Khắc phục sự cố
Công nhận sự cố
Giải thích nguyên
nhân
Xin lỗi
Đền bù/nâng cấp
Chịu trách nhiệm
Lờ khách hàng
Đổ lỗi cho KH
Để KH tự xoay sở
Hạ cấp
Làm như là không
có gì sai ở đây
Thích nghi
Ghi nhận là KH cần
giúp đỡ
Thừa nhận
Liệu trước
Cố gắng xử lý
Giải thích các qui
định/chính sách
Chịu trách nhiệm
Nỗ lực giải quyết sự cố
Hứa nhưng không thực
hiện
Lờ đi
Thể hiện sự không cố
gắng
Gây khó khăn cho KH
Cười KH
Trốn tránh trách nhiệm
44 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Marketing dịch vụ - Chương 5: Chất lượng dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khoảng cách dịch vụ
Kỳ vọng của khách hàng đối với DV
Cảm nhận của KH đối với DV
Khắc phục sự cố
CHƯƠNG 5
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
CÁC KHOẢNG CÁCH DỊCH VỤ
3CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
• Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong
quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ
• Khách hàng khó đánh giá chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp
gặp khó khăn để hiểu được khách hàng đánh giá dịch vụ như
thế nào.
• Chất lượng là sự so sánh giữa sự mong đợi về giá trị một dịch
vụ của khách hàng với giá trị thực tế nhận được (sự thỏa mãn)
Dịch vụ nhận được
* Giá trị DV nhận được
* Giá trị DV nhận được
* Giá trị DV nhận được
Chất lượng dịch vụ
Rất cao
Cao
Thấp
Sự mong đợi
Giá trị mong đợi
Giá trị mong đợi
Giá trị mong đợi
>
>=
<
4MÔ HÌNH KHOẢNG CÁCH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Kỳ vọng của khách
hàng đối với DV
Hiểu biết của DN về
yêu cầu DV của KH
Thiết kế DV
DV cung cấp cho KH
Nhận thức của khách
hàng về DV
Truyền thông đến KH
1. Khoảng cách về sự hiểu biết
2. Khoảng cách về thiết kế DV
3. Khoảng cách về chuyển giao
4. Khoảng cách về truyền thông
5. Khoảng cách
về nhận thức
CÁC KHOẢNG CÁCH DỊCH VỤ
1. Khoảng cách 1: Không biết kỳ vọng của khách
hàng
2. Khoảng cách2 : Không lựa chọn đúng các đặc
điểm khi thiết kế dịch vụ
3. Khoảng cách 3: Không cung cấp được dịch vụ
như đã thiết kế
4. Khoảng cách 4: Dịch vụ cung cấp khác với cái
mà DN hứa với KH
5. Khoảng cách 5: Dịch vụ cảm nhận và dịch vụ
kỳ vọng
6KỲ VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
Nguyên nhân
Nghiên cứu thị trường không đầy đủ
Chưa tận dụng hết các kết quả của nghiên cứu thị
trường
Thiếu sự tương tác giữa DN với khách hàng
Thiếu thông tin liên lạc giữa cán bộ tiếp xúc với KH
và cán bộ quản lý
Quá nhiều cấp giữa cán bộ tiếp xúc với KH và cán bộ
quản lý
HIỂU BIẾT CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA DN ĐỐI VỚI KỲ
VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
Khoảng cách 1
7Nguyên nhân
Thiếu sự cam kết của lãnh đạo đối với chất lượng DV
Chưa có qui trình chính thức để xây dựng các tiêu
chuẩn cho chất lượng DV
Thiếu sự tiêu chuẩn hóa các công việc
Nghĩ là – không thể đáp ứng được mức kỳ vọng của
khách hàng
HIỂU BIẾT CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA DN ĐỐI VỚI KỲ
VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ ĐƯỢC THIẾT KẾ
Khoảng cách 2
