LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
• Tháng 10, 2003, chỉ vì một tin đồn thất thiệt mà ngân hàng Á Châu (ACB) của Việt Nam đã
khiến cho số lượng khách hàng đến rút tiền trước hạn tại ACB tăng vọt, tổng khách hàng rút
tiền một ngày lên tới 4000 khách hàng. Cán bộ ngân hàng ACB phải làm việc đến tận 20h30
mà vẫn không giải quyết được tất cả các đơn yêu cầu trong ngày. Chỉ trong vòng hai ngày,
ACB đã chi trả hơn 2000 tỷ VND. Tuy nhiên, vụ việc được xử lý nhanh chóng chỉ trong vòng
hai ngày do có sự can thiệp rất kịp thời và đúng lúc của ngân hàng nhà nước.
• Tháng 7/2004: Các ngân hàng Nga đang đứng trước tình trạng thanh khoản tồi tệ do dòng
người rút tiền hàng loạt tại những ngân hàng lớn như Guta, Alfa và sau đó lan sang toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Trong 3 ngày từ 21 đến 23/7, riêng ngân hàng Alfa đã chi trả hơn 200
triệu USD. Khủng hoảng chỉ chấm dứt khi có sự can thiệp mạnh tay của Ngân hàng
Trung ương.
• Năm 2008, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng mang tên “nợ dưới chuẩn” với sự sụt giảm
nghiêm trọng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói
chung. Hàng loạt các ngân hàng bị phá sản, mua bán, sáp nhập.v1.0013109224 24
2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2. Tạo phương tiện thanh toán
2.1. Trung gian tài chính
2.3. Trung gian thanh toánv1.0013109224 25
2.1. TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
• Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm
thành đầu tư.
• Quan hệ tài chính trực tiếp có nhiều nhược điểm về thời điểm, vị trí địa lý, số lượng tiền, chi
phí giao dịch. Vì vậy, sự ra đời của ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính đã khắc phục
được những nhược điểm này
53 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 1: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng - Trần Phước Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.0013109224
BÀI GIẢNG MÔN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Viện Ngân hàng Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
2v1.0013109224
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Mục tiêu
• Học phần Ngân hàng thương mại nghiên cứu về cách thức hoạt động, vài trò và tầm quan
trọng của NHTM trong nền kinh tế.
• Cung cấp các kiến thức tổng quát về các nghiệp vụ của một NHTM, đồng thời nghiên cứu
công tác quản trị tại các tổ chức tín dụng nói chung cũng như NHTM nói riêng.
II. Nội dung nghiên cứu
Học phần gồm 5 bài
Bài 1: Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng
Bài 2: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn
Bài 3: Tài sản và quản lý tài sản
Bài 4: Phân tích tín dụng và chính sách tín dụng
Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng
3v1.0013109224
BÀI 1
NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG
Giảng viên: ThS. Trần Phước Huy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4v1.0013109224
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
• Cỗ máy kỳ diệu nhất của tạo hóa chính là cơ thể của một con người. Vậy để vận
hành “thể chế” này, chúng ta cần có một nguồn năng lượng nuôi dưỡng, cung cấp
cho cỗ máy đó. Và hệ tuần hoàn với trái tim mình đã mang những chất dinh dưỡng
thiết yếu nhất chứa đựng trong dòng máu ngọt lành đến cơ quan trong cơ thể này.
• Với vai trò là phát minh quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân
hàng đóng vai trò là trái tim, là nhịp đập của nền kinh tế. Huy động vốn từ những
người có tiền nhàn rỗi để “nuôi dưỡng” các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
1. Vậy cụ thể ngân hàng là gì? Chức năng của ngân hàng trong nền kinh
tế ra sao?
2. Các dịch vụ chính của ngân hàng trong nền kinh tế?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài tổng quan về hoạt động ngân hàng.
5v1.0013109224
MỤC TIÊU
• Giúp sinh viên nắm được lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống
ngân hàng.
