Mối tương quan giữa luật công bằng và thông luật
Luật công bằng chỉ được xem là 1 bộ phận bổ sung cho thông luật
· Các thẩm phán của tòa công bằng tự nhìn nhận và đưa ra nguyên tắc “luật công bằng đi sau thông luật” luật công bằng ra đời chỉ đóng vai trò hỗ trợ giúp cho thông luật hoàn thiện hơn. Chỉ khi thông luật không điều chỉnh được hay không điều chỉnh hết thì luật công bằng mới giải quyết ( Ví dụ khi không có trát, khi phán quyết của thông luật không thỏa đáng do chỉ có chế tài phạt tiền ). Luật công bằng đưa ra nguyên tắc này nhằm tránh gây ra xung đột với các tòa án hoàng gia luôn tìm cách bảo vệ sự độc quyền của mình trong xét xử
· Các phán quyết của tòa công bằng không chỉ được áp dụng trong tòa công bằng mà còn được các thẩm phán của tòa thông luật tham khảo với tư cách là những lẽ phải, lẽ công bằng để bổ sung cho “luật”
Tuy nhiên khi giải quyết các vụ việc các thẩm phán của tòa công bằng luôn đặt công bằng và lẽ phải lên hàng đầu để xem xét vụ việc có xâm phạm đến công lý, đạo đức hay không. Nếu có thì đơn thỉnh cầu sẽ được chấp nhận. Chính vì thủ tục tố tụng đơn giản đã khiến cho người có lợi ích bị xâm phạm dễ dàng tiếp cận được với công lý hơn ở tòa thông luật nên uy tín của tòa công bằng ngày càng cao.
Về pháp lý, từ 1621, viện nguyên lão bắt đầu xem xét các phán quyết của tòa công bằng, đồng nghĩa với việc tòa công bằng đã có vị trí ngang với tòa thông luật.
Như vậy tính đến trước cuộc cải cách tòa án, nước Anh đã có 2 hê thống tòa án tồn tại độc lập với nhau. Trong đó mỗi tòa án áp dụng 1 thủ tục tố tụng riêng, qui phạm pháp luật riêng.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng luật so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với nhánh tòa hành chính, nguyên tắc này không được tuân thủ tuyệt đối. Trong 1 số trường hợp đặc biệt hội đồng nhà nước còn có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa phá án không có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa án tối cao trong 1 số trường hợp có thể tạo ra án lệ
Không có sự phân định giữa tòa dân sự và tòa hình sự 1 cách độc lập như ở Anh mà trong 1 tòa sẽ có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự
Chế định bồi thẩm đoàn được áp dụng duy nhất chỉ ở tòa án hình sự đặc biệt
3.2 Nhánh tòa thẩm quyền chung
3.2.1 Các tòa sơ thẩm
Tòa dân sự thẩm quyền hẹp
Được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ mà không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và ở mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 tòa. Hiện tại Pháp có 455 tòa này.
Về tổ chức, tòa này không có biên chế thẩm phán độc lập mà chỉ có các thẩm phán được biệt phái từ tòa sơ thẩm dân sự thẩm quyền chung với nhiệm kỳ 3 năm
Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị dưới 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt cao nhất là 6 năm tù hay phạt tiền đến 3,000 EUR.
Về thủ tục xét xử : thường được xét xử bởi 3 thẩm phán. Đối với các vụ việc nhỏ gọn thì được giải quyết bởi 1 thẩm phán.
Cấp phúc thẩm : những bản án từ tòa này sẽ được giải quyết theo trình tự phúc thẩm tại các tòa phúc thẩm vùng
Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : những tranh chấp giá trị dưới 4,000 EUR thì sẽ không được xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên có khả năng được xét xử theo trình tự phá án tại tòa phá án nước Pháp.
Tòa dân sự thẩm quyền chung
Toàn nước Pháp có 181 tòa loại này (6 tòa hải ngoại + 175 tòa quốc nội ) và ở mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 tòa.
