MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG .2
I. TÊN CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ CA .3
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ .3
III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY .3
IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày. 3
V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ .3
VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. 4
VII. YÊU CẦU HỌC TẬP .4
TÀI LIỆU PHÁT .5
Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CA.6
Bài 2: TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA .9
Bài 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CA .22
I. KỸ NĂNG LIÊN KẾT . 22
II. KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC . 23
III. KỸ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN VÀ LẬP HỒ SƠ. 24
BÀI ĐỌC THÊM . 27
PHỤ LỤC . 29
40 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý ca (Bản hay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch can thiệp được hướng dẫn bởi những nguyên tắc cơ bản mà
những người thực hành nghề thường thống nhất. Các nguyên tắc này bao gồm:
Cá nhân hóa các dịch vụ
Đó là sự đáp ứng khác biệt đối với mỗi trường hợp cá nhân hay gia đình
tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, sự phát triển cảm xúc và mức độ xã hội
hóa, hoàn cảnh... Không có TC nào được đối xử giống nhau và cũng
không có kế hoạch can thiệp nào là chuẩn mực. Mỗi kế hoạch can thiệp
cần được thay đổi khi hoàn cảnh đời sống của mỗi cá nhân thay đổi.
Trợ giúp mang tính toàn diện.
Dịch vụ toàn diện bao gồm lập kế hoạch cho tất cả các dịch vụ phù hợp
với TC, cả chính thức và không chính thức. Vì nhu cầu của con người
cũng đa dạng và nhiệm vụ cuả quá trình này cũng xung quanh vấn đề đó,
kế hoạch can thiệp phải mang tính lồng ghép. Việc lập kế hoạch cho một
cá nhân lớn tuổi có thể bao gồm điều trị y tế, trợ giúp giao thông, dịch vụ
làm nhà và thăm nom từ họ hàng.
Tiết kiệm chi phí.
Nguyên tắc tiết kiệm liên quan đến cả ý thức về chi phí trong cung cấp
các dịch vụ. Không nên có quá nhiều hay quá ít dịch vụ trong bản kế
hoạch. Cần tránh sự trùng lắp. Thường thì TC nếu làm việc với hai hoặc
ba tổ chức dịch vụ cùng một lúc sẽ có những khó khăn nhất định. Kế
hoạch can thiệp cần phải quan tâm đến khả năng tiếp nhận của TC và
liên quan tới những yếu tố cần theo dõi như ngày và nơi hẹn, quản lý
giao thông (đi lại), và thu xếp chăm sóc trẻ. Nếu liên hệ nhiều quá dịch
vụ điều này có thể làm cho TC quá tải dẫn đến họ họ nản chí liên hệ với
các cơ quan dịch vụ. Ngược lại, nếu quá ít dịch vụ được thiết kế trong kế
hoạch sẽ làm cho không đủ hoạt động để trợ giúp họ.
Trao quyền cho thân chủ.
Trao quyền cho TC là tạo điều kiện để TC tham gia ở mức độ tối đa vào
việc chọn dịch vụ. Việc xem xét quyền của TC có liên quan tới nguyên
tắc này. Trong quá trình lập kế hoạch can thiệp, TC phải được thông báo
về quyền của họ. Họ có quyền đánh giá và đưa ra phản hồi về chất lượng
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
dịch vụ. Tạo điều kiện cho TC là cho họ tham gia vào quá trình lập kế
hoạch can thiệp.
Đảm bảo sự khác biệt văn hóa.
Sự phù hợp về văn hóa đòi hỏi kế hoạch can thiệp phải coi trọng các giá
trị, chuẩn mực và ngôn ngữ của TC.
Đảm bảo tính liên tục của chăm sóc.
Nguyên tắc liên tục chăm sóc áp dụng với việc cung cấp dịch vụ trên cơ
sở dài hạn, không xác định thời gian. Giả định của nguyên tắc liên tục
chăm sóc, hay lập kế hoạch dài hạn như chúng ta đã thấy ở phần trước là
thường không có giải pháp cuối cùng nào cho điều kiện của TC, như
trong trường hợp người già yếu, trẻ em mồ côi, người bị bệnh tâm thần
kinh niên. Theo đó, kế hoạch can thiệp phải hướng tới việc cung cấp
dịch vụ trên cơ sở mở, lâu dài để xử lý những tình huống cụ thể cản trở
hoạt động của TC.
- Đối tượng tham gia lập kế hoạch bao gồm:
NVCTXH đóng vai trò nòng cốt, là người chịu trách nhiệm chính trong
công tác lập kế hoạch. Nó thể hiện ở hai khía cạnh: một mặt, NVCTXH
là người phác thảo kế hoạch sơ lược dựa trên các thông tin thu thập và
phân tích qua các công cụ đánh giá; mặt khác, NVCTXH điều phối sự
tham gia của các thành viên khác để cùng đề xuất các phương án can
thiệp cho kế hoạch. NVCTXH cũng chính là người tổ chức thảo luận
chọn lọc phương án hành động.
TC và những người thân của TC, với tiêu chí tôn trọng và đề cao mọi
năng lực của TC, vì thế chính mỗi TC cũng được coi là thành phần tham
gia lập kế hoạch.
Cuối cùng là các đối tác có liên quan (cơ quan ban ngành liên quan, các
tổ chức Phi chính phủ, các trung tâm xã hội) cung cấp thông tin về
chính sách của cơ sở mình, để hỗ trợ NVCTXH lập kế hoạch hành động
phù hợp.
Hội thảo ca
- Một trong những chiến lược đối với lập kế hoạch là tổ chức hội thảo ca.
Việc này được thực hiện khi đã có các kế hoạch chăm sóc TC hoặc dịch vụ.
Ở một số cơ quan, việc này được thực hiện không chính thức. Ở một số nơi,
trẻ em vào hệ thống được NVCTXH trình bày trước cuộc họp với những
người chủ chốt bao gồm nhà tâm lý học trẻ em, chuyên gia tâm thần học trẻ
em, NVCTXH làm CTXH, bác sỹ nhi và những người khác phục vụ trẻ em.
- Ví dụ trong trường hợp trẻ bị lạm dụng, hội thảo ca với sự tham gia của các
nhà chuyên môn sẽ được tổ chức. Hội thảo trường hợp đa ngành này là nơi các
chuyên gia trực tiếp tham gia cùng với trẻ, gia đình của trẻ, để chia sẻ kiến
thức, thông tin về trẻ. Mục tiêu của hội thảo là:
Phân tích nguy cơ và khuyến nghị hành động liên quan đến lập kế hoạch
an sinh của trẻ và gia đình, tôn trọng nghĩa vụ luật pháp của cá nhân các
thành viên
Hội thảo có thể xem xét các vấn đề sau
+ Mức độ nguy cơ
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
+ Kế hoạch an sinh để bảo vệ trẻ như là: đưa trẻ về sống với cha
mẹ/người giám hộ hay sống ở nhà họ hàng hoặc đưa trẻ ra khỏi nhà
và để ở tại nhà nuôi dưỡng, nhà cho trẻ em. Hội thảo có thể xem xét
những vấn đề sau
+ Thái độ của cha mẹ đối với quyết định chăm sóc thay thế cho con của họ
+ Mức độ rủi ro đối với những trẻ khác trong gia đình
+ Nhu cầu của những thành viên khác trong gia đình
4. Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp
Mục đích
Nhằm hiện thực hóa kế hoạch can thiệp đã được xây dựng, mục đích cao nhất là
trực tiếp can thiệp vào trường hợp của TC, giải quyết triệt để vấn đề TC gặp phải.
Thành phần tham gia thực hiện
- Trong giai đoạn này NVCTXH cùng TC triển khai các hoạt động được đưa ra
trong kế hoạch.
