước ta.

 

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 38731 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lịch sử tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi cuối kỳ Bộ Môn: Phương pháp dạy học Lịch sử Giảng viên: PGS.TS.Vũ Quang Hiển Th.S.Hoàng Thanh Tú Trợ giảng: Nguyễn Thị Ngọc Mai Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Lanh Lớp : K49 SP Lịch Sử Bài 24: Tình hình văn hoá ở các thế kỷ XVI – XVIII. I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm được các đặc điểm về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVIII. + Nêu được nguyên nhân suy thoái của Nho giáo. Kể tên được những tôn giáo mới trong các thế kỷ XVI – XVIII, cũng như những nét mới trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. + Sự phát triển và hạn chế trong giáo dục có ảnh hưởng to lớn đến sự biến đổi của xã hội Viêt Nam thế kỷ XVI – XVIII. + Những thành tựu trong văn học và khoa học - kỹ thuật. 2. Về kỹ năng: - Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá các thành tựu văn hoá ở các thế kỷ XVI – XVIII. - Rèn kỹ năng quan sát, sưu tầm và khai thác tranh ảnh trong SGK và các tài liệu liên quan đến bài học. 3. Về tư tưởng: - Học sinh biết trân trọng, tự hào về các thành tựu văn hoá mà nhân dân ta đã sáng tạo nên. - Có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền văn hoá dân tộc. - Vận dụng tốt vào đời sống thực tế đời sống. II. Tài liệu dạy học. 1. Giáo viên: SGK, sách giáo viên, giáo án, tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật, điêu khắc, một số mẩu chuyện về giáo dục - khoa cử, một số tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm và văn học dân gian… 2. Học sinh: SGK, vở ghi, bút… III. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỉ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế kỉ. Ở thế kỉ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến có những biến đổi to lớn, sự phat triển của kinh tế hàng hoá và giao lưu với thế giới đã tác động lớn đến đời sống văn hoá của nhân dân ta ở cả đàng Trong và đàng Ngoài. Để tìm hiểu được những điểm mới của văn hoá Việt Nam thời kỳ này có điểm gì khác và phát triển hơn so với thời kỳ trước. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 24. 4. Dạy bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản - GV đặt câu hỏi: (?) Tình hình tôn giáo thế kỷ X- XV phát triển như thế nào. Đạo Nho, Đạo phật đều rất phổ biến. + Đạo Nho du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đến thời Lý - Trần Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Thời Lê Sơ, Nho giáo giữ vị trí độc tôn. + Phật giáo: Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi. - GV đặt vấn đề và câu hỏi: (?) Có những tôn giáo nào ở Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVIII. Đặc điểm của nhưng tôn giáo đó. + Nho giáo + Phật giáo + Đạo giáo + Thiên chúa giáo (?) Tại sao ở thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo bị suy thoái. - HS dựa vào kiến thức cũ, SGK và những hiểu biết của mình để trả lời. + Trật tự phong kiến và các quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến dã bị lỗi thời. + Nhà nước phong kiến bị khủng hoảng, chính quyền thời Lê bị suy sụp. - GV nhấn mạnh thêm về Nho giáo: + Trước đây quy định quan hệ Vua – Tôi, Cha – Con, Vợ - Chồng một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ. + Nay: “ Còn tiền, còn bạc còn đệ tử Hết tiền, hết rượu, hết ông tôi.” (Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) -> Tiền đã chi phối xã hội một cách sâu sắc. - GV tiếp tục trình bày: + Trong