Về cơ cấu tổ chức, số lượng thẩm phán chuyên nghiệp tại các tòa này phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó đảm nhiệm
Trong tòa này sẽ có các tiểu tòa dân sự và các tiểu tòa hình sự. Phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó giải quyết thì số lượng tiểu tòa cũng khác nhau. Ví dụ : Pari có 30 tiểu tòa trong khi Nancy chỉ có 3 tiểu tòa
Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 1 hay 3 thẩm phán chuyên nghiệp
Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị trên 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt là 6 năm tù trở lên hay phạt tiền từ 3,750 EUR trở lên
Cấp phúc thẩm ( tòa phúc thẩm vùng ) xét xử những bản án từ tòa sơ thẩm
Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : không đặt ra những giới hạn về thẩm quyền xét xử
Tòa vi cảnh :
được xét xử bởi 1 viên cảnh sát và hình thức phạt tiền tối đa là 1000 EUR đối với các hành vi vi phạm luật giao thông, hay các tội hình sự nhẹ
Tòa hình sự đặc biệt
Cơ cấu tổ chức : bao gồm 1 chánh án và 2 thẩm phán từ tòa phúc thẩm vùng hay tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được biệt phái theo vụ việc mà không có biên chế riêng
Thẩm quyền : xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng như tội giết người, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia với hình phạt tù từ 10 năm cho đến chung thân
Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 3 thẩm phán và sử dụng chế định bồi thẩm đoàn. Bản án của tòa án này chỉ được xem xét lại ở tòa phá án
Các tòa đặc biệt khác : tòa thương mại, tòa lao động, tòa nông nghiệp
Sử dụng lực lượng là các thẩm phán hòa bình, là những người có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể, làm việc không hưởng lương
Cấp phúc thẩm : được giải quyết tại tòa phúc thẩm vùng
3.2.2 Các tòa phúc thẩm
Toàn nước Pháp có 35 tòa phúc thẩm vùng được tổ chức theo không gian lãnh thổ. Mỗi tòa phúc thẩm vùng sẽ có trách nhiệm xét xử phúc thẩm từ các bản án sơ thẩm của các tòa sơ thẩm trong phạm vi vùng mà nó phụ trách
Thẩm quyền xét xử : xét xử cả về tình tiết lẫn nội dung của pháp luật, các bản án dân sự và hình sự
Thủ tục xét xử : từ 3 đến 7 thẩm phán từ các ban liên quan đến bản chất của vụ việc
3.2.3 Các tòa phá án
Chức năng :
Đây là cấp cao nhất của nhánh tòa tư pháp có chức năng thống nhất việc áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nước đối với nhánh tòa tư pháp ( giống Việt nam về áp dụng pháp luật )
Thẩm quyền :
chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của các bản án bị kháng cáo kháng nghị ( không bao giờ xem xét lại mặt tình tiết , nội dung của bán án )
Các bản án được phép kháng cáo kháng nghị lên tòa án tối cao bao gồm : bản án bị giới hạn thẩm quyền phúc thẩm, bản án của các tòa đặc biệt, bản án bị phúc thẩm
Kết quả của hoạt động xem xét sẽ cho ra 2 loại quyết định : giữ nguyên bản án ( có giá trị chung thẩm ) hủy bản án ( đây là tên gọi của tòa phá án ) bằng cách trả lại cho 1 tòa án cấp dưới khác cùng cấp với tòa đã ra bản án bị kháng cáo, kháng nghị hay trả lại cho chính tòa án đã ra bản án nhưng sẽ giao cho hội đồng xét xử khác hòa toàn.
Chú ý : Khi trả bản án lần 1 thì tòa phá án có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng các tòa án cấp dưới không bắt buộc tuân theo. Hệ quả là tòa án cấp dưới vẫn có thể xét xử khác đi, dẫn đến kháng cáo kháng nghị lần 2.Nhưng nếu tòa phá án tiếp tục trả lại bản án lần thứ 2 thì ý kiến của tòa phá án bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuântheo.
Hội đồng xét xử của tòa phá án thường có từ 3-5 thành viên ở lần phá án thứ nhất, nhưng tất cả các thành viên của tòa phá án sẽ phải tham gia ở lần thứ hai,.
