Nhập dữ liệu
Đây là hoạt động đầu tiên của quá
trình xử lý thông tin và cần được
thực hiện cẩn trọng, vì nếu các dữ
liệu cần thiết và chính xác không
được nhập vào hệ thống thì tất cả
các hoạt động tiếp theo của quá
trình gia tăng giá trị thông tin sẽ
không thể đảm bảo được mục tiêu
của hệ thống thông tinXử lý thông tin (XLTT)
Hoạt động xltt bao gồm việc chuyển
đổi dữ liệu đầu vào thành các thông
tin đầu ra hữu ích. Quá trình này có
thể bao gồm các thao tác sắp xếp,
tính toán, tổng hợp dữ liệu theo các
tiêu thức khác nhau, hoặc phức tạp
hơn là chạy các mô hình toán học
để tìm ra phương án tối ưu trong
một tập các ràng buộc.Đưa thông tin ra
Hoạt động này thực hiện phân phối và
truyền thông tin sau khi xử lý tới người
dùng theo đúng dạng, vào đúng thời điểm
.Thông tin hữu ích được tạo ra thường ở
dạng các tài liệu và báo cáo.
106 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn tin học - Chương 1: Các khái niệm cơ bản của tin học - Lê Văn Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA
TIN HỌC
Nội dung chương I:
1.1 - Tin học và các lĩnh vực nghiên
cứu của tin học
1.2 - Dữ liệu, Thông tin và vai trò của
thông tin
1.3 - Hệ thống thông tin (khái niệm,
các yếu tố cấu thành, vai trò, phân
loại)
1.4 - Hệ đếm (lưu ý các bài tập liên
quan đến hệ 2)
1.5 Biểu diễn thông tin trong MTDT và
đơn vị đơn vị do thông tin/dữ liệu
- Bài tập/Thảo luận/Thực hành: các
phép toán và quy đổi hệ đếm cơ số 2
Vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu:
- Các hệ đếm cơ số 8, 16
- Chi tiết hơn về các lĩnh vực nghiên
cứu của tin học
- Chi tiết hơn về các HTTT
Chương1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 TIN HỌC VÀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA
TIN HỌC (30 ph)
1.1.1. Khái niệm tin học
Tin học (Informatics) được
hiểu là môn khoa học nghiên
cứu về thông tin, kĩ năng xử lý
thông tin và kĩ nghệ phát triển
các hệ thống thông tin có khả
năng cung cấp các thông tin
đúng loại, theo đúng dạng,
đến đúng đối tượng, và đúng
nơi, đúng lúc được cần đến.
Nói cụ thể hơn, tin học là môn khoa
học nghiên cứu về cấu trúc, thuật
toán, hành vi và mối tương tác giữa
các hệ thống tự nhiên và nhân tạo
nhằm phục vụ nhu cầu lưu trữ, xử lý,
truy cập và truyền thông tin.
1.1.2. Các lĩnh vực nghiên
cứu của tin học
Trước khi tìm hiểu về các lĩnh vực
nghiên cứu của tin học, chúng ta
hãy xem xét khái niệm tin học
hóa. Tin học hóa (computing)
được hiểu là những hoạt động có
mục đích cần đến máy tính, sử
dụng khai thác máy tính, hoặc
tạo ra máy tính.
Cụ thể, tin học hóa bao gồm việc
thiết kế và xây dựng các hệ
thống phần cứng, phần mềm
cho nhiều mục đích khác nhau:
xử lý, cấu trúc hóa, và quản trị
nhiều loại hình thông tin khác nhau,
thực hiện nghiên cứu sử dụng, khai
thác máy tính, tăng cường năng lực
trí tuệ nhân tạo .
Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học
1/ Thiết kế và chế tạo máy tính
Mục đích là thiết kế và chế tạo các
máy tính điện tử có tốc độ tính toán
ngày càng cao, xử lý các bài toán
phức tạp.
2/ Xây dựng các hệ điều hành
Các hệ điều hành thông dụng nhất
hiện nay gồm MS DOS,
WINDOWS, UNIX... Hệ điều hành
mở LINUS đang được nhiều nước
khai thác.
3/Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch
Dịch từ ngôn ngữ thuật toán thành ngôn
ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được.
Các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất đã
được thiết kế và đưa vào sử dụng rộng rãi
như ALGOL, FORTRAN, COBOL,
BASIC, PASCAL, C++.
Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học
4/ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Nghiên cứu các loại cấu trúc dữ liệu cơ
bản và các thuật toán xử lý những cấu
trúc dữ liệu ấy như cấu trúc dữ liệu kiểu
mảng (Array), cấu trúc dữ liệu kiểu
danh sách (List), cấu trúc dữ liệu kiểu
ngăn xếp (Stack), cấu trúc dữ liệu kiểu
hàng đợi (Queue).
5/ Cơ sở dữ liệu
Cách tổ chức các tệp lớn dữ liệu, có khả
năng cập nhật và hỏi đáp có hiệu qủa.
Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học
6/ Công nghệ phần mềm
Là môn khoa học nghiên cứu các phương
pháp, các thủ tục và các công cụ đi từ phân
tích đến thiết kế và quản lý một dự án phần
mềm nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.
7/ Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia
Nghiên cứu các vấn đề về khoa học trí tuệ
nhân tạo, các phương pháp giải quyết vấn
đề, các kỹ thuật mới, biểu diễn tri thức và
kỹ nghệ xử lý tri thức.
8/ Giao tiếp người - máy
Nghiên cứu xây dựng những khả năng
trao đổi thông tin giữa người và máy.
1.2. DỮ LIỆU, THÔNG TIN VÀ
VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN
Dưới góc độ xử lý thông tin, dữ liệu và
thông tin là hai khái niệm khác nhau.
Trong khi dữ liệu là những dữ kiện thô
chưa qua xử lý thì thông tin là những dữ
liệu đã được tổ chức và biến đổi thành
dạng có ý nghĩa và có giá trị sử dụng
cao hơn so với dữ liệu ban đầu.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng
hai khái niệm này đôi khi bị dùng
lẫn lộn. Sau đây là những mô tả rõ
nét hơn về hai khái niệm này.
1.2.1. Dữ liệu và thông
tin
Dữ liệu (data) được hiểu là những
mô tả cơ sở về các đối tượng, sự
kiện, hoạt động và các giao dịch
được tổ chức thu thập, phân loại và
lưu trữ, nhưng chưa mang tải ý
nghĩa để có giá trị sử dụng. Dữ liệu
có thể là những con số hoặc các kí
tự, các hình vẽ, âm thanh, hay hình
ảnh.
Điểm thi của một sinh viên, số giờ
công lao động trong tuần của một
công nhân là những ví dụ về dữ
liệu. Tập hợp các dữ liệu được tổ
chức lưu trữ phục vụ nhu cầu truy
cập sau này được gọi là cơ sở dữ
liệu (database).
Thông tin là một khái niệm liên lĩnh
vực. Gần như mỗi lĩnh vực khoa học
ngày nay đều sử dụng khái niệm
thông tin với ngữ cảnh riêng và
nhắm tới những hiện tượng đặc thù
riêng của nó. Định nghĩa về thông
tin trong các ngành khoa học khác
nhau là không giống nhau:
định nghĩa về thông tin trong ngành
khoa học tự nhiên khác với định
nghĩa về thông tin trong ngành
khoa học xã hội và nhân văn, và
cũng khác so với định nghĩa về
thông tin trong ngành khoa học
thông tin. Trên thực tế không có
định nghĩa chung cho thông tin, mà
chỉ có những định nghĩa về thông
tin gắn liền với những lĩnh vực khoa
học cụ thể.
Trong khuôn khổ bài giảng này,
chỉ tiếp cận khái niệm thông tin
dưới góc độ xử lý thông tin.
Thông tin (information) là
những dữ liệu được tổ chức
theo một cách sao cho có ý
nghĩa và giá trị sử dụng đối
với đối tượng nhận tin.
VD:Điểm trung bình chung của
một sinh viên, tiền lương tháng
của một công nhân được coi là
thông tin.
Đối tượng nhận tin sẽ tìm hiểu
ý nghĩa và ngữ cảnh liên quan
đến thông tin nhận được để sử
dụng cho quá trình ra quyết
định của mình.