- Các bước thực hiện kế hoạch can thiệp:
Liên kết và xây dựng cam kết giữa nhân NVCTXH và các hệ thống
chính thức.
Cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp với từng giai đoạn trong kế hoạch.
Thường xuyên theo dõi và lượng giá để có những điều chỉnh kịp thời.
Lưu ý: Khi triển khai cần chú ý những tình huống thực tế để ứng dụng kế hoạch
linh hoạt, có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Những điều chỉnh về thời gian của
một số hoạt động cụ thể khá phổ biến do chúng ta không thể lường trước mọi tình
huống phát sinh.
5. Bước 5: Giám sát và lượng giá
Một nhiệm vụ quan trọng của NVCTXH trong giai đoạn này là giám sát các hoạt
động dịch vụ có diễn ra theo như kế hoạch không, để từ đó có tác động thúc đẩy.
Khái niệm giám sát
- Giám sát là việc đánh giá liên tục sự tham gia của TC và dịch vụ mà họ
được cung cấp. Mục tiêu của giám sát là để đảm bảo dịch vụ được triển khai
và đáp ứng có hiệu quả cho TC. Giám sát còn giúp cho phòng ngừa và ứng
phó nhanh với những sự cố có thể xảy ra trong quá trình trợ giúp. Đôi khi,
nó có tác dụng giúp cho can thiệp kịp thời và TC không rơi vào tình trạng
khủng hoảng.
- Giám sát được thực hiện như sau:
Trao đổi với TC thường xuyên để xem xét sự tiến bộ ở TC cũng như xác
định chất lượng dịch vụ, tìm hiểu xem TC có hài lòng với dịch vụ hay
không. Nếu TC đề xuất điều chỉnh kế hoạch thì NVCTXH cũng cần xem
xét và lưu ý để có hành động đáp ứng kịp thời
Những người tham gia, có trách nhiệm trong trợ giúp cũng cần được gặp
và trao đổi, để họ đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của TC, rằng liệu dịch vụ
có nên tiếp tục nữa hay không? Dịch vụ có nên được điều chỉnh gì
không?
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
Liên hệ với những người, cơ quan và dịch vụ khác có liên quan đến
TC.
- Động lực/ cơ sở giám sát
Nguồn thông tin đa dạng: Giám sát hoạt động của TC có thể được tiến
hành bằng cách dựa trên thông tin từ nhiều nguồn bao gồm các sáng
kiến của những người khác/tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin
cho người thực hành nghề và cần phải gián tiếp hoặc không được bừa
bãi.
Lồng ghép: Giám sát có thể lồng ghép với những hoạt động diễn ra trong
quá trình trợ giúp ở cả trong và ngoài tổ chức, ví dụ như trong khi tham
vấn TC.
Nhiều hoạt động cụ thể. Giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ, thời gian
và tính phù hợp với nhu cầu của TC là những nhiệm vụ quan trọng, bao
gồm các hành động cụ thể.
Nhiều căn cứ cho quyết định. Kết quả của giám sát sẽ cung cấp những cơ
sở cho việc cân nhắc ra quyết định cho hoạt động nào đó.
Lượng giá:
- Lượng giá là hoạt động rà soát lại các hoạt động, sự tiến bộ của TC. Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong lượng giá. NVCTXH cần thu hút TC tham gia vào
tiến trình này.
- NVCTXH và TC có thể xác định sự tiến bộ thông qua sự thay đổi (với các chỉ
số mức độ đạt được mục tiêu, tần suất, điểm số, thông tin được ghi lại).
Số buổi vắng mặt hay có mặt trong các hoạt động cũng thể hiện sự
thay đổi.
Có thể chia sẻ với TC các hình các giấy tờ văn bản, các chứng cứ của
sự tiến bộ thúc đẩy TC thực hiện hành động. Qua một thời gian, nếu kết
quả lượng giá cho thấy, TC không có sự tiến bộ, NVCTXH và TC cần
xem lại kế hoạch hoạt động, kiểm tra giải pháp, hướng đi.