Chú ý
Tòa phá án Pháp chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật của các tòa khác
Tòa tối cao Việt nam cũng có chức năng xét xử phúc thẩm
Tòa tối cao Mỹ có chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
Tại sao việc thống nhất pháp luật là đặc điểm của các nước châu Âu lục địa, rất quan trọng đối với pháp luật thành văn ?
3.3 Nhánh tòa hành chính
Xét xử các vụ việc mang yếu tố công ( khác với nhánh tòa thẩm quyền chung xét xử các vụ việc mang yếu tố tư ).
Điều đặc biệt của nhánh tòa hành chính không chỉ có chức năng xét xử mà còn có chức năng tư vấn cho hành pháp ( trừ tòa phúc thẩm hành chính )
Về phân cấp, nhánh tòa hành chính cũng được chia ra 3 cấp tòa rõ ràng :
tòa hành chính sơ thẩm,
tòa hành chính phúc thẩm,
tối cao pháp viện ( hội đồng nhà nước, tham chính viện )
Khác với nhánh tòa tư pháp, nhánh tòa hành chính không có sự phân định rõ ràng về cấp xét xử. Hội đồng nhà nước vừa có chức năng xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử phá án ( xem xét lại việc áp dụng pháp luật )
Hội đồng nhà nước ( tham chính viện )
Chức năng tư vấn của hội đồng nhà nước:
Có 2 trường hợp bắt buộc phải có sự tham vấn của hội đồng nhà nước nhưng ý kiến tham vấn này không bắt buộc phải tuân theo
Khi chính phủ chuẩn bị trình 1 dự án luật lên nghị viện
Khi nghị viện qui định rõ ràng bằng văn bản rằng nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành 1 đạo luật nào đó bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng nhà nước
Ngoài ra bắt đầu từ 1963, hội đồng nhà nước có thêm 1 chức năng là đề xuất các cải cách cần thiết đối với hệ thống pháp luật hành chính hiện hành trong bản báo cáo hoạt động hàng năm gởi lên cho tổng thống
Chức năng xét xử của hội đồng nhà nước
Hội đồng nhà nước đồng thời có chức năng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ việc hành chính phức tạp có khả năng tạo ra những nguyên tắc pháp lý mới, các vụ việc có liên quan đến công chức, viên chức cao cấp của chính phủ
Tòa sẽ xét xử phúc thẩm các bản án được chuyển lên từ các tòa án hành chính đặc biệt : khi áp dụng thủ tục xem xét tính hợp pháp của hành vi hành chính theo thủ tục sơ bộ, khi có khiếu nại về bầu cử hội đồng thành phố, thị trấn ( Chú ý : khiếu nại về bầu cử tổng thống sẽ do hội đồng bảo hiến xử ) khi có kháng cáo phúc thẩm đến tử các tòa án hành chính đặc biệt
Hội đồng nhà nước có thẩm quyền phá án đối với bất kỳ tòa án hành chính nào ( trong khi đó, nhánh tòa án tư pháp thì chỉ có thẩm quyền phá án đối với tòa phúc thẩm, tòa sơ thẩm đặc biệt ) Theo đó, hội đồng nhà nước sẽ xem xét tính hợp pháp và tuyên hủy hay giữ nguyên bản án của tòa án cấp dưới. Căn cứ quan trọng nhất khi xem xét theo thủ tục phá án là có dấu hiệu vi phạm về mặt thẩm quyền, sai phạm trong thủ tục hay áp dụng pháp luật sai. Sau khi hủy phán quyết của tòa án cấp dưới, hội đồng nhà nước có thể trao vụ việc cho tòa án khác cùng cấp với tòa án đã xét xử. Khác với tòa phá án trong nhánh tòa tư pháp, sau khi hủy án hội đồng nhà nước có thể trực tiếp xét xử về mặt nội dung nếu thấy “có lợi cho công tác quản lý xét xử “. Ngoài ra hội đồng nhà nước có quyền đưa ra ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ việc theo yêu cầu của tòa hành chính sơ thẩm và tòa hành chính phúc thẩm
3.4 Tòa xung đột
Do ranh giới phân biệt luật công tư không rõ ràng ( Ví dụ : vụ việc hình sự Pháp có thể là luật tư ) à cần có tòa xung đột, có vị trí độc lập với cả nhánh tòa tư pháp và hành chính
Chức năng của tòa xung đột
Tòa xung đột có chức năng phân định thẩm quyền giữa 2 nhánh tòa hành chính và nhánh tòa tư pháp trong các trường hợp sau :
Khi cả tòa hành chính và tòa tư pháp từ chối xét xử
Khi cả tòa hành chính và tòa tư pháp đều giành nhau xét xử
Khi cả tòa hành chính và tòa tư pháp đều xét xử nhưng lại đưa ra phán quyết trái ngược nhau
