NỘI DUNG QHMT
(1). Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT.
(2). Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề cấp bách
(3). Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề cấp bách.
(4). Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT.
(5). Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
(6). Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường
(7). Lập bản đồ QHMT trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp
(8). Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH với mục tiêu bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
47 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quy hoạch môi trường - Bài 4: Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường - Phùng Chí Sỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cư ;
Phát triển công nghiệp và phân bố địa bàn sản xuất công nghiệp ;
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách ( tt )
(b). Cơ sở dữ liệu môi trường nước :
Thông tin về số lượng , khối lượng , đặc tính và ( nước thải sinh hoạt ) từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung trên toàn bộ vùng quy hoạch ;
Thông tin về số lượng , khối lượng , đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm ( nước thải công nghiệp và dịch vụ ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt ( bãi rác , kho cảng , ...) trên toàn bộ vùng quy hoạch ;
Thông tin về mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt , nước ngầm trên toàn bộ vùng quy hoạch ;
Thông tin về hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ vùng quy hoạch theo một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng ;
Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn bộ vùng quy hoạch .
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách ( tt )
(c). Cơ sở dữ liệu môi trường không khí :
Số lượng , khối lượng , đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện ;
Số lượng , khối lượng , đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung ;
Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên toàn bộ vùng quy hoạch ;
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên toàn bộ vùng quy họach theo một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng .
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách ( tt )
(d). Cơ sở dữ liệu chất thải rắn :
Số lượng , khối lượng , đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị , khu dân cư trong phạm vi vùng quy hoạch ;
Số lượng , khối lượng , đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ các khu công nghiệp , cụm công nghiệp tập trung trong phạm vi vùng quy hoạch ;
Các bãi chôn lấp chất thải rắn , các lò thiêu đốt chất thải rắn trong phạm vi vùng quy hoạch ;
Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng quy hoạch .
Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH
Dựa trên những tài liệu đã thu thập được , đặc biệt hiện trạng phát triển KTXH của vùng hoặc của địa phương , đánh giá hiện trạng phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường như :
- Đô thị : Xác định các vùng đô thị hoá , các khu dân cư tập trung và những vấn đề môi trường trong vùng , ví dụ như : hệ thống cấp , thoát nước đô thị , cơ sở hạ tầng kỹ thuật , nước thải sinh hoạt , rác thải
- Công nghiệp : Xác định các vùng công nghiệp hoá , các KCN, cụm công nghiệp và những ngành công nghiệp có nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường ;
Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH ( tt )
- Nông nghiệp : Xác định các vùng nông nghiệp và những vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất nông nghiệp ;
- Ngành giao thông công chánh : Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị , khu dân cư mới , các bến cảng , sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề môi trường liên quan .
Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với hiện trạng phát triển KTXH ( tt )
- Dịch vụ và du lịch : Xác định các khu vực , địa danh lịch sử , danh lam thắng cảnh , khu bảo tồn bảo tàng để phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo và những vấn đề môi trường liên quan .
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản : Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và những vấn đề môi trường liên quan .
- Phát triển rừng : Các khu rừng tự nhiên , rừng trồng mới và những vấn đề môi trường liên quan .
Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên
(1). Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến môi trường , tài nguyên và sức khỏe cộng đồng ?
- Rác thải ( rác sinh hoạt , công nghiệp , y tế , độc hại , ...);
- Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước , nước cấp không đạt tiêu chuẩn ăn uống , nước ăn uống không được xử lý ,...);
- Nước thải ( nước thải sinh hoạt , công nghiệp , y tế không được xử lý );
- Ô nhiễm không khí (do giao thông , công nghiệp , sinh hoạt ,...);
- Ô nhiễm do nông nghiệp ( phân bón , thuốc trừ sâu , mất cân bằng sinh thái nông nghiệp ,...);
- Nạn tàn phá rừng ( rừng phòng hộ , rừng nguyên sinh , rừng đầu nguồn );
- Ô nhiễm vùng ven biển ( sạt lở bờ biển , nguy cơ tràn dầu , đánh bắt thủy hải sản quá mức , ).
Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên ( tt )
(2). Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng ?
- Nguồn nước ( lưu vực chung cho các tỉnh , hồ điều tiết , vùng ven biển ,...);
- Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các địa phương ( các nhà máy nhiệt điện , hóa chất , hóa dầu , ...);
- Các vấn đề khác .