• Hiểu và giải thích các chức năng của ngân hàng.
• Nắm vững các nghiệp vụ, sản phẩm mà ngân hàng cung cấp để hiểu được vai
trò của ngân hàng trong nền kinh tế.
• Hiểu và phân biệt các loại hình ngân hàng.
• Biết được lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam.
6v1.0013109224
NỘI DUNG
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
Chức năng của ngân hàng
Các dịch vụ của ngân hàng
Các loại hình ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Tổ chức hệ thống và điều hành của ngân hàng
Các nhân tố tác động tới hoạt động của ngân hàng
7v1.0013109224
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
1.2. Lịch sử phát triển
1.1. Lịch sử hình thành
8v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Vào thế kỷ thứ 4 TCN, các ngân hàng Hy Lạp vận hành
đa dạng và phức tạp hơn bất kỳ xã hội nào trước đó.
• Các đền thờ, cá nhân và tổ chức thường sử dụng các
giao dịch tài chính như cho vay, gửi tài sản, trao đổi tiền
tệ và định giá tiền đúc.
• Pythius là người đầu tiên lập ra và điều hành ngân hàng
tư nhân đầu tiên thế kỷ thứ 5 TCN.
• Hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển mạnh mẽ tại
vùng Mediterian trong thế kỷ thứ 4 TCN.
• Khi Hy Lạp chinh phục Ai Cập, mạng lưới kho chứa ngũ
cốc hình thành ngân hàng ngũ cốc.
• Mạng lưới ngân hàng này hoạt động như hệ thống tín
dụng thương mại, việc thanh toán được ghi sổ mà không
cần chuyển tiền.
9v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Hình thái ngân hàng đầu tiên được hình thành trước khi con
người phát minh ra tiền tệ. Đó là các đền thờ cổ đại.
• Ban đầu, “tiền” gửi tại ngân hàng là các loại ngũ cốc, gia cầm,
nông sản rồi đến vàng, kim loại quý. Và đền thờ chính là hình
thái ngân hàng đầu tiên, cất giữ các tài sản này.
• Khoảng 3000 năm TCN, tại Ai Cập và Mesopotamia, vàng
được gửi vào các đền thờ. Đến thế kỷ 18 TCN, tại Babylon, có
dấu hiệu cho thấy các thầy tu trông giữ đền bắt đầu cho mượn
tài sản cất trong đền. Khái niệm ngân hàng cổ đại ra đời.
• Như vậy, hoạt động ngân hàng cổ đại manh nha được hình
thành vào thế kỷ 18 TCN với dịch vụ cơ bản là nhận gửi các
tài sản và cho mượn những tài sản này. Những dịch vụ ngân
hàng đầu tiên không dành cho đông đảo người dân bình
thường mà chỉ dành cho những người giàu có.
Đền thờ Bel ở Mesopotamia
10v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đền thờ Isis ở Delos, Hy Lạp
• Cuối TK III TCN, khi La Mã chinh phục vùng Mediterian,
đảo Delos trở thành trung tâm Ngân hàng của vùng với
hóa đơn tín dụng được sử dụng trong thanh toán.
• Nhà nước La Mã bổ nhiệm công chứng viên để ghi
nhận các giao dịch ngân hàng.
• Tuy vậy, sự phát triển của hệ thống NH gặp phải sự
cản trở lớn do thói quen tiêu dùng tiền mặt của người
La Mã.
• Khi La Mã suy vong, hoạt động thương mại giảm sút,
các NH bị cấm hoạt động tại Tây Âu và chỉ được phục
hồi sau các cuộc Thập tự chinh.
11v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Đến TK thứ XIII, các NH phục hồi tại miền bắc Italy với
hoạt động truyền thống là cung cấp tiền bạc chi người
giàu có, các hoàng gia châu Âu.
• Hoạt động ngân hàng phát triển tại Siena, Lucca, Milan và
Genoa nhưng Florence mới thực sự thống lĩnh hệ thống
tài chính quốc tế nhờ đồng tiền nổi tiếng Florin.