8 Thiếu phối hợp nhóm
Nhân viên kém
Công nghệ không phù hợp hoặc lạc hậu
Thiếu sự kiểm tra
Thiếu đánh giá hoặc phương pháp đánh giá không phù hợp/
chế độ đãi ngộ
Phân công công việc không rõ ràng, xung đột
Không cân bằng được cung và cầu
KH không thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của họ
DỊCH VỤ CUNG CẤP CHO KH
Khoảng cách 3
Nguyên nhân
ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ ĐƯỢC THIẾT KẾ
9 Thiếu sự giao tiếp giữa bộ phận viên bán hàng và bộ phận
cung cấp dịch vụ
Thiếu sự giao tiếp giữa bộ phận quảng cáo và bộ phận
cung cấp dịch vụ
Thiếu sự nhất quán giữa các chính sách và qui trình ở các
phòng ban và chi nhánh
Quảng cáo phóng đại, vượt quá lợi ích cung cấp cho KH
Thổi phồng về lợi ích của bộ phận bán hàng
DỊCH VỤ CUNG CẤP CHO KH
DỊCH VỤ ĐƯỢC TRUYỀN THÔNG ĐẾN KH
Nguyên nhân
Khoảng cách 4
MÔ HÌNH SERVQUAL VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
• SERVQUAL (Valarie Zeithaml và các đồng nghiệp) – đo lường
sự thỏa mãn của khách hàng trên nhiều khía cạnh khác nhau
của chất lượng dịch vụ: (dùng trong điều tra nghiên cứu)
• dựa trên giả thuyết là khách hàng có thể đánh giá chất lượng dịch
vụ của DN qua việc so sánh cảm nhận của mình với những gì họ
kỳ vọng.
• Dùng để đo 5 phương diện của chất lượng dịch vụ (Tính hữu hình,
độ tin cậy, sự đáp ứng, sự bảo đảm, sự cảm thông), gồm 21 mục
với thang đo 7 điểm từ rất đồng ý cho đến rất không đồng ý.
• Khi mức độ cảm nhận của khách hàng đánh giá thấp hơn kỳ vọng:
dấu hiệu của chất lượng dịch vụ tồi.
• Tuy được sử dụng rộng rãi trong các DN dịch vụ, nhưng vẫn còn
một số nghi ngờ về cơ sở đưa ra khái niệm và một số giới hạn về
phương pháp.
10
• Đối với dịch vụ, khách hàng đánh giá chất lượng
dựa trên các yếu tố sau :
• Tính hữu hình: vẻ bên ngoài của các yếu tố hữu
hình (thiết bị, nhà xưởng, nhân sự, các tài liệu
truỳen thông)
• Độ tin cậy: khả năng độc lập, thực hiện chính xác
• Sự đáp ứng: nhanh chóng và hiệu quả
• Sự bảo đảm: cạnh tranh, lịch sự, an toàn và sự
tín nhiệm
• Sự cảm thông: dễ dàng tham gia, truyền thông tốt
và hiểu biết về khách hàng.
11
Các thành phần đo chất lượng dịch vụ của SERQUAL
KỲ VỌNG CỦA KH ĐỐI VỚI DV
CÁC KHÁI NIỆM
• Dịch vụ mong muốn
• Là dịch vụ mà khách hàng hy vọng sẽ nhận được
• Là sự kết hợp giữa cái mà khách hàng tin là có thể và sẽ
được cung cấp cho nhu cầu cá nhân của họ.
• Dịch vụ chấp nhận được
• Là mức độ tối thiểu mà khách hàng chấp nhận để không bị
thất vọng.
• Do phần lớn khách hàng rất thực tế và họ hiểu rằng công ty
không thể luôn cung cấp được dịch vụ ở mức mà họ mong
muốn, vì vậy họ đặt ra một ngưỡng của sự kỳ vọng – DV
phù hợp
• Các yếu tố tạo nên mức độ dịch vụ chấp nhận được là: các
yếu tố tình huống có ảnh hưởng đến dịch vụ và mức độ của
dịch vụ có thể thấy được từ các nhà cung cấp dịch vụ khác.
• Mức độ của dịch vụ mong muốn và dịch vụ phù hợp được phản
ánh các lời hứa rõ ràng và lời hứa ẩn từ nhà cung cấp, các lời
bình luận truyền miệng và kinh nghiệm trước đây của khách
hàng với tổ chức cung cấp dịch vụ.
