Bài giảng Mài điều chỉnh sơ khởi (Phần 1)

ĐIỀU CHỈNH RĂNG NGHIÊNG,

XOAY, SAI VỊ TRÍ

• Các răng nghiêng, xoay, sai vị trí có thể được điều chỉnh

bằng chỉnh hình hoặc, trong một số trường hợp, mài

điều chỉnh là đủ mà không cần thêm điều trị nào khác.

• Các điều chỉnh này thuờng để chuẩn bị cho các phục hồi

hoặc để cải thiện thẩm mỹ.

• Trước khi làm phục hình, cần chú ý điều chỉnh các răng

còn lại, để tạo thuận lợi cho việc đặt móc, tháo - lắp hàm

sau này; tránh các vùng lẹm có thể ảnh hưởng đến hàm

giả do các răng lân cận vùng mất răng bị nghiêng và

răng đối diện bị trồi.

Tóm tắt trường hợp lâm sàng

Bệnh nhân nữ 24 tuổi; Răng 11 xoay gần ngoài, cạnh

gần ngoài nhô ra trước răng 21 mẻ góc cắn gần

do chấn thương; có lỗ sâu mặt gần.

Điều trị:

• Mài điều chỉnh cạnh gần ngoài

• Tạo lỗ trám loại IV

• Trám bằng composite, lần lượt:

– Một lớp mỏng composite lỏng Tetric Flow màu A1,

– Lớp trong: Tetric ceram màu dentin A2,

– Lớp ngoài: Tetric ceram màu men (T))

Sử dụng băng teflon che răng 21; điêu khắc bằng

dao số 3 và optra sculpt theo kỹ thuật “kiểm soát

khớp cắn” (chứ không phải chỉ “kiểm tra sau cùng”

