Ngày 13.8 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Cũng ngày
13.8 Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào, đề ra chủ trương Tổng khởi nghĩa. Đêm
13.8 uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập
do đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh phụ trách,
Uỷ ban đã phát đi “quân lệnh số 1”, nhấn mạnh giờ
tổng khởi nghĩa đã đến Nghị quyết tổng khởi
nghĩa nêu 3 nguyên tắc thực hành khởi nghĩa ở
địa các phương:
-Tập trung lực lượng vào những việc chính
-Thống nhất mọi phương diện chính trị, quân sự,
hành động và chỉ huy
-Kịp thời hành động không bỏ lỡ thời cơNgày 16.8 Quốc dân đại hội họp tại Tân Trào , tán
thành và thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa
của Đảng và 10 chính sách lớn của Tổng bộ Việt
Minh. Đại hội cử ra uỷ ban dân tộc giải phóng, tức
Chính phủ lâm thời Việt Nam do Hồ Chí Minh làm
chỉ tịch.
Cùng ngày Hồ Chí Minh đã gởi thư kêu gọi đồng bào
cả nước “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã
đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta”
Tình hình vô cùng khẩn trương. Điều kiện khởi nghĩa
đã chín muồi. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị “Lúc
này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng tám 1945 ở Việt Nam - Phạm Quốc Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO KHỞI NGHĨA
VŨ TRANG TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945 Ở ViỆT NAM
Giảng viên chính
Đại tá TS.Phạm Quốc Văn
NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO KHỞI NGHĨA
VŨ TRANG TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945 Ở ViỆT NAM
*****
Mục đích, yêu cầu.
-Giúp cho sinh viên nắm được quan điểm về khởi
nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác-Lênin,
đường lối của Đảng ta.
-Nắm được nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của
Đảng ta trong cách mạng tháng tám 1945
NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO KHỞI NGHĨA
VŨ TRANG TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945 Ở ViỆT NAM
*****
I.Quan điểm về khởi nghĩa vũ trang của chủ
nghĩa Mác-Lênin
Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
luôn coi lãnh đạo, chỉ đạo và thực hành khởi
nghĩa là một nghệ thuật. Nói về thời cơ phát động
khởi nghĩa, trong cuốn “bệnh ấu trĩ tả khuynh
trong phong trào cộng sản” Lênin chỉ rõ “khởi
nghĩa” là trận cuối cùng và quyết định nên phải
rất thận trọng, chắc chắn và phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản sau:
- “ Một là, làm cho nội bộ giai cấp vô sản phải
thống nhất tư tưởng, nhất trí hành động kiên
quyết nhất, dũng cảm và cách mạng nhất
chống lại giai cấp tư sản. Hai là, giai cấp tiểu tư
sản, các phần tử trung gian, do dự ngả theo
CM. Ba là, các lực lượng của giai cấp thù địch
đã suy yếu đi nhiều chỉ lúc đó CM mới chín
muồithắng lợi của chúng ta mới được bảo
đảm”.
-Trong tác phẩm: “Cách mạng và phản CM ở
Đức” Ăng-ghen nhấn mạnh: “khởi nghĩa là một
nghệ thuật, phải tuân theo một quy tắc nhất
định. Thứ nhất, phải hết sức thận trọng, phải
chuẩn bị được lực lượng hơn hẳn đối phương.
-Thứ hai, khi khởi nghĩa phải hành động với quyết
tâm rất lớn, phải giành thế tiến công, tiến công liên
tục, triệt để, tạo bất ngờ. Phòng ngự là sự diệt
vong của mọi cuộc khởi nghĩa.
-Trong thư của Lênin gửi Ban Chấp hành trung ương
Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga với nhan đề
“Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa vũ trang” Lênin viết:
“Muốn thắng lợi, khởi nghĩa không được dựa vào
một cuộc âm mưu, một chính đảng mà phải dựa
vào giai cấp tiên phong. Khởi nghĩa phải dựa vào
cao trào CM của nhân dân. Khởi nghĩa phải dựa
vào bước ngoặt trong lịch sử của cuộc CM, tinh
thần quần chúng lên cao, kẻ thù đang dao động.