Tòa xung đột là 1 tòa độc lập trong hệ thống tòa án Pháp. Thành phần tòa bao gồm 9 thẩm phán, trong đó chánh án sẽ do bộ trưởng bộ Tư pháp đảm nhiệm, 4 thẩm phán của nhánh tòa tư pháp, 4 thẩm phán của nhánh tòa hành chính
Tòa này không xét xử về mặt nội dung của các tranh chấp mà chỉ đưa ra phán quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của nhánh tòa hành chính, hay thuộc thẩm quyền của nhánh tòa tư pháp. Nhưng kể từ 1932, nguyên tắc này có 1 ngoại lệ : trường hợp duy nhất mà tòa xung đột được xét xử nội dung vụ việc là khi một vụ việc đã được xét xử bởi cả 2 nhánh tòa án, 2 bản án đã được công bố nhưng mâu thuẫn với nhau, các bên đương sự sẽ được đưa sự việc ra tòa xung đột.
3.5 Hội đồng bảo hiến
Hội đồng bảo hiến được lập ra nhằm theo dõi, giám sát việc tuân thủ hiến pháp của nghị viện, chính phủ cũng như theo dõi việc phân chia quyền lực giữa nghị viện và chính phủ à do Pháp theo thuyết tam quyền phân lập
Thành phần hội đồng bảo hiến
bao gồm các cựu tổng thống Pháp ( đây là thành phần đương nhiên và có nhiệm kỳ suốt đời ). Chín thành viên khác bao gồm 3 thành viên sẽ do tổng thống chỉ định, 3 thành viên sẽ do chủ tịch thượng viện chỉ định, 3 thành viên sẽ do chủ tịch hạ viện chỉ định. Nhiệm kỳ của hội đồng bảo hiến là 9 năm vàkhông được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ. Chú ý : cứ 3 năm 1 lần, hội đồng bảo hiến sẽ bầu lại hay chỉ định lại 1/3 số thành viên nhằm tránh tính bảo thủ, trì trệ. Chủ tịch hội đồng bảo hiến sẽ do tổng thống bổ nhiệm. Các thành viên của hội đồng bảo hiến không được kiêm nhiệm thêm các chức danh sau : bộ trưởng, nghị sỹ, ủy viên hội đồng kinh tế xã hội và lãnh đạo các đảng phái chính trị nhằm đảm bảo tính khách quan của hội đồng bảo hiến.
Chức năng của hội đồng bảo hiến
Kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản do cơ quan lập pháp ban hành trong 2 trường hợp sau :
Nếu 1 văn bản được ban hành với tư cách là 1 luật tổ chức hay 1 qui tắc tố tụng thì bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng bảo hiến
Nếu không thuộc trường hợp trên hay nếu là 1 điều ước quốc tế thì có thể được hội đồng bảo hiến xem xét khi có yêu cầu của 1 trong các chủ thể sau : tổng thống, thủ tướng, chủ tịch của 1 trong 2 viện, khi có ít nhất 60 thành viên của 1 trong 2 viện đề nghị
Xử lý những khiếu nại liên quan đến các cuộc bầu cử nghị viện, tổng thống, thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ hay trưng cầu dân ý à chức năng này được qui định tại điều 58, 59, 50 của hiến pháp 1958. Hội đồng bảo hiến thực hiện chức năng này thông qua các hoạt động như cung cấp ý kiến tư vấn hay giải quyết các khiếu nại . Với chức năng này hội đồng bảo hiến có vai trò như cơ quan tư vấn và giám sát cho các cuộc bầu cử
Hệ quả pháp lý của việc kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản pháp luật :
Trong thời gian hội đồng bảo hiến đang xem xét tính hợp hiến thì việc công bố văn bản luật bị tạm đình chỉ cho đến khi có quyết định của hội đồng. Khi văn bản luật bị tuyên bố vi hiến thì không thể có hiệu lực pháp luật. Nếu 1 văn bản luật bị tuyên bố vi hiến 1 phần thì phần vi hiến đó không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của văn bản
Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến :
Thực hiện khi văn bản luật đã được nghị viện thông qua nhưng chưa được công bố ( giám sát trước )
Thời hạn kiểm tra tính hợp hiến :
Thời hạn để hội đồng bảo hiến ra quyết định là 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của chính phủ thì thời hạn trên được rút xuống còn 8 ngày
Hình thức, hiệu lực của văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành
Các văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành được thể hiện dưới hình thức quyết định ( khác với Mỹ ) có giá trị chung thẩm, không thể bị kháng cáo kháng nghị, có giá trị bắt buộc thi hành đối với tất cả các cấp các ban ngành. Quyết định được đăng toàn văn trên công báo và phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên.