14
Dịch vụ dự kiến: là mức độ dịch vụ mà khách hàng tiên đoán là
sẽ nhận được, phản ánh định nghĩa của khách hàng về “dịch vụ
phù hợp” là như thế nào trong một tình huống cụ thể.
Khoảng dung sai: khó có thể cung cấp dịch vụ giống y nhau với
mỗi nhân viên dịch vụ khác nhau, hay thậm chí với cùng một
nhân viên ở mỗi lần khác nhau. Khoảng mà khách hàng vui lòng
chấp nhận sự thay đổi này được gọi là khoảng dung sai.
Một hoạt động dịch vụ rơi vào mức dưới mức dịch vụ chấp nhận
được thât bại và khách hàng không thỏa mãn.
Một dịch vụ vượt quá mức dịch vụ mong muốn khách hàng
hài lòng và ngạc nhiên.
Khoảng dung sai có thể rộng hoặc hẹp đối với các khách hàng
khác nhau, tùy thuộc vào sự cạnh tranh, giá cả, sự quan trọng
mà dịch vụ mang lại. Các yếu tố này thường chi phối mức dịch
vụ phù hợp tăng hay giảm tùy theo các yếu tố tình huống, trong
khi mức dịch vụ mong muốn thay đổi rất chậm tùy theo kinh
nghiệm của khách hàng.
CÁC KHÁI NIỆM
15
Kỳ vọng được hình thành như thế nào?
Đối với các ngành kinh doanh khác nhau, sự kỳ vọng của khách hàng về dịch
vụ tốt là khác nhau.
Trong cùng một ngành dịch vụ, sự kỳ vọng đối với các nhà cung cấp ở các vị
thế khác nhau cũng khác nhau.
Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên những tiêu chuẩn của bản
thân đã có từ trước khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cảm nhận được là
kết quả của việc so sánh giữa những gì khách hàng cảm thấy họ nhận được
với những gì họ đã kỳ vọng sẽ nhận được.
Sự kỳ vọng của khách hàng chịu ảnh hưởng của các kinh nghiệm của bản thân
trước đó, lời bình luận truyền miệng, câu chuyện kể, hoặc vào nỗ lực marketing
của doanh nghiệp.
Kỳ vọng thay đổi theo thời gian, chịu ảnh hưởng những nhân tố do nhà cung
cấp chi phối (giá cả, quảng cáo, công nghệ mới, đổi mới dịch vụ,...), xu hướng
xã hội, tư vấn của hiệp hội người tiêu dùng và khả năng tiếp cận thông tin
thông qua các kênh truyền thông và Internet.
16
NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA SỰ KỲ VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
Sự kỳ vọng của khách hàng bao gồm các yếu tố: dịch vụ mong muốn, dịch vụ
phù hợp, dịch vụ dự kiến và khoảng dung sai giữa hai loại trên.