pdf53 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mài điều chỉnh sơ khởi (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÀI ĐIỀU CHỈNH SƠ KHỞI PHẦN THỨ NHẤT NGND., GS. BS. Hoàng Tử Hùng htuhung@yahoo.com MỤC TIÊU 1- Liệt kê được bảy công việc thuộc điều chỉnh sơ khởi 2- Mô tả được từng công việc trong điều chỉnh sơ khởi Những công việc của mài điều chỉnh sơ khởi Mài điều chỉnh sơ khởi có thể thực hiện ngay sau lần khám cắn khớp đầu tiên, gồm: 1. Mài răng trồi, 2. Mài múi chui, 3. Điều chỉnh gờ bên, 4. Điều chỉnh răng nghiêng, xoay, sai vị trí, 5. Mài các cạnh sắc, múi nhọn bất thường, 6. Mài để cải thiện thẩm mỹ, 7. Mài thu hẹp bản nhai và cải tạo diện mòn. MÀI RĂNG TRỒI • Nguyên nhân thường do răng đối diện mất, mọc trễ, bị mất chất lớn hoặc sai vị trí. • Hậu quả: –Ở răng sau: gây cản trở khi đưa hàm ra trước, lui sau, sang bên – Sai lệch hình thể và chức năng của phục hình. –Ở răng trước: gây mất thẩm mỹ, cản trở ra trước. MÀI RĂNG TRỒI • Mục đích: tái lập đường cong Spee và đường cong Wilson. • Đây là một trong những thủ thuật cơ bản có thể phải thực hiện trước mọi phục hồi (phục hình, trám). • Chú ý: Mài có thể làm răng nhạy cảm, gây đau, thậm chí phải lấy tủy để mài. • Khi mài phải tôn trọng và tái lập hình thể giải phẫu răng. • Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng trước khi mài (cần có gương soi cho bệnh nhân để chỉ cho bệnh nhân thấy rõ tình trạng răng trồi của họ). Mài răng trồi by HoangTuHung MÀI MÚI CHUI • Múi chui (còn gọi là múi nhồi) là múi răng nhô cao bất thường, chui vào vùng kẽ hoặc phần mất chất của răng đối diện, gây nhồi nhét thức ăn hoặc ảnh hưởng đến hình thể, khối lượng miếng trám răng đối diện. • Múi chui thường xuất hiện ở vùng răng cối lớn. Bệnh nhân thường mô tả: hay bị giắt thức ăn vào vùng kẽ răng, rất khó chịu hoặc gây đau âm ỉ kéo dài. • Mài điều chỉnh: làm thấp và mài tròn múi chui; điều chỉnh vùng kẽ răng và gờ bên các răng đối diện. Cần mài thận trọng, có thể phải làm nhiều lần. Múi chui by HoangTuHung ĐIỀU CHỈNH GỜ BÊN • Ở một vùng kẽ răng tốt, các mặt bên tạo nên một mái đối xứng: –Các gờ bên không có sự chênh lệch về độ cao, –Các mặt bên có điểm tiếp xúc đúng với nhau, –Khoang mặt bên được lấp đầy bởi nhú nướu, –Gờ bên có sườn bên ngắn hơn sườn nhai. ĐIỀU CHỈNH GỜ BÊN • Hình thể gờ bên bị biến dạng: – mất sườn bên của gờ bên, – có sự chênh lệch về độ cao của các gờ bên, – vùng tiếp xúc không đúng , • Hậu quả: nhồi nhét thức ăn vùng kẽ răng. Khi thường xuyên bị giắt thức ăn đau nhức, viêm nướu kéo dàiteo nướu vùng kẽ răng: “loạn năng vùng kẽ răng” Cần điều chỉnh lại gờ bên của các răng bị chênh lệch nếu có thể để tạo lại một vùng gờ bên-kẽ răng đúng. ĐIỀU CHỈNH GỜ BÊN • Kỹ thuật mài: • Trường hợp răng đối diện mất: không liên quan đến múi chịu. Việc mài có thể đạt đến tiêu chuẩn hình thái gần với lý tưởng. • Trường hợp còn răng đối diện và có múi chịu đặt vào vùng gờ bên: cần cân nhắc và ước lượng sự dịch chuyển tương lai của răng được mài lẫn răng đối diện. Có thể cần mài gờ bên lẫn múi chịu của răng đối diện. • Mài điều chỉnh gờ bên là một trong những công việc mài chỉnh khó khăn và tinh tế nhất vì các gờ bên là vùng để múi chịu của răng đối diện đặt vào, và góp phần ổn định khớp cắn. • Đôi khi chỉ có thể giải quyết vùng gờ bên-kẽ răng bằng phục hình hay chỉnh hình. ĐIỀU CHỈNH GỜ BÊN Gờ Bên Cần Điều Chỉnh Có cản trở lui sau by HoangTuHung ĐIỀU CHỈNH RĂNG NGHIÊNG, XOAY, SAI VỊ TRÍ • Các răng nghiêng, xoay, sai vị trí có thể được điều chỉnh bằng chỉnh hình hoặc, trong một số trường hợp, mài điều chỉnh là đủ mà không cần thêm điều trị nào khác. • Các điều chỉnh này thuờng để chuẩn bị cho các phục hồi hoặc để cải thiện thẩm mỹ. • Trước khi làm phục hình, cần chú ý điều chỉnh các răng còn lại, để tạo thuận lợi cho việc đặt móc, tháo - lắp hàm sau này; tránh các vùng lẹm có thể ảnh hưởng đến hàm giả do các răng lân cận vùng mất răng bị nghiêng và răng đối diện bị trồi. Mài Điều Chỉnh & Trám Thẩm mỹ by HoangTuHung Tóm tắt trường hợp lâm sàng Bệnh nhân nữ 24 tuổi; Răng 11 xoay gần ngoài, cạnh gần ngoài nhô ra trước răng 21 mẻ góc cắn gần do chấn thương; có lỗ sâu mặt gần. Điều trị: • Mài điều chỉnh cạnh gần ngoài • Tạo lỗ trám loại IV • Trám bằng composite, lần lượt: – Một lớp mỏng composite lỏng Tetric Flow màu A1, – Lớp trong: Tetric ceram màu dentin A2, – Lớp ngoài: Tetric ceram màu men (T)) Sử dụng băng teflon che răng 21; điêu khắc bằng dao số 3 và optra sculpt theo kỹ thuật “kiểm soát khớp cắn” (chứ không phải chỉ “kiểm tra sau cùng”) Răng 11 xoay ngoài gần, mẻ do chấn thương Nhìn từ bên gần răng 11: cạnh gần ngoài nhô ra trước Nhìn từ phía cắn: chú ý cạnh gần ngoài răng 11 Lấy dấu khớp cắn Mài điều chỉnh và tạo lỗ trám Răng 11 sau điều chỉnh cạnh gần ngoài Mài điều chỉnh và tạo lỗ trám Che răng 21 bằng băng teflon Trám lớp mặt trong bằng tetric ceram màu dentin A2 Sử dụng optra sculpt Lớp composite mặt trong: chú ý nụ gần, điểm tiếp xúc, Đặt composite lớp ngoài (teric ceram màu “T”) Mặt trong: tạo gờ bên gần Điêu khắc rãnh ngoài gần Lấy bỏ băng teflon Đánh bóng Điều chỉnh tiếp xúc trên răng 11 Thử lại khớp cắn (Còn tiếp phần thứ hai)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mai_dieu_chinh_so_khoi_phan_1.pdf