6. Bước 6: Kết luận ca
Có 2 khả năng kết luận: hoặc kết luận là KẾT THÚC hoặc kết luật là KHÔNG
KẾT THÚC
Kết thúc sự trợ giúp đối với thân chủ
- Có một số lý do để kết thúc ca:
TC đã có những tiến bộ. Điều này chứng tỏ quá trình trợ giúp và dịch vụ
đã thành công và không cần tiếp tục.
TC qua đời hay chuyển đi nơi khác: khi này đóng ca và có thể họ yêu
cầu chuyển hồ sơ của họ sang nơi khác.
Nguồn lực tài chính cho dịch vụ không còn nữa. Những hạn chế về dịch
vụ chăm sóc cần được thông báo cho TC ngay từ đầu. Có thể chương
trình đặc biệt được tài trợ không còn đủ khả năng cung cấp vì vậy cần
dừng dịch vụ.
TC không muốn dịch vụ nữa. TC có thể không hài lòng với dịch vụ và
yêu cầu chấm dứt ca. Trong tình huống này, NVCTXH cần thảo luận với
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
TC để tìm hiểu điều gì khiến họ không hài lòng. Điều này sẽ cung cấp
thông tin quan trọng cho NVCTXH về bản chính mình với tư cách nhà
chuyên môn và dịch vụ họ cung cấp, đồng thời nó còn có tác dụng có thể
khích lệ TC quay trở lại khi họ thấy cần thiết.
TC rời bỏ, không tới nữa. Khi này hãy đảm bảo rằng cả những ghi chép
về trường hợp/ca và những tóm lược về kết thúc cần được ghi lại và phản
ánh những cố gắng trợ giúp ngay cả khi họ rời bỏ.
Lưu ý: Khi quyết định kết thúc ca cần tiến hành cuộc họp với các bên liên quan (TC,
gia đình TC, cơ quan xã hội, chuyên gia có liên quan), và cùng đưa ra quyết định; mọi
thông tin cần được lưu giữ trong hồ sơ của TC.
Không kết thúc sự trợ giúp đối với thân chủ
- Nếu chưa kết thúc ca NVCTXH cần đánh giá lại trường hợp của TC và lập kế
hoạch trợ giúp mới
- Trong trường hợp này NVCTXH đánh giá lại trường hợp, lập kế hoạch mới và
tổ chức hỗ trợ và giám sát như chu trình ban đầu.
Tóm tắt ý chính: Có 6 bước trong tiến trình QLC
1) Tiếp nhận ca và thiết lập mối quan hệ
2) Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của TC, phân tích môi trường
sinh thái, xác định vấn đề của TC
3) Xây dựng kế hoạch can thiệp
4) Thực hiện kế hoạch can thiệp
5) Giám sát và lượng giá
6) Kết thúc ca
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
Bài 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN
TRONG QUẢN LÝ CA
I. KỸ NĂNG LIÊN KẾT
1. Mục đích:
- Tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ
- Tăng cường nguồn lực: khai thác tiềm năng, phát huy những nguồn lực từ
nhiều cơ quan đối tác để đối phó với những thiếu hụt về tài chính và kĩ thuật
trong quá trình giải quyết vấn đề của TC.
- Tránh sự chồng chéo, chống lãng phí: Trong quá trình triển khai và duy trì
mạng lưới, các thông tin về các chương trình hỗ trợ, các hoạt động đã được
thực hiện sẽ được thông tin cho tất cả các thành viên của mạng lưới cũng như
các tổ chức đơn vị khác, như vậy sẽ tránh việc lặp lại các dịch vụ hay các hoạt
động hỗ trợ, tránh sự lãng phí.
- Tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch. Khi có thêm nguồn lực về con người
và kinh phí tài chính, nhiều giải pháp sẽ được tính tới, việc quyết định giải
pháp tốt nhất không lệ thuộc vào vấn đề tài chính mà dựa vào tính hiệu quả
của nó.
- Thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch
vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm tham vấn, tư vấn; các
chương trình dự án; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các tổ
chức xã hội chính thức và không chính thứ
- Tăng cường nguồn lực, tránh sự chồng chéo, tránh sự lãng phí, tăng cơ hội lựa
chọn trong lập kế hoạch
2. Cách liên kết
- Tìm hiểu, tiếp cận và thiết lập các mối quan hệ: đây là công việc mà
NVCTXH cần có ý thức ngay từ khi bước chân vào nghề, đặc biệt với vai trò
người quản lý ca. Do vậy, NVCTXH cần tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm
năng và xây dựng mối quan hệ xã hội.
- Tạo cơ hội tiếp xúc với các đối tác để giới thiệu về tổ chức mình (mục tiêu,
hoạt động, nhóm đối tượng quan tâm, khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài
chính).
- Tích cực tham gia các hội thảo, hoạt động giao lưu. Chủ động bắt chuyện, tìm
hiểu về cá nhân và cơ quan họ đang làm, về đối tượng và chính sách trợ giúp
của cơ quan. Chủ động chia sẻ về cơ quan, tổ chức của mình.
- Lưu trữ các thông tin về cơ quan tổ chức tiềm năng, cập nhật các thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng
3. Duy trì các mối quan hệ
Để duy trì mối quan hệ với các thành viên trong mạng lưới, NVCTXH cần lưu ý
những vấn đề sau:
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
- Thể hiện sự quan tâm thường xuyên như mời giao lưu chia sẻ, tập huấn, thư
mời dự những ngày lễ, hội nghị tổng kết của cơ quan tổ chức của mình
- Gửi thư thăm hỏi hay tới dự những ngày lễ lớn của đối tác...
- Gửi thư cảm ơn sau những hoạt động trợ giúp, đưa tên hay sự đóng góp của họ
trong các tài liệu, thông tin liên quan.
4. Lưu trữ các thông tin về các cá nhân, tổ chức
- Cần có địa chỉ, thông tin về các cơ quan cung cấp dịch vụ như danh bạ các cơ
quan tổ chức.
- Cập nhật các thông tin liên quan như người đứng đầu, nội dung hoạt động
chương trình dự án của các cơ quan.
- Chia sẻ thông tin để tạo lập mối quan hệ chính thức hay phi chính thức với các
cá nhân trong các cơ quan tổ chức.
5. Khích lệ sự tham gia
- Cung cấp các thông tin khích lệ lòng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham
gia vào hoạt động mạng lưới hỗ trợ.
- Tạo các cơ hội để sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức tham gia vào mạng
lưới và chiến dịch huy động nguồn lực được công chúng biết tới thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức phù hợp.
- Quảng bá hình ảnh cơ quan tổ chức của mình.
II. KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC
1. Mục đích
- Điều phối nguồn lực là một trong nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý ca. Vì
mục tiêu của quản lý ca là làm thế nào để giúp TC tiếp cận được các nguồn
lực trong cộng đồng có hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng
điều tiết các nguồn lực của NVCTXH. Do đó, mục đích của điều phối nguồn
lực: tạo cơ hội cho TC tiếp cận được các nguồn lực, tránh sự chồng chéo, sự
lãng phí.
- Để đạt được mục đích đề ra, NVCTXH cần lưu ý một số điều sau đây: trước
hết cần đánh giá phân tích nguồn lực của TC, gia đình và nguồn lực bên ngoài:
nguồn lực từ các cơ quan tổ chức trong cộng đồng. Sau đây là các công cụ
dùng để đánh giá, phân tích, điều phối nguồn lực hiệu quả.
