Bài giảng Quản lý thuế

Mô hình quản lý thuế là sự khái quát hóa các phương thức quản lý của cơ quan thuế với người nộp thuế thành mô hình. Mô hình quản lý thuế được xây dựng dựa trên những triết lý quản lý khác nhau. Ứng với mỗi triết lý quản lý là mô hình quản lý thuế tương ứng. Có hai mô hình quản lý thuế phổ biến trên thế giới là mô hình tâm lý hành vi phổ biến và mô hình tuân thủ.

5.2.1. Mô hình tâm lý hành vi phổ biến

Valarie Braithwaite và John Braithwaite (1985) cho rằng, tâm lý hành vi phổ biến của con người là sẽ lựa chọn hành động khi hiểu được lợi ích của hành động và những hậu quả có thể nhận được khi không thực hiện một hành động nào đó. Do vậy, quản lý thuế muốn đạt được sự tuân thủ cao thì trước hết phải bắt đầu từ hoạt động thuyết phục, sau đó mới tiến dần đến trừng phạt. Vì quan niệm như vậy nên mô hình này còn được gọi là mô hình Thuyết phục và trừng phạt.

Mô hình tâm lý hành vi phổ biến cho thấy, việc làm đầu tiên quan trọng nhất và phải làm nhiều nhất của cơ quan thuế là phục vụ để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Việc thuyết phục được thực hiện thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, lắng nghe, chia sẻ, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

 

docx34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội, trình độ quản ký, trình độ nhận thức của NNT, tổ chức bộ máy thu thuế của cơ quan thuế và quy định của pháp luật. 4.3.2. Yêu cầu đối với việc xây dựng quy trình quản lý thuế Quy trình quản lý thuế phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: Một là, quy trình quản lý thuế phải được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản của cơ quan quản lý thuế, và được công khai đến mọi chủtheer có liên quan. Hai là, phải có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận trong cơ quan thuế trong công việc thực hiện các công việc của quy trình quản lý thuế. Ba là, các phần việc trong một quy trình quản lý và giữa các quy trình quản lý thuế phải được sắp xếp khoa học, liên hoàn, thống nhất theo thứ tự yêu cầu quản lý và thuận lợi cho người nộp thuế. 4.3.3. Nội dung cơ bản của quy trình quản lý thuế Nội dung của quy trình quản lý thuế phu thuộc vào sự lựa chọn cơ chế quản lý thuế của cơ quan quản lý thu thuế, một quy trình quản lý thuế phù hợp với một cơ chế quản lý thuế nhất định thông thường bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: - Nội dung của toàn bộ những công việc, những thao tác nghiệp vụ phải thực hiện của các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế và trình tự thực hiện các công việc các thao tác nghiệp vụ đó trong mối tương tác với các hoạt động của người nộp thuế và các tổ chức cá nhân khác có liên quan trong quản lý thuế. - Trách nhiệm của từng bộ phận quản lý trong việc thực hiện các nội dung công việc cụ thể của quy trình quản lý thuế. -Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế nhằm thực hiện các công việc quản lý. - Thời hạn và thời điểm phải hoàn thành những bước công việc nhất định trong quy trình quản lý thuế. - Yêu cầu phải đạt được của tường nội dung công việc cụ thể đối với từng bộ phận quản lý trong cơ quan quản lý thuế. 4.4. Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế Để đạt được mục tiêu của quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thực hiện những phần việc chủ yếu nhằm tác động, điều khiển và kiểm soát hoạt động kê khai, nộp thuế của người nộp thuế. Nếu như xây dưng chính sách thuế, tổ chức bộ máy thu thuế và tổ chức quy trình quản lý thuế là những nội dung có tính chất đi trước, tiền đề để thực hiện hoạt động quản lý thuế thì tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế, còn được gọi là tổ chức hành thu, là nội dung đi sau nhưng phải thường xuyên thực hiện của quản lý thuế. Với muc tiêu tối thượng là thực hiện pháp luật thuế, nghĩa là phải đảm bảo