Bài giảng Nhập môn tin học - Chương 6: An toàn thông tin và bảo trì máy tính - Lê Văn Năm

Năm 1995: Virus văn bản (macro

virus) đầu tiên xuất hiện trong các

đoạn mã macro của các tệp tin văn

bản của phần mềm soạn thảo

Microsoft Word và đã lan truyền

nhanh qua rất nhiều máy tính. Loại

virus này có thể làm hỏng hệ điều

hành máy bị nhiễm, phá hủy các

tệp văn bản.Năm 1999, xuất hiện virus Tristate,

có thể tấn công vào các tệp văn bản

Word, các tệp bảng tính Excel và các tệp

trình chiếu PowerPoint.- Năm 2000: Virus Love Bug,

còn có tên gọi khác là ILOVEYOU

đã đánh vào tính hiếu kì của mọi

người. Đây là một loại macro virus.

Đặc điểm là nó dùng đuôi tập tin

dạng "ILOVEYOU.txt.exe".Năm 2003: Virus SQL Slammer, lan

truyền với tốc độ kỉ lục, nó đã lây

nhiễm vào khoảng 75 ngàn máy

tính chỉ trong khoảng thời gian 10

phút

pdf101 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn tin học - Chương 6: An toàn thông tin và bảo trì máy tính - Lê Văn Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. AN TOÀN THÔNG TIN VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH 6.1 AN TOÀN THÔNG TIN 6.1.1 Khái niệm An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin trước việc truy cập, sử dụng trái phép, tiết lộ bí mật, làm gián đoạn tiến trình, làm thay đổi nội dung, ghi âm hoặc tiêu hủy thông tin, Theo tài liệu ISO 17799 của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, an toàn thông tin là khả năng bảo vệ đối với thông tin, đảm bảo việc hình thành, phát triển và sử dụng thông tin vì lợi ích của mọi công dân, mọi tổ chức và của quốc gia. Thông qua các chính sách về an toàn thông tin, lãnh đạo tổ chức thể hiện ý chí và năng lực của mình trong việc quản lý hệ thống thông tin. An toàn thông tin được xây dựng trên nền tảng một hệ thống các chính sách, quy tắc, quy trình và các giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài nguyên thông tin mà tổ chức đó sở hữu cũng như các tài nguyên thông tin của các đối tác, các khách hàng. 7.1.2 Dấu hiệu và một số nguy cơ gây mất an toàn thông tin Hệ thống thông tin nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây sẽ được coi là không an toàn về mặt thông tin: - Dữ liệu trong hệ thống bị truy nhập để lấy cắp và sử dụng trái phép dẫn đến lộ bí mật của hệ thống. - Các dữ liệu trong hệ thống bị thay thế hoặc sửa đổi làm sai lệch nội dung, mất tính toàn vẹn, dẫn đến thông tin được cung cấp bởi hệ thống không còn độ tin cậy. - Dữ liệu, thông tin được cung cấp bởi hệ thống không đảm bảo được tính thời gian thực, hệ thống thường xuyên bị sự cố hoặc truy cập, khai thác khó khăn dẫn đến tính sẵn sàng của hệ thống bị giảm sút. . Có thể một số người được phân thừa quyền trong hệ thống, có thể có cả quyền quản trị hệ thống. Đây là một nguy cơ hiện hữu vì theo số liệu thống kê, có tới gần một nửa các vi phạm ảnh hưởng đến an toàn thông tin xuất phát từ phía người sử dụng nội bộ, trong số đó có nhiều người được phân “đặc quyền” trong hệ thống và họ đã vô tình hoặc cố ý lạm dụng các đặc quyền đó để khai thác thông tin trái phép. .Nguy cơ xuất phát từ tội phạm máy tính: theo số liệu của Verizon (US secret service), trong năm 2010, có tới 40% các vụ việc mất an toàn thông tin do các tin tặc gây ra. Nguy cơ này ngày càng cao do tội phạm máy tính ngày càng gia tăng nhanh cả về số lượng, thủ đoạn, mức độ chuyên nghiệp và trình độ kỹ thuật. . Nguy cơ xuất phát từ lừa đảo thông qua các kỹ năng xã hội (Social Engineering) của các tổ chức tội phạm thông tin chuyên nghiệp. Cũng theo số liệu của Verizon, trong năm 2010, tỷ lệ phạm tội của hình thức này chiếm tới 28% số vụ việc .Nguy cơ từ virus máy tính và các phần mềm độc hại. Đây là một trong những nguy cơ nguy hiểm nhất, virus máy tính và các phần mềm độc hại luôn đƣợc tạo mới hàng ngày với số lượng gia tăng rất nhanh, mức độ phá hoại đối với máy tính và dữ liệu ngày càng nghiêm trọng. .Nguy cơ từ các lỗ hổng của hệ thống: theo đánh giá của các chuyên gia, các lỗ hổng bảo mật của các hệ thống thông tin ngày càng đƣợc phát hiện với số lượng lớn. Nguy cơ từ sai hỏng thiết bị phần cứng, đặc biệt là đĩa cứng hỏng đột ngột do chất lượng kém hoặc dùng đã lâu, hết khấu hao mà không được thay thế, trong khi đó lại không có các biện pháp sao lưu dữ liệu dự phòng. 6.1.3 Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, các nhà quản lý và vận hành hệ thống cần tiếp cận theo hai hướng: 1. Các giải pháp nền tảng Bao gồm các giải pháp tổng thể về mọi phương diện: kỹ thuật, con người và chính sách. Cụ thể: - Giảm thiểu các nguy cơ có thể xuất phát từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cần xác định nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn thông tin để có thể đưa ra giải pháp kỹ thuật tƣơng ứng. - Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và ngƣời dùng nội bộ: lựa chọn kỹ càng những nhân sự làm công tác quản trị và vận hành hệ thống; thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao trình độ, ý thức cho ngƣời sử dụng nội bộ. -Xây dựng các chính sách, quy định, quy chế nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin nói chung và dữ liệu nói riêng khi khai thác và vận hành hệ thống. - Đầu tư ngân sách thỏa đáng cho các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn thông tin. 2. Các giải pháp kỹ thuật - Kiểm tra mức độ an ninh, an toàn của các thành phần tham gia hệ thống. Cụ thể: kiểm tra phát hiện các lỗ hổng an ninh có thể có trong toàn bộ hệ thống, kiểm tra phát hiện các phần mềm cài cắm để lấy cắp hoặc phá hủy dữ liệu, - Bảo mật, xác thực các dữ liệu tại chỗ cũng như trong quá trình giao dịch, trao đổi. Cụ thể: sử dụng các kỹ thuật mã hóa, xác thực mạnh có độ tin cậy cao. -Sử dụng các hệ thống kỹ thuật để bảo vệ dữ liệu: sử dụng hệ thống phát hiện và chống xâm nhập, chống lấy cắp hoặc phá hoại dữ liệu. - Sử dụng các thiết bị, phần mềm chất lượng cao, ổn định; Trang bị đầy đủ các hệ thống dự phòng, hệ thống chống sét, chống sốc điện, thiên tai, thảm họa,... -Sử dụng giải pháp “máy xén giấy” cho các thiết bị lưu dữ liệu đã qua sử dụng khi thanh lý hoặc bị hư hỏng. 6.2 Virus máy tính 6.2.1 Khái niệm và lịch sử hình thành Virus máy tính là những chương trình hay đoạn mã lệnh do con người tạo ra, được gắn vào các tệp tin để lây nhiễm. Chúng được thiết kế để có khả năng tự nhân bản và lây nhiễm trong máy tính và giữa các máy tính, chúng cũng được thiết kế để có khả năng ẩn mình nhằm tránh sự phát hiện của người sử dụng cũng như các chương trình quét kiểm tra virus. Virus máy tính luôn tự động làm những việc mà chủ của nó lập trình sẵn, không cần đợi sự cho phép hay ra lệnh của người sử dụng. Các công việc của virus làm thường nhằm mục đích phá hoại sự hoạt động bình thường của máy tính, làm hỏng hoặc ăn cắp dữ liệu trên máy, hoặc đơn giản chỉ là những thông báo bất thường làm phiền người sử dụng. Về lịch sử hình thành virus máy tính, có một vài quan điểm khác nhau, dưới đây sẽ nêu tóm tắt và khái quát những điểm chung nhất nhằm làm rõ quá trình hình thành của virus máy tính: - Năm 1949: John von Neumann (1903-1957) - một nhà toán học người Mỹ, gốc Hungary, đồng thời cũng là cha đẻ của kiến trúc máy tính số hiện đại - đã phát triển nền tảng lý thuyết tự nhân bản của chƣơng trình máy tính. Ông đã trình bày các bài giảng tại Đại học Illinois về "Lý thuyết và tổ chức automat phức tạp”. Ông cho rằng chương trình máy tính có thể được tự động tái tạo. Đây chính là một trong những nền tảng lý thuyết mà sau này virus máy tính đã lợi dụng để phát tán và lây nhiễm. Cuối những năm 60, đầu thập niên 70, một chương trình máy tính với tên gọi là "Pervading Animal" đã xuất hiện trên các máy Univax 1108 với khả năng: tự nó có thể nối vào phần sau của các tập tin khả thi (lúc này vẫn chưa hình thành khái niệm virus máy tính). Năm 1972, Veith Risak cho xuất bản bài báo “Tái tạo tự động với trao đổi thông tin tối thiểu”. Bài báo mô tả về một loại chƣơng trình máy tính (với đầy đủ chức năng của virus như hiện nay) đƣợc viết bằng ngôn ngữ máy cho hệ thống máy tính SIEMENS 4004/35. - Vào năm 1981: một vài chương trình máy tính (có chức năng như virus ngày nay) đầu tiên đã xuất hiện trong hệ điều hành của máy tính Apple II. - Vào năm 1984: tại Đại học Nam California - Mỹ, Fred Cohen lần đầu tiên đưa ra khái niệm virus máy tính (computer virus) như ngày nay. Tới năm 1986: Virus "the Brain", là virus đầu tiên có khả năng ảnh hưởng tới máy tính cá nhân được tạo ra tại Pakistan bởi Basit và Amjad. Đoạn mã độc hại này được thiết kế ẩn trong phần khởi động (boot sector) của một đĩa mềm 360KB và nó có khả lây nhiễm tới tất cả các ổ đĩa mềm. Năm 1988: Virus Jerusalem tấn công đồng loạt vào máy tính của các trường đại học và các công ty thuộc nhiều quốc gia vào Thứ Sáu ngày 13. Đây là loại virus hoạt động theo đồng hồ của máy tính Năm 1987: Virus đầu tiên tấn công vào tệp hệ thống command.com là virus có tên là "Lehigh". Virus này được phát hiện tại Đại học Lehigh, chúng tấn công các máy tính theo chuẩn IBM và tương thích chuẩn IBM. Vào 3/1988, lần đầu tiên phần mềm phát hiện và chống virus được thiết kế để phát hiện và loại bỏ các virus Brain. Phần mềm này cũng chủng ngừa cho các đĩa mềm để chúng có thể an toàn trước virus Brain Năm 1990: Chương trình tìm kiếm và diệt virus thương mại đầu tiên được giới thiệu bởi hãng Norton. Sau đó các hãng IBM, McAfee cũng lần lượt giới thiệu các phần mềm diệt virus ra thị trường. Năm 1991: Virus đa hình (polymorphic virus) xuất hiện. Đầu tiên là virus có tên gọi "Tequilla". Loại virus này có khả năng tự thay đổi hình thức của nó, gây khó khăn cho các chương trình chống virus khi tìm diệt. - Năm 1994: Một số người sử dụng do chưa có kinh nghiệm, và cũng vì lòng tốt nên đã chuyển tiếp cho nhau một thư điện tử cảnh báo tất cả mọi người không mở bất kỳ một thư điện tử nào có cụm từ "Good Times" trong dòng tiêu đề của thư Năm 1995: Virus văn bản (macro virus) đầu tiên xuất hiện trong các đoạn mã macro của các tệp tin văn bản của phần mềm soạn thảo Microsoft Word và đã lan truyền nhanh qua rất nhiều máy tính. Loại virus này có thể làm hỏng hệ điều hành máy bị nhiễm, phá hủy các tệp văn bản. Năm 