Thông thường, dữ liệu được xử lý và
biến đổi thành thông tin bằng cách sử
dụng một hệ thống thông tin, ví dụ hệ
thống thông tin quản lý hàng tồn kho
Có thể hiểu, thông tin là những dữ
liệu đã được kiểm định là chính xác
và có tính cập nhật, mang tính đặc
thù và được tổ chức lại để sử dụng
cho một mục đích xác định, được mô
tả trong một ngữ cảnh xác định, giúp
làm tăng thêm sự hiểu biết và giảm
sự không chắc chắn của đối tượng
nhận tin.
Giá trị của thông tin nằm ở khả
năng thay đổi hành vi ra quyết định
của người nhận tin, chính vậy nên
một thông tin sẽ bị coi là không có
giá trị sử dụng nếu sau khi nhận tin,
mọi sự vẫn không có gì thay đổi.
Dưới góc độ quản lý, thông tin có một
giá trị xác định trong việc ra quyết định,
trong khi dữ liệu chưa có được giá trị này.
Thông tin thường được sử dụng cho các
mục đích sau đây:
1- Lập kế hoạch
2 - Kiểm tra, kiểm soát
3 - Đo lường năng lực
4 - Hỗ trợ quá trình ra quyết định
1.2.2 Các đặc trưng của
thông tin có giá trị
Để có giá trị sử dụng đối với những
người làm công tác quản lý và ra quyết
định, thông tin cần phải có những
thuộc tính sau (còn gọi là bộ thuộc
tính):
• Tính chính xác (Accurate):
Thông tin chính xác là những
thông tin không chứa lỗi.
Thông tin không chính xác
thường được tạo ra từ những
dữ liệu không chính xác được
nhập vào hệ thống thông tin
trước đó.
Tính đầy đủ (Complete):
Thông tin đầy đủ là thông tin
chứa mọi dữ kiện quan trọng.
Một báo cáo đầu tư bị xem là
không đầy đủ nếu nó không
đề cập đến tất cả các chi phí
liên quan.
Tính kinh tế (Cost-
beneficial): Thông tin được
xem là kinh tế khi giá trị mà
nó mang lại phải vượt chi phí
tạo ra nó.
Tính định hướng người sử
dụng (User-targeted): Thông
tin được tạo ra bao giờ cũng
định hướng đến người hoặc
nhóm người sử dụng xác định.
Tính liên quan (Relevant): Tính
liên quan của thông tin thể hiện
ở chỗ nó có đến đúng đối tượng
nhận tin, có mang lại giá trị sử
dụng cho đối tượng nhận tin hay
không.
Tính tin cậy (Authoritative):
Tính tin cậy của thông tin có thể
phụ thuộc vào phương pháp thu
thập dữ liệu, cũng có thể phụ
thuộc vào nguồn gốc của thông
tin. Thông tin cho phép người ta
kiểm định để chắc chắn rằng nó
hoàn toàn chính xác.
Tính kịp thời (Timely): Thông
tin được coi là kịp thời khi nó
đến với người sử dụng vào
đúng thời điểm cần thiết.
Tính dễ sử dụng (Easy to
use): Thể hiện ở chỗ có thể
tra cứu thông tin dễ dàng,
thông tin được biểu diễn ở
dạng đơn giản, không quá
phức tạp.
1.2.4 Quy trình xử lý
thông tin
Quy trình xử lý thông tin bao gồm
bốn hoạt động chính sau đây:
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
- Lưu trữ dữ liệu và thông tin
- Phân phối và truyền đạt thông
tin.
Nhập dữ liệu
Đây là hoạt động đầu tiên của quá
trình xử lý thông tin và cần được
thực hiện cẩn trọng, vì nếu các dữ
liệu cần thiết và chính xác không
được nhập vào hệ thống thì tất cả
các hoạt động tiếp theo của quá
trình gia tăng giá trị thông tin sẽ
không thể đảm bảo được mục tiêu
của hệ thống thông tin
Xử lý thông tin (XLTT)
Hoạt động xltt bao gồm việc chuyển
đổi dữ liệu đầu vào thành các thông
tin đầu ra hữu ích. Quá trình này có
thể bao gồm các thao tác sắp xếp,
tính toán, tổng hợp dữ liệu theo các
tiêu thức khác nhau, hoặc phức tạp
hơn là chạy các mô hình toán học
để tìm ra phương án tối ưu trong
một tập các ràng buộc.