• Đồng Florin được đúc đầu tiên vào năm 1252 và nhanh
chóng nhận được sự tín nhiệm rộng rãi.
• Năm 1340, các ngân hàng Florence cho vua Edward III
vay 1.500.000 Florin để chiến tranh với Pháp. Đến 1345,
nhà vua vỡ nợ, các ngân hàng Florence phá sản.
• Hoạt động ngân hàng đến thế kỷ XVI gặp nhiều rủi ro do
cho vay các Vương triều châu Âu để tài trợ cho chiến
tranh. Bên cạnh việc cho vay bên chiến bại, rủi ro còn do
việc sử dụng quá mức của các hoàng gia. Năm 1557,
hoàng gia Tây Ban Nha tuyên bố phá sản kéo theo sự
sụp đổ của hàng loạt ngân hàng ở Đức, Italy.
Đồng tiền vàng florin
12v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH (tiếp theo)
• Năm 1587, Banco della Piazza di Rialto mở cửa tại Venice với tư cách một sáng kiến của nhà
nước. Mục tiêu của nó là cất giữ an toàn các khoản tiền của thương nhân và đảm bảo các
giao dịch tài chính giữa Venice và đối tác ở bất kỳ đâu mà không thực hiện di chuyển vật lý
của tiền đúc.
• Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có sự đảm bảo của Nhà nước (Vernice) tạo điều
kiện cho sự ra đời của Cheque.
• Việc thanh toán Cheque được đảm bảo bởi các ngân hàng có cam kết nên phương thức này
khá an toàn.
• Cheque được sử dụng rộng rãi từ cuối TK XVII.
13v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH (tiếp theo)
• Với sự tham gia của chính phủ vào hoạt động NH,
các Ngân hàng quốc gia manh nha hình thành để
quản lý lưu thông tiền tệ.
• Ngân hàng quốc gia đầu tiên là Bank of Sweden
thành lập năm 1668. Tiếp đó là sự ra đời của Bank
of England năm 1694.
• Năm 1661, Stockhom Banco được chính phủ cho
phép phát hành giấy tín dụng có thể trao đổi. Giấy
này được đổi thành tiền xu bằng bạc khi đổi tại NH.
Đây là hình thức tiền giấy đầu tiên tại châu Âu.
• Năm 1667, do phát hành quá nhiều tiền giấy, nên
Stockhom Banco phá sản.
Tiền giấy 1661
14v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH (tiếp theo)
• Các hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển cùng
sự tiến bộ của xã hội loài người với vai trò và ảnh
hưởng ngày một quan trọng và sâu sắc hơn.
• Cho tới thế kỷ 20 và 21, ngay cả khi nền kinh tế toàn
cầu đã đạt tới qui mô vô cùng lớn về giá trị tiền tệ, và
các thể chế chống độc quyền quốc tế được áp dụng
rộng khắp, hệ thống tài chính-ngân hàng quốc tế về cơ
bản vẫn nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm đại gia
tộc kinh doanh tiền tệ.
15v1.0013109224
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH (tiếp theo)
Định nghĩa:
• Luật Mỹ (90s): Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
• Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam: " Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
16v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
• Hình thức ngân hàng đầu tiên - NH của các thợ vàng: cho vay với các
cá nhân, nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Hình thức cho vay chủ
yếu là thấu chi.
• Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán.
• Ngân hàng tiền gửi: không cho vay, chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán
hộ để lấy phí.
17v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
• Ngân hàng tiết kiệm: Huy động tiết kiệm, đầu tư vào
trái phiếu chính phủ.
• Ngân hàng phát triển: WB, ADB, NH phát triển quốc
gia: Tài trợ cho các mục tiêu phát triển, chính sách cho
vay ưu đãi (lãi suất thấp, thời gian dài).
