PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Môi trường tác nghiệp
Các nhóm khách hàng
Các cơ quan nhà nước
Các đối thủ cạnh tranh
Các nhà phân phối
Các nhà cung cấp
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Môi trường bên trong của tổ chức
Các yếu tố thuộc lĩnh vực tài chính
Các yếu tố thuộc lĩnh vực Marketing
Các yếu tố thuộc lĩnh vực sản xuất
Các yếu tố thuộc lĩnh vực nguồn nhân lực
Các yếu tố thuộc lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Văn hóa tổ chức
Chiến lược của tổ chức
Cơ cấu tổ chức
36 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý học - Chương 4: Phân tích môi trường quản lý - Nguyễn Quang Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Môi trường quản lý (của tổ chức)
Là tổng thể các yếu tố tác động lên hoặc chịu sự tác động
của tổ chức mà nhà quản lý chịu trách nhiệm quản lý.
Suy cho cùng, đó chính là các yếu tố mà nhà quản lý phải có
được thông tin để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Để quản lý một tổ chức, các nhà quản lý phải quan tâm đến
cả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của hệ
thống đó.
Câu hỏi thuyết trình theo nhóm
Nêu tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của tổ chức đó (chia
nhóm và liệt kê cụ thể)
Ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động của tổ chức
(theo hướng tạo ra những cơ hội, những thuận lợi/hay tạo ra
những thách thức, những khó khăn)
Gợi ý các giải pháp mang tính định hướng cho tổ chức đó
sau khi phân tích môi trường bên ngoài
Chương 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Môi trường quản lý (của tổ chức)
Môi trường bên ngoài của một tổ chức là tất cả các yếu tố
không thuộc tổ chức nhưng tác động lên hoặc chịu sự tác
động của tổ chức đó.
Môi trường bên trong là tất cả các yếu tố thuộc về tổ chức,
có ảnh hưởng tới sự vận hành của tổ chức đó.
Chương 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Phân tích môi trường quản lý
=> Phân tích môi trường bên trong giúp nhà quản lý nhận biết được
các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống, phân tích môi trường bên
ngoài để có thể trả lời các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài.
=> Các nhà quản lý ở các tổ chức khác nhau sẽ phải quan tâm đến
các yếu tố môi trường khác nhau.
Chương 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Môi trường chung
Bao gồm những lực lượng ở bên ngoài có tác động gián
tiếp đến những quyết định của tổ chức.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường kinh tế
1) Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
GDP, tốc độ tăng trưởng GDP
Thu nhập bình quân đầu người
Mức tiêu dùng của người dân
Mức bán lẻ
2) Tiết kiệm
Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình
Tỷ lệ tiết kiệm (tích lũy) của các doanh nghiệp
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường kinh tế
3) Đầu tư
Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (đầu tư công, đầu tư
tư nhân)
Đầu tư cho từng lĩnh vực, ngành
Đầu tư cho công nghệ mới
4) Giá cả, tiền lương và năng suất
Tỷ lệ lạm phát
Sự thay đổi giá hàng tiêu dùng
Sự thay đổi giá đầu vào sản xuất
Năng suất lao động trung bình của nền kinh tế
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường kinh tế
5) Lực lượng lao động và việc làm
Số lao động có việc làm theo tuổi/giới tính/loại hình
công việc
Chất lượng của lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp
6) Hoạt động của nhà nước
Bội chi/ Bội thu ngân sách
Mức cung tiền của nền kinh tế
Mức lãi suất
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường kinh tế
7) Giao dịch quốc tế
Tỷ giá hối đoái
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
Đầu tư nước ngoài
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường chính trị pháp luật
Bối cảnh chính trị
Tương quan lực lượng giữa các đảng phái chính trị
Quan điểm của đảng cầm quyền
Khả năng của các nhóm lợi ích tạo ra sức ép đối với các quyết định
chính sách
Sự khác nhau về tư tưởng trong công chúng
Quan hệ với các quốc gia và các tổ chức quốc tế
Bối cảnh quản lý nhà nước
Sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý nhà nước (tập trung
hay phân quyền)
Mức độ hoàn thiện và ổn định của pháp luật
Tính phù hợp và sự ổn định của các chính sách
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường văn hóa xã hội
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Xu hướng văn hóa - xã hội hiện nay đang ảnh hưởng tới rất nhiều tổ chức. Chẳng
hạn bao xu hướng không hút thuốc, loại bỏ sản phẩm có nhiều chất béo gây xơ
cứng động mạch và giảm chất gây béo phì, quyền mua sắm lớn hơn của trẻ em, chi
tiêu nhiều hơn cho giáo dục và y tế, làm xuất hiện nhu cầu đối với nhiều sản
phẩm và dịch vụ mới. Sự gia tăng tính đa dạng của người tiêu dùng làm xuất hiện
các thị trường đặc biệt cho các nhóm khách hàng mục tiêu. Sự thay đổi thói quen
mua bán và tiêu dùng làm xuất hiện những loại hình tổ chức mới như kinh doanh
trên mạng, đào tạo từ xa v.v. Phần này sẽ thể hiện làm thế nào để các tổ chức có
thể sử dụng công nghệ mới để đáp lại sự thay đổi của môi trường văn hóa - xã hội.