1999, xuất hiện virus Tristate, có thể tấn công vào các tệp văn bản Word, các tệp bảng tính Excel và các tệp trình chiếu PowerPoint. - Năm 2000: Virus Love Bug, còn có tên gọi khác là ILOVEYOU đã đánh vào tính hiếu kì của mọi người. Đây là một loại macro virus. Đặc điểm là nó dùng đuôi tập tin dạng "ILOVEYOU.txt.exe". Năm 2003: Virus SQL Slammer, lan truyền với tốc độ kỉ lục, nó đã lây nhiễm vào khoảng 75 ngàn máy tính chỉ trong khoảng thời gian 10 phút Năm 2004 là năm đánh dấu một thế hệ mới của virus. Đó là virus worm Sasser. Loại virus có khả năng lây lan rất mạnh mẽ vì nó có thể tự động phát tán tới bất cứ máy tính nào kết nối mạng Internet mà không cần phải mở tệp đính kèm của thư điện tử, chỉ cần mở nội dung thư là nó đã có thể xâm nhập vào máy tính 6.2.2 Phân loại Virus máy tính Virus máy tính thường được phân loại theo bản chất và hình thức của việc lây nhiễm. Thông thường, virus máy tính được phân loại như sau: Virus tệp (File virus – F Virus): loại này lây nhiễm vào các file chương trình và chúng có khả năng lây lan rất nhanh vào tất cả các file khả thi có trong ổ đĩa cứng Virus Mailer: virus loại này tìm kiếm trong các chương trình e-mail (như MS outlook), lấy ra danh sách địa chỉ e-mail được lưu trữ trong đó và nhân bản e-mail rồi gửi vào danh sách này. Virus văn bản (Macro Virus): tác giả của loại virus này đã sử dụng một ngôn ngữ lập trình macro đơn giản hoá, thường là VBA để sản xuất ra các virus này. Loại này thường tấn công vào các ứng dụng trong bộ Microsoft Office, phổ biến Word và Excel. Virus đa hình (Polymorphic Virus): sau khi phát tán đến một máy tính khác, loại virus này có khả năng thay đổi mã chương trình để tránh sự phát hiện của các chương trình chống virus, do đó nó còn được gọi là virus đột biến. Virus bọc thép (Armored virus): loại virus này được thiết kế để gây khó khăn cho việc phát hiện hay phân tích nó, chúng có khả năng tự bảo vệ mình trước các chương trình chống virus nên rất khó để có thể tiêu diệt được nó.. Stealth virus: loại virus này có khả năng tự che dấu rất tốt trước các phần mềm chống virus bằng cách thay đổi kích thước của tệp tin hoặc thay đổi cấu trúc thư mục. Retrovirus: là một loại virus luôn tìm cách tấn công nhằm vô hiệu hóa các phần mềm chống virus chạy trên máy tính. - Virus nhiều đặc điểm (Multiple Characteristic Viruses): loại virus này có những đặc trưng khác nhau của nhiều loại virus và chúng cũng có nhiều khả năng gây hại khác nhau đối với máy tính và dữ liệu. 6.2.3 Cách thức phát tán, lây nhiễm a. Virus lây nhiễm theo cách cổ điển Theo cách này, virus máy tính phát tán thông qua các thiết bị lưu trữ di động. Các đĩa cứng di động hoặc các thiết bị giải trí kỹ thuật số (máy nghe nhạc, máy ảnh, điện thoại di động,) sẽ là vật trung gian cho sự lây nhiễm b. Virus phát tán qua thư điện tử. Virus lây nhiễm qua thư điện tử Khi thư điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi thì virus chuyển hướng phát tán thông qua thư điện tử thay cho các cách lây nhiễm truyền thống. Khi đã lây nhiễm vào một máy tính, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa chỉ thư điện tử sẵn có trong máy và tự động gửi đi hàng loạt các thư điện tử (mass mail) tới những địa chỉ được tìm thấy . Nếu người nhận được thư bị nhiễm virus không biết mà mở thư ra đọc, virus sẽ tiếp tục lây nhiễm vào máy của người này, virus lại tiếp tục tìm