Bài giảng Phân tích lợi nhuận trong kinh doanh

DN muốn tăng LN bằng cách dự định giảm chi phí bao bì, đóng gói xuống còn 2.000.000. Vì vậy, khối lượng tiêu thụ dự kiến sẽ bị giảm xuống còn 9.500 SP mà thôi. Với giá bán và chi phí khác còn lại giả định không đổi, hãy xem xét quyết định này?

 

- Doanh thu: 9.500 x 5.000 = 47.500.000

- Chi phí khả biến: 9.500 x 2.800 = 26.600.000

- Hiệu số gộp: = 20.900.000

- Chi phí bất biến: 17.500.000 = 17.500.000

- Lợi nhuận = 3.400.000

 

ppt29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích lợi nhuận trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: Phân tích lợi nhuận I. Khái quát về lợi nhuận: 1. Mục tiêu doanh nghiệp: Mục tiêu của DN trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là: lợi nhuận Mọi hoạt động của DN đều xoay quanh mục tiêu: lợi nhuận => hướng đến: lợi nhuận => và tất cả vì: lợi nhuận 2. Ý nghĩa của lợi nhuận: Theo lý thuyết kinh tế: Lợi nhuận trong SXKD: quyết định quá trình tái SX mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào: khối lượng vốn cho chu kỳ SX sau, cao hơn kỳ trước. Ý nghĩa xã hội: Mở rộng phát triển SX Tạo công ăn việc làm Tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Đối với DN: => lợi nhuận: Quyết định sự tồn vong Khẳng định khả năng cạnh tranh Bản lĩnh của DN trong nền kinh tế Vì vậy, tạo ra lợi nhuận: là chức năng duy nhất của DN. 3. Các khái niệm về lợi nhuận: Lãi gộp là: Chênh lệch giữa DTT và GVHB. LG = DTT – GVHB Tỷ lệ LG = LG/DTT Tỷ lệ GVHB = 1 – Tỷ lệ LG Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao: EBITDA = LG – CP BH & QLDN (chưa bao gồm chi phí khấu hao) (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: EBIT = LG – CP BH & QLDN (Earnings Before Interest and Tax) LN TT (lãi chưa phân phối) là: LN đạt được trong quá trình HĐKD. LN ST (lãi ròng) là: Phần LN còn lại sau khi nộp thuế TNDN cho ngân sách Nhà nước. LN giữ lại (retained earning): đối với công ty cổ phần, đó là: Phần LN ST còn lại sau khi chia LN (trả cổ tức) cho các cổ đông. LN giữ lại được bổ sung cho vốn KD. II. Phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận: 1. Chỉ tiêu lợi nhuận: a/ Tổng lợi nhuận: Dùng PP so sánh kỳ TH so với kỳ KH: Số tương đối : Số tuyệt đối : Lợi nhuận thực hiện - Lợi nhuận kế hoạch b/ Lợi nhuận bình quân: LN bình quân đạt được trên mỗi đơn vị sản phẩm tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ do ảnh hưởng của cơ cấu chí phí. 2. Chỉ tiêu quan hệ : a/ Tỷ lệ Lợi nhuận so với Doanh thu (tỷ suất lợi nhuận): Tỷ suất lợi nhuận: Ý nghĩa: Mức lợi nhuận trên một đồng doanh thu. b/ Tỷ lệ Lợi nhuận so với Vốn: Công thức tổng quát: Tỷ suất LN so với Vốn : Ý nghĩa: => Mức LN đạt được trên một đồng vốn III. Phân tích tình hình Lợi nhuận trong mối quan hệ với Doanh thu và Chi phí: LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHI PHÍ Trong đó: Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá bán Chi phí gồm: - Chi phí khả biến (biến đổi, biến phí) - Chi phí bất biến (cố định, định phí) Phân tích LN trong mối quan hệ với DT và CP: => không chỉ giúp DN đánh giá tổng quát: Quá trình KD Kết quả KD và Các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện LN. mà còn là: phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo, phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại, và hoạch định kế hoạch tương lai. Ví dụ: Tại một DN có tài liệu như sau: - Tiền thuê nhà : 2.500.000 - Thuê máy móc thiết bị : 3.000.000 - Khấu hao TSCĐ : 4.000.000 - Chi phí quảng cáo : 5.000.000 - Lương quản lý (thời gian) : 3.000.000 - Lương bán hàng (sản phẩm) : 4.000.000 - Giá vốn hàng bán :20.000.000 - Chi phí vận chuyển bán hàng : 2.000.000 - Chi phí bao bì đóng gói : 4.000.000 Trong kỳ DN tiêu thụ được Số lượng là: 10.000 SP, Giá bán là: 5.000 đồng cho một SP. Phân tích chung: 1. Yếu tố khối lượng sản phẩm: Với giá bán không đổi, khối lượng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận. Ví dụ: khối lượng tăng 10%, các chi phí khả biến tăng theo tỷ lệ, chi phí bất biến không đổi, ta tính được lợi nhuận như sau: - Doanh thu: (10.000 SP x 5.000) x 110% = 55.000.000 - Chi phí khả biến: 55.000.000 x 60% = 33.000.000 - Hiệu số gộp: = 22.000.000 - Chi phí bất biến: = 17.500.000 - Lợi nhuận = 4.500.000 Phân tích : Khối lượng sản phẩm tăng 1.000 SP (tăng 10% so với KH) đã làm LN tăng 2.000.000 (tăng 80% so với KH). Nhân tố khối lượng là nhân tố quan trọng làm tăng LN. Mặt khác, Vì sao LN lại nhạy cảm với khối lượng như vậy? Một biến đổi “nhỏ“ của khối lượng => lại có khả năng làm nên biến đổi “lớn” trong LN? Để giải thích tỷ lệ đặc trưng: đó là tỷ lệ giữa Hiệu số gộp so với Lợi nhuận còn gọi là khái niệm: Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là: đòn bẩy hoạt động (OL: operating leverage) OL = Hiệu số gộp = Doanh thu (DTT) – Chi phí khả biến Theo ví dụ trên, ta có: OL = 20.000.000/2.500.000 = 8 2. Yếu tố chi phí bất biến (cố định): DN muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường quảng cáo thêm 3.000.000. giả định các yếu tố khác không đổi hãy xem xét quyết định này? - Doanh thu: 50.000.000 x ( 100% + 30% ) = 65.000.000 - Chi phí khả biến: 65.000.000 x 60% = 39.000.000 - Hiệu số gộp: = 26.000.000 - Chi phí bất biến: 17.500.000 + 3.000.000 = 20.500.000 - Lợi nhuận = 5.500.000 Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm: 5.500.000 – 2.500.000 = 3.000.000 Quyết định: => nên tăng cường Quảng cáo 3. Yếu tố chi phí khả biến (biến đổi): DN muốn tăng LN bằng cách dự định giảm chi phí bao bì, đóng gói xuống còn 2.000.000. Vì vậy, khối lượng tiêu thụ dự kiến sẽ bị giảm xuống còn 9.500 SP mà thôi. Với giá bán và chi phí khác còn lại giả định không đổi, hãy xem xét quyết định này? - Doanh thu: 9.500 x 5.000 = 47.500.000 - Chi phí khả biến: 9.500 x 2.800 = 26.600.000 - Hiệu số gộp: = 20.900.000 - Chi phí bất biến: 17.500.000 = 17.500.000 - Lợi nhuận = 3.400.000 Nhận xét: Mức tăng lợi nhuận: 3.400.000 -2.500.000 = 900.000 Quyết định: => nên thực hiện sự thay đổi này. 4. Yếu tố giá bán: DN muốn tăng LN bằng cách dự định tăng gía bán lên 5.200 đồng cho một đơn vị SP. Vì vậy, khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ đạt 9.000 SP mà thôi. Có nên hay không? - Doanh thu: 9.000 x 5.200 = 46.800.000 - Chi phí khả biến: 9.000 x 3.000 = 27.000.000 - Hiệu số gộp: = 19.800.000 - Chi phí bất biến: = 17.500.000 - Lợi nhuận = 2.300.000 Nhận xét: Mức giảm lợi nhuận: 2.500.000 – 2.300.000 = 200.000 Quyết định: => không nên thực hiện, vì: Lợi nhuận giảm so với ban đầu. 5. Yếu tố tổng hợp Để tăng doanh số, DN dự tính giảm gía 400 đồng một SP và tăng cường quảng cáo thêm 8.000.000 đồng. Với biện pháp đó, DN dự kiến khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Hãy xem xét quyết định này? - Doanh thu: 15.000 x 4.600 = 69.000.000 - Chi phí khả biến: 15.000 x 3.000 = 45.000.000 - Hiệu số gộp: = 24.000.000 - Chi phí bất biến: 17.500.000 + 8.000.000 = 25.500.000 - Lợi nhuận = (1.500.000) Nhận xét: Quyết định: không nên thực hiện, vì: phương án trên làm lỗ 1.500.000, tức giảm Lợi nhuận: 2.500.000 + 1.500.000 = 4.000.000 IV. Phân tích tình hình lợi nhuận theo mặt hàng. 1. Phân tích tình hình lợi nhuận theo từng mặt hàng Bảng phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng ĐVT: 1.000 VND Căn cứ bảng phân tích trên cho ta thấy: bình quân cứ 100đ tiêu thụ trong kỳ thì có 63,97đ giá vốn hàng bán, 36,03đ lợi nhuận gộp, 20đ chi phí bán hàng và quản lý, 16,02đ lợi nhuận thuần. Căn cứ vào cột tỷ trọng của từng loại SP cho ta thấy: giá vốn hàng bán cho SP A là thấp nhất 60%, SP C là cao nhất 70%. Chi phí bán hàng cho SP C là cao nhất 10%, SP A và SP B là 7,5%. Chỉ tiêu tỷ trọng (%) lợi nhuận thuần, chính là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ cho ta thấy: SP A hiệu quả nhất là 20,5%, SP B là 15,5% và thấp nhất ở SP C là 8,0%. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận theo cơ cấu mặt hàng Bảng phân tích tiêu thụ từng mặt hàng trong mối liên hệ với kết quả chung Đơn vị: 1.000đ Sản phẩm A: Doanh thu chiếm 40,5%, chi phí chỉ chiếm 38,4%, do đó kết quả lợi nhuận chiếm 51,8%, trong tổng lợi nhuận tiêu thụ SP ở DN. Sản phẩm B: Doanh thu chiếm 39,5%, chi phí chiếm 39.7%, kết quả chiếm 38,2% trong tổng số. Sản phẩm C: Doanh thu chiếm 20%, chi phí chiếm 21,9% cho nên kết quả tiêu thụ chỉ chiếm 10% trong tổng số lợi nhuận tiêu thụ ở DN. => Như vậy, trong điều kiện HĐKD bình thường thì DN cần nâng cao tỷ trọng tiêu thụ SP A và giảm tỷ trọng tiêu thụ SP C sẽ cho kết quả lợi nhuận cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptPhân tích lợi nhuận trong kinh doanh.ppt
Tài liệu liên quan