Môi trường văn hóa xã hội
1) Nhân khẩu học
Cơ cấu dân số: theo giới tính, độ tuổi, chủng tộc, khu vực
Tốc độ tăng dân số
Xu hướng di dân
Tình trạng hôn nhân
Cơ cấu gia đình (truyền thống/hiện đại)
Điều kiện sống: vật chất và phi vật chất
....
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường văn hóa xã hội
2) Văn hóa
Niềm tin, quan điểm, quy tắc
Các giá trị trong cuộc sống
Phong tục, tập quán và truyền thống
Lối sống, thói quen
Trình độ giáo dục
Tôn giáo
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường công nghệ
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Ví dụ về sự đổi mới trong tiếp cận công nghệ
Xu hướng công nghệ: cách đây 25 năm nhiều doanh nghiệp không có
máy tính để bàn.
Khả năng vận dụng công nghệ: máy tính để bàn, tiếp cận internet, hội
thảo trực tuyến, điện thoại di động, máy fax, máy tính xách tay đã trở
thành những công cụ quen thuộc không chỉ cho những doanh nhân mà
nhiều cá nhân, tổ chức cũng đang sử dụng những phương tiện công
nghệ này.
Môi trường công nghệ
Các quy định về chuyển giao công nghệ
Các quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ, mẫu mã, thương
hiệu sản phẩm,..
Xu hướng phát triển công nghệ ảnh hưởng đến thói quen
tiêu dùng, phương pháp làm việc,
Trình độ công nghệ trong nền kinh tế
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường tự nhiên
Khí hậu
Thời tiết
Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, mưa bão
Biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường quốc tế
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
- Một trong những sự thay đổi quan trọng của môi trường bên ngoài là toàn
cầu hóa kinh tế. Các tổ chức hướng tới các thị trường nước ngoài nhằm tìm
kiếm cơ hội ngày càng gia tăng. Đó có thể là các doanh nghiệp hay các
trường đại học và bệnh viện. Ngay cả các tổ chức chỉ hoạt động trong nước
cũng đối mặt với cạnh tranh quốc tế và phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị
trường nước ngoài.
- VD: Sự biến động về giá dầu thô trên thị trường thế giới sẽ tác động tới giá
bản lẻ xăng dầu tại các quốc gia. Toàn cầu hóa tạo ra cho các hệ thống xã
hội cả cơ hội và thách thức mà các nhà quản lý không thể bỏ qua.