danh sách các địa chỉ và tiếp tục gửi - Lây nhiễm ngay khi mở để đọc thư điện tử, Lây nhiễm do mở một liên kết trong thư điện tử. Lây nhiễm thông qua các file đính kèm theo thư điện tử c. Virus lây nhiễm qua mạng Internet Một vài hình thức thường được sử dụng để phát tán virus và phần mềm độc hại thông qua Internet như sau: - Lây nhiễm thông qua các file tài liệu, phần mềm - Lây nhiễm khi truy cập vào các trang web đã được cài đặt virus. - Lây nhiễm virus hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính. 6.2.4 Dấu hiệu máy tính bị nhiễm virus Không có dấu hiệu để khẳng định chắc chắn máy tính đã bị nhiễm virus hay chƣa. Chỉ có một số dấu hiệu chủ yếu cho biết một máy tính có thể đã bị lây nhiễm virus. Cụ thể: -Máy tính chạy chậm hơn so với bình thƣờng. -Máy tính bị treo bất thƣờng và bị treo thƣờng xuyên. -Máy tính bị treo, sau đó nó tự khởi động lại vài phút một lần. - Các phần mềm ứng dụng trên máy tính không hoạt động hoặc hoạt động chậm và không bình thƣờng. - Không tìm thấy một hoặc vài ổ đĩa. Cung có thể tìm thấy đĩa nhƣng không thể truy cập đến các tệp tin và thƣ mục trên đó. - Không thể tìm thấy tệp tin hoặc thƣ mục trên đĩa. - Nội dung tệp tin văn bản bị hỏng hoặc không đọc được. - Xuất hiện thông báo lỗi bất thƣờng. - Hệ thống menu và hộp thoại bị biến dạng. - Phần mở rộng của file đính kèm vừa mở bị nhân đôi - Chương trình chống virus đang sử dụng bị vô hiệu hóa không rõ lý do và chương trình này không thể đƣợc khởi động lại. - Xuật hiện một vài biểu tượng lạ trên màn hình desktop, biểu tượng đó không liên quan đến bất kỳ chương trình nào vừa mới cài đặt trên máy. - Xuất hiện âm thanh lạ từ loa của máy tính hoặc máy tính tự động khởi động chƣơng trình chơi nhạc. - Một chƣơng trình ứng dụng nào đó tự động biến mất hoặc bị gỡ bỏ tự động khỏi máy tính. - Các tập tin bị nhiễm virus có thể làm bản sao của chính nó làm đầy các không gian còn trống trên đĩa. - Một bản sao của các tệp tin bị nhiễm virus có thể đƣợc tự động gửi đến tất cả các địa chỉ e-mail có trong danh sách địa chỉ e-mail - Virus máy tính có thể sẽ tự động định dạng lại ổ đĩa cứng. - Virus máy tính có thể sẽ tự động cài đặt các chƣơng trình ẩn nhằm theo dõi và điều khiển mọi hoạt động của máy tính bị nhiễm. - Virus máy tính làm giảm an toàn thông tin, điều này có thể cho phép kẻ xấu truy cập máy tính từ xa qua hệ thống mạng. 6.2.5 Phòng và diệt virus máy tính Phòng tránh để hạn chế sự lây nhiễm virus máy tính là biện pháp cần đƣợc chú trọng. Trong trường hợp nhất thiết phải sao chép hoặc cài đặt chƣơng trình để sử dụng, trước hết hãy cho quét kiểm tra đĩa chứa các file cần sao chép bởi một phần mềm chống virus tin cậy đã được cài đặt sẵn trên máy trước khi tiến hành sao chép hoặc cài đặt sử dụng. Sử dụng phần mềm diệt virus là một cách khá an toàn và đơn giản để giúp máy tính phòng và diệt virus, giúp cho máy tính luôn hoạt động ở chế độ đƣợc bảo vệ. Phần mềm diệt virus là phần mềm có khả năng phát hiện, loại bỏ các virus máy tính, khắc phục đƣợc một phần hoặc toàn bộ hậu quả do các virus máy tính gây ra và có khả năng đƣợc cập nhật để có khả năng phát hiện các loại virus mới trong tƣơng lai. Nếu thường xuyên dùng máy tính nối mạng Internet, hay sử dụng tường lửa (Firewall). Máy tính nên sử dụng tường lửa để được bảo vệ trước sự tấn công của virus và các phần mềm độc hại Nếu máy tính đang sử dụng hệ điều hành Windows, hãy cập nhật các bản sửa lỗi mới nhất của hệ điều hành này. Tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật của hệ điều hành để chiếm quyền điều khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng luôn cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update hoặc Windows Update. Cách tốt nhất hãy đặt chế độ cập nhật tự động của Windows. 