• Ngân hàng đầu tư: bảo lãnh phát hành, hùn vốn, mua
trái phiếu dài hạn
• Ngân hàng chính sách: Cho vay chính sách của Chính
phủ: đói nghèo, tạo công ăn việc làm.
18v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Sự đa dạng của các loại hình ngân hàng và các hoạt
động ngân hàng:
• Các loại hình NH đa dạng.
• Các nghiệp vụ mới ngày càng phát triển: Cho vay,
huy động, thanh toán, bao thanh toán
• Công nghệ ngân hàng góp phần thay đổi các hoạt
động cơ bản cuả ngân hàng.
• Qui mô của mỗi ngân hàng: Tích tụ và tập trung vốn
đã tạo ra các công ty ngân hàng cực lớn với số vốn
tự có hàng chục tỷ đô la Mỹ.
• Quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối
liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng lớn giữa chúng.
19v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
10 NGÂN HÀNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 2008 (Forbes)
Xếp hạng Ngân hàng Quốc gia
Tổng tài sản
(tỷ USD)
Vốn hoá thị trường
(tỷ USD)
1 HSBC Holdings Anh 2,348.98 180.81
3 Bank of America Hoa Kỳ 1,715.75 176.53
4 JPMorgan Chase Hoa Kỳ 1,562.15 136.88
10 Royal Bank of Scotland Anh 3,807.51 76.64
13 BNP Paribas Pháp 2,494.41 81.90
21 Banco Santander Tây Ban Nha 1,332.72 113.27
24 Citigroup Hoa Kỳ 2,187.63 123.44
25 Barclays Anh 2,432.34 62.43
33 UniCredit Group Italia 1,077.21 77.46
35 Mitsubishi UFJ Financial Nhật Bản 1,591.56 98.14
20v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
10 NGÂN HÀNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 2012
21v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng đã chứng kiến nhiều
khủng hoảng và hoảng loạn ngân hàng trong mỗi quốc gia:
• Mỹ: 1984 – NH Illinois, 1991 – NH BOA bị giảm sút lớn về
tiền gửi, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
• 1990s: NHTM Nhật và các hãng chứng khoán gặp rủi ro lớn
do sự sụp đổ của TT BĐS và TT CK.
• 1992: NH J.P. Morgan mất 200 triệu USD do nắm chứng
khoán thế chấp khi lãi suất tăng đột ngột.
• 1997: Khủng hoảng tài chính ở ĐNA, bắt nguồn từ Thái Lan làm nhiều NH ở Châu Á bị mất
hàng tỷ USD, bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. Nền kinh tế Thái Lan bị kéo lùi sự phát
triển tới 20 năm, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, sút giảm 5% thu nhập chung trên
toàn thế giới.
• Vào năm 1997, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam do mở rộng cho vay tràn lan đã rơi vào
tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi cao. Rất nhiều vụ rủi ro tín dụng điển hình đã xảy ra như vụ
Tamexco với lượng nợ khó đòi lên tới 550 tỷ VNĐ; vụ Tăng Minh Phụng với lượng vốn thất
thoát hơn 4000 tỷ VNĐ.
22v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
• Năm 2001, tập đoàn năng lượng Enron phá sản, tác động tới hầu hết các ngân hàng danh
tiếng trên thế giới: JP Morgan Chase với 2,6 tỷ USD, trong đó 900 triệu là không được bảo
đảm; Citi Group có tổng dư nợ với Enron tới thời điểm phá sản là 1,2 tỷ USD, trong đó 400
triệu là không được bảo đảm.
• Các ngân hàng Argentina vào năm 2002 đã đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản nặng nề.
Sự hạn chế rút tiền của chính phủ đã làm cho tình trạng thêm trầm trọng. Tới tháng 4 năm
2002, các ngân hàng ở Argentina đã đồng loạt đóng cửa. HSBC tiết lộ rằng cuộc khủng hoảng
ở Argentina đã làm mất 1.850 triệu USD trong năm tài chính 2001.