NHẬN THỨC VỀ SỰ
BIẾN ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ
CÁC YẾU TỐ
TÌNH HUỐNG
DỊCH VỤ CHẤP
NHẬN ĐƯỢC
NIỀM TIN VÀO CÁI
GÌ LÀ CÓ THỂ
KHOẢNG
DUNG SAI
NHU CẦU CÁ NHÂN
DỊCH VỤ
MONG MUỐN
YẾU TỐ ẨN & YẾU TỐ RÕ RÀNG
LỜI HỨA TRONG DỊCH VỤ
SỰ TRUYỀN MIỆNG
KINH NGHIỆM TRONG QUÁ KHỨ
DỊCH VỤ
DỰ KIẾN
CẢM NHẬN CỦA KH ĐỐI VỚI DV
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HÀI LÒNG CỦA KH
VÀ LÒNG TRUNG THÀNH
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Very
dissatisfied
Dissatisfied Neither
satisfied nor
dissatisfied
Satisfied Very
satisfied
Satisfaction measure
L
o
y
a
lt
y
(
re
te
n
ti
o
n
)
Source: James L. Heskett, W. Earl Sasser, Jr., and Leonard A. Schlesinger, The Service Profit Chain, (New York, NY: The Free Press, 1997), p. 83.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Khắc phục sự cố Thích nghi
Đáp ứngXử lý
Nhân viên xử lý
đối với các DV
bị sự cố
Nhân viên xử
đối với nhu cầu
và yêu cầu của KH
Nhân viên xử lý
đối với vấn đề của KH
Các hành động
tự nguyện và
thái độ thân thiện của
nhân viên
Khắc phục sự cố
Công nhận sự cố
Giải thích nguyên
nhân
Xin lỗi
Đền bù/nâng cấp
Chịu trách nhiệm
Lờ khách hàng
Đổ lỗi cho KH
Để KH tự xoay sở
Hạ cấp
Làm như là không
có gì sai ở đây
NÊN LÀM KHÔNG NÊN LÀM
Thích nghi
Ghi nhận là KH cần
giúp đỡ
Thừa nhận
Liệu trước
Cố gắng xử lý
Giải thích các qui
định/chính sách
Chịu trách nhiệm
Nỗ lực giải quyết sự cố
Hứa nhưng không thực
hiện
Lờ đi
Thể hiện sự không cố
gắng
Gây khó khăn cho KH
Cười KH
Trốn tránh trách nhiệm
NÊN LÀM KHÔNG NÊN LÀM
Đáp ứng
Giành thời gian
Chú ý
Dự đoán trước nhu cầu
Lắng nghe
Cung cấp thông tin
(ngay cả khi chưa hỏi)
Đối xử công bằng với
KH
Thể hiện sự cảm thông
• Không kiên nhẫn
• Lờ đi
• La hét/cười/chửi thề
• Lừa KH
• Phân biệt đối xử
NÊN LÀM KHÔNG NÊN LÀM
Xử lý
Lắng nghe
Cố gắng giải quyết
Giải thích
Không làm ảnh
hưởng đến KH khác
• Xem KH là TH cá
biệt
• Để sự không hài
lòng ảnh hưởng
đến KH khác
NÊN LÀM KHÔNG NÊN LÀM
KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRONG DV
Khách hàngkhông hài lòng và ý định
mua tiếp
95%
70%
46%
37%
82%
54%
19%
9%
Khiếu nại và được
giải quyết nhanh
Khiếu nại và được giải quyết
Khiếu nại nhưng
không được giải quyết
Phàn nàn nhỏ (tổn thất $1-$5) Phàn nàn lớn (tổn thất lớn hơn $100)
Không hài lòng nhưng không khiếu nại
Phần trăm khách hàng sẽ tiếp tục mua
Nguôn: Adapted from data reported by the Technical Assistance Research Program.
26
Không thỏa
mãn trong giao
tiếp dịch vụ
Hành động mang
tính công chúng
Hành động mang tính
cá nhân
Không có hành động
Khiếu nại với DN dịch vụ
Khiếu nại với một tổ chức thứ 3
Đưa ra khiếu nại với pháp
luật để đòi bồi thường
Rời bỏ (chuyển sang đối thủ)
Đưa ra các lời truyền miệng
tiêu cực
Sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều cách
Khách hàng và sự không hài lòng
Chiến lược khắc phục sự cố
Chiến lược
khắc phục
sự cố
28
Hành vi khiếu nại của khách hàng
• Các loại phản hồi của khách hàng khi có sự cố dịch vụ:
• Dùng một số hành động mang tính công chúng
• Dùng một số hành động mang tính cá nhân
• Không có hành động gì
Khách hàng có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp các cách trên
Ảnh hưởng của việc khách hàng bỏ đi có thể vượt xa sự tổn
thất về doanh thu do họ mang lại
Ứng dụng của Internet cho phép khách hàng giao tiếp với
nhiều khách hàng khác (diễn đàn, website,) và đưa ra các
thông tin không tốt về DN.
