Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - Chương 8: Chiến lược cấp chức năng - Nguyễn Văn Sơn

Quản trị sản xuất

 Biện pháp:

 Kiểm soát môi trường sản xuất và xử lý tốt

các nhân tố tác động.

 Cải tiến hợp lý hóa qui trình sản xuất, tổ

chức sàn thao tác khoa học, chặt chẽ.

 Huấn luyện vận hành và bảo trì thiết bị.

 Quản lý ca, kíp và duy trì kỷ luật lao động.

 Cải tiến và quản lý tốt định mức sản xuất.

Quản trị sản xuất

 Chú trọng tiết kiệm chi phí thông qua:

 Học tập kinh nghiệm.

 Đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh tế.

 Tăng cường tự động hóa sản xuất.

 Module hóa sản xuất một cách hợp lý.

 Chuyên môn hóa sâu, linh hoạt phân tán

sản xuất đến những nơi có chi phí rẻ.7

Quản trị chất lượng

 Mục tiêu:

 Tập trung cải tiến nâng cao chất lượng sản

phẩm, dịch vụ.

 Đảm bảo sự ổn định chất lượng, đảm bảo

vệ sinh, an toàn thực phẩm.

 Kết hợp đảm bảo trách nhiệm xã hội của

sản phẩm và xử lý môi trường

pdf16 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - Chương 8: Chiến lược cấp chức năng - Nguyễn Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chiến lược cấp chức năng QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn Chương 8 8-2 Mục tiêu nghiên cứu 1. Làm rõ tầm quan trọng của chiến lược cấp chức năng. 2. Tìm hiểu nội dung cơ bản mà chiến lược cấp chức năng phải đặt ra và giải quyết. 3. Nắm được các loại hình chiến lược cấp chức năng. 2 8-3 Nội dung cơ bản 1. Chiến lược cấp chức năng là gì ? 2. Vai trò của chiến lược cấp chức năng. 3. Các loại chiến lược cấp chức năng. N-Series 8-4 Chiến lược cấp chức năng là gì ?  Đó là những kế hoạch tác nghiệp trong từng lĩnh vực chức năng để cụ thể hóa các chiến lược cấp công ty và cấp SBU vào hoạt động sản xuất kinh doanh.  Nó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn (có thể cả trung hạn) và các biện pháp cụ thể để Ban quản lý chỉ đạo hoạt động thường nhật của đơn vị. 3 8-5 Vai trò của chiến lược cấp chức năng  Tập trung cải thiện hiệu suất hoạt động của các quá trình bên trong công ty.  Đảm bảo nâng cao hiệu quả từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.  Do đó, nó là cơ sở để phối hợp đồng bộ các hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu dài hạn của chiến lược cấp SBU và cấp công ty. 8-6 Các loại chiến lược cấp chức năng (1) Quản trị cung ứng. (2) Quản trị sản xuất. (3) Quản trị chất lượng. (4) Quản trị marketing. (5) Quản trị tài chính. (6) Quản trị tài nguyên nhân lực. (7) Nghiên cứu và phát triển (R&D). (8) Quản trị hệ thống thông tin 4 8-7 Quản trị cung ứng  Mục tiêu:  Cung ứng nguyên vật liệu (đối với đơn vị sản xuất) hoặc thành phẩm (đối với đơn vị thương mại – dịch vụ).  Đảm bảo đầy đủ, kịp thời và tiết kiệm chi phí nhất trong điều kiện có thể. 8-8 Quản trị cung ứng  Biện pháp:  Đảm bảo qui trình cung ứng khoa học, hợp lý, ít rủi ro.  Tăng cường thuê dịch vụ logistics đầu vào.  Kết hợp sử dụng kỹ thuật quản trị hàng tồn kho Just-in-time (JIT) trên các loại nguyên liệu chính (có định mức sử dụng lớn và tần suất cung ứng thường xuyên). 5 8-9 Quản trị cung ứng  Lưu ý:  Tìm nhiều nguồn nguyên liệu, tránh lệ thuộc một vài nhà cung ứng để phân tán rủi ro.  Ứng biến hợp lý trong trường hợp công ty hội nhập về phía sau.  Just-in-time (JIT) hàm chứa rủi ro lớn vì quá trình cung ứng có thể bị gián đoạn mà không có lực lượng tồn kho dự phòng. 