- Tìm hiểu và điều phối nguồn lực bên ngoài sao cho nguồn lực đó đến với TC
nhanh chóng và kịp thời. Ví dụ đánh giá xem hiện đang có cơ quan tổ chức
nào trợ giúp cho TC (trẻ em) tại cộng đồng, tại các địa phương lân cận, tại các
tỉnh thành khác. Các cơ quan tổ chức này đang quan tâm tới gì, hiện đang có
chương trình gì. Ví dụ trong trường hợp một TC (trẻ em) có cha/mẹ nhiễm
HIV và đã mất các em rất cần được hỗ trợ về mặt tâm lý cũng như vật chất và
điều kiện khác, TC (trẻ em) cần được giới thiệu tới trung tâm tham vấn hay
trung tâm y tế để trợ giúp y tế, ví dụ như, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, hay
trong khi điều trị thuốc, các em cũng cần được giới thiệu tới tổ chức phi chính
phủ đang làm việc trên địa bàn để được trợ giúp dinh dưỡng
2. Giới thiệu nguồn lực
- Một điều quan trọng đó là NVCTXH cần làm thế nào để cho TC nhận được
đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng, do vậy cần có đánh giá
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
theo dõi dịch vụ. Thường trong một khu vực có nhiều các chương trình
dịch vụ, nhất là ở những thành phố lớn, NVCTXH cần nối kết để biết được
ai đã nhận được dịch vụ, dịch vụ gì, ai chưa nhận được. Hiện nay, ở Việt
Nam, do tính nối kết chưa cao nên không ít trường hợp có TC nhận được
khá nhiều, nhưng có TC lại không nhận được. NVCTXH là cầu nối giữa TC
và các dịch vụ. Vì vậy, NVCTXH là người hiểu rõ hơn ai hết về dịch vụ đó
ai cần và cần như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do đó, việc liên hệ trong
mạng lưới và thông tin cho nhau sẽ giúp NVCTXH tránh được sự chồng
chéo trong cung cấp.
- NVCTXH cần lưu trữ hồ sơ về các nguồn lực trong cộng đồng để theo dõi sự
cung cấp dịch vụ của họ cũng như theo dõi đánh giá quá trình cung cấp dịch
vụ và điều tiết sự cung cấp dịch vụ cho đúng địa chỉ.
III. KỸ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN VÀ LẬP HỒ SƠ
1. Chức năng của hồ sơ
Theo Kagle, 1995b; Luepker& Norton, 2002; Reamer, 2003. Tư liệu/hồ sơ công
tác xã hội phục vụ sáu chức năng chính:
1. Đánh giá và lập kế hoạch
2. Cung cấp dịch vụ
3. Tạo tính liên kết và phối hợp các dịch vụ
4. Giám sát
5. Đánh giá dịch vụ và
6. Trách nhiệm đối với thân chủ, cơ quan chức năng, các nhà cung cấp khác
tòa án, và các cơ quan đánh giá sử dụng.
Đánh giá và lên kế hoạch
Trong các bối cảnh lâm sàng, các tư liệu rõ ràng, tổng hợp về đối tượng
là rất cần thiết. Việc thu thập, lưu giữ thông tin đầy đủ, cẩn thận sẽ là cơ
sở cho kết luận và xây dựng các kế hoạch can thiệp. Ngoài ra, các thông
tin còn cung cấp cơ sở đáng tin cậy cho công việc đánh giá.
Cung cấp dịch vụ
Hồ sơ toàn diện rất cần thiết cho thiết kế và cung cấp các dịch vụ chất
lượng cao, huy động những nỗ lực trong cộng đồng nhằm giải quyết các
vấn đề về giám sát, hoặc việc quản lý và đánh giá của người quản lý
chương trình.
Liên kết và điều phối dịch vụ
Tương tự như vậy, tư liệu tạo điều kiện cho sự hợp tác và điều phối các
dịch vụ chuyên môn và liên ngành. Ví dụ, NVCTXH làm việc trong
bệnh viện, trường học, và cơ sở cải huấn thường cần phải chia sẻ những
quan sát của mình và điều phối các dịch vụ với các chuyên gia trong các
ngành khác, chẳng hạn như bác sĩ, y tá, nhân viên tư vấn, giáo viên, và
các quản trị viên. Trong các cơ sở lâm sàng, tư liệu đảm bảo rằng, các
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
thành viên đội ngũ nhân viên luôn được cập nhật các nội dung chi tiết
liên quan đến nhu cầu của TC. Hồ sơ tạo điều kiện cho việc điều phối
giữa các giám sát viên, nhà quản lý các chương trình và các cơ quan.