Khi đã hội tụ đủ 3 điều kiện ấy mà không tiến hành
khởi nghĩa là phản lại chủ nghĩa Mác phản bội
CM”
II.Sự chuẩn bị về đường lối, quan điểm của Đảng
cho tổng khởi nghĩa
-Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lênin về khởi nghĩa và đấu tranh CM, trong
luận cương chính trị (10.1930), Đảng đã xác
định con đường giành chính quyền về tay công
nông là con đường vũ trang bạo động: “khi
giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp
đứng giữa đã muốn bỏ về phe CM, quần chúng
công nông thì sôi nổi CM, quyết hy sinh chiến
đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng
để đánh đổ chính quyền địch, giành chính
quyền cho công nông”
-Tháng11.1939, hội nghị Trung ương lần 6 họp tại Bà
Điểm nhấn mạnh: Tất cả mọi vấn đề của CM đều
nhằm vào giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa các
dân tộc ở Đông Dương với đế quốc xâm lược, cần
dự bị những điều kiện bước tới bạo động, làm CM
giải phóng dân tộc.
-Tháng 10.1940, hội nghị Trung ương lần 7 họp ở
Đình Bảng (Bắc Ninh) chỉ rõ: “Đảng phải chuẩn bị
giành lấy sứ mệnh thiêng liêng, lãnh đạo các dân
tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang bạo động,
giành quyền tự do, độc lập”. “Tuy nước ta chưa
đứng trước tình thế trực tiếp CM, nhưng do tình
hình quốc tế và trong nước ngày càng sôi động,
CM nước ta có thể nổ ra bằng những cuộc khởi
nghĩa địa phương ở những nơi có điều kiện tiến
lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước
-Hội nghị Trung ương lần 8 (5.1941) tại Pắc Bó
nhấn mạnh: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ
phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này,
nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng
dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những đoàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được”. Hội nghị quyết định đổi tên
“mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít
Pháp-Nhật” thành “Việt Nam độc lập đồng
minh”, gọi tắt là Việt Minh để tập hợp đông đảo
hơn nữa các lực lượng, các tầng lớp nhân dân
tham gia tranh đấu.
-Hội nghị còn xác định cụ thể. Khi thời cơ tới “với lực
lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
từng phần, trong từng địa phương cũng có thể
giành thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng
khởi nghĩa to lớn”. Đây chính là sự vận dụng của
Đảng ta.
Về phương pháp đấu tranh CM phải sử dụng khởi
nghĩa vũ trang. Điều kiện để khởi nghĩa là:
1.Mặt trận cứu quốc đã thống nhất đến toàn quốc.
2.Nhân dân đã sống cùng cực dưới ách thống trị của
phát xít Pháp-Nhật, đã sẵn sàng hy sinh chiến
đấu, nổi dậy giành chính quyền.
3.Phe thống trị Đông Dương đã bước vào khủng
hoảng cực điểm cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
4.Quân Nhật thua Trung Quốc, CM Pháp, Nhật nổ
ra, Phe dân chủ thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô
đại thắng phát xít.
III.Diễn biến tổng khởi nghĩa tháng tám 1945.
1.Thời cơ và chủ trương tổng khởi nghĩa
Ngày 13.8 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Cũng ngày
13.8 Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào, đề ra chủ trương Tổng khởi nghĩa. Đêm
13.8 uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập
do đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh phụ trách,
Uỷ ban đã phát đi “quân lệnh số 1”, nhấn mạnh giờ
tổng khởi nghĩa đã đếnNghị quyết tổng khởi
nghĩa nêu 3 nguyên tắc thực hành khởi nghĩa ở
địa các phương:
-Tập trung lực lượng vào những việc chính
-Thống nhất mọi phương diện chính trị, quân sự,
hành động và chỉ huy
-Kịp thời hành động không bỏ lỡ thời cơ
Ngày 16.8 Quốc dân đại hội họp tại Tân Trào , tán
thành và thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa
của Đảng và 10 chính sách lớn của Tổng bộ Việt
Minh. Đại hội cử ra uỷ ban dân tộc giải phóng, tức
Chính phủ lâm thời Việt Nam do Hồ Chí Minh làm
chỉ tịch.
Cùng ngày Hồ Chí Minh đã gởi thư kêu gọi đồng bào
cả nước “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã
đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta”
Tình hình vô cùng khẩn trương. Điều kiện khởi nghĩa
đã chín muồi. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị “Lúc
này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập”
2. Sơ lược diễn biến
Do nắm bắt được tình hình, thời cơ thuận lợi đang
tới, thấm nhuần chủ trương khởi nghĩa giành chính
quyền, nhiều cán bộ ở cơ sở và các cấp đã nhạy
bén phát lệnh khởi nghĩa. Cuộc đấu tranh CM
đứng trước tình thế nhảy vọt đã từ khởi nghĩa
từng phần, giành chính quyền địa phương chuyển
thẳng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên
phạm vi cả nước.