Nhược điểm
Thời gian ngắn và chỉ được thực hiện đối với các văn bản đã được công bố
Không được xem xét các văn bản do chính phủ ban hành
IV Nghề luật – Đào tạo luật
Pháp là 1 trong những quốc gia có nghề luật đa dạng nhất trên thế giới à tại sao ?
Tại sao ở Anh không có nghề công chứng viên ?
Ở Pháp có 1 số nghề luật mang tính độc quyền : công chứng viên, luật sư …
Tòa Pháp phân ra 2 nhánh tòa tư pháp và tòa hành chính à thẩm phán được đào tạo khác nhau
Thẩm phán, luật sư , công tố viên ( ngoài ra còn có thừa phát lại, công chứng viên )
------------------------------------------------------------------------
BÀI 5 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
Là hệ thống pháp luật gốc của án lệ
United Kingdom bao gồm England, Wales, Scotland, North Ireland à Hệ thống pháp luật Anh chỉ bao gồm luật áp dụng ở England và xứ Wales
I Các bộ phận cấu thành pháp luật Anh
Bao gồm 3 bộ phận
Thông luật ( common law )
Luật công bằng ( equity law )
Luật thành văn
Chương trình chỉ tập trung nghiên cứu thông luật và luật công bằng ( án lệ )
Trước 1066 giai đoạn pháp luật tập quán
1066 – 1485 giai đoạn ra đời common law khi nó tự khẳng định mình và vượt qua sự phản kháng của các tập quán địa phương
1485 – 1832 giai đoạn ra đời của luật công bằng, bổ sung cho thông luật
1832 - Nay giai đoạn thông luật bao gồm common law và equity law đụng độ với sự phát triển chưa từng có của hệ thống pháp luật thành văn
Đặc điểm của pháp luật Anh Không gián đoạn và mang tính nội tại ( nâng tập quán địa phương lên thành tập quán chung )
1 Lịch sử hình thành của common law
Tại sao common law ( ra đời sau 1066 ) lại phải nghiên cứu pháp luật trước 1066 ?Ttại sao phải nghiên cứu tập quán địa phương
Điều kiện kinh tế xã hội ( bối cảnh lịch sử )
Trước 1066 Anh chịu sự thống trị suốt 4 thế kỷ của La mã, chỉ chấm dứt ở thế kỷ 5 trước công nguyên. Khi đế quốc La mã sụp đổ, các bộ tộc khác nhau có nguồn gốc German bao gồm những người như là Xac xông, Anglê, Jút, Đan mạch tràn vào và chiếm ưu thế. Nước Anh bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ.