khi Nho giáo bị suy thoái, thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục trở lại. + Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật giáo. Góp tiền, cúng ruộng cho các Chùa. Tham gia xây dựng và sửa chữa nhiều chùa quán. - GV liên hệ, giới thiệu sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay, giúp các em đối chiếu và so sánh được với thời kỳ trước. - GV tiếp tục giảng: Bên cạnh những tôn giáo đã có từ trước ở nước ta trong thời kỳ này còn xuất hiện Đạo thiên chúa. (?) Thiên Chúa giáo xuất hiện đầu tiên ở đâu và được truyền bá vào nước ta theo con đường nào. + Xuất hiện vào thế kỷ I ở Đế quốc Rôma cổ đại, được coi là tôn giáo chính ở Châu Âu. + Thế kỷ XVI – XVII, với cuộc phát kiến địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hoá phát triển, con đường buôn bán cũng được mở rộng. Đã tạo đà cho việc truyền bá đạo thiên chúa vào nước ta. + Các giáo sĩ phương Tây khi truyền bá vào Việt Nam đã dựa trên sự suy thoái của Nho giáo và đời sống khổ cực của nhân dân. Cho Chúa cứu thế những người nghèo khổ. Thu hút được nhiều giáo dân tham gia. - GV bổ sung: Trong khoảng 10 từ 1615 – 1625 đã co 21 giáo sĩ vào Đại Việt. Tiêu biểu là giáo sĩ nguời Pháp Alêchxăng Đơ Rốt. - GV cho học sinh đóng vai là Alêchxăng Đơ Rốt kể về quá trình truyền đạo của mình ở Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII. - GV nhấn mạnh : Truyền giáo đã dọn đường cho chủ nghĩa thực dân, Vua Nguyễn đã ý thức được nhưng không có biện pháp đúng đắn, khiến chủ nghĩa thực dân ngày càng có cơ hội phát triển và Đạo thiên chúa ngày càng phát triển theo. - HS tiếp tục theo dõi SGK. - GV đặt câu hỏi: (?) Người Việt Nam có những tín ngưỡng truyền thống nào. + Thờ cúng tổ tiên. + Các thần linh và các anh hùng dân tộc. - GV bổ sung: mặt trái của tín ngưỡng như: mê tín, dị đoan, thờ cúng tuỳ tiện. - GV liên hệ kiến thức cũ và đặt câu hỏi: (?) Đặc điểm của giáo dục Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII. + Đàng Ngoài: Nhà nước Lê - Trịnh vẫn cố gắng mở rộng giáo dục Nho học theo thời Lê Sơ. Nhưng người đi thi và đỗ không nhiều. + Đàng Trong: Năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi theo cách riêng, nội dung Nho học rất sơ lược. + Thời Quang Trung trị vì, giáo dục đuợc chấn chỉnh. Các sách đựơc dịch từ chữ Hán ra chữ Nôm thành chương trình học. Đưa văn thơ vào nội dung thi cử. - GV đặt vấn đề và câu hỏi tiếp theo: (?) Ở thế kỷ XVI – XVIII, việc không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta. + Giáo dục không góp phần phát triển kinh tế, không thừa hưởng được những thành quả của khoa học - kỹ thuật, những tri thức tiên tiến của loài người áp dụng vào sản xuất. + Chương trình Nho học “ Tứ thư, ngũ kinh” học để đi thi và ra làm quan. -> Kinh tế chậm phát triển. - GV kể mẩu chuyện lịch sử: “ Sự tích… Sinh đồ ba quan” cho HS nghe, sau đó dặt câu hỏi: (?) Hãy nhận xét về tình hình giáo dục – khoa cử nước ta thế kỷ XVI – XVIII. + Vẫn tiếp tục phát triển. + Có nhiều tiêu cực trong thi cử, nội dung thi rất sơ lược. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: (?) Văn học Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII có những điểm gì mới. + Văn học chữ Hán mất dần địa vị thống trị. + Văn học chữ Nôm bắt đầu xuất hiện, có nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,… + Văn học dân gian hình thành và phát triển khá rầm rộ. - GV đặt tiếp câu hỏi: (?) Hãy kể tên một số tác giả và tác phẩm thơ Nôm mà em biết. + Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bạch Vân am thi tập. + Đặng Trần Côn: Chinh phụ Ngâm - GV bổ sung và nhấn mạnh về tác giả Đào Duy Từ. + Đào Duy Từ (1572 – 1634) vừa là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn, vừa là nhà quân sự có tài. Ông sinh ra tại làng Hoa Trai ( Tĩnh Gia – Thanh Hoá), có tài nhưng không được chúa Trịnh trọng dụng và cho đi thi. + Đào Duy Từ vào đàng Trong được chúa Nguyễn phong tức hầu và rất trọng dụng trong việc xây đắp Luỹ Thầy. + Là người có công lớn trong viêc phát triển nghề hát bội ở đàng Trong và là người khởi tảo tuồng Sơn Hậu. - HS sau khi được GV giao cho nhiệm vụ chuẩn bị bài từ nhà. - GV gọi hai em HS lên đóng vai: + Đào Duy Từ. + Chúa Trịnh. Tham gia đối thoại với nhau bằng đoạn thơ Nôm. - GV giới thiệu về xuất xứ đoạn thơ Nôm trên được chúa Trịnh và Đào Duy Từ lấy từ trong ca dao dân gian, làm bài đối bằng thơ Nôm để diễn đạt điều mà mình muốn nói. - GV đặt câu hỏi: (?) Em hãy cho biết ý nghĩa của đoạn đối đáp trên. (?) Em có thêm những hiểu biết gì về nhân vật Đào Duy Từ. - GV đặt vấn đề và gọi HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ. Sau đó đặt câu hỏi. (?) Em có nhận xét gì về nội dung của những câu cao dao - tục ngữ trên. + Thể hiện sự tinh tế và nhạy bén của nhân dân ta. + Phản ánh đời sống khổ cực, vất vả của nhân dân khi đất nước bị phân chia đàng Trong và đàng Ngoài. - GV nhấn mạnh: Sự phát triển của văn học dân gian trong các thế kỷ XVI – XVIII, thực sự là cuộc phản kháng lớn của nhân dân trên mặt trận tinh thần, vật chất. Chuẩn bị cho cuộc đấu tranh bằng vũ khí ở những thế kỷ tiếp theo. - GV đặt câu hỏi: (?) Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỷ X – XV phát triển như thế nào. + Phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ( Phật giáo, Nho giáo), song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. + Để lại nhiều công trình nổi tiếng như: Chùa Một Cột ( Hà Nội),… - GV tiếp tục đặt câu hỏi: (?) Trình bày sự phát triển của nghệ thuật nước ta thế kỷ XVI – XVIII. + Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc vẫn tiếp tục phát triển với nhiều công trình có giá trị cao. + Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành: - Phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Mang đậm tính địa phương, miêu tả cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất,… + Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả hai Đàng. - GV chiếu và miêu tả một số hình ảnh như: Chùa Thiên Mụ, Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Tượng La Hán chùa Tây phương,… để giúp HS thấy rõ hơn về các thành tựu cũng như sự khéo léo của các nghệ nhân và của nhân dân ta ở thế kỷ XVI – XVIII. - GV Chia lớp làm hai nhóm, yêu cầu HS hoàn thành bảng thống kê những thành tựu khoa học - kỹ thuật thế kỷ XVI – XVIII. Theo mẫu: STT Lĩnh vực Thành tựu 1 Sử học 2 Quân sự 3 Triết học 4 Y học 5 Kỹ thuật + Sử học: bên cạnh các bộ sử Nhà nước biên soạn còn các bộ sử do tư nhân xuất hiện: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử,… + Quân sự: có tập “ Hổ Trướng Khu cơ” (Đào Duy Từ). + Triết học: Một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. + Y học: có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác. + Kỹ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến, chế tạo đồng hồ và kính thiên lí,… - GV đặt câu hỏi: (?) Khoa học - Kỹ thuật thời kỳ này có ưu điểm và hạn chế gì. + Khoa học: đã xuất hiện một số các nhà khoa học. Tuy nhiên khoa học tự nhiên chưa được chú trọng để phát triển. + Kỹ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ thuật hiện đại của phương Tây, nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do