(3). Các vấn đề về quản lý ?
- Cơ sở pháp lý , cơ chế chính sách , cơ cấu tổ chức ;
- Tiêu chuẩn môi trường .
Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội , tài nguyên và môi trường
Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan hiện trạng bố trí không gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng các vấn đề môi trường . Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi ro cho công tác quy hoạch trong tương lai .
Đánh giá môi trường chiến lược
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới , đặc biệt là các nước phát triển , xu hướng đẩy mạnh thực hiện đánh giá môi trường đối với các dự án quy hoạch hoặc các chương trình phát triển mang tính dài hạn của vùng lãnh thổ , địa phương , quốc gia hay một ngành sản xuất , đã được hết sức coi trọng và được xem như một giải pháp tốt nhằm nâng cao tính hiệu quả và chủ động trong công tác BVMT ở tầm vĩ mô nói chung , ngăn ngừa ô nhiễm nói riêng . Loại hình này được gọi là Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất những vấn đề môi trường trong các lĩnh vực sau :
- Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH ( đánh giá chính sách )
- Thiết kế các chiến lược ngành về môi trường ( đánh giá quy hoạch phát triển ngành )
- Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về môi trường ( đánh giá quy hoạch phát triển KTXH).
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
Mục tiêu của ĐMC là :
- Xử lý các tác động về mặt môi trường do các quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch và xây dựng chính sách gây ra .
- Đánh giá , dự báo và kiểm soát xu hướng suy giảm về môi trường do các tác động tích tụ , tồn dư mang tính tổng hợp và cộng hưởng của nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong vùng , tỉnh , thành phố hay của ngành gây nên .
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói một cách khác đó là việc liên kết các mối quan tâm về môi trường vào quy hoạch phát triển KTXH của một vùng , tỉnh , thành phố trong một khu vực không gian quy hoạch cụ thể , hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế .
ĐMC có tính chất liên ngành , liên địa phương , với phạm vi đánh giá quy hoạch phát triển rộng lớn về không gian và thời gian .
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải chú ý đến các tác động có tính tổng hợp và tác động có tiềm năng tích hợp lâu dài . Ví dụ như tác động của phát triển từng ngành kinh tế là có thể chấp nhận được , nhưng tác động tổng hợp của nhiều ngành kinh tế trong quy hoạch đồng thời xảy ra lại trở thành nghiêm trọng . Rất nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề , nhưng tích lũy trong một thời gian dài sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng , như là ô nhiễm kim loại nặng , ô nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy , sự khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún các công trình , sự xâm nhập mặn .
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
ĐMC trước hết cần quan tâm đến đánh giá quy hoạch không gian , cụ thể là đánh giá quy hoạch sử dụng đất . Quy hoạch phát triển KTXH được dựa trên khái niệm khoanh chia không gian , tức là phân chia các khu vực mà trong mỗi khu vực đó chấp nhận một số loại hình phát triển cụ thể . Do vậy , cách tiếp cận của ĐMC cũng sẽ dựa trên cơ sở ranh giới không gian , các dữ liệu môi trường được thu thập và những khuyến nghị đưa ra đều dựa trên cơ sở là các đơn vị không gian đã được xác định . Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến xem xét sự phân bổ các nguồn tài nguyên và môi trường mà thông qua đó sẽ liên kết được các chỉ tiêu kinh tế và môi trường với nhau .
Đánh giá môi trường chiến lược ( tt )
Mặc dù ĐMC không thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự án riêng lẻ , song có thể tạo cơ sở khoa học và điều kiện rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ thể trong quy hoạch là :
- Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về kinh tế và môi trường
- Cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề môi trường quan trọng cần biết
- Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về môi trường
- Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm
- Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn môi trường phù hợp sẽ được áp dụng
- Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao cho có hiệu quả và năng suất hơn .
Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT
(1). Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng , toàn dân và toàn quân ; là nội dung không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển KTXH của các cấp , các ngành ; là cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững , thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
(2). Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm , cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên ; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT và phát triển bền vững .
Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT ( tt )
(3). Mục tiêu và nội dung của Quy hoạch môi trường không tách rời mục tiêu và nội dung của Quy hoạch phát triển KTXH, mà được lồng ghép trong Quy hoạch phát triển KTXH, được xây dựng theo hướng phát triển bền vững .