23v1.0013109224
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
• Tháng 10, 2003, chỉ vì một tin đồn thất thiệt mà ngân hàng Á Châu (ACB) của Việt Nam đã
khiến cho số lượng khách hàng đến rút tiền trước hạn tại ACB tăng vọt, tổng khách hàng rút
tiền một ngày lên tới 4000 khách hàng. Cán bộ ngân hàng ACB phải làm việc đến tận 20h30
mà vẫn không giải quyết được tất cả các đơn yêu cầu trong ngày. Chỉ trong vòng hai ngày,
ACB đã chi trả hơn 2000 tỷ VND. Tuy nhiên, vụ việc được xử lý nhanh chóng chỉ trong vòng
hai ngày do có sự can thiệp rất kịp thời và đúng lúc của ngân hàng nhà nước.
• Tháng 7/2004: Các ngân hàng Nga đang đứng trước tình trạng thanh khoản tồi tệ do dòng
người rút tiền hàng loạt tại những ngân hàng lớn như Guta, Alfa và sau đó lan sang toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Trong 3 ngày từ 21 đến 23/7, riêng ngân hàng Alfa đã chi trả hơn 200
triệu USD. Khủng hoảng chỉ chấm dứt khi có sự can thiệp mạnh tay của Ngân hàng
Trung ương.
• Năm 2008, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng mang tên “nợ dưới chuẩn” với sự sụt giảm
nghiêm trọng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói
chung. Hàng loạt các ngân hàng bị phá sản, mua bán, sáp nhập.
24v1.0013109224
2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2. Tạo phương tiện thanh toán
2.1. Trung gian tài chính
2.3. Trung gian thanh toán
25v1.0013109224
2.1. TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
• Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm
thành đầu tư.
• Quan hệ tài chính trực tiếp có nhiều nhược điểm về thời điểm, vị trí địa lý, số lượng tiền, chi
phí giao dịch. Vì vậy, sự ra đời của ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính đã khắc phục
được những nhược điểm này.
26v1.0013109224
2.2. TẠO PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
• Ngân hàng đúc tiền, in tiền để đáp ứng nhu cầu
thanh toán của các tác nhân trong nền kinh tế.
• Với khả năng tạo tiền, từ lượng tiền cơ sở, qua
hệ thống ngân hàng, lượng tiền giao dịch ngày
càng nhiều lên qua ảnh hưởng của số nhân tiền.
• Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp các
phương tiện thanh toán khác như thẻ tín dụng,
thẻ thanh toán
27v1.0013109224
2.3. TRUNG GIAN THANH TOÁN
• Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
• Thông qua các hình thức chính là: séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, bút toán ghi sổ, thanh toán
bù trừ
28v1.0013109224
3. CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
3.2. Nhận tiền gửi
3.1. Mua bán ngoại tệ
3.3. Cho vay
3.4. Bảo quản tài sản hộ
3.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
3.6. Quản lý ngân quỹ
3.7. Tài trợ các hoạt động của chính phủ
9 C o thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing)
8 Bảo lãnh
10. Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
12. Cung cấp các dịc vụ bảo hiểm
13. Cu g cấp các dịch vụ đại lý
29v1.0013109224
3.1. MUA BÁN NGOẠI TỆ
Mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí.
30v1.0013109224
3.2. NHẬN TIỀN GỬI
Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả
đúng hạn.
31v1.0013109224
3.3. CHO VAY
• Cho vay thương mại:
Chiết khấu thương phiếu;
Cho vay trực tiếp đối với các khách hàng.
• Cho vay tiêu dùng:
Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng + cạnh tranh
trong cho vay → Khách hàng vay vì mục tiêu tiêu dùng
trở thành khách hàng tiềm năng.
• Tài trợ cho dự án:
Tài trợ xây nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao.
32v1.0013109224
3.4. BẢO QUẢN TÀI SẢN HỘ
• Các NH thực hiện việc lưu giữ vàng, kim loại quý, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho
khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuê két).