8-10 Quản trị sản xuất  Mục tiêu:  Sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của của kế hoạch kinh doanh.  Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất nhiều nhất trong điều kiện có thể. 6 8-11 Quản trị sản xuất  Biện pháp:  Kiểm soát môi trường sản xuất và xử lý tốt các nhân tố tác động.  Cải tiến hợp lý hóa qui trình sản xuất, tổ chức sàn thao tác khoa học, chặt chẽ.  Huấn luyện vận hành và bảo trì thiết bị.  Quản lý ca, kíp và duy trì kỷ luật lao động.  Cải tiến và quản lý tốt định mức sản xuất. 8-12 Quản trị sản xuất  Chú trọng tiết kiệm chi phí thông qua:  Học tập kinh nghiệm.  Đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh tế.  Tăng cường tự động hóa sản xuất.  Module hóa sản xuất một cách hợp lý.  Chuyên môn hóa sâu, linh hoạt phân tán sản xuất đến những nơi có chi phí rẻ. 7 8-13 Quản trị chất lượng  Mục tiêu:  Tập trung cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.  Đảm bảo sự ổn định chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.  Kết hợp đảm bảo trách nhiệm xã hội của sản phẩm và xử lý môi trường. 8-14 Quản trị chất lượng  Biện pháp: quản trị chất lượng tổng hợp (Total Quality Management – TQM ).  ISO 9000.  ISO 14000.  HACCP.  SA 8000... 8 8-15 Quản trị chất lượng  Lưu ý:  Quan điểm “coi trọng phòng ngừa hơn khắc phục” trong kiểm soát sản phẩm hỏng.  Cần có bộ phận phản ứng nhanh để giải quyết khiếu nại (về chất lượng sản phẩm) của khách hàng một cách nhanh chóng nhất trong điều kiện có thể. 8-16 Quản trị marketing  Mục tiêu:  Đáp ứng tốt nhất nhu cầu (mong muốn và mức cầu) của khách hàng mục tiêu.  Nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần, tạo cơ sở để phát triển bền vững. 9 8-17 Quản trị marketing  Biện pháp:  Nghiên cứu môi trường marketing, nhu cầu và hành vi khách hàng.  Phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị trong thị trường mục tiêu.  Xây dựng hệ thống marketing – mix.  Tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động marketing. 8-18 Quản trị marketing  Cần kết hợp giải quyết tốt các mặt sau:  Xây dựng và phát triển thương hiệu.  Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm.  Tuân thủ qui trình phát triển sản phẩm mới.  Truyền thông marketing hữu hiệu.  Chú trọng phát triển thương mại điện tử và marketing online 10 8-19 Quản trị tài chính  Mục tiêu:  Huy động vốn đầy đủ cho nhu cầu đầu tư từ các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp.  Đảm bảo quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả nhất trong điều kiện có thể. 8-20 Quản trị tài chính  Biện pháp:  Huy động vốn từ nhiều nguồn: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; liên doanh; vay, thuê tài chính; tận dụng các quỹ nhàn rỗi nội bộ  Cân đối hợp lý giữa đầu tư ngắn hạn và các quỹ đầu tư dài hạn (portfolios).  Phân tích tài chính, kiểm soát tình hình sử dụng vốn theo định kỳ; kiểm soát dòng lưu kim; cân đối nợ phải thu – phải trả. 11 8-21 Quản trị tài chính  Lưu ý các mặt phối hợp tăng hiệu quả:  Áp dụng các phần mềm tự động hóa công tác hạch toán và quản trị tài chính.  Quản trị rủi ro tài chính tích cực thông qua các công cụ hợp đồng futures và options.  Tận dụng các nguồn tài trợ, mua hàng trả chậm; khai thác triệt để các tài sản vô hình. 8-22 Quản trị tài nguyên nhân lực  Mục tiêu:  Đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực của tổ chức (về số lượng, chủng loại, chất lượng).  