29
Hiểu rõ các khiếu nại của khách hàng với sự cố
dịch vụ
• Nguyên nhân khách hàng khiếu nại:
• Để có sự hoàn trả hoặc bồi thường
• Trút giận
• Giúp tăng chất lượng dịch vụ
• Lòng trắc ẩn (thấy khách hàng khác gặp phải sự cố hoặc không
muốn người khác cũng gặp phải sự cố như mình)
• Nguyên nhân có những khách hàng không hài lòng nhưng họ
không khiếu nại:
• ngại viết thư, gọi điện thoại để khiếu nại nếu như họ cho là không
cần thiết, hoặc là không đáng bỏ công sức để làm
• Cho rằng sẽ không có ai quan tâm đến khiếu nại của họ
• Không biết phải khiếu nạo ở đâu
• Không thoải mái khi khiếu nại
30
Khiếu nại của KH
• Đối tượng hay khiếu nại: khách hàng ở các nền kinh tế xã hội
phát triển cao thường hay phàn nàn hơn những người ở các
nền kinh tế thấp hơn, do họ có sự giáo dục cao hơn, thu nhập
cao hơn, và có nhiều giao tiếp xã hội giúp họ có sự tự tin, hiểu
biết và động lực để đưa ra các khiếu nại khi gặp phải rắc rối.
Ngoài ra, những người có hiểu biết rõ về sản phẩm cũng hay
đưa ra các khiếu nại.
• Địa điểm đưa ra khiếu nại:
• Ở nơi cung cấp dịch vụ
• Gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho người đại diện của dịch vụ:
99%
• Qua email, fax, thư khiếu nại: 1%
• Các khiếu nại thường chỉ đến các nhân viên tuyến trước, chỉ có
khoảng 5% khiếu nại là đến được các nhà lãnh đạo cấp cao.
31
Kỳ vọng của khách hàng về khiếu nại của họ
Quá trình xử lý khiếu nại và khắc phục sự cố
Phân xử
mang tính thủ tục
Phân xử tương tác Kết quả phân xử
Sự thỏa mãn của khách hàng
với việc khắc phục sự cố
Nghiên cứu của Stephen Tax và Stephen Brown cho thấy 85% sự dao động trong
sự thỏa mãn của khách hàng về việc khắc phục sự cố là do sự công bằng trong 3
khía cạnh nêu ở sơ đồ trên.
32
Khiếu nại của KH
• Đa số khách hàng cảm thấy không được bồi thường
xứng đáng và công bằng cho các khiếu nại của họ
• Phân xử mang tính thủ tục (procedural justice): là
những quy định và chính sách mà khách hàng phải
tuân theo khi tìm kiếm sự công bằng.
• Phân xử tương tác: nhân viên dịch vụ đưa ra các
biện pháp khắc phục sự cố, và có những hành vi
thích hợp đối với khách hàng: giải thích nguyên
nhân, nỗ lực sửa chữa sai sót, tỏ ra lịch sự, trung
thực và chân thành.
• Kết quả phân xử: các bồi thường cho thiệt hại và sự
bất tiện mà khách hàng phải chịu (bao gồm cả việc
khiếu nại)
33
Phản hồi của khách hàng với việc khắc phục sự cố
có hiệu quả
• Ảnh hưởng của việc khắc phục sự cố một cách hiệu quả đối với lòng
trung thành của khách hàng: nghiên cứu của TARP:
• Khi khách hàng không hài lòng nhưng họ không khiếu nại, dự định tiếp tục
mua nhưng với mặt hàng khác là khoảng từ 9 - 37%.
• Khi khách hàng có khiếu nại nhưng DN chỉ tỏ ra lắng nghe một cách cảm
thông chứ không khắc phục sự cố thì tỷ lệ khách hàng ở lại với DN là
khoảng từ 9 -19%.
• Khi DN khắc phục sự cố làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng, tỷ lệ ở lại
với DN tăng lên 54%.
• Nếu sự cố được sửa chữa nhanh chóng, ngay lập tức thì tỷ lệ khách hàng
ở lại với DN là 82%.
• Khi khiếu nại được giải quyết một cách thỏa mãn, khách hàng có xu
hướng trung thành với DN.
• Khi 1 khách hàng không được thỏa mãn ra đi, DN bị mất nhiều hơn
giá trị của giao dịch sau đó mang lại.