Về mặt kinh tế chế độ nô lệ bước vào thời kỳ tan rã khi đế quốc La mã sụp đổ. Lúc này kinh tế ở châu Âu đang diễn ra sự đan xen giữa 2 phương thức sản xuất bộ tộc và phong kiến. Tính phân quyền cát cứ rất cao, đứng đầu mỗi vùng là chúa đất, thâu tóm trong tay cả vương quyền và thần quyền, các vùng tồn tại như những quốc gia độc lập với nhau. ( Phong kiến Anh mang tính tập quyền rất cao, rất khó để yêu cầu dân chủ )
Tập quán là nguồn xét xử chiếm vị trí độc tôn tại giai đoạn này. ( Việc du nhập của Thiên chúa giáo và chữ viết làm xuất hiện 1 số luật thành văn Anglo Xacxong, nhưng chỉ điều chỉnh các lĩnh vực rất hẹp và không có giá trị ở mọi nơi ) không tiếp thu luật La mã. Nước Anh chịu sự đô hộ của La mã trong 4 thế kỷ, nhưng pháp luật La mã lại không ảnh hưởng nhiều đến pháp luật Anh do vị trí địa lý xa xôi, việc chống đối của các chúa đất, chữ viết, nền kinh tế bộ tộc tự cung tự cấp không phù hợp với luật La mã ( được thiết kế để điều chỉnh quan hệ buôn bán tư ), luật La mã chỉ áp dụng trong quan hệ giữa công dân La mã với công dân khác ( lĩnh vực điều chỉnh hẹp ), La mã không có ý định đồng hóa Anh mà chỉ tập trung khai thác khoáng sản
Tập quán của Anh ở giai đoạn này có những đặc điểm sau
Áp dụng theo nguyên tắc vùng nên với cùng 1 quan hệ có thể có nhiều cách điều chỉnh khác nhau. Nguyên tắc này chỉ phù hợp với hình thái kinh tế bộ tộc, khi mối giao lưu quan hệ giữa các vùng gần như không có. Nhưng sẽ là vật cản cho vấn đề trao đổi giao lưu kinh tế giữa các vùng
Các tập quán thời kỳ Anglo Xacxong chỉ tồn tại dưới hình thức nói nên dễ dẫn tới tình trạng dị bản. Để chứng minh cho sự tồn tại của tập quán nào đó thì những người lớn tuổi và uy tín nhất trong vùng sẽ được mời đến phiên xét xử. Tập quán chỉ được áp dụng khi tất cả các người này nói giống nhau về tập quán đó.
Đến cuối thế kỷ 9, pháp luật Anh có thể chia ra 3 vùng tương đối khác nhau : Wessex, Mercian, Nordic à chưa có hệ thống pháp luật thống nhất
Việc xét xử của Anh trong thời kỳ này sẽ do 2 tòa đảm nhiệm : tòa địa hạt ( county court ở nông thôn và tòa shire court ở thành thị ) và tòa 100 ( tòa hundred court à tổ chức tương tự La mã ).
Tòa 100 thực chất là đại hội của người dân tự do, được tổ chức 1 tháng 1 lần và do người đứng đầu bách hộ khu chủ tọa. Các tòa 100 xét xử vụ dân sự và hình sự, các phán quyết của tòa này phải được các hộ dân trong bách hộ khu chấp nhận.
Tòa địa hạt được triệu tập tối thiểu 2 lần 1 năm do quận trưởng chủ tọa. Thẩm quyền của tòa này rất rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp còn lại, nhưng chủ yếu là các vụ việc đã được xét xử bởi tòa 100 khi nguyên đơn cho rằng tòa 100 đã không trao cho họ công lý. Phán quyết của tòa cấp quận có thể được kháng cáo lên hoàng đế trong trường hợp tòa án cấp quận từ chối trao công lý cho nguyên đơn ( hoạt động xét xử không thường xuyên, không thể xử lý toàn bộ các tranh chấp; chỉ nguyên đơn được quyền kháng cáo )
Phương thức xét xử của tòa án hết sức tùy nghi, còn mang nặng tính thần thánh siêu tự nhiên nhằm bảo vệ quyền lợi của chúa đất lúc bấy giờ ( Ví dụ : nhúng tay vào dầu sôi để chứng tỏ vô tội, ôm đá nung đỏ ) Chính những nhược điểm trong việc xét xử của tòa địa hạt và tòa 100 đã làm cho nó mất ưu thế so với những tòa án hoàng gia sau này
è Tính đến thời điểm trước sự xâm lược của người Norman, nước Anh chưa có hệ thống pháp luật thống nhất, pháp luật Anh chủ yếu bao gồm các tập quán địa phương.