Bố trí sử dụng lao động hợp lý, đảm bảo có năng suất cao nhất trong điều kiện có thể. 12 8-23 Quản trị tài nguyên nhân lực  Biện pháp:  Chính sách tuyển dụng khoa học.  Chính sách đãi ngộ hợp lý.  Đào tạo, nâng cao tay nghề thường xuyên.  Cơ chế đánh giá, động viên, khen thưởng minh bạch và có tính kích thích cao.  Coi trọng nhân tài, đề bạt tương xứng. 8-24 Quản trị tài nguyên nhân lực  Cần chú trọng đúng mức các vấn đề sau:  Xây dựng nề nếp văn hóa tốt trong tổ chức.  Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách về phúc lợi của người lao động theo luật định.  Thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và thực hành tiết kiệm.  Quản lý thời gian linh hoạt, tổ chức làm việc nhóm và kiểm tra chéo. 13 8-25 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Mục tiêu:  Tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu không ngừng tăng lên của khách hàng mục tiêu.  Cải tiến hợp lý hóa qui trình quản lý và qui trình sản xuất, đổi mới công nghệ (hiện đại hóa, tự động hóa) để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 8-26 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Biện pháp:  Đầu tư thỏa đáng cho R&D. Cân đối hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.  Lựa chọn hợp lý giữa cải tiến, mô phỏng và đổi mới sản phẩm hoàn toàn chủ động.  Theo dõi kỹ biến động của mặt bằng công nghệ để đổi mới cho phù hợp.  Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, nhận chuyển nhượng license tiên tiến 14 8-27 Nghiên cứu và phát triển (R&D)  Chú trọng:  Tuân thủ đầy đủ các qui trình phát triển sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ.  Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.  Công nghệ tiến bộ nhanh hàm chứa thời cơ lẫn rủi ro ngang nhau. 8-28 Quản trị hệ thống thông tin  Mục tiêu:  Cung cấp thông tin về diễn biến của môi trường và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ công tác quản trị.  Đảm bảo dòng thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. 15 8-29 Quản trị hệ thống thông tin  Biện pháp:  Hiện đại hóa hệ thống thông tin trên căn bản áp dụng máy tính và khai thác môi trường internet (mạng LAN, mạng WAN).  Tăng cường các phương tiện kỹ thuật phục vụ thu thập và xử lý thông tin tự động.  Cập nhật thông tin để phát triển cơ sở dữ liệu liên tục và phục vụ đa mục tiêu. 8-30 Quản trị hệ thống thông tin  Lưu ý:  Kết hợp khai thác các nguồn thông tin từ dịch vụ thuê ngoài.  Đảm bảo tính thời sự của thông tin.  Đảm bảo chi phí thấp, hiệu quả cao.  Chú trọng bảo mật thông tin cao độ. 16 8-31 Kết luận  Chiến lược chức năng có mục tiêu ngắn hạn (đôi khi có cả mục tiêu trung hạn) nhằm cụ thể hóa và đưa chiến lược các cấp công ty và SBU vào thực hiện.  Cần phối hợp đồng bộ các chiến lược chức năng để phát huy tốt hiệu quả các quá trình bên trong, đảm bảo đạt đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. 8-32 Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích vai trò của chiến lược cấp chức năng. 2. Thảo luận về các chiến lược chức năng cụ thể. Cho ví dụ minh họa. 3. Theo bạn, chiến lược chức năng nào có vai trò quan trọng hơn cả, tại sao ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_chien_luoc_kinh_doanh_chuong_8_chien_luoc.pdf
Tài liệu liên quan