Giám sát
Các giám sát viên, cũng như các nhà quản lý chịu trách nhiệm về các sự
cố và thiếu sót của nhân viên, nếu có bằng chứng về thiếu sót (Madden,
2003; Reamer, 2003, 2004). Vì vậy, nhiệm vụ giám sát viên CTXH là
lưu giữ cẩn thận các tư liệu giám sát họ mà họ cung cấp (NASW, 1994).
Đánh giá dịch vụ
Ngoài việc cung cấp cơ sở đánh giá trường hợp của mỗi cá nhân, hồ sơ
còn cung cấp dữ liệu cho đánh giá chương trình lớn hơn (Fitzpatrick &
Sanders, 2003; Patton, 2002; Royse, Thyer, Padgett Logan, 2000). Kết
quả được đo lường và hiệu quả của chương trình là cốt lõi của CTXH.
Theo dữ liệu cốt lõi của họ...
Nghiên cứu/hồ sơ trường hợp
+ Hồ sơ là rất cần thiết vì nó có thể được yêu cầu của cá nhân hay cơ
quan có thẩm quyền.
+ Thể hiện tính chuyên nghiệp.
+ Bao gồm các sự kiện liên quan
+ Là những thông tin từ nhiều nguồn qua phỏng vấn TC, văn bản hồ sơ
báo cáo ...
2. Kết cấu báo cáo hồ sơ trường hợp
I. Thông tin về cá nhân
Tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp
II. Thông tin về gia đình
Các thành viên, tên, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa chỉ liên
lạc/số điện thoại.
III. Người than gia, liên quan
Ai yêu cầu?
Vì mục đích gì?
IV. Nguồn thông tin
Nguồn thông tin chính và thứ cấp
V. Vấn đề
Các vấn đề được trình bày bởi khách hàng hoặc người có liên quan.
VI. Lịch sử của vấn đề
Vấn đề đã xảy ra được bao lâu?
Sự kiện / tình huống kích thích dẫn đến các vấn đề hiện nay.
TC đã xử lý những sự kiện trong quá khứ như thế nào?
Những người quan trọng trong cuộc sống của TC phản ứng với
những sự kiện đó như thế nào?
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 26
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
Điều gì đã được thực hiện? Người/cơ quan nào đã giúp TC trong
quá khứ?
VII. Thông tin cơ bản
Thân chủ
Thông tin về cha mẹ
Thông tin về hoàn cảnh gia đình bao gồm các mối quan hệ và động
lực của sự tương tác
Tình hình kinh tế.
VIII. Ý kiến của nhân viên (tóm tắt chẩn đoán)
Bao gồm phân tích của bạn về những gì bạn tin là những cảm xúc và
nhu cầu chính của TC và / hoặc gia đình của họ
Bao gồm các ý kiến mang tính dự đoán có được ví dụ từ quan sát
IX. Kế hoạch can thiệp/ điều trị
Mục tiêu ngắn hạn, trước mắt
Mục tiêu dài hạn
- Một số nguyên tắc trong lưu trữ hồ sơ thân chủ
Hồ sơ cần được lưu trữ cẩn thận trong tủ. Đảm bảo tính bảo mật, có ghi mã số,
để trong tủ có khoá, chỉ người có chức năng mới được quyền xem hồ sơ của
TC (người kiểm huấn, cơ quan pháp lý...).
