Bài giảng Mài điều chỉnh sơ khởi (Phần 2)

hường thực hiện đối với các răng trước. Khi có

một răng trồi, xoay hay một răng lớn quá,

Việc mài vì lý do thẩm mỹ có thể tiến hành độc

lập hoặc trước khi thực hiện một phục hồi.

Thường được thực hiện theo yêu cầu của bệnh

nhân. Tuy vậy, cần khám xét các vận động ra

trước và sang bên khi mài chỉnh.

ệnh nhân nữ 57 tuổi, than phiền răng đổi màu

và dài ra

Chẩn đóan: Răng 21 đổi màu (đã điều trị tủy), trồi

và cản trở ra trước

Điều trị:

– Tẩy trắng

– Mài điều chỉnh

– Trám composite

pdf33 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mài điều chỉnh sơ khởi (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÀI ĐIỀU CHỈNH SƠ KHỞI PHẦN THỨ HAI NGND., GS. BS. Hoàng Tử Hùng htuhung@yahoo.com MÀI CÁC CẠNH RĂNG SẮC, MÚI NHỌN BẤT THƯỜNG • Các múi nhọn, cạnh sắc thường gặp ở người lớn tuổi, hoặc có thói quen cận chức năng (nghiến răng). • Các cạnh răng sắc hoặc các múi răng nhọn bất thường cần được mài đi để – Không gây khó chịu cho lưỡi, môi, má, – Tránh tình trạng “gài khớp”. • Các phần nhỏ men răng bị bể: nên mài tròn hơn là tái tạo. Răng mòn, Cạnh sắc by HoangTuHung Thường thực hiện đối với các răng trước. Khi có một răng trồi, xoay hay một răng lớn quá, Việc mài vì lý do thẩm mỹ có thể tiến hành độc lập hoặc trước khi thực hiện một phục hồi. Thường được thực hiện theo yêu cầu của bệnh nhân. Tuy vậy, cần khám xét các vận động ra trước và sang bên khi mài chỉnh. MÀI ĐỂ CẢI THIỆN THẨM MỸ Cải thiện thẩm mỹ by HoangTuHung Tóm tắt trường hợp lâm sàng Bệnh nhân nữ 57 tuổi, than phiền răng đổi màu và dài ra Chẩn đóan: Răng 21 đổi màu (đã điều trị tủy), trồi và cản trở ra trước Điều trị: – Tẩy trắng – Mài điều chỉnh – Trám composite Sau điều trị Răng 21 đổi màu, dài Tẩy trắng bằng đặt thuốc trong buồng tủy Hoàn thành việc tẩy trắng Hoàn thành việc tẩy trắng Trám composite Mài răng trồi Trước điều trị Sau điều trị MÀI THU HẸP BẢN NHAI VÀ CẢI TẠO DIỆN MÒN • Bản nhai bị mở rộng quá mức hoặc có những diện mòn do mòn răng bất thường, thường do nghiến răng. • Hậu quả: – Các răng mất đi độ phủ ngang cần thiết để bảo vệ môi má lưỡi, – Hiệu quả nhai bị giảm do không có đường thóat cho thức ăn, – Các răng di gần nhiều, mất gờ bên, cung răng bị ngắn lại, – Mất các điểm chịu, hình thành những diện tiếp xúc không sinh lý đối với lực chức năng. – Thân răng bị ngắn lại, giảm kích thước dọc – Khớp cắn không ổn định, vì sự lồng múi tối đa không diễn ra tốt. – Răng bị quá tải, tổn thương mô nha chu – Lộ ngà, gây ê buốt. – Dễ bị sâu cổ răng, sâu xê măng do những phần này bị lộ. Mài thu hẹp bản nhai • Xác định điểm chịu/chặn bằng giấy cắn ở khớp cắn trung tâm. • Mài ngoại phần của các múi theo trình tự: trên trước dưới sau; hướng dẫn trước chịu sau: – Múi ngoài răng trên – Múi trong răng dưới – Múi trong răng trên – Múi ngoài răng dưới • Vùng không được xâm phạm trên ngoại phần múi chịu: Là vùng tiếp xúc ở gần phía trung tâm bản nhai, những vùng này cần cùng mức nhau theo chiều ngoài trong và gần xa • Trong quá trình mài, kiểm tra thường xuyên các điểm chịu bằng giấy cắn Cải tạo diện mòn • Diện mòn thường do nghiến răng. Có hai loại nghiến răng mỗi loại có diện mòn khác nhau. • Nghiến răng trung tâm: múi chịu và vùng trũng giữa của răng đối diện bị mòn nhiều, các múi hướng dẫn ít mòn hơn. • Nghiến răng ngọai tâm: răng bị mòn gần như phẳng. • Kỹ thuật mài: – Xác định diện mòn bằng giấy cắn ở cắn khớp trung tâm, – mài xung quanh diện mòn, để tạo lại điểm chịu đúng. – Đối với nghiến răng ngoại tâm: áp dụng kỹ thuật như thu hẹp bản nhai Diện Mòn by HoangTuHung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mai_dieu_chinh_so_khoi_phan_2.pdf