Đưa thông tin ra
Hoạt động này thực hiện phân phối và
truyền thông tin sau khi xử lý tới người
dùng theo đúng dạng, vào đúng thời điểm
.Thông tin hữu ích được tạo ra thường ở
dạng các tài liệu và báo cáo.
Đầu ra của hệ thống có thể là các
phiếu trả lương cho nhân viên,
các báo cáo cho các nhà quản lý
hay báo cáo dành cho các cổ
đông, ngân hàng và các cơ quan
nhà nước.
Lưu trữ dữ liệu và thông tin
Việc lưu trữ dữ liệu và thông tin
có thể thực hiện trên các thiết bị
nhớ điện tử hoặc trên giấy tờ,
báo cảo truyền thống.Hoạt động
lưu trữ dữ liệu và thông tin là
hết sức cần thiết đối với qui
trình XLTT
1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN(HTTT)
(50 ph)
1.3.1 Khái niệm hệ thống thông tin
HTTT đóng vai trò quan trọng trong việc
biến đổi dữ liệu thành thông tin, thực hiện
tất cả các hoạt động cơ bản của quá trình
gia tăng giá trị đối với dữ liệu và kết quả
của quá trình gia tăng giá trị là những
thông tin hữu ích, hỗ trợ các hoạt động
của con người trong tất cả các lĩnh vực:
kinh tế và xã hội.
Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin (Information
System) là một hệ thống bao gồm
các yếu tố có quan hệ với nhau
cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý,
lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông
tin đồng thời cung cấp một cơ chế
phản hồi để đạt được một mục tiêu
định trước.
Một hệ thống thông tin có thể hoạt
động theo cơ chế thủ công hoặc tự
động dựa trên máy tính. Nhiều hệ
thống thông tin ban đầu được phát
triển để hoạt động theo cơ chế thủ
công sau đó được máy tính hoá,
ví dụ như hệ thống phân loại thư
tín của bưu điện ban đầu là thủ
công (phân loại thư tín do chính
các nhân viên bưu điện đảm
nhận) nhưng sau đó được tự động
hoá bằng máy tính: Các thư tín
được chạy qua một hệ thống dựa
trên máy tính có khả năng đọc và
phân loại tự động thư tín.
Hệ thống phân loại thư tín dựa trên
máy tính sẽ đem lại rất nhiều lợi
ích:
1.Tiết kiệm thời gian
2.Tăng khả năng cung cấp thông
tin cho các nhà quản lý phục vụ
công việc lập kế hoạch vận chuyển.
Hệ thống thông tin dựa trên máy
tính là một hệ thống tích hợp
các yếu tố phần cứng, phần
mềm, dữ liệu, viễn thông, mạng
máy tính, và con người cùng làm
nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ
và biến đổi dữ liệu thành thông
tin.
Hình 1.2 trong trang sau mô tả
các yếu tố cấu thành cùng các
hoạt động cơ bản của hệ thống
thông tin dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông.
Phần cứng máy tính điện tử
Phần cứng của máy tính điện tử
bao gồm các thiết bị và các phương
tiện vật lý được sử dụng trong quá
trình xử lý thông tin, bao gồm các
hệ thống máy tính với bộ xử lý
trung tâm và các thiết bị ngoại vi,
cùng các các thiết bị nhớ điện tử.
Phần mềm máy tính điện tử
Phần mềm của máy tính điện tử
bao gồm tất cả các chương trình
điều khiển và kiểm soát hoạt động
của phần cứng và các thủ tục cần
thiết cho người sử dụng hệ thống
thông tin.
Dữ liệu
Dữ liệu của HTTT tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau: con số, kí tự, văn
bản, hình ảnh, âm thanh để mô tả
các giao dịch, các sự kiện và các
thực thể cần quản lý. Nguồn lực dữ
liệu của HTTT thường được tổ chức
lưu trữ ở dạng các cơ sở dữ liệu và
các cơ sở tri thức.
Mạng viễn thông
Mạng viễn thông bao gồm các máy
tính, các bộ xử lý truyền thông, và các
thiết bị khác được kết nối với nhau
bằng các phương tiện truyền thông và
được kiểm soát bởi phần mềm truyền
thông. Các nguồn lực mạng của HTTT
bao gồm các phương tiện truyền thông
và các hạ tầng mạng.