để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế cho Nhà nước thì cơ quan thuế cần tác động vào tất cả những yếu tố điều khiển hành vi tuân thur thuế của người nộp thuế. Tức là phải làm cho người nộp thuế hiểu nghĩa vụ thuế, hiểu cách tính toán số thuế phải nộp, thấy được hậu quả của việc không tuân thủ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp cho Nhà nước, kiểm soát tuân thủ thuế. Để làm được điều đó , cần tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế. Đó là chức năng chủ yếu sau: - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế: Chuyển tải thông tin về pháp luật thuế đến mọi thành viên trong xã hội bằng những hình thức, biện pháp cụ thế. - Hỗ trợ người nộp thuế: Tạo những diều kiện tốt nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế như: Hướng dẫn kê khai, giải đáp vướng mắc… - Quản lý kê khai thuế, nộp thuế: Nắm bắt toàn bộ tình trạng đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và nợ thuế của người nộp thuế. - Đôn đốc thu nộp thuế: Nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. - Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế: Kiểm soát, đối chiếu, đánh giá tính đúng đắn, trung thực trong hoạt động kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. - Cưỡng chế thuế: Dùng các cách thức, biện pháp bước người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện quyết định hành chính thuế. Từng nội dung cụ thể của các chức năng quản lý thuế nói trên sẽ được trình bày sâu hơn trong các chương tiếp theo của giáo trình này. Trong mọi mô hình tổ chức bộ máy thu thuế thì các chức năng trên đều phải thực hiện. Trong các mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo đối tượng và theo sắc thuế thì một bộ phận nào đó trong cơ quan thuế có thể thực hiện một số chức năng hoặc toàn bộ các chức năng quản lý thuế nói trên. Trong mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo chức năng, thông thường một bộ phận trong cơ quan thuế chỉ thực hiện một chức năng nhất định và có thể phối hợp để thực hiện một vài chức năng khác. 5. CƠ CHẾ HÀNH THU VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THUẾ 5.1. Cơ chế hành thu Cơ chế hành thu là cách thức mà chủ thể quản lý lựa chọn để tác động đến hành vi thuế, nộp thuế của đối tượng nộp thuế, là cách thức tổ chức thu nộp thuế. Trên thế giới có hai cơ chế hành thu chủ yếu là cơ chế thông báo thuế và cơ chế tự tính thuế. 5.1.1. Cơ chế thông báo thuế Theo cơ chế thông báo thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc xác định căn cứ tính thuế nhưng không có nghĩa vụ xác định số thuế mình phải nộp.Việc xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện và thông báo cho người nộp thuế . Người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo số lượng và thời gian ghi trong thông báo thuế. Cơ chế này thường phù hợp trong những điều kiện sau: (i) Trình độ dân trí thấp; người nộp thuế không đủ hiểu biết pháp luật để tự xác định nghĩa vụ thuế;(ii) Người nộp thuế không lưu giữ được đủ cơ sở dữ liệu làm căn cứ tính thuế, chăng hạn như hộ kinh doanh cá thể không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa dơn chứng từ. 5.1.1. Cơ chế tự tính thuế Tự tính thuế là cơ chế hành thu mà người nộp thuế tự kê khai tự tính toán số thuế phải nộp của mình theo luật định và chủ động nộp thuế cho Nhà nước theo số thuế mà mình đã tính toán và theo thời hạn quy định của pháp luật thuế. Chính vì trong cơ chế này, người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và cơ chế tự tính thuế còn được gọi là cơ chế “tự kê khai, tự nộp thuế”. Cơ chế tự tính thuế chỉ có thể đạt hiêu quả cao nếu nó được áp dụng trong những điều kiện nhất định. Cụ thể là: Thứ nhất, hệ thống luật thuế phải thực hiện minh bạch, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các quy định của luật thuế. Khi áp dụng cơ chế tự tính thuế, đòi hỏi đối tượng tự nộp thuế phải nắm