• DN có thể bị mất 1 dòng lợi nhuận dài hạn do người khách ra đi đó và
bạn bè của người đó mang lại.
34
• Tạo thuận lợi cho khách hàng đưa ra phản hồi
Thực hiện công
việc đúng ngay
từ đầu
Xử lý khiếu nại có
hiệu quả
Tăng sự hài lòng và
lòng trung thành
+ =
Nhận diện khiếu nại
về dịch vụ
Giải quyết khiếu nại
một cách hiệu quả
Bài học từ việc khắc
phục sự cố
• Nghiên cứu
• Kiểm soát khiếu nại
• Phát triển văn hóa
“Khiếu nại và cơ hội”
Phát triển hệ thống
hiệu quả và đào tạo xử
lý khiếu nại
Phân tích nguyên nhân
Hình: Các thành phần của hệ thống khắc phục sự cố hiệu quả
Các nguyên tắc của hệ thống khắc phục sự cố hiệu quả
35
• Việc khắc phục sự cố phải đi trước: ngay khi sự cố
xảy ra và khách hàng còn chưa kịp khiếu nại. Đòi hỏi
nhân viên phục vụ phải có sự quan sát và quan tâm
đến khách hàng.
• Thủ tục khắc phục sự cố phải được lên kế hoạch từ
trước
• Kỹ năng khắc phục sự cố phải được huấn luyện
• Việc khắc phục sự cố đòi hỏi có sự trao quyền cho
nhân viên
Tạo điều kiện cho việc khắc phục sự cố
36
• Mức độ bồi thường: tùy thuộc vào các yếu tố sau:
• Sự định vị trên thị trường của DN
• Mức độ sai sót của sự cố đến đâu?
• Khách hàng gặp phải sự cố là ai?
• Giao tiếp với khách hàng có khiếu nại:
1. Hành động nhanh chóng
2. Thừa nhận sai sót và không che dấu
3. Cho thấy là DN hiểu những vấn đề khách hàng gặp phải đứng trên
quan điểm của khách hàng
4. Không bực tức với khách hàng
5. Thông hiểu cảm giác của khách hàng
6. Tạo thuận lợi cho khách hàng khi chưa xác minh được sự cố
7. Làm rõ ràng các bước cần làm để khắc phục sự cố
8. Thông báo cho khách hàng biết về tiến trình khắc phục đang diễn ra
9. Cân nhắc mức độ bồi thường
10. Kiên nhẫn lấy lại thiện chí của khách hàng
Bồi thường
37
Sự bảo đảm trong dịch vụ
• Sức mạnh của bảo đảm dịch vụ:
• Thúc đẩy DN tập trung vào nhu cầu và kỳ vọng của khách
hàng trong mọi yếu tố của dịch vụ
• Đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng, cho khách hàng và nhân viên
thấy được DN đang hướng đến điều gì.
• Yêu cầu sự phát triển của hệ thống thu thập các phản hồi
của khách hàng một cách có ý nghĩa và có hành động thích
hợp.
• Thúc đẩy DN hiểu được vì sao bị thất bại và khuyến khích
DN tìm ra và vượt qua các điểm dễ xảy ra sai sót.
• Tạo ra sức mạnh cho marketing nhờ làm giảm các rủi ro
trong quyết định mua sắm và xây dựng lòng trung thành
trong dài hạn của khách hàng.
38
• Thiết kế các bảo đảm dịch vụ: phải đáp ứng được các yêu cầu
sau:
• Dễ hiểu và dễ truyền thông
• Có ý nghĩa đối với khách hàng
• Dễ đưa ra: các bảo đảm nên phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ
hơn là phụ thuộc vào khách hàng
• Dễ thu thập: khi có sai sót xảy ra, khách hàng phải dễ dàng thu
thập các bảo đảm về dịch vụ.
• Đáng tin cậy
• DN có khả năng bảo đảm sự thỏa mãn cao nhất của khách
hàng không?
• Không nhất thiết luôn luôn phải đưa ra các bảo đảm về dịch vụ,
nếu DN đã có uy tín cao trên thị trường, hoặc chất lượng về
dịch vụ của DN bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố bên
ngoài.
