- Trong thực tế, chiến lược này phù hợp với những ngành kinh doanh còn có khả năng khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, sản phẩm có khả năng cải tiến hoặc đa dạng hóa mẫu mã.
- Ba nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung/nhanh là: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - Chiến lược đa dạng hóa cấp công ty cho phép sử dụng các năng lực cốt lõi của nó để theo đuổi các cơ hội từ môi trường bên ngoài,… - Chiến lược cấp công ty xác định các hành động mà công ty thực hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sản phẩm. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP - Chiến lược cấp doanh nghiệp là hệ thống những chiến lược tổng quát, có thể áp dụng cho các công ty đa ngành hoặc đơn ngành,…sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hoặc các dịch vụ trên thị trường trong nước hoặc thị trường đa quốc gia. - Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đòi hỏi các doanh nghiệp phải tái cấu trúc doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược hiện tại cũng như lựa chọn những chiến lược kinh doanh mới,… - Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm hệ thống các mối giao dịch như: Thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, phân quyền rộng rãi cho nhân viên cấp dưới, thiết kế lại các quy trình làm việc đơn giản và hiệu quả hơn, giảm bớt các đơn vị kinh doanh không còn khả năng sinh lợi, phát triển các đơn vị kinh doanh mới kịp thời… - Tái cấu trúc doanh nghiệp liên quan đến 3 khía cạnh cơ bản: Tái thiết cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, tái thiết cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tái cấu trúc danh mục vốn đầu tư,… CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP CÁC CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP - Mục đích của việc hình thành chiến lược theo cấp bậc là vừa đảm bảo tính thống nhất về chiến lược kinh doanh trong toàn bộ doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính thích nghi của chiến lược với môi trường kinh doanh theo khu vực thị trường theo ngành hàng, theo sản phẩm,… - Hoạch định chiến lược cấp doanh nghiệp nhằm hình thành cơ cấu vốn đầu tư phân bổ phù hợp với các ngành kinh doanh tại các khu vực hay quốc gia thị trường,… MỤC TIÊU 1- CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG 2- CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NGOẠI 3- CÁC CHIẾN LƯỢC SUY GIẢM 4- CHIẾN LƯỢC ĐIỀU CHỈNH/ HỖN HỢP CÁC CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP Chiến lược tăng trưởng là những giải pháp định hướng có khả năng giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh cao hơn hoặc bằng tỉ lệ tăng trưởng bình quân ngành Chiến lược này gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng nhanh hoặc tăng trưởng ổn định CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG(TĂNG TRƯỞNG NHANH) - Chiến lược tăng trưởng tập trung (tăng trưởng nhanh) là những giải pháp được thực hiện nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách đặt trọng tâm vào hai yếu tố cơ bản là “sản phẩm” và “thị trường. - Nhiều doanh nghiệp đơn ngành xem đây là chiến lược tăng trưởng chủ đạo, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những khả năng tiềm tàng trong nội bộ và khai thác triệt để các cơ hội thị trường bên ngoài. - Trong thực tế, chiến lược này phù hợp với những ngành kinh doanh còn có khả năng khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, sản phẩm có khả năng cải tiến hoặc đa dạng hóa mẫu mã... - Ba nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung/nhanh là: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG(TĂNG TRƯỞNG NHANH) CHIẾN LƯỢC Thâm nhập thị trường Là CL tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách nỗ lực bán các sản phẩm hiện tại nhiều hơn trên chính thị trường hiện tại thông qua các hoạt động Marketing như: Điều chỉnh giá phát triển mạng lưới bán hàng, thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng tích cực (quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, chào bán hàng, ...). - Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách bán các sản phẩm hiện tại trên thị trường mới. - Các thị trường mới có thể khai thác là: + Khu vực địa lý mới + Khách hàng mục tiêu mới + Công dụng mới của sản phẩm Phát triển thị trường Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng phát triển sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện tại. - Sản phẩm mới có thể có thể lựa chọn theo chiến lược này là: Sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới hoàn toàn (do bộ phận R&D của công ty thiết kế hoặc mua bằng thiết kế của các cơ quan nghiên cứu, sản phẩm mới mô phỏng từ những công ty dẫn đầu trên thị trường quốc gia hoặc quốc tế (bản quyền đã được xã hội hóa). Phát triển sản phẩm CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG(TĂNG TRƯỞNG NHANH) CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH - Chiến lược tăng trưởng hội nhập hàng dọc (tăng trưởng ổn định) là chiến lược được thực hiện để tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp khi môi trường kinh doanh có nhiều cơ hội mới hoặc xuất hiện những nguy cơ mà công ty có khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn được. - Điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược hội nhập có hiệu quả là doanh nghiệp phải có đủ nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ mới, cơ cấu tổ chức phải được điều chỉnh để thích nghi với chiến lược mới... CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH - Chiến lược kết hợp về phía sau: Đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào ngành cung ứng các yếu tố đầu vào (chủ yếu là ngành cung ứng nguyên liệu, hàng hóa) cho các đơn vị kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Kết hợp về phía sau thích nghi với các tình huống như: Các ngành cung cấp đang tăng trưởng nhanh, lợi nhuận biên tế của ngành cao, các doanh nghiệp có nguồn lực tiềm tàng chưa khai thác hết. DN đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp như: Nguồn cung cấp không ổn định, chi phí thu mua cao, nhà cung cấp gây sức ép về giá hoặc các điều kiện giao nhận hàng hóa, thời hạn giao hàng ko tin cậy được. - Chiến lược kết hợp về phía trước: Đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào ngành tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Kết hợp về phía trước thích nghi với các tình huống như: Các ngành tiêu thụ sản phẩm đang tăng trưởng nhanh, lợi nhuận tiềm tàng cao, các doanh nghiệp chưa tận dụng hết những nguồn lực sẵn có. DN đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm của ngành kinh doanh hiện tại CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ĐA DẠNG HÓA - Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa là những chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào những ngành khác có liên quan hoặc không liên quan với ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. - DN có thể thực hiện chiến lược đa dạng hóa bằng cách đầu tư phát triển các đơn vị kinh doanh mới hoàn toàn, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, liên doanh với các doanh nghiệp khác, mua cổ phiếu... - Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau phù hợp với công nghệ hiện tại hoặc công nghệ mới để cung cấp cho thị trường mới. - Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới không liên hệ với sản phẩm theo công nghệ mới để đáp ứng bổ sung nhu cầu của thị trường hiện tại - Chiến lược đa dạng hóa kết khối: Là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới không liên hệ với nhau theo theo công nghệ mới để cung cấp cho thị trường mới. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ĐA DẠNG HÓA Các liên minh chiến lược Có ba loại chiến lược hội nhập ngang Chiến lược mua lại Chiến lược hợp nhât/sáp nhận CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NGOẠI - Chiến lược hướng ngoại (tăng trưởng hội nhập hàng ngang) thực chất là những chiến thuật được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với những chiến lược tăng trưởng khác nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược lâu dài. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI NHẬP HÀNG NGANG/HƯỚNG NGOẠI Chiến lược hợp nhất: Là chiến lược kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các nhà quản trị chỉ nên chọn chiến lược này khi các lợi ích dự kiến vượt trội các chi phí có khả năng phát sinh. - Chiến lược Mua lại: Là chiến lược mua lại toàn bộ hay một hoặc một vài đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp khác để bổ sung vào các ngành hàng hiện tại nhằm gia tăng thị phần hoặc tạo các lợi thế cạnh tranh nhanh chóng trên thị trường - Các nhà quản trị chỉ nên chọn chiến lược này khi xem xét tính phù hợp về mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đánh giá đúng giá trị tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, nắm rõ lý do bán của đối tác và xem xét mối quan hệ cung cầu giữa các bên nhằm hợp nhất, mua lại. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI NHẬP HÀNG NGANG/HƯỚNG NGOẠI - Các liên minh chiến lược: Là sự hợp lực của hai hay nhiều công ty nhằm thực hiện có hiệu quả một dự án đặc biệt hay hợp tác trong một lĩnh vựa kinh doanh có lựa chọn giữa các bên đối tác. - Các hình thức liên minh chiến lược: CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI NHẬP HÀNG NGANG/HƯỚNG NGOẠI + Liên minh quốc tế (thông qua hình thức chủ yếu là liên doanh) nhằm vượt qua hàng rào chính trị và những khác biệt về văn hóa. + Liên minh để khắc phục điểm yếu giữa các bên đối tác nhằm thực hiện các hoạt động có lợi cho cả các bên. + Liên minh để khác thác thế mạnh của các bên đối tác nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI NHẬP HÀNG NGANG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI NHẬP HÀNG NGANG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH - Chiến lược tăng trưởng ổn định là những giải pháp có khả năng giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận bằng với tốc độ phát triển bình quân của ngành. - Chiến lược này gắn với các mục tiêu ổn định. Chỉnh đốn/ Thu hẹp hoạt động Thanh lý/ Giải thể Cắt giảm bớt các hoạt động Thu họach CÁC CHIẾN LƯỢC SUY GIẢM 1- Điều chỉnh các giải pháp tác nghiệp 2- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức 3- Điều chỉnh mục tiêu và chiến lược hiện tại ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong9_5593.ppt