sự hạn chế của chính quyền thống trị và sự trình độ của nhân dân Việt Nam thơì kỳ này. I. Tư tưởng tôn giáo. 1. Tôn giáo: - Thế kỷ XVI – XVIII: Nho giáo từng bước bị suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Đạo giáo, Phật giáo có điều kiện khôi phục và phát triển trở lại, nhưng không phát triển mạng như thời Lý - Trần. - Thế kỷ XVI – XVIII, Đạo thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi vào Việt Nam. 2.Tín ngưỡng: - Phát huy các tín ngưỡng truyền thống của Dân tộc: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, các anh hùng dân tộc,… - Đời sống tín ngưỡng ngày càng phát triển phong phú. II. Phát triển Giáo dục và Văn học. 1. Giáo dục: - Mở rộng giáo dục Nho học, tổ chức kỳ thi Huơng - Hội để tuyển chọn người tài. - Giáo dục đàng Ngoài vẫn như cũ, nhưng xa sút dần về số lượng. - Đàng Trong: Năm 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. - Quang Trung đưa thơ Nôm vào thi cử. - Chương trình giáo dục Nho học chưa góp phần phát triển kinh tế nước ta. - Giáo dục – khoa cử vẫn còn nhiều tiêu cực và hạn chế. 2. Văn học: - Văn học chữ Hán: + Mất dần vị thế. + Xuất hiện một số nhà sưu tập văn, thơ, viết truyện ký,… - Văn học chữ Nôm xuất hiện, với nhiều tác giả và tác phẩm. - Văn học dân gian: Có nhiều thể loại như: ca dao, tục ngũ, truyện cười,… - Thế kỷ XVI – XVIII, chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phát triển và phổ biến. III. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật. 1. Nghệ thuật: - Thế kỷ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển. Xuất hiện một số công trình nổi tiếng như: + Chùa Thiên Mụ ( Huế). + Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ( Chùa Bút tháp - Bắc Ninh). + Các tượng La Hán chùa Tây Phương ( Hà Tây). - Nghệ thuật dân gian được hình thành và phát triển. - Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả hai Đàng. 2. Khoa học - Kỹ thuật: - Các công trình khoa học - kỹ thuật được hình thành và không ngừng tăng lên ở nhiều ngành. + Sử học + Quân sự + Triết học + Y học + Kỹ thuật 5. Bài tập Củng cố: - Những nét mới của văn hoá Việt Nam các thế kỷ XVI – XVIII. - Phân tích các đặc điểm và ý nghĩa của Văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật. B. Hoàn thành một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 1) Ở thế kỷ XVI – XVIII hệ tư tưởng nào giữ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Không có hệ tư tưởng nào cả. (Đáp án: D) 2) Ở đàng Trong họ Nguyễn tuyển dụng quan lại chủ yếu qua hình thức nào? A. Thi cử B. Tiến cử C. Dòng tộc D. Người có công với chúa Nguyễn (Đáp án: B) 3) Nét nổi bật của văn học giai đoạn XVI – XVIII là sự nở rộ các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ nào? A. Nôm B. Hán C. Quốc ngữ D. Các chữ trên (Đáp án: A) 4) Sách “ Hổ Trướng Khu cở” và công trình Luỹ Thầy gắn liền với tên tuổi của ai? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Đào Duy Từ C. Ngô thế Lân D. Mạc Thiên Từ. (Đáp án: B) Phụ lục 1. Đóng vai Alêchxăng Đơ Rốt: “ Tôi là Alêchxawng Đơ Rôt, là một giáo sĩ người Pháp. Năm 1672 tôi cùng một giáo người Bồ Đào Nha là MacKê đến của Bạng (Thanh Hoá). Tại đây chúng tôi đã gặp Trịnh Tráng, Tôi đã biếu một chiếc đồng hồ và một quyển sách toán đẹp. Trịnh Tráng đã đưa chúng tôi về Thăng Long giảng đạo. Tại Thăng Long, tôi đã làm lễ rửa tội cho hàng ngàn người. Năm 1630, Tôi đã bị trục xuất khỏi đàng Ngoài và phải về dạy học ở Áo Môn( Căn cứ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc). Năm 1640 tôi được Hội truyền giáo Bồ Đào Nha cử vào đàng Trong truyền giáo, được 7 tháng hoạt động thì tôi bị chúa Nguyễn trục xuất. Đến năm 1645 tôi trở về Pháp. Năm 1651, trên cơ sở các thành tựu của G. Đaman, A. đơBacbôla tôi đã hoàn thành cuốn(Từ điển Việt - Bồ - Latinh), đánh dấu sự ra đời chữ quốc ngữ theo mẫu tự chữ Latinh.” 