6.3 BẢO TRÌ MÁY TÍNH 6.3.1 Khái niệm Cũng như các máy móc thiết bị khác, máy tính không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Do đó cần thiết phải thực hiện việc bảo trì Để máy tính làm việc ổn định, việc bảo trì máy tính phải được chú trọng đến cả hai mảng công việc: (1) Bảo trì phần cứng và các phần mềm hệ thống (2) Bảo trì phần mềm ứng dụng. 6.3.2 Bảo trì phần cứng và các phần mềm hệ thống a. Bảo trì phần cứng Bảo trì phần cứng cần được thực hiện một cách thƣờng xuyên, định kỳ theo kế hoạch đã lập sẵn. Có thể chia ra thành các công việc cần được thực hiện hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Các công việc bảo trì hàng ngày: Luôn đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho máy tính. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí trong môi trường hoạt động của máy tính phải được kiểm soát và nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Luôn đảm bảo máy tính được cung cấp nguồn điện ổn định để hoạt động. Nguồn điện cung cấp nếu không ổn định sẽ là nguyên nhân dẫn đến các hỏng hóc không lƣờng trƣớc đƣợc đối với các sự cố về phần cứng của máy tính. Các công việc bảo trì hàng tháng: Kiểm tra lỗi ổ đĩa cứng: - Làm sạch và dọn dẹp, chống phân mảnh dữ liệu trên đĩa cứng. - Đây cũng là công việc quan trọng cần làm thường xuyên để giúp tăng tuổi thọ cho ổ đĩa cứng. Để kiểm tra lỗi hoặc dọn dẹp chống phân mảnh cho ổ đĩa, có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng được tích hợp sẵn trong hệ điều hành hoặc được phát triển bởi các hãng thứ ba. Cần lên kế hoạch để thực hiện công việc này hàng tháng. Các công việc bảo trì hàng năm: -Làm vệ sinh phần cứng bằng chổi lông nhỏ, mềm và máy hút bụi chuyên dụng. -Công việc làm vệ sinh phần cứng có thể do ngƣời sử dụng tự làm một cách cẩn thận hoặc cũng có thể nhờ đến các kỹ thuật viên chuyên nghiệp trợ giúp thực hiện. - Kiểm tra tổng thể các thiết bị phần cứng định kỳ hàng năm. Người sử dụng nên ký hợp đồng bảo trì với các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo máy tính đƣợc kiểm tra tổng thể tất cả các thiết bị phần cứng -Việc kiểm tra tổng thể các thiết bị phần cứng và việc làm vệ sinh các thiết bị phần cứng nên được thực hiện đan xen nhau với khoảng cách thời gian nửa năm, điều này cũng giúp cho máy tính luôn được làm việc ở trạng thái sạch và ổn định hơn. b. Bảo trì các phần mềm hệ thống Việc bảo trì phần mềm hệ thống cũng cần phải được thực hiện thường xuyên theo sự trợ giúp của các kỹ thuật viên. Bảo trì hệ điều hành Bảo trì các phần mềm tiện ích Bảo trì các phần mềm điều khiển thiết bị Bảo trì phần mềm phòng chống virus 6.3.3 Bảo trì phần mềm ứng dụng Bảo trì phần mềm ứng dụng bao gồm việc điều chỉnh các lỗi của phần mềm mới đƣợc phát hiện trong quá trình sử dụng; nâng cấp tính năng sử dụng và tính ổn định khi vận hành của phần mềm. Bảo trì phần mềm có thể chiếm đến 70% công sức bỏ ra trong suốt chu kỳ sống của một phần mềm. 6.3.4 Kiểm tra và khắc phục một vài sự cố máy tính thông thường a. Xác