Môi trường quốc tế
Môi trường kinh tế quốc tế
Môi trường chính trị quốc tế
Môi trường văn hóa – xã hội quốc tế
Môi trường công nghệ quốc tế
Môi trường tự nhiên quốc tế
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường tác nghiệp
Các nhóm khách hàng
Các cơ quan nhà nước
Các đối thủ cạnh tranh
Các nhà phân phối
Các nhà cung cấp
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường bên trong của tổ chức
Các yếu tố thuộc lĩnh vực tài chính
Các yếu tố thuộc lĩnh vực Marketing
Các yếu tố thuộc lĩnh vực sản xuất
Các yếu tố thuộc lĩnh vực nguồn nhân lực
Các yếu tố thuộc lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Văn hóa tổ chức
Chiến lược của tổ chức
Cơ cấu tổ chức
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Các yếu tố thuộc lĩnh vực tài chính
Khả năng thanh khoản
Khả năng tạo ra giá trị gia tăng
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số sinh lời (trước thuế)
=
Thu nhập thuần trước thuế (%)
của tổng tài sản Tổng tài sản
Hệ số sinh lời (trước thuế)
=
Thu nhập thuần trước thuế (%)
của tài sản hữu hình Giá trị tài sản hữu hình thuần
Cơ cấu vốn
Khả năng hoạt động
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tài sản trên vốn chủ sở hữu =
Giá trị tài sản cố định thuần
Vốn chủ sở hữu
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Thời gian quay vòng hàng tồn kho =
365
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay của các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu (thương mại)
Các yếu tố thuộc lĩnh vực tài chính
Các yếu tố của cơ bản của chức năng marketing
Sản phẩm/dịch vụ
- Thị trường
- Thị phần
- Sự thâm nhập thị trường
- Chủng loại
- Mức độ chất lượng
- Nhãn hiệu
- Bao bì
- Tỷ lệ mở rộng thị trường
Giá cả
- Vị thế tương đối (người tiên phong
hay người đi sau)
- Hình ảnh
Phân phối
- Mạng lưới phân phối
- Chi phí
- Các đơn đặt hàng không được hoàn
thành
Xúc tiến hỗn hợp
- Sự phù hợp
- Kế hoạch dưới dạng phần trăm doanh thu
- Hiệu quả
Phát triển sản phẩm mới
- Tỷ lệ giới thiệu sản phẩm mới
- Mức độ phản hồi của thị trường
- Tỷ lệ thành công
Các yếu tố của cơ bản của chức năng nguồn nhân lực
Các yếu tố phân tích công việc
- Có thực hiện tất cả các công việc cần thiết
không?
- Có các kỹ năng cần thiết không?
- Sự chọn lựa và bố trí công việc có thích hợp
không?
- Khả năng tuyển dụng?
- Tính thời vụ có phải là một yếu tố không?
Các yếu tố phát triển nguồn nhân lực
- Hiệu lực đào tạo và phát triển NNL
- Hiệu quả đào tạo và phát triển NNL
Các yếu tố tạo động lực
- Thang bậc lương hợp lý?
- Hình ảnh của thang bậc lương trong thị
trường lao động
- Sự khác biệt trong mức lương có thể hiện
sự khác biệt trong nội dung công việc?
- Sự vắng mặt không lý do
Duy trì nguồn nhân lực
- Tỷ lệ người lao động rời tổ chức
Đánh giá sự thực hiện
- Độ tin cậy
- Giá trị
Mối quan hệ giữa công đoàn và nhà
quản lý
- Công đoàn đại diện cho nhân viên
- Vị thế trong đàm phán
- Chất lượng quan hệ
- Kế hoạch đàm phán
Các yếu tố của cơ bản của sản xuất
Thiết bị
- Công suất thiết bị
- Độ hư hỏng, lỗi thời
- Quy trình sản xuất
- Sự thay thế và bảo dưỡng thiết bị
Chi phí sản xuất
- Năng suất lao động
- Chi phí sản xuất cho một đơn vị
Chất lượng sản phẩm
- Độ đồng nhất
- Vị thế cạnh tranh chất lượng
- Chi phí kiểm tra chất lượng
- Tỷ lệ sản phẩm lỗi
- Chi phí tái sản xuất sản phẩm
Hàng tồn kho
- Mức độ, độ quay vòng hàng tồn kho
- Chi phí và xu hướng hàng tồn kho
Mua đầu vào
- Nguồn
- Chất lượng đầu vào
- Chi phí đầu vào
- Khoảng cách thông thường giữa hai chu
trình sản xuất
Lập kế hoạch
- Hệ thống kế hoạch theo thể thức của tổ
chức
- Nhu cầu có được đáp ứng không?
- Chi phí làm ngoài giờ có quá lớn không?
Các yếu tố cơ bản của hoạt động R&D
Nhu cầu R&D
- Nhu cầu R&D có ổn định không?