39
Ngăn cản hành vi lạm dụng và hành vi cơ hội
• DN nên khuyến khích khách hàng đưa ra khiếu nại
và đưa ra các đảm bảo về dịch vụ vì đó là cơ hội để
nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên cũng có
những khách hàng lợi dụng điều này và có những
hành vi không trung thực.
• Khi chưa chứng minh được hành vi khiếu nại của
khách hàng là trung thực hay không, các ứng xử là:
phải tỏ ra tin tưởng khách hàng, nhưng nếu sự việc
vẫn tiếp tục thì phải có sự theo dõi và kiểm soát quá
trình sử dụng dịch vụ của khách hàng những lần
sau.
40
Học hỏi từ phản hồi của khách hàng
• Các mục tiêu chính của hệ thống phản hồi có hiệu quả từ khách
hàng:
• Đánh giá và đánh dấu điểm chuẩn về chất lượng và hoạt
động dịch vụ:
• Mức độ hài lòng của khách hàng
• DN thực hiện dịch vụ đến đâu so với đối thủ?
• DN thực hiện dịch vụ đến đâu so với năm trước?
• Sự học hỏi và sự cải tiến hướng đến khách hàng
• Tại sao khách hàng không hài lòng?
• DN cần cải tiến dịch vụ ở đâu và như thế nào?
• Tạo ra văn hóa dịch vụ hướng tới khách hàng
• Tập trung vào nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng
• Củng cố toàn bộ DN hướng đến văn hóa chất lượng dv
41
Các công cụ thu thập phản hồi từ khách
hàng
• Điều tra toàn bộ thị trường, điều tra hàng năm và điều tra trên
các giao dịch.
• Phiếu thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng
• Đóng vai làm khách hàng một cách bí mật để điều tra sự làm
việc của nhân viên tuyến trước
• Phản hồi tự nguyện từ khách hàng: là nguồn thông tin giúp DN
cải tiến chất lượng dịch vụ.
• Tập trung vào việc thảo luận nhóm (là các khách hàng ở các
khúc thị trường quan trọng) và xem xét lại dịch vụ: đưa ra các
cải tiến và các ý tưởng cho dịch vụ.
42
• Nắm bắt các phản hồi tự nguyện từ khách hàng: các khiếu nại,
gợi ý, đề nghị, yêu cầu từ khách hàng là các thông tin rất có
ích, cần được thu thập, giải nghĩa, phân loại và phân tích
cần 1 hệ thống thu thập và thông báo về trung tâm các phản
hồi từ khách hàng.
• Có nhiều đầu mối để thu thập phản hồi của khách hàng:
• Nhân viên tuyến trước
• Tổ chức trung gian
• Các nhà lãnh đạo ở tuyến sau nhưng thường được khách hàng
liên lạc
• Phiếu kiến nghị/ khiếu nại của khách hàng
• Khiếu nại của khách hàng gửi đến một tổ chức thứ 3: hội bảo vệ
người tiêu dùng, cơ quan luật pháp, tổ chức thương mại, và các
khách hàng khác.
43
• Phân tích, báo cáo và phổ biến phản hồi từ khách hàng:
• Việc thu thập và phân tích các phản hồi từ khách hàng phải được
phổ biến đến đúng nơi: nhân viên tuyến trước, chủ sở hữu, nhà
quản trị chi nhánh, lãnh đạo cấp cao,
• Báo cáo hàng tháng về hoạt động dịch vụ dành cho chủ sở hữu
với sự cập nhật các phản hồi của khách hàng và tình hình hoạt
động dịch vụ.
• Báo cáo hàng quý về hoạt động dịch vụ dành cho giám đốc chi
nhánh, trưởng phòng và chủ sở hữu về xu hướng chất lượng và
hoạt động dịch vụ
• Báo cáo hàng năm về hoạt động dịch vụ dành cho lãnh đạo cấp
cao về sự đánh giá tình hình, xu hướng dài hạn liên quan đến sự
thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ của DN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_marketing_dich_vu_chuong_5_chat_luong_dich_vu.pdf