chắc quy định của các luật thuế để tự mình kê khai,tính toán đúng số thuế phải nộp. Muốn vậy, các luật thuế phải đơn giản, dễ hiểu, không mơ hồ, không làm cho người dân muonns hiểu thế nào cũng được. Mỗi quy định phải được diễn đạt sao cho chỉ có thể được hiểu theo một cách mà thôi. Các quy định về thuế chỉ nên chúa đựng trong văn bản thuế, tránh tình trạng muốn thực hiện một quy định trong luật thuế người ta phải tham chiếu quá nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Thứ hai, trình độ dân trí chưa cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân tốt; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả tích cực. Trong cơ chế tự tính thuế, người nộp thuế là người trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc kê khai, tínhtoans cũng như nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Sự minh bạch của các luật thuế chỉ được coi là điều kiện cần để người dân dễ dàng nắm bắt các quy định của pháp luật. Còn một khía cạnh khác cũng rất quan trọng và được coi là một trong những điều kiện đủ để người dân hiểu và thực hiện nghĩa vụ của mình, đó là: Họ phải có một nền kiến thức cơ bản để hiểu các quy định của luật và điều quan trọng hơn là họ phải có ý thức tuân thủ pháp luật tốt. Chẳng hạn như, luật quy định cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào…nhưng nếu người đọc và thực hiện văn bản luật này không hiểu thế nào là thuế đầu ra, thuế đầu vào thì họ không thể kê khai và tính toán số thuế phải nộp. Hoặc nếu người nộp thuế không thể thực hiện các phéptính cộng, trừ, nhân, chia thành thạo thì không thể tính toán số thuế cần nộp. Hơn nữa., cơ chế tự tính thuế đòi hỏi sự tự giác cao của đối tượng nộp thuế, do đó, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân là một vấn đề mấu chốt. Để đạt được điều kiện này cần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách thuế. Cần có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và kỹ năng thực hành việc tự kê khai,tính thuế cho đối tượng nộp thuế thông qua một chiến dịch truyền thông và phổ biến pháp luật có quy mô, bài bản( chẳng hạn như mở các lớp hướng dẫn tự tính thuế miến phí và bắt buộc đối với mọi đối tượng nộp thuế), có sự kiểm tra để đảm bảo mọi đối tượng nộp thuế có thể thực hành những phần việc của mình trong cơ chế hành thu mới một cách thành thục và độc lập. Công tác tư vấn, hỗ trợ đối tượng nộp thuế cần được chú trọng đúng mức sao cho mỗi khi cần giải đáp thắc mắc là đối tượng nộp thuế có thể được đáp ứng nhanh chóng. Thứ ba, các cơ quan hành pháp phải có năg lực quản lý cao và phối hợp tốt với các cơ quan thuế trong công tac quản lý đối tượng nộp thuế. Điều này đòi hỏi các cơ quan hành pháp nói chung và cơ quan thuế nói riêng phải có trình độ quản lý cao để đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Thứ tư, nâng cao tính hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trốn lậu thuế được coi là căn bệnh kinh liên tồn tại song song cũng với việc thu thuế của Nhà nước, vấn đề chỉ ở chỗ nó bị hạn chế ở mức độ nào mà thôi. Trong khi đó, cơ chế tự tính thuế yêu cầu một sự tự giác cao và giảm sự kiểm tra thường kỳ của cơ quan thuế, do đó đây có thể là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh không trung thực lợi dụng trốn lậu thuế. Vì thế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần phải được tăng cường và nâng cao hiệu quả như là một điều kiện tất yếu và song hành cùng cơ chế tự tính thuế, công tác thanh tra phải được coi là trọng tâm quản lý. Thêm vào đó, việc xử lý kết quả thanh tra và lấy kết quả xử lý vi phạm để răn đe, ngăn ngừa cần chú ý đúng mức. Thứ năm, có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe và trừng trị các hành vi vi phạm luật thuế và quy định về kê khai, nộp thuế. Trong quản lý Nhà nước nói chung và trong quản lý thu thuế nói riêng, việc quy định các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi tính răn đe, ngăn ngừa của nó. Khi áp dụng cơ chế tự tính thuế, các chế tài pháp luật nghiêm minh càng trở nên cần thiết vì khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá lớn, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao. 5.2 Mô hình quản lý thuế Mô hình quản lý thuế là sự khái quát hóa các phương thức quản lý của cơ quan thuế với người nộp thuế thành mô hình. Mô hình quản lý thuế được xây dựng dựa trên những triết lý quản lý khác nhau. Ứng với mỗi triết lý quản lý là mô hình quản lý thuế tương ứng. Có hai mô hình quản lý thuế phổ biến trên thế giới là mô hình tâm lý hành vi phổ biến và mô hình tuân thủ. 5.2.1. Mô hình tâm lý hành vi phổ biến Valarie Braithwaite và John Braithwaite (1985) cho rằng, tâm lý hành vi phổ biến của con người là sẽ lựa chọn hành động khi hiểu được lợi ích của hành động và những hậu quả có thể nhận được khi không thực hiện một hành động nào đó. Do vậy, quản lý thuế muốn đạt được sự tuân thủ cao thì trước hết phải bắt đầu từ hoạt động thuyết phục, sau đó mới tiến dần đến trừng phạt. Vì quan niệm như vậy nên mô hình này còn được gọi là mô hình Thuyết phục và trừng phạt. Mô hình tâm lý hành vi phổ biến cho thấy, việc làm đầu tiên quan trọng nhất và phải làm nhiều nhất của cơ quan thuế là phục vụ để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Việc thuyết phục được thực hiện thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, lắng nghe, chia sẻ, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu việc thuyết phục không thành công thì mới thực hiện việc nhắc nhở qua văn bản. Đây được coi là động thái cảnh báo, nhắc nhở nhẹ nhàng của cơ quan thuế. Sau động thái này là các động thái mạnh hơn và ngày càng mạnh lên, có tác động này càng nhiều đến lợi ích của người nộp thuế, thể hiện ở phạt hành chính, phạt hình sự, cấm hoạt động kinh doanh tạm thời và cấm hoạt động kinh doanh vĩnh viễn. Đây là mô hình tương đối cổ điển và đã được áp dụng từ trước khi Valarie Braithwaite và John Braithwaite khái quát hóa thành lý thuyết mô hình tâm lý học hành vi phổ biến. Hiện nay, trong thực tiễn quản lý thuế, mô hình quản lý này vẫn được sử dụng kết hợp với mô hình tuân thủ ở nhiều nước. 5.2.2. Mô hình tuân thủ Đây là mô hình quản lý thuế xác lập trên cơ sở đánh giá tính tuân thủ của NNT. Theo đó, trên cơ sở đánh giá tính tuân thủ của NNT, cơ quan thuế phương pháp quản lý khác nhau với từng nhóm đối tượng để đạt hiệu quả quản lý cao nhất . Mô hình này được đề xuất bởi Grabosky và Braithwaite năm 1986 và được cơ quan thuế Australia áp dụng cuối những năm 1990. Vì vậy, mô hình này còn được gọi là mô hình tháp tuân thủ ATO8 Mô hình này thể hiện qua sơ đồ sau: Đặc điểm của NNT Hành vi của NNT Phương pháp xử lý của CQT Cố tình không áp dụng toàn bộ -10 tuân thủ quyền lực theo luật pháp -9 Chiến lược KD Ngành nghề ----------------------------------------------------------------- -8 Không muốn tuân Ngăn chặn thông NTT thủ nhưng sẽ tuân qua các biện -7 thủ nếu cơ quan pháp phát hiện vi -6 Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế thuế quan tâm phạm ---------------------------------------------------------------------5 Yếu tố tâm lý Cố gắng tuân thủ Chiến lược của hỗ trợ để -4 Nhưng không phải CQT lầ tạo áp tuân thủ -3 lúc nào cũng lực để giảm số thành công -- ----- -----------------------------------------2 Sẵn sàng NNT không Tạo điều kiện -1 tuân thủ tuân thủ thuận lợi -0 THUẾ TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 6.1. THUẾ TRONG CÁC HÌNH THƯC LIÊN HẾT KINH TẾ QUỐC TẾ Kể từ sau khi chiến tranh thuế giới lần thứ hai, kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến sâu sắc. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoa cao độ, các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Một Trong những xu thế nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa cá hoạt động và quan hệ kinh tế. Tư tưởng quan trọng của xu thế này là tự do hóa các hoạt động ngoại thương và kinh doanh, Đi liền với quá trình toàn cầu hóa là quá trình khu vực hóa, hình thành các nhóm liên kết kinh tế khu vực. Việc hình thành các khối liên kết kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, hoạt động kinh tế giữa các nước thành viên, tạo khả năng ứng phó tốt hơn với các khu vực khác trên thế giới. Trong các cấp độ liên kết kinh tế quốc tế, thuế là vấn đề nổi lên hàng đầu. 6.1.1.Hiệp định thương mại ưu đãi. Hiệp định thương mại ưu đãi là hình thức liên kết kinh tế quốc tế, khi hai hay nhiều nước trong khối thực hiện ưu đãi về thuế quan, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa áp dụng cho các nước trong khối thấp hơn so với các nước ngoài khối (trừ dịch vụ về vốn). Mặt khác các nước thành viên vẫn duy trì mức thuế nhập khẩu ban đầu đối với các nước ngoài khối. Năm 1977, các nước ASEAN đã ký Hiệp định thương mại ưu đãi nhằm mục đích từng bước thúc đẩy thương mại trong khối. Các nước thành viên lựa chọn các sản phẩm có thể giảm thuế để đưa vào danh mục giảm thuế.Tính đến tháng 6/1986 đã có tát cả 12.647 sản phẩm của 6 nước thành viên được hưởng ưu đãi về mậu dịch, khoảng một nửa trong số đó được giảm thuế trong khoảng 20 – 25%. Việc ký kết Hiệp định thương mại giữa các nước bước đầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi và giao lưu hàng hóa giữa các nước tham gia ký kết. Tuy nhiên, trong Hiệp định thương mại ưu đãi vẫn chưa thực sự khuyến khích trao đổi thương mại vì chưa loại bỏ thuế nhập khẩu mà mới chỉ dừng lại ở việc giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên. 6.1.2. Khối mậu dịch tự do Đây là hình thức liên kết quốc tế, trong đó các nước thành viên trong khối bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu và các hạn chế định lượng hàng hóa nhập khẩu của nhau (trừ dịch vụ về vốn). Tuy nhiên mỗi nước thành viên vẫn áp dụng thuế nhập khẩu một cách độc lập đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Hiện nay khối mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế khu vực phổ biến trên thuế giới, đó là NAFTA, AFFTA,… Năm 1992 các nước ASEAN thiết lập khu vực mậu dịch tự do AFTA nhằm giảm thuế quan trọng nội bộ khối xuống còn 0 – 5% theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CFPT, loại bỏ tất cả các hạn chế định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 01/01/1993 và hoàn thành kế hoạch này vào 01/01/2003. Khối mậu dịch tự do có cấp độ cao hơn Hiệp định thương mại ưu đãi, và có tác dụng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên, nhưng do đặc điểm là các nước thành viên được tự do quy định mức thuế quan với các nước ngoài khối nên hình thức liên kết quốc tế này mới chỉ dừng lại ở sự hợp tác và liên kết ở một mức độ nhất định, chưa thật sự chặt chẽ. 6.1.3. Liên minh thuế quan Liên minh thuế quan là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên của liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên của liên minh bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu và các hạn chế định lượng đối với nhập khẩu hàng hóa giữa các nước thành viên, cùng áp dụng một mức thuế quan và những quy định thương mại khác trong việc buôn bán với các nước không thuộc liên minh. Liên minh thuế quan là một trong những hình thức liên kết kinh tế có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức khác. Nó thể hiện ở một số đặc điểm chủ yếu sau đây: - Các thành viên trong liên minh thuế quan khi nhập khẩu hàng háo của nhau đều được miễn trừ thuế nhập khẩu và bãi bỏ những quy định về số lượng. (Tuy nhiên đối với các dịch vụ về vốn vẫn phải tuân thủ theo những quy định của từng nước thành viên). - Các thành viên trong liên minh thuế quan đều thống nhất áp dụng của một mức thuế nhập khẩu đối ngoại đánh vào hàng hóa của các nước không phải là thành