- Nguồn kinh phí cho R&D có ổn định
không?
- Nguồn kinh phí cho R&D có dễ bị ảnh
hưởng do những biến động trong kết
quả hoạt động của tổ chức?
Phương tiện và thiết bị
- Các phương tiện và thiết bị có hiện đại
không?
- Các thiết bị lỗi thời có thể dùng được
không?
Thị trường và đầu vào sản xuất
- Các thông tin thị trường có được cung cấp
cho quá trình R&D không?
- Các thông tin sản xuất có ảnh hưởng tới
quá trình R&D không?
- Ảnh hưởng của marketing và sản xuất có
được cân bằng không?
Lập kế hoạch
- R&D có được lập kế hoạch không?
- Các chi phí có được kiểm soát hiệu quả
không?
- Tính không chắc chắn gắn liền với R&D có
phù hợp với độ rủi ro dự định không?
Một số tiêu chí trong việc phân tích cơ cấu tổ chức
Tính hợp lý của cơ cấu tổ chức
- Có phù hợp với chiến lược?
- Có đủ con người, bộ phận để thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ, công
việc?
- Có phức tạp?
- Có quá nhiều cấp?
- Có các kênh thông tin theo chiều ngang?
- Truyền thông có được thực hiện?
- Khả năng phối hợp?
- Các mô hình tổ chức đang sử dụng có thích hợp không?
Khả năng giải trình và kiểm soát
- Cơ cấu có rõ ràng về trách nhiệm không?
- Các chức năng đơn lẻ có được giao cho nhiều cá nhân không?
- Tầm quản lý có quá rộng không?
Một số tiêu chí đánh giá chiến lược của tổ chức
Đánh giá định tính Chiến lược đó như thế nào?
- Có thích hợp với tình huống của tổ chức? (SWOT) - Tính tương thích
- Có giúp tổ chức thực hiện được mục tiêu? – Tính hiệu lực
- Có tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững? – Tính bền vững
- Có tạo nên sự nhất quán nội tại? – Tính thống nhất
- Có linh hoạt và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi? – Tính linh hoạt
- Có tạo ra kết quả không mong đợi?
Đánh giá định lượng Kết quả là gì?
- Tổ chức có đạt được các mục tiêu tài chính và chiến lược?
- Kết quả /Chi phí? Hiệu quả
- Tổ chức thực hiện tốt hơn trung bình của ngành và đối thủ chính?
Mô hình PEST
Sử dụng để phân tích môi trường bên ngoài - môi trường chung của
tổ chức
Môi trường chính trị (Political Environment)
Môi trường kinh tế (Economic Environment)
Môi trường xã hội (Social Environment)
Môi trường công nghệ (Technological Environment)
PEST + 1: Môi trường tự nhiên
PEST + 2: Môi trường tự nhiên và môi trường quốc tế
Mô hình 5 lực lượng
Ma trận BCG
Mô hình chuỗi giá trị
Ma trận SWOT
Nêu tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm, những thông tin
cơ bản về tổ chức đó.
Sử dụng ma trận BCG để phân loại các sản
phẩm/dịch vụ của tổ chức đó (khoảng 10 SP/DV)
Đưa ra những gợi ý đối với từng sản phẩm/dịch vụ
cho tổ chức đó sau khi phân loại theo ma trận BCG.
Câu hỏi thuyết trình nhóm
Nêu tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm, những thông tin
cơ bản về tổ chức đó.
Sử dụng ma trận SWOT để phân tích môi trường bên
ngoài và môi trường bên trong của tổ chức đó
Đưa ra những gợi ý cho tổ chức đó sau khi phân tích
môi trường
Câu hỏi thuyết trình nhóm
Câu hỏi thuyết trình nhóm
Nêu 1 tổ chức mà bạn quan tâm?
Vận dụng mô hình chuỗi giá trị bên trong tổ chức để
phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó: mục
đích, mục tiêu của tổ chức; hoạt động cơ bản của tổ
chức.
Theo bạn tổ chức đó có những giá trị cốt lõi nào theo
chuỗi giá trị và những giá trị vượt trội nào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_ly_hoc_chuong_4_phan_tich_moi_truong_quan_ly.pdf