Ngày nay, mạng Internet và các mạng
intranet, extranet là những hệ thống
mạng cần có để mọi loại hình tổ chức có
thể thực hiện thành công kinh doanh và
thương mại điện tử.
Con người (People)
Yếu tố con người đóng vai trò chủ
động để tích hợp các yếu tố khác
theo một cách sao cho hệ thống
thông tin đạt được mục tiêu đề
ra.
Yếu tố con người trong hệ thống
thông tin bao gồm tất cả những
người tham gia quản lý, vận hành
lập trình và bảo trì hệ thống và
những người sử dụng hệ thống
thông tin hoặc sử dụng thông tin
mà hệ thống cung cấp.
Họ có thể là các nhà quản lý tài
chính, đại diện bán hàng, điều
hành viên sản xuất và nhiều
người khác nữa.
1.4.2. Vai trò của hệ
thống thông tin (HTTT)
Trong các tổ chức doanh nghiệp, HTTT
có ba vai trò chủ chốt sau đây:
1/ Hỗ trợ các tiến trình nghiệp
vụ và tác nghiệp: Các siêu thị hoặc
cửa hàng bán lẻ sử dụng các hệ
thống thông tin dựa trên máy tính
trong việc thu thập dữ liệu giao dịch
mua hàng của khách, theo dõi hàng
tồn kho, thanh toán tiền công nhân
viên, và phân tích, đánh giá xu thế
doanh thu.
2/ Hỗ trợ quá trình ra quyết định
của nhân viên và các nhà quản lý:
Để ra các quyết định như cần khai
thác thêm hàng hay dừng không
kinh doanh mặt hàng nào nữa, các
nhà quản lý thường phải thực hiện
các phân tích dữ liệu trên các hệ
thống thông tin dựa trên máy tính.
3/ Hỗ trợ các chiến lược nhằm
đạt được các ưu thế cạnh tranh:
Trong thời đại công nghệ thông tin
ngày nay, để đạt được ưu thế cạnh
tranh so với các dối thủ cạnh tranh
khác, các tổ chức doanh nghiệp nhất
thiết phải có các ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại.
Ví dụ, bằng việc thiết lập các máy
bán hàng có màn hình cảm ứng và có
kết nối tới trang Web thương mại
điện tử của cửa hàng, sẽ thu hút
được nhiều khách hàng mới và tăng
được lòng trung thành của các khách
hàng hiện thời vì sự tiện dụng và dễ
dùng của loại hình hệ thống thông tin
này.
Hình 1.3: Ba vai trò chủ đạo của hệ thống thông
tin trong tổ chức doanh nghiệp [2]
Hỗ trợ
chiến lược
Hộ trỡ ra ra quyết
định kinh doanh
Hộ trỡ các tiến trình
nghiệp vụ và tác nghiệp
1.4.3. Phân loại hệ thống
thông tin
Sau đây là cách phân loại hệ thống
thông tin theo mục đích phục vụ.
Theo cách phân loại này, các hệ
thống thông tin được chia thành hai
nhóm:
1.Nhóm các hệ thống hỗ trợ tác nghiệp
2. Nhóm các hệ thống thông tin hỗ trợ
quản lý.
Các hệ thống hỗ trợ tác nghiệp
Là những HTTT được sử dụng để
xử lý các dữ liệu phát sinh hoặc
dữ liệu được sử dụng trong các
hoạt động tác nghiệp. Những hệ
thống này sẽ cung cấp thông tin
đa dạng phục vụ nhu cầu thông
tin nội bộ và nhu cầu thông tin
bên ngoài.
Tuy nhiên, các HTTT hỗ trợ tác
nghiệp thường không cung cấp
các thông tin đủ chuyên biệt để
các nhà quản lý có thể sử dụng
ngay vào quá trình ra quyết định.
Thông thường thì sản phẩm thông tin đầu
ra của các HTTT loại này cần phải được
các HTTT quản lý tiếp tục xử lý thì mới
có thể tạo ra được các thông tin đáp
ứng nhu cầu sử dụng của các nhà
quản lý là xử lý các giao dịch, kiểm
soát các quy trình công ghiệp, hỗ trợ
truyền thông và phối hợp công việc
trong doanh nghiệp và cập nhất các cơ
sở dữ liệu nghiệp vụ.