• Với hệ thống bảo vệ an toàn của ngân hàng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về các tài
sản này, hơn là lưu giữ tại nhà.
33v1.0013109224
3.5. CUNG CẤP CÁC TÀI KHOẢN GIAO DỊCH VÀ THỰC HIỆN THANH TOÁN
• Thanh toán qua NH đã mở đầu cho thanh toán không
dùng tiền mặt.
• Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an
toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) → rút
ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho
khách hàng.
• Dịch vụ này ngày càng phát triển khi NH mở chi nhánh,
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin.
34v1.0013109224
3.6. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
• Quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh hoặc cá nhân.
• Tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và
tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
35v1.0013109224
3.7. TÀI TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
• Khả năng huy động và cho vay với khối lượng
lớn của NH đã trở thành trọng tâm chú ý của các
Chính phủ.
• Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách
trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều
muốn tiếp cận với các khoản cho vay của NH.
• Các NH thường mua trái phiếu Chính phủ theo
một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi.
36v1.0013109224
3.8. BẢO LÃNH
• NH có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng: mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành
chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác...
• Ngân hàng vẫn có thể mở rộng phạm vi hoạt động, gia tăng thu nhập, phát triển các hoạt động
khác mà không cần sử dụng đến vốn của mình.
37v1.0013109224
3.9. CHO THUÊ THIẾT BỊ TRUNG VÀ DÀI HẠN
• NH mua thiết bị và cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê trong thời
gian thuê, thường là trung và dài hạn.
• Khách hàng không cần có vốn (hoặc 30% giá trị tài sản cần mua) mà vẫn có tài sản để đưa
vào kinh doanh.
38v1.0013109224
3.10. CUNG CẤP DỊCH VỤ ỦY THÁC VÀ TƯ VẤN
• NH có nhiều chuyên gia về quản lý tài chính, có thể giúp
cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài sản và các hoạt động
tài chính.
• Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác
cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư, ủy thác
trong di chúc, quản lý tài sản
• NH tư vấn về đầu tư, về quản lí tài chính, về thành lập,
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
39v1.0013109224
3.11. CUNG CẤP DỊCH VỤ MÔI GIỚI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
• NH cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán trên cơ sở cung cấp cho khách hàng cơ hội mua,
bán cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác.
• Trong một vài trường hợp, NH thành lập công ty con là công ty chứng khoán.
40v1.0013109224
3.12. CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BẢO HIỂM
• NH phối hợp với các công ty bảo hiểm hoặc thành lập công ty con trực thuộc để cung cấp dịch
vụ bảo hiểm, tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí...
• Trong đó, ngân hàng tận dụng thế mạnh với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn và
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về tài chính.
41v1.0013109224
3.13. CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ ĐẠI LÝ
• NH (thường NH lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho ngân hàng, tổ chức tín dụng khác
như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng
tài trợ...
• Với mạng lưới rộng khắp, ngân hàng có thể làm đại lý cho các công ty chuyển tiền kiều hối.
42v1.0013109224
4. CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG
Có thể phân chia ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người quản lý.
• Theo hình thức sở hữu:
NH tư nhân, cổ phần, thuộc sở hữu Nhà nước, liên doanh
Ưu thế và nhược điểm của từng loại hình NH?
• Theo cơ cấu tổ chức:
NH sở hữu công ty và công ty sở hữu NH: các tập đoàn ngân hàng phát triển mạnh trong
những năm cuối thế kỉ 20, dầu thế kỷ 21.
NH đơn nhất và NH có chi nhánh.
• Theo tính chất hoạt động:
Ngân hàng đa năng và ngân hàng chuyên doanh.