(4). Quy hoạch dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề môi trường có khả năng nảy sinh , biến động trong quá trình phát triển KTXH, phù hợp với nguồn lực và khả năng đầu tư từ bên ngoài , tiếp thu các kinh nghiệm trong nước và trên thế giới , và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các kế hoạch BVMT ngắn hạn và trung hạn của một vùng .
Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT ( tt )
Mục tiêu quy hoạch môi trường một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng ngừa ô nhiễm , cải thiện môi trường , bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học , tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý , khoa học và doanh nghiệp , nâng cao nhận thức môi trường . Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêu quy hoạch môi trường cấp cao hơn ( Ví dụ : QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước ).
Đề xuất các chương trình , dự án bảo vệ môi trường
Các chương trình , dự án bảo vệ môi trường được đề xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng ngừa ô nhiễm , cải thiện môi trường , bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học , tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý , khoa học và doanh nghiệp , nâng cao nhận thức môi trường bảo vệ môi trường .
Các dự án sẽ phải được sắp xếp ưu tiên theo một hệ thống tiêu chí sẽ được lựa chọn . Nguồn kinh phí cũng phải đề xuất nhằm đảm bảo tính hiện thực , khả thi của dự án .
Đề xuất các giải pháp
(1). Giải pháp về kinh tế
(a). Các nguồn vốn đầu tư :
Các nguồn vốn có thể huy động cho triển khai QHMT bao gồm : Ngân sách Trung ương ; ngân sách các bộ/ngành ; ngân sách địa phương;đóng góp của doanh nghiệp ; đóng góp của cộng đồng;đóng góp của các hộ gia đình ; các nguồn tài trợ , vốn ODA.
Đề xuất các giải pháp ( tt )
(b). Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT:
Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT dựa theo các phương án khác nhau . Ví dụ :
- Phương án 1 : đầu tư cho BVMT ở mức 1% GDP ( đầu tư thấp )
Theo phương án này ngân sách dành cho BVMT thành phố Đà Nẵng theo các năm sẽ như sau :
- Phương án 2 : chi phí BVMT tính theo đầu người ( Ví dụ : 15 USD/ người.năm hay 25 USD/ người.năm ).
- Phương án 3 : đầu tư 3% GDP cho BVMT .
Đề xuất các giải pháp ( tt )
( c).Xã hội hoá đầu tư BVMT :
- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng đồng để BVMT.
- Trong kế hoạch hàng năm của địa phương/ngành có khoản mục kế hoạch về BVMT và mức kinh phí thực hiện tương ứng .
- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược , kế hoạch , quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của các quận/huyện và toàn thành phố .
- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT.
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động BVMT.
- Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân , của các doanh nghiệp , của các nhà tài trợ trong và ngoài nước .
Đề xuất các giải pháp ( tt )
(2). Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực :
Hiện nay, cơ quan quản lý môi trường các cấp đang trong tình trạng không đáp ứng nổi khối lượng và mức độ phức tạp của công tác BVMT. Tăng cường năng lực quản lý là tất yếu khách quan nhằm tổ chức thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ môi truờng . Các nội dung chính của giải pháp này được trình bày dưới đây .
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường :
- Nâng cao trình độ quản lý môi trường cho cán bộ các cấp .
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý môi trường
- Nâng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường .
- Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu BVMT.
Đề xuất các giải pháp ( tt )
(3). Giải pháp khoa học công nghệ
- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường , đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải , phòng chống khắc phục ô nhiễm , suy thoái môi trường .
- Phối hợp thường xuyên với Bộ TN&MT, các Viện , trường Đại học , Trung tâm nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường .
- Xây dựng các đề án , dự án BVMT.
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng tại Việt Nam và trong khu vực .
Đề xuất các giải pháp ( tt )
(4). Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế
- Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng .
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản , phối hợp với các Viện nghiên cứu các trường đại học và sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, Bộ TN&MT.
- Tổ chức các diễn đàn , hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liên quan , trong đó lưu tâm đến cơ chế hợp tác và sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ .
- Vận dụng hợp lý các thỏa thuận , cam kết quốc tế và với các địa phương khác nhằm thu hút các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc tinh thần .
- Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc tế n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quy_hoach_moi_truong_bai_4_noi_dung_va_quy_trinh_x.ppt