Nhóm hệ thống thông tin hỗ trợ tác
nghiệp bao gồm các hệ thống thông
tin sau đây:
1/ Hệ thống xử lý giao dịch: các
hệ thống này thường thu thập và
xử lý dữ liệu về các giao dịch đã
hoàn thành.
Hệ thống bán hàng POS trong
siêu thị và các cửa hàng bán lẻ là
ví dụ về hệ thống xử lý giao dịch.
2/ Hệ thống kiểm soát tiến trình:
Hệ thống này được sử dụng để theo dõi
và kiểm tra các tiến trình vật lý
Ví dụ bằng việc sử dụng các bộ cảm
biến có kết nối với các máy tính cho
phép nhà máy lọc dầu theo dõi được
thường xuyên các quá trình hóa học và
thực hiện những điều chỉnh cần thiết
theo thời gian thực để kiểm soát được
quá trình lọc dầu.
3/ Hệ thống tích hợp (hỗ trợ
truyền thông và phối hợp hoạt
động trong công ty)
Các HTTT hỗ trợ quản lý
Là những hệ thống thông tin tập
trung cung cấp thông tin và sự hỗ
trợ đối với các nhà quản lý trong
quá trình ra quyết định. Thuộc
nhóm này có các hệ thống thông
tin sau đây:
1/ HTTT quản lý: HTTT loại này
thường cung cấp thông tin ở dạng
báo cáo và truyền đạt các thông tin
này đến các nhà quản lý để sử dụng.
Với một máy tính được nối mạng và
một trình duyệt Web, người làm quản
lý kinh doanh có thể truy cập vào hệ
thống mạng Intranet của công ty để
lấy các báo cáo phân tích bán hàng
chi tiết theo người bán.
2/ HTTT hỗ trợ ra quyết định: đặc
điểm của HTTT loại này là hỗ trợ trực
tiếp quá trình ra quyết định của nhà
quản lý trong một ngữ cảnh ra quyết
định cụ thể.
Bằng việc sử dụng phần mềm bảng
tính Microsoft Excel, người làm quản
lý sản xuất có thể xây dựng một hệ
thống thông tin hỗ trợ ra quyết định
chuyên biệt để tìm giải pháp phân bổ
các nguồn lực vốn dĩ hạn hẹp một
cách tối ưu.
3/ HTTT lãnh đạo:
Là loại hình hệ thống thông tin có khả
năng cung cấp các thông tin “mấu
chốt” mang tính tổng hợp cao, được
tổng hợp từ cả hai nguồn dữ liệu, dữ
liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài môi
trường.
Thông tin thường được biểu diễn ở
dạng dễ dùng và mang tính trực quan
cao đối với các nhà lãnh đạo và quản
lý.
1.3 HỆ ĐẾM VÀ BIỂU DIẾN THÔNG TIN
VĂN BẢN TRONG MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ (50p+50 p)
Hệ đếm và các khái niệm liên quan
Hệ đếm (numerical systems) là tổng
thể các kí hiệu và các nguyên tắc sử
dụng các kí hiệu đó để biểu diễn các số
theo một trật tự xác định. Một hệ đếm
thường:
- Biểu diễn một tập hợp các số (số
nguyên hoặc số thực)
- Gán cho mỗi số một cách biểu diễn
duy nhất
- Mô tả cấu trúc đại số và số học của
các số
Trong thực tế, có nhiều loại hệ
đếm khác nhau được sử dụng với
những mục đích khác nhau trong
những ngữ cảnh khác nhau. Khi
có nhu cầu, người ta có thể thực
hiện chuyển đổi số từ một hệ
đếm sang hệ đếm khác.
1.4.1 Hệ đếm thập phân (hệ
đếm cơ số 10)
Khái niệm
Hệ đếm thập phân (Decimal
Numerical System) là tổng thể
các kí hiệu từ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9 và các nguyên tắc sử dụng
các kí hiệu này để biểu diễn các
số theo một trật tự xác định.
Trong đời sống xã hội, chúng ta sử
dụng hệ đếm 10 là phổ biến. Lý do
đơn giản là vì con người có 10 ngón
tay, vậy nên việc dùng hệ10 sẽ giúp
người ta tính toán các con số dễ
dàng hơn.
