Bài giảng Quản trị học - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

 

Nhà quản trị là người nắm giữ những vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của những người khác nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức đó

 

ppt22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUẢN TRỊ HỌC (TẬP BÀI GIẢNG) TP. HCM 12-2007 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH THỨC Bộ môn Quản trị nhân sự và Chiến lược kinh doanh, Trường ĐHKT TP HCM – QUẢN TRỊ HỌC, NXB Phương Đông 2007 TÀI LIỆU ĐỌC THÊM James H.Donnelly, James Gibson, Jonh M.Ivancevic – QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN (Bản dịch) NXB Thống Kê 2001 Harold Koontz, Cyril Ó Donnell, Heinz Weibrich - NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT YẾU CỦA QUẢN LÝ- Người dịch: Vũ Thiếu NXB Khoa học và Kỹ thuật; Hà Nội 1992. Stephen Robbins MANAGEMENT CONCEPTS AND PRACTICES - Prentice Hall Inc 1990 CẤU TRÚC MÔN HỌC Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ Quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm hoàn thành mục tiêu chung Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao trong một môi trường luôn thay đổi. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ Quản trị là hoạt động có hướng đích (có mục tiêu) Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu. Quản trị là hoạt động tiến hành thông qua con người. Hoạt động QT chịu sự tác động của môi trường đang biến động không ngừng HIỆU QUẢ VÀ HIỆU SUẤT Hiệu quả( Effectiveness) : phép so sánh giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra – làm đúng việc phải làm (doing the right thing) Hiệu suất ( Efficiency): phép so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra – làm việc đúng cách (do the thing right) Quản trị là hướng tổ chức đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất ĐỐI TƯỢNG CỦA QT Tiếp cận theo quá trình hoạt động Quản trị đầu vào Quản trị vận hành Quản trị đầu ra Tiếp cận theo các lĩnh vực hoạt động QT sản xuất QT nguồn nhân lực QT tài chính QT marketing QT nghiên cứu phát triển QT văn hoá tổ chức CÁC CHỨC NĂNG CỦA QT Hoạch định Tổ chức Điều khiển Kiểm tra CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ Hoạch định: Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được và đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định – chức năng hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai của tổ chức , đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường. Tổ chức: Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu thông qua việc xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ Điều khiển : Chức năng liên quan đến lãnh đạo và động viên nhân viên nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Kiểm tra : Chức năng liên quan đến kiểm tra việc hoàn thành mục tiêu thông qua đánh giá các kết quả thực hiện mục tiêu, tìm các nguyên nhân gây sai lệch và giải pháp khắc phục. NHÀ QUẢN TRỊ LÀ AI? Nhà quản trị là người nắm giữ những vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của những người khác nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức đó QTV Cấp Cao (Top Managers) QTV Cấp Trung (Middle Managers) QTV Cơ Sở (First – Line Managers) Những người thực hiện ( Operatives ) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Các quyết định chiến lược Các quyết định chiến thuật Các quyết định tác nghiệp - - - - - - - - - - - - - - - Thực hiện quyết định CẤP BẬC QUẢN TRỊ TRONG TỔ CHỨC CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ Chức năng Nhiệm vụ chủ yếu Xác định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện mục tiêu. - Lập kế hoạch hành động. Hoạch định Tổ chức Xác lập sơ đồ tổ chức Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận Thiết lập các mối quan hệ phối hợp ngang,dọc Phân chia quyền hạn Xây dựng quy chế hoạt động Điều khiển Chỉ huy công việc Độâng viên Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả -Xử lý xung đột Kiểm tra Xác định nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra Lập lịch trình kiểm tra Đánh giá tình hình thực hiện và xác định nguyên nhân sai lệch - Đề xuất các biện pháp điều chỉnh Chức năng Nhiệm vụ chủ yếu NHÀ QUẢN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ Nhà quản trị ở mọi cấp bậc ( cấp cao, cấp trung, cấp thấp ) đều phải tiến hành các công việc : Hoạch định Tổ chức Điều khiển Kiểm tra Sự khác biệt giữa các nhà quản trị khi thực hiện các chức năng này là nội dung công việc liên quan đến từng chức năng và tỷ lệ thời gian dành cho từng công việc đó. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ( HENRY MINTZBERG – 1973 ) LĨNH VỰC VAI TRÒ TƯƠNG QUAN NHÂN SỰ Pháp nhân chính (đại diện) Người lãnh đạo Người liên lạc THÔNG TIN -Phát ngôn (đối ngoại) Phổ biến thông tin Thu thập và sử dụng thông tin QUYẾT ĐỊNH Doanh nhân Người giải quyết các xáo trộn Phân bổ tài nguyên Thương thuyết CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÀ QUẢN TRỊ KỸ NĂNG YÊU CẦU TƯ DUY (NHẬN THỨC) Tầm nhìn chiến lược, tư duy có hệ thống, Khả năng khái quát hoá các mối quan hệ giữa các sự vật - hiện tượng qua đó giúp cho việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải pháp. . KỸ THUẬT (CHUYÊN MÔN) - Nắm bắt và thực hành được công việc chuyên môn liên quan đến phạm vi mình phụ trách QUAN HỆ ( CON NGƯỜI ) Hiểu biết về nhu cầu , động cơ , thái độ , hành vi của con người Biết tạo động lực làm việc cho nhân viên - Khả năng thiết lập những quan hệ hợp tác có hiệu quả , có nghệä thuật giao tiếp tốt - Quan tâm và chia sẻ đến người khác CẤP BẬC QUẢN TRỊ & CÁC KỸ NĂNG KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN (KỸ THUẬT) KỸ NĂNG NHÂN SỰ KỸ NĂNG TƯ DUY QUẢN TRỊ VIÊN CAO QUẢN TRỊ VIÊN TRUNG CẤP QUẢN TRỊ VIÊN CẤP THẤP KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ A. Quản trị là khoa học Quản trị là một khoa học độc lập và liên ngành. Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật để giải quyết vấn đề phát sinh , Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. B. Quản trị là nghệ thuật Thực hành quản trị là nghệ thuật ,đòi hỏi nhà quản trị phải sáng tạo vận dụng các lý thuyết về quản trị vào giải quyết tình huống Nghệ thuật quản trị có được từ việc học kinh nghiệm thành công và thất bại của chính mình và của người khác. Tính nghệ thuật của quản trị đòi hỏi nhà quản trị phải vận dụng linh hoạt các lý thuyết quản trị, không dập khuôn, máy móc khi giải quyết vấn đề. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ Khoa học quản trị giúp hình thành nghệ thuật quản trị thông qua việc cung cấp cho nhà quản trị phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề hiệu quả. Nghệ thuật quản trị giúp hoàn thiện hơn lý thuyết quản trị qua việc đúc kết, khái quát hoá các khái niệm thực tiễn thành vấn đề lý thuyết mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptQTH-OT-07-CH1.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH2.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH3.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH4.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH5.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH6.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH7.ppt
  • pptQTH-OT-07-CH8.ppt
Tài liệu liên quan