định sự cố máy tính qua những tiếng kêu bíp Hầu hết các BIOS do các hãng sản xuất đều đƣợc lập trình để có thể phát ra những tiếng kêu bip để báo hiệu cho ngƣời sử dụng biết và chẩn đoán lỗi của máy tính. Tuy mỗi hãng sản xuất có quy định riêng về những tiếng bip và có hướng dẫn kèm theo trong tài liệu đi kèm sản phẩm nhưng phần lớn là có điểm chung, có thể tham khảo về những tiếng bip như sau: - Không có tiếng bíp nào phát ra, nhiều khả năng hệ thống bị hỏng nguồn cung cấp, máy tính không còn nguồn cung cấp. -2 tiếng bíp ngắn thường là báo hiệu các lỗi POST (Power On Self Test), là các lỗi được phát hiện trong quá trình tự kiểm tra ngay sau khi bật nguồn điện, các lỗi này thường đƣợc hiển thị trên màn hình. Hãy đọc xem đó là lỗi gì để có phƣơng án khắc phục thích hợp. Hay gặp nhất trong trường hợp này là lỗi bộ nhớ RAM. -3 hoặc 4 tiếng bip ngắn: tƣơng tự như trƣờng hợp 2 tiếng bip ngắn. -5 tiếng bip ngắn: có thể do chân cắm bộ nhớ RAM tiếp xúc kém, cũng có thể bảng mạch chủ bị hỏng. -6 tiếng bip ngắn: có thể do lỗi bàn phím hoặc lỗi bộ điều khiển bàn phím trên bảng mạch chủ. -7 tiếng bip ngắn: nhiều khả năng lỗi do chip vi xử lý (CPU). -8 tiếng bip ngắn: thường do lỗi bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc chip nhớ trên Card màn hình. -7 tiếng bip ngắn: nhiều khả năng lỗi do chip vi xử lý (CPU). -8 tiếng bip ngắn: thường do lỗi bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc chip nhớ trên Card màn hình. b. Cách khắc phục một số sự cố máy tính thông thường 1. Kiểm tra sơ bộ và phát hiện lỗi: khi máy tính gặp sự cố hoặc bị lỗi, trước tiên hãy kiểm tra sơ bộ để tìm hiểu nguyên nhân. Bước này rất quan trọng để định hướng phương án khắc phục. 2. Kiểm tra dây nối: nếu chưa phát hiện ra nguyên nhân hay thiết bị nào bị hỏng, hãy kiểm tra tất cả các dây kết nối của máy tính bao gồm cáp nguồn, cáp dữ liệu, cáp mạch điện trong hộp máy,... để chắc chắn rằng tất cả các dây kết nối đang hoạt động tốt. 3. Thiết lập thông số phần cứng: . Bước công việc này sẽ giúp khắc phục các sự cố liên quan đến một thiết bị phần cứng nào đó không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định, hoạt động sai chức năng. 4. Làm rõ các thay đổi Điều này có ý nghĩa giúp khoanh vùng nguyên nhân gây ra lỗi. 5. Tổng hợp các sự kiện vừa xảy ra: Chức năng này sẽ tổng hợp và thông báo cho người sử dụng biết các lỗi hoặc cảnh báo lỗi do phần cứng hoặc phần mềm gây ra. 6. Xin tư vấn về các lỗi và cách khắc phục lỗi trên trang Web của nhà sản xuất hoặc trên các diễn đàn: nếu chưa có nhiều thông tin hoặc chưa hiểu biết về một lỗi nào đó của máy tính hãy hỏi và xin tư vấn từ nhà sản xuất hoặc trên các diễn đàn về công nghệ. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Khái niệm an toàn thông tin? 2. Dấu hiệu mất an toàn thông tin? 3. Nguy cơ dẫn đến mất an toàn thông tin? 4. Biện pháp đảm bảo an toàn thông tin? 5. Khái niệm và sơ lƣợc về lịch sử của virus máy tính? 6. Phân loại virus máy tính? 7. Tác động phá hoại của virus máy tính? 8. Biện pháp phòng và diệt virus máy tính 9. Khái niệm và ý nghĩa của bảo trì máy tính? 10. Bảo trì phần cứng, phần mềm? 11. Kiểm tra và khắc phục một số sự cố thông thƣờng của máy tính? Bài tập : Sinh viên thực hiện một trong những vấn đề sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tin_hoc_chuong_6_an_toan_thong_tin_va_bao.pdf
Tài liệu liên quan