Từ 14-18.8 các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ,
Bắc Giang, Vĩnh yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hà
Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An,
Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi, Kháng Hoà, Mỹ Tho, Sa
Đécđã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền.
-Ngày 19.8 khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh Yên
Bái, Thái Bình, Phúc Yên, Thanh Hoá, Khánh
Hoà. Ngày 20 là Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh
BìnhNgày 21.8 là Cao Bằng, Tuyên Quang,
Sơn TâyNgày 23.8 là các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Bình ĐịnhNgày 24.8 là Phú Yên,
Bình Thuận, Đắc LắcNgày 25 là Sài Gòn,
Vĩnh Long, Châu ĐốcNgày 28.8 Cần Thơ,
Rạch GiáNgày 28.8 tỉnh lỵ cuối cùng là Hà
Tiên cũng thiết lập được chính quyền CM.
Chỉ trong vòng 14 ngày từ 14-28.8 chính quyền
phong kiến và thực dân đã bị lật đổ và thiết lập
chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
3.Đặc điểm hình thái khởi nghĩa của các địa
phương trong Cách mạng tháng Tám.
a. Trong cuộc vận động CM, xây dựng lực lượng
chính trị và các đơn vị vũ trang (1941-8.1945)
Cao trào kháng Nhật diễn ra đều khắp và nhiều
hình thức phong phú. 28 tỉnh và 3 thành phố,
trong đó có Hà Nội, Huế khởi nghĩa xuất phát
từ thôn, xã lên huyện, tỉnh hoặc từ ngoại thành
vào nội thành. Có 24 tỉnh (chủ yếu ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ, khởi nghĩa lại xuất phát từ
tỉnh lỵ xuống các huyện, xã. Có 7 tỉnh cả nông
thôn và tỉnh lỵ cùng đồng thời khởi nghĩa.
-Vì Bắc bộ và Bắc Trung bộ cơ sở Đảng và Mặt
trận Việt Minh ở nông thôn khá phát triển.
b.Ở Nam bộ, phong trào CM gặp khó khăn bị tổn
thất nặng nề từ sau khởi nghĩa Nam kỳ do thực
dân Pháp đàn áp, mặt khác ở xa Trung ương nên
sự chỉ đạo không được kịp thời nên khởi nghĩa
muộn hơn và ở tỉnh lỵ trước.
c. Vai trò của các thành phố lớn trong tổng khởi
nghĩa rất quan trọng.
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý
nghĩa quyết định thắng lợi chung của CM cả nước.
Qua hình thái diễn biến khởi nghĩa đã phản ánh sự
chuẩn bị của Đảng ta là đều khắp từ Bắc chí Nam,
cả nông thôn, thành thị và rừng núi, hai lực lượng
cơ bản của CM là nông dân và công nhân, đã kết
hợp chặt chẽ hai hình thức ĐT, trong đó ĐT chính
trị là chủ yếu, ĐTVT giữ vai trò hỗ trợ
Cách mạng tháng 8 thắng lợi mau chóng, trọn vẹn là
kết quả của 15 năm chuẩn bị của toàn dân, dưới
sợ lãnh đạo của Đảng, kết quả của 3 cuộc tập
dượt lớn:
Cao trào CM 1930-1931, đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ-
Tĩnh, Đảng đã giương cao ngọn cờ dân tộc, dân
chủ, bước đầu xây dựng khối liên minh công nông,
sử dụng bạo lực giành chính quyền ở một địa
phương; cuộc vận động dân chủ 1936-1939, đã
tập hợp mặt trận dân chủ rộng rãi làm uy tín của
Đảng được nâng cao; cuộc vận động giải phóng
dân tộc 1939-1945, Đảng đã chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc là
trọng tâm, xây dựng lực lượng chính trị và lực
lượng vũ trang lớn mạnh, với phương pháp CM
thích hợp, chọn đúng thời cơ giành chính quyền.
IV.Mấy vấn đề nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang
trong cách mạng tháng tám
1. Nghệ thuật khởi nghĩa từng phần.
-Từ xây dựng lực lượng cơ sở vững chắc ở từng
địa phương, thực hiện đánh đổ từng bộ phận,
tiến tới đánh đổ hoàn toàn hệ thống chính
quyền địch.