T[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 27
Tài liệu phát – Quản lý ca
SDRC - CFSI
BÀI ĐỌC THÊM
1. Quản lý ca
Giới thiệu: QL ca khác với dịch vụ phục vụ đặc biệt vì QL ca không chỉ chú trọng
đến một vần đề nào đó của TC mà quan tâm đến nhiều mặt, sức mạnh và những mối
quan tâm của TC.
Thí dụ:
Một cụ già được giới thiệu đến cơ quan trợ giúp để được cấp một phiếu mua dầu đốt lò
sưởi trong một đợt lạnh bất thường, mà Ông không đủ khả năng mua, để bảo đảm cho
nhà Ông đủ ấm. Trong trường hợp này, vần đề mà cơ quan trợ giúp quan tâm là dầu để
Ông lão sưởi ấm qua mùa đông. Như vậy, với trường hợp này cơ quan trợ giúp chỉ quan
tâm đến một vấn đề của do Ông lão đề xuất.
Thế nhưng, với cán bộ quản lý ca thì họ quan tâm không những đến vấn đề dầu
mà còn thấy là Ông cụ này nên đến ở khu nhà công dành cho người già. Nguồn hỗ
trợ từ các con của ông lão thì sao? Biểu hiện nói năng khó khăn Ông có liên quan gì
đến nguy cơ đột qụy không? Ông có cần được hỗ trợ các bữa ăn mang đến tận nhà
không? Có cần nhờ người hàng xóm theo dõi Ông hằng ngày? Ông lão có sinh hoạt
tôn giáo với một nhà thờ nào không? Ông có nhận trợ cấp nào khác ngoài trợ cấp của
chính phủ? Có nên cấp cho ông một cây gậy để đi lại an toàn hơn không?
QL ca là một tiến trình đánh giá toàn bộ tình trạng, nhu cầu, vấn đề của TC. Một
phần của tiến trình này là sức mạnh và quyền lợi của TC được sử dụng để cải thiện
tình trạng của TC bất kỳ khi nào có thể. Mục tiêu đầu tiên của QL ca là cải thiện chất
lượng cuộc sống của TC. Điều này cũng có thể có nghĩa là tiện lợi và an toàn hơn
cho cuộc sống của TC. Mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn không để cho vấn đề trở nên
xấu và khi đó sẽ tốn kém nhiều hơn. Thí dụ, với trường hợp Ông cụ nêu trên việc
cung cấp bữa ăn tại nhà đầy đủ dinh dưỡng sẽ ngăn ngừa tình trạng Ông bị suy dinh
dưỡng, kiệt sức phải điều trị tốn kém hơn. Cấp gậy cho Ông phòng ngừa việc Ông té
ngã chết sớm, hoặc phải chi trả chi phí điều trị tốn kém hơn giá trị cây gậy rất nhiều,
nếu ông bị ngã và chấn thương. Nếu nhờ hàng xóm trông giúp sẽ tạo mối liên hệ
giữa Ông và hàng xóm, khi có việc gì cần lưu ý hàng xóm có thể báo cho người quản
lý ca kịp thời
2. Lịch sử CTXH cá nhân và QL ca ở Mỹ
CTXH cá nhân bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 dưới dạng cung ứng dịch vụ cho những
người có nhu cầu. Sau đó, Hội từ thiện (Charity Organization Society) kiểm soát
hoạt động này và tổ chức hoạt động này khoa học hơn. Hội phổ biến CTXH cá nhân
như một phương pháp đáp ứng nhu cầu, theo dõi sự thay đổi và tiến bộ của từng
trường hợp TC.
Đến thập kỷ 1980’s thuật ngữ Người làm ca (caseworker) được chuyển thành
Người quản lý ca (Case manager). Những người này nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn
trong quản lý tài nguyên, tìm ra cách hỗ trợ và điều phối các dịch vụ hỗ trợ một cách
sáng tạo. Từ đó, các tổ chức xã hội sử dụng QL ca như một thủ tục đánh giá nhu cầu,
tìm cách đáp ứng những nhu cầu này và theo dõi TC trong việc sử dụng những dịc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_ly_ca_ban_hay.pdf