1.4.2 Hệ đếm nhị phân (hệ
đếm cơ số 2)
Khái niệm
Hệ đếm nhị phân (Binary
Numerical System) là tổng thể
các kí hiệu 0, 1 và các nguyên
tắc sử dụng các kí hiệu này để
biểu diễn các số theo một trật
tự xác định.
Hệ đếm nhị phân khác rất nhiều
so với hệ đếm thông dụng thập
phân, ví dụ 27 (hệ thập phân)
=11011 (hệ nhị phân). Hệ nhị
phân được sử dụng để biểu
diễn thông tin trong máy tính
và các bộ vi kiểm soát, vì xử lý
hệ đếm nhị phân dễ dàng hơn
so với hệ thập phân.
Các phép toán trên số nhị phân
1. Phép cộng
2. Phép trừ
3. Phép nhân
Các phép toán ở hệ đếm nhị phân
Bảng cộng
0 + 0 = 0
0 + 1= 1
1 + 0 = 1
1+1 = 10
Bảng trừ
0 - 0 = 0
1 - 0 = 1
1 - 1 = 0
10 - 1 = 1
Bảng nhân
0 x 0 = 0
0 x 1 = 0
1 x 0 = 0
1 x 1 = 1
SV tự nghiên cứu
1.4.3 - Hệ đếm bát phân (hệ đếm cơ số 8) Khái
niệm
Hệ đếm bát phân (Octal Numerical System) là
tổng thể các kí hiệu từ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và
các nguyên tắc sử dụng các kí hiệu này để biểu
diễn các số theo một trật tự xác định. Số 27 (hệ
thập phân) = 33 (hệ bát phân). Các số của hệ 8
có thể được tạo thành từ các số của hệ 2 bằng
cách gộp cứ mỗi ba chữ số của hệ 2 thành một
nhóm (bắt đầu từ bên phải). Ví dụ, số nhị phân
1001010 sau khi gộp nhóm có dạng sau: (00)1
001 010, tương ứng với số 112 của hệ 8.
SV tự nghiên cứu
d - Hệ đếm thập lục phân (hệ đếm cơ số 16)
Khái niệm
Hệ đếm thập lục phân (hexadecimal) là tổng thể các kí
hiệu từ 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F và các
nguyên tắc sử dụng các kí hiệu này để biểu diễn các số
theo một trật tự xác định.
Các số của hệ 16 có thể được tạo thành từ các số của hệ
2 bằng cách gộp cứ mỗi bốn chữ số của hệ 2 thành một
nhóm (bắt đầu từ bên phải). Ví dụ, số nhị phân 1001010
sau khi gộp nhóm có dạng sau: (0)100 1010, tương ứng
với số 4A của hệ 16.
1.4.3 Đổi số thập phân thành nhị
và ngược lại
Mỗi hệ đếm đề cập ở trên đều có
mục đích sử dụng nhất định: Hệ
đếm thập phân được sử dụng trong
cuộc sống đời thường của con người
vì lý do dễ dùng và gọn, hệ đếm nhị
phân lại được sử dụng để biểu diễn
thông tin trong máy tính số, theo đó
mõi chữ số 0, 1 ứng với trạng thái
“on”, “off” của các mạch máy tính,
hệ 8 và hệ 16 được sử dụng với vai
trò là hệ đếm trung gian vì số ở các
hệ đếm này ngắn gọn hơn hệ 2
nhưng lại rất dễ đổi sang hệ nhị
phân và ngược lại. Sau đây là
những nguyên tắc đổi số thập phân
thành nhị phân và ngược lại.
1.4.4 Biểu diễn thông tin văn bản trong
các hệ thống máy tính
Trong một máy tính số, đơn vị đo cơ
sở nhất của thông tin là bit, viết tắt
của từ binary digit. Mỗi bit tương
ứng với một trạng thái “đóng” hoặc
“mở”, “cao” hoặc “thấp” trong một
mạch máy tính.
Bit là khả năng ghi nhớ một mã nhị
phân 0 hoặc 1.
Cụ thể, bộ nhớ của máy tính được
chia thành các ô bộ nhớ. Mỗi ô bộ
nhớ có một địa chỉ duy nhất (không
bao giờ thay đổi) và có một dung
lượng cố định.