Từ 1941 đến trước ngày 9.3.1945 là quá trình
xây dựng lực lượng, phát triển căn cứ địa,
phát động chiến tranh du kích cục bộ đồng
thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở địa
phương chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời
cơ khởi nghĩa.
-Trong chỉ đạo và thực hành khởi nghĩa từng
phần, Đảng đã xây dựng LL chính trị, LLVT và
kết hợp hai lực lượng đó, chuẩn bị đón thời cơ
khởi nghĩa, xây dựng căn cứ và chiến khu cách
mạng trên phạm vi cả nước làm bàn đạp, tạo
lập thế và lực, phát động cao trào kháng Nhật,
tập dượt, sẵn sàng hành động cách mạng. Đây
là thời kỳ Đảng từng bước xây dựng những
nhân tố bảo đảm cho thành công của khởi
nghĩa vũ trang.
2.Nghệ thuật tạo thời cơ và đón thời cơ.
Thời cơ cách mạng là những điều kiện chủ quan
và khách quan chín muồi tạo thuận lợi cho
hành động CM
Thời cơ xuất hiện có thể do ngẫu nhiên, nhưng
thường là do năng động chủ quan của ta mà có
hoặc do những sai lầm của địch.
Đảng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào thời cơ khởi nghĩa theo các
nội dung sau:
-Đảng đã thường xuyên nắm chắc tình hình, vừa
nắm vững nguyên tắc lại vừa linh hoạt, nhạy bén
trước sự chuyển biến của tình thế, đưa ra những
dự kiến tài tình về thời cơ tổng khởi nghĩa,
-Đảng đã tích cực chuẩn bị điều kiện vất chất và tinh
thần cho tổng khởi nghĩa, vừa tuân thủ những quy
luật khách quan, vừa phát huy năng động chủ
quan, coi đó là yếu tố quyết định cho việc tạo thời
cơ và đón thời cơ khởi nghĩa.
-Trong quá trình chuẩn bị lâu dài, Đảng đã chỉ
đạo hoạt động du kích tại địa phương khởi
nghĩa từng phần. Khi Nhật đảo chính Pháp,
Đảng đã chớp thời cơ thuận lợi, thực hành khởi
nghĩa từng phần, chuẩn bị đón thời cơ tổng
khởi nghĩa.
-Khi thời cơ xuất hiện, Đảng đã sớm phát hiện và
kịp thời có các chủ trương hành động cần
thiết, táo bạo, sáng tạo để tận dụng và phát
động toàn dân nhất tề đứng lên giành chính
quyền.
3.NGhệ thuật chỉ đạo thực hành tổng khởi nghĩa.
Đảng đã đề ra sách lược đấu tranh rất linh hoạt:
Nơi nào bắt buộc cần đòn tiến công của lực
lượng vũ trang thì kiên quyết đánh, nơi nào có
thể buộc kẻ địch đầu hàng bằng hình thức đấu
tranh mềm dẻo hơn, đỡ tốn xương máu hơn
mà vẫn giành được thắng lợi thì phải hết sức
tận dụng.
Trong quá trình tổng khởi nghĩa, Đảng ta đã sử
dụng đồng thời cả LLVT và LLCT quần chúng,
trong đó LLCT quần chúng đóng vai trò quyết
định thắng lợi.
Kết hợp chặt chẽ hai đòn tiến công và nổi dậy
theo nguyên tắc: “Tập trung, thống nhất, kịp
thời, linh hoạt”, Tập trung lực lượng vào mục
tiêu chính; thống nhất các mặt quân sự, chính
trị, hành động và chỉ huy; kịp thời tổ chức hành
động đồng loạt không bỏ lỡ thời cơ; linh hoạt
trong từng hoàn cảnh cụ thể để vận dụng chỉ
đạo hai lực lượng.
Cuộc tổng khởi nghĩa của toàn dân dưới các hình
thức mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, biểu
tình có vũ trang đánh chiếm các công sở, chính
quyền, đồn trại lính địch đã trở thành hình
thức đấu tranh chủ yếu, quyết định thắng lợi,
tiêu biểu như Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Câu hỏi nghiên cứu – thảo luận
*****
1.Nghệ thuật khởi nghĩa từng phần; Nghệ thuật
tạo thời cơ và đón thời cơ; Nghệ thuật chỉ đạo
thực hành tổng khởi nghĩa?
KiỂM TRA GiỮA MÔM – LỊCH SỬ QUÂN SỰ VN
*****
làm rõ nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong cách
mang tháng tám.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nghe_thuat_chi_dao_khoi_nghia_vu_trang_trong_cach.pdf