NH TM, NH phát triển, NH chính sách, NH đầu tư
43v1.0013109224
5. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
• 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
• 1960 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• 1976 sáp nhập với Ngân hàng Quốc gia tại Miền Nam
để thành lập mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• 1988 - 1990 ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà
nước và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và
công ty tài chính, chuyển hệ thống ngân hàng Việt
Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, đồng thời tách biệt chức
năng quản lý lưu thông tiền tệ và chức năng kinh
doanh tiền tệ.
44v1.0013109224
5. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
• 1993 thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, World Bank, ADB.
• 1995 thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
• 1997 ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.
• 1999 thành lập Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi.
• 2000 tự do hóa hoàn toàn thị trường lãi suất.
• 2003 thành lập ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ
Người nghèo.
• 2006 thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• 2008 thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
• Hiện nay: tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực tài chính,
năng lực cạnh tranh khi áp lực hội nhập trong khu vực và trên thế giới ngày càng lớn.
45v1.0013109224
5. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
• Số lượng NH: (30/06/2013)
NHNN: 1
NHCSXH: 1
NHTM Nhà nước: 6
NHTM cổ phần: 39,
Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài: 2
Chi nhánh NH nước ngoài: 12,
NH liên doanh: 6
Văn phòng đại diện các NHTM nước ngoài tại Việt Nam.
• Cơ chế: tự chủ tài chính, cạnh tranh.
• Công nghệ ngày càng hiện đại
• Vốn, mạng lưới ngày càng mở rộng, tăng trưởng.
• Hình thức sở hữu chéo ngày càng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.
46v1.0013109224
GIẢI QUYẾT CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Như vậy, với những gì đã tìm hiểu, chúng ta thấy rằng:
1. Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,
trong đó đặc biệt là tiết kiệm, tín dụng và dịch vụ thanh toán.
2. 3 chức năng của ngân hàng là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và trung gian
thanh toán.
3. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp gồm 3 nhóm chính là dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng,
đầu tư và các dịch vụ khác.
47v1.0013109224
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI TRỤ SỞ CHÍNH
48v1.0013109224
6. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐIỂU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG
Hội đồng
quản trị
Bộ máy
giúp việc
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng Phó tổng giám đốc
Các phòng, ban
chuyên môn,
nghiệp vụ
Hệ thống kiểm
tra, kiểm soát
nội bộ
49v1.0013109224
TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH TẠI CHI NHÁNH
Giám đốc
Phó giám đốc
Các phòng
chuyên môn,
nghiệp vụ
Phòng
giao dịch
Tổ kiểm tra
nội bộ Quỹ tiết kiệm
Trưởng phòng
kế toán
50v1.0013109224
TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH TẠI CHI NHÁNH
51v1.0013109224
7. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
• Chính phủ thực hiện chính sách giảm bao cấp và
can thiệp trực tiếp.
• Sự phát triển dịch vụ tài chính.
• Xu hướng đa dạng hóa gắn liền với mở rộng phạm
vi hoạt động.
• Sự gia tăng cạnh tranh.
• Áp lực gia tăng vốn chủ sở hữu.
• Sự gia tăng tính nhạy cảm với lãi suất của tài sản
và nguồn vốn.
• Cách mạng trong công nghệ ngân hàng.
52v1.0013109224
7. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG
Tài sản Nguồn vốn
1. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
2. Tiền gửi tại NHNN
3. Tiền gửi tại các TCTD khác
4. Cho vay
5. Các khoản đầu tư
6. Tài sản cố định
7. Tài sản khác
1. Tiền gửi của các TCTD
2. Tiền gửi của cá nhân và TCKT
3. Vay từ NHNN và kho bạc
4. Vay các TCTD khác
5. Các khoản vay khác
6. Vốn điều lệ
7. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
8. Quỹ khác
9. Lợi nhuận để lại
10. Các nguồn khác (ủy thác)
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
53v1.0013109224
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng
• Khái niệm và chức năng của ngân hàng
• Các dịch vụ ngân hàng
• Các loại hình ngân hàng
• Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
• Cơ cấu tổ chức và các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_1_ngan_hang_va_hoat_dong.pdf