Dung lượng của một ô nhớ khác
nhau đối với các mô hình máy
tính khác nhau. Đối với ô bộ nhớ
chỉ chứa được một kí tự dữ liệu
thì gọi là một byte, với ô bộ nhớ
có thể chứa hai hay nhiều hơn hai
kí tự dữ liệu thì được gọi là một
từ.
Mỗi ô bộ nhớ gồm một bộ các
mạch máy tính và mỗi mạch có
thể ở trạng thái “đóng” hoặc “mở”
tương ứng với các chữ số 1 hoặc
0.
Để biểu diễn các chữ số của hệ thập
phân (cũng như các chữ cái và các
kí tự đặc biệt khác) phục vụ nhu
cầu xử lý trên máy tính, nhiều bits
hay nhiều mạch phải được kết hợp
với nhau để biểu diễn từng kí tự.
Trong phần lớn các máy tính, cứ 8
bits hay 8 mạch biểu diễn một kí tự
và một ô bộ nhớ chứa một kí tự
được gọi là một byte. Chính vậy
nên, 8 bits tương đương 1 byte
trong phần lớn các máy tính.
Các hệ thống mã hóa (Coding
Schemes)
Tất cả các kí tự, bao gồm chữ cái,
chữ số và các kí hiệu đặc biệt, đều có
thể được mã hóa theo một quy ước
xác định thành một dãy các chữ số
của hệ nhị phân 0 và 1. Quy ước này
phụ thuộc vào hệ thống mã hóa mà
máy tính sử dụng và cách thức các
giá trị được lưu trữ và truy cập.
Có hai hệ thống mã hay được sử
dụng nhất : 1/ Hệ thống EBCDIC
(Extended Binary Coded Decimal
Interrchange Code) do IBM phát
triển trong những năm 1950 và
hiện vẫn đang được IBM và các
nhà cung cấp khác sử dụng
2/ Hệ thống mã chuẩn chuyển đổi
thông tin Hoa Kì - ASCII
(American Standard Code for
Information Interchange)
Hệ thống mã ASCII quy định mối
tương quan giữa kiểu bit số với kí
tự trong ngôn ngữ viết, vì vậy cho
phép các thiết bị số liên lạc với
nhau và xử lí, lưu trữ, trao đổi
thông tin hướng kí tự.
Theo bảng mã ASCII, mỗi kí tự
được biểu diễn bằng 8 chữ số của
hệ 2 và được viết gọn lại thành 2
chữ số của hệ 16. Ví dụ, kí tự A
được mã hóa thành
65=01000001, viết gọn thành 41
ở hệ 16
1.4.5. Đơn vị đo độ dài bản tin
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống
mã ASCII, mỗi kí tự được mã hóa
thành 8 bits và 8 bits này tạo thành
một đơn vị đo độ dài bản tin gọi là
byte. Nhiều đơn vị đo độ dài bản tin
và đo dung lượng lưu trữ là bội của
byte được đưa vào sử dụng vì nhu
cầu xử lý và lưu trữ thông tin văn
bản của con người càng gia tăng.
Cụ thể:
1 KB (Kilobyte) = 210 bytes = 1024
bytes
1 MB (Megabyte) = 210 KB= 1024 KB
1 GB (Gigabyte) = 210 MB = 1024 MB
1 TB (Terabyte) = 210 GB = 1024 GB
1 PB (Petabyte) = 210 TB = 1024 TB
Tùy thuộc vào loại hình thiết bị
lưu trữ, lĩnh vực ứng dụng và
mụcđích sử dụng mà người ta
sử dụng đơn vị đo cho phù
hợp. Dung lượng của bộ nhớ
trong thường được đo bằng
MB, dung lượng của các ổ dĩa
cứng được đo bằng đơn vị GB.
Ngày nay, các máy vi tính thường
có RAM với dung lượng 16MB hay
32MB và các ổ đĩa cứng thường
được sử dụng là những ổ cứng có
dung lượng bộ nhớ từ 120GB đến
.
Trong khi đó, đơn vị TB thường
được dùng để đo dung lượng dữ
liệu trong các thư viện điện tử,
dung lượng dữ liệu nghiên cứu
khí hậu mỗi năm của các trung
tâm nghiên cứu khí hậu trong
ngành khoa học khí hậu, hay
tổng lưu lượng truy cập
Internet hàng năm ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nhap_mon_tin_hoc_chuong_1_cac_khai_niem_co_ban_cua.pdf