2. Mẩu chuyện lịch sử: “ Sự tích…Sinh đồ ba quan” “ …Một khi chính sự đã thối nát, thì sớm muộn thế nào trường thi cũng là nơi chen chúc của những kẻ bất tài, mua bán, hối lộ mà thôi. Tháng 11 năm Canh Ngọ(1750), triều đình vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Doanh đã cho phép thí sinh nạp tiền để thay cho việc dự thi khoa thi phụ này và gọi đó là tiền Thông kinh. Ở buổi đấu Trung hưng, số tiền do Sinh đồ( tức tú tài) những người này muốn đi thi tiếp đều phải nạp tiền cho quan sở tại ở huyện. Từ năm Bảo Thái( niên hiệu của vua Lê Dụ Tông), triều đình bắt đàu thi hành đánh thuế điệu, mọi khoản đều phải trông vào công quỹ. Đến đây việc đánh dẹp lại diễn ra triền miên, chi phí không biết bao nhiêu mà kể, cho nên triều đình đã hạ lệnh rằng: hễ năm nào có khoa thi Hương thì cho phép mọi người được nạp ba quan tiền đẻ thay thế cho việc khảo hạch, rồi được đi dự thi. Bởi lệ này, từ kẻ làm ruộng đến người buôn bán, thậm chí cả bọn đồ tể cũng hăng hái nạp tiền đi thi. Ngày thi học trò giày xéo lên nhau, đến nỗi có kẻ phải chết. Trong trường thi, kẻ thì mang theo sách, kể thì đi thi mướn thả cửa mà tac oai, tác quái”. 3. Đóng vai chúa Trịnh và Đào Duy Từ đối đáp với nhu bằng thơ Nôm: - Dẫn truyện: Vào khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Dười sự trị vì của chúa Trịnh ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong, tình hình Văn hoá ở cả hai Đàng đều rất phát triển. Tuy nhiên, ở Đàng trong với sự phát triển của việc xây đắp Luỹ Thầy, nghề hát bội phát triển và đặc biệt là sự ra đời của tuồng Sơn Hậu, mà người có công lớn nhất là Đào Duy Từ. Chúa Trịnh sau khi nghe các Đại thần trình tấu, ngồi trong thư phòng với cận thần thân tín của mình đã tâm sự: - “ Ta cảm thấy thật buồn và tiếc vì đã bỏ mất một ngừơi hiền tài trong thiên hạ. Giá như trước đây ta trọng dụng Đào Duy Từ, thì bây giờ dàng Ngoài cũng thật là phát triển. Nay ta có ý muốn mời Đào Duy Từ ra đàng Ngoài phò tá giúp ta phát triển đất nước. Nhưng vì ta là một bậc Minh vương, là bề trên nên ta không thể đích thân vào đoc mời Đào Duy Từ được. Ta sẽ viết một bức thư, ngươi hãy sai Xứ thấn đem vào cho Đào Duy Từ. Nội dung bức thư: “ Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt, Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay”. - Xứ thần của chúa Trịnh đã không quản ngầy đêm mang thư đến cho Đào Duy Từ. Sau khi đi qua con sông Gianh( là ranh giới phân chia lãnh thổ giữa hai Đàng) đã gặp được Đào Duy Từ và giao cho ông bức thư của chúa Trịnh. - Đào Duy Từ: Sau khi nhận được thư, tỏ ra bùi ngùi và xúc động. Ông đọc thư rất lâu, sau đó vào trong Thư phòng viết thư đáp lại cho chúa Trịnh. Nội dung bức thư: “ Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh không hỏi những ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra”. Ngươi hãy đem bức thư này về giao lại cho chua Trịnh, ta tin là ngài sẽ hiểu. Chúc nhà ngươi lên đường bình an. 4. Ca dao - tục ngữ: - “ Khố đã rách như tua con mực, Áo tả tơi mảnh ngược, mảnh xuôi. Vì đâu cực khổ cuộc đời, Bởi trưng sưu thuế vọt roi mấy lần”. - “ Hai chân leo đá đã mòn, Hai tay chai sạn hãy còn trơ trơ”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Sử 10 bài Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII.doc
Tài liệu liên quan