viên. - Một liên minh thuế quan cùng lúc chứa đựng hai yếu tố không hoàn toàn thuận chiều nhau: Một mặt liên minh thuế quan có xu hướng thúc đẩy mậu dịch tự do hơn, làm tăng cạnh tranh và tăng ngoại thương giữa các thành viên. Nhưng mặt khác liên minh thuế quan có xu hướng mang lại bảo hộ tương đối nhiều hơn chống lại ngoại thương và cạnh tranh từ các nước không phải là thành viên. Liên minh thuế quan có thể gây tắc động đến hoạt động ngoại thương hoặc tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch, cụ thể: - Tạo lập mậu dịch trong liên minh thuế quan là sự chuyển hướng sản xuất ở một nước thành viên đối với hàng hóa có chi phí cao hơn sang các nước thành viên có chi phí thấp hơn. Ví dụ: Có 3 nước A,B,C cùng sản xuất một hàng hóa X có tình trạng như sau: Quốc gia Chi phí sản xuất trung bình Chưa có liên minh thuế quan (thuế suất thuế NK của A là 100%) Có liên minh thuế quan giữa A và B A 50 50 50 B 40 80 40 C 30 60 60 Khi chưa có liên minh thuế quan, giả sử A ban hành thuế nhập khẩu với mức thuế nhập khẩu đồng nhất 100% đối với nhập khẩu hàng hóa cả B và C vì chi phí sản xuất ra hàng hóa ở A kể cả thuế là thấp nhất (50 < 60 < 80). Giả sử A và B hình thành một liên minh thuế quan. Hàng hóa X nhập khẩu từ B sẽ được miễn thuế nhập khẩu, chi phí sản xuất hàng hóa X và B thấp hơn so với ở A (40 < 50), do vậy A sẽ không tự sản xuất hàng hóa X mà giao cho B sản xuất và nhập khẩu hàng hóa này từ B. Như vậy ở đây có hiện tượng tạo lập mậu dịch. - Chuyển hướng mậu dịch khi hình thành liên minh thuế quan. Đó là sự chuyển dịch việc sản xuất một loại hàng hóa từ nước sản xuất có chi phí thấp sang nước sản xuất có chi phí cao do có sự đối xử thuế nhập khẩu khác nhau giữa các nước thành viên của liên minh với các nước ngoài liên minh. Ví dụ: Có 3 nước A, B và C cùng sản xuất cùng một mặt hàng X theo tình hình như sau: Quốc gia Chi phí sản xuất trung bình Chưa có liên minh thuế quan (thuế suất thuế NK của A là 100%) Có liên minh thuế quan giữa A và B A 50 50 50 B 40 60 40 C 30 45 45 Trước khi có liên minh thuế quan dù A có ban hành thuế suất 50% đối với hành hóa X từ B và C thì chắc chắn A sẽ nhập hàng hóa từ C vì ở đây chi phí sản xuất hàng X kể cả thuế là thấp nhất. Giả sử A và B hình thành một liên minh thuế quan. Khi đó A sẽ nhập khẩu hàng của B vì hàng nhập từ B được miễn thuế nhập khẩu nên rẻ hơn, mà không nhập hàng của C cho dù về thực chất chi phí sản xuất ở C là thấp nhất. Như vậy, ở đây có hiện tượng chuyển việc sản xuất mặt hàng ở nước có hiệu quả nhất (C) sang nước kém hiệu quả hơn (B). Hiện tượng này được gọi là sự chuyển hướng mậu dịch trong liên minh thuế quan. Như vậy, liên minh thuế quan có thể gây ra hai hiện tượng khác nhau trong hoạt động ngoại thương. Liên minh thuế quan là có lợi nếu việc tạo lập mậu dịch nhiều hơn chuyển hướng mậu dịch. Điều này có thể trở thành hiện thực nếu các nước tham gia liên minh thuế quan có nhiều sở thích khác nhau, nghĩa là các nước thành viên có lợi thế so sánh về xuất khẩu nhiều loại hàng hóa khác nhau. Liên minh thuế quan có thể đem lại một số lợi ích sau đây: - Liên minh thuế quan làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Việc bãi bỏ thuế nhập khẩu giữa các nước trong liên minh thuế quan làm cho thị trường được mở rộng hơn, đi liền với nó là sự gia tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Trong liên minh thuế quan, cạnh tranh không có nghĩa là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp một loại sản phẩm mà nó liên quan đến khả năng và tính sẵn sàng của các nhà sản xuất gia tăng thị phần, lấn chiếm sản phẩm, giữa các cá nhân với nhau mà còn giữa các liên minh với nhau. Cạnh tranh ngày càng gia tăng tất yếu dẫn đến việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Điều này có ý nghĩa tích cự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuan ly thue.docx
Tài liệu liên quan