Thẩm phán là người làm luật nên phải nghiên cứu trước
Giai đoạn 1066 – 1485
William là người Pháp, lại là kẻ đi xâm lược nên cần phải cai trị thật khéo léo. Với chiến thắng của người Norman vào năm 1066 thì William lên ngôi vua nước Anh. Đồng thời với sự chinh phục của người Norman, thì nền kinh tế chấm dứt hình thái bộ tộc và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 11 - 13. Vào thế kỷ 13 Anh đã trở thành 1 trong những quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu
Tuy vậy sự chinh phục của ngươiø Norman có ý nghĩa lịch sử to lớn, không chỉ về mặt thống nhất lãnh thổ mà còn đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của thông luật Anh
Các cuộc cải cách của vua William
Lý do cần cải cách :
Chế độ phong kiến ở nước Anh đang diễn ra tình trạng phân quyền cát cứ cao độ, quyền lực chủ yếu nằm rải rác ở các lãnh chúa phong kiến
Với người dân Anh thì William và người Norman là người đi xâm lược nên sẽ xảy ra sự chống đối của dân Anh.
William phải có tiền để nuôi quân đội, thưởng cho binh sĩ nên phải tăng ngân khố nhà nước
à Để đạt được các mục đích trên, William đã tiến hành cải cách toàn diện trên các lĩnh vực quân sự hành chính tư pháp
Về quân sự : chỉ vua có quyền sở hữu quân đội, cho phép 1 bộ phận binh lính trở về với gia đình, thực hiện việc cấp đất cho họ có thu thuế à giảm nguồn chi cho quân đội, tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm tập trung đất đai vào 1 số ít lãnh chúa phong kiến, được lòng người thân gia đình của các binh lính, củng cố lòng trung thành tuyệt đối của quân đội vào hoàng gia.
Về hành chính : là trọng tâm của cuộc cải cách với mục tiêu xây dựng nước Anh thành nước phong kiến tập quyền cao độ, tập trung à William tiến hành tịch thu đất đai, tuyên bố quyền sở hữu đất đai của mình trên toàn quốc, xem toàn bộ những người sử dụng đất như những người đi thuê đất; tiến hành phân chia lại đất đai của các lãnh chúa phong kiến cho các hoàng thân của mình nhưng đảm bảo cho không ai có thể tập trung đất đai nhiều hơn nhà vua. Vào 1086, nhà vua tiến hành lập sổ điền thổ, thống kê tất cả đất đai của mình nhằm quản lý việc thu thuế từ những người sử dụng đất nhằm tăng ngân sách của hoàng gia. Về quản lý hành chính : nhà vua là người đứng đầu nhà nước, đã thành lập ra hội đồng cố vấn bao gồm những người thân tín và có tri thức. Nhà vua sẽ thực hiện việc quản lý đất nước thông qua sự tư vấn của hội đồng cố vấn, vừa có chức năng kiểm soát việc nộp thuế, vừa có chức năng xét xử các vi phạm liên quan đến việc nộp thuế
Về lĩnh vực tư pháp : William giữ vai trò chánh án tối cao nhưng chỉ giải quyết các vấn đề làm cho hoàng gia lo ngại như thuế, an ninh quốc gia, các tranh chấp giữa các lãnh chúa. Vua còn cho thành lập hệ thống tòa án phong kiến thay thế cho các tòa án địa phương. Nhưng những vấn đề của địa phương vẫn tiếp tục do các tòa địa hạt và tòa 100 giải quyết. Đối với những vụ việc này, vua không thể can thiệp được.
Về lĩnh vực pháp luật : vua không chủ trương áp đặt pháp luật của mình ở đất nước vừa bị khuất phục, không lập tức bãi bỏ cũng như sửa đổi pháp luật hiện hành mà tuyên bố duy trì pháp luật thời kỳ Anglo Xacxong à không gây hiềm khích với các lãnh chúa phong kiến vàngười dân + chữ viết chưa phổ biến, trình độ dân trí còn thấp.
Tính tập trung : các cơ quan quan t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng luật so sánh.doc