2 Vỏ da
2.1. Chim bồ câu
- Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến.
- Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu, ít phát triển. Chất nhờn do tuyến phao câu không những làm lông chim không thấm nước mà còn là nguồn cung cấp sinh tố D cho chim.
- Sản phẩm sừng của vỏ da chủ yếu là bộ lông vũ, mỏ sừng, vảy sừng ở bàn chân, ngón chân, móng sừng ở đầu ngón chân.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10722 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học lớp 7 - Cấu tạo và hoạt động sống của chim bồ câu và những đại diên khác của lớp chim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: LỚP CHIM II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CHIM BỒ CÂU VÀ NHỮNG ĐẠI DIÊN KHÁC CỦA LỚP CHIM. 1. Hình dạng 1.1.Chim bồ câu. - Thân chim có hình thoi da khô được lông vũ bao phủ.Ở cuối thân có tuyến phao câu ít phát triển so với các loài chim khác. - Lông đuôi mọc trên tuyến phao câu lông đuôi dài và có phiến lông rông. - Lông đuôi chim có thể xoè ra cụp lai có tác dụng như bánh lái, giúp chim định hường khi bay. - Đầu chim có cổ dài nối với thân . - Cổ chim rất linh hoạt giúp chim dễ dàng quan sát ở mọi phía, dễ dàng mổ thức ăn… - Đầu chim nhỏ hàm không có răng nhưng có bao sừng bao bọc khéo dài thành mỏ - Mỏ yếu, gốc mở mền có da bao bọc và có hai lỗ mũi. - Chi trước biến đổi thành cánh. - Xương cánh tay không có lông lớn bám vào tạo điều khiện cho sự xoay cách dễ dàng để hướng cánh theo chiều gió khi chim bay. - Chi sau có vảy sừng bao bọc như vỏ bò sát, có xương cổ - bàn dài tạo thành giò chim - Các xương ngón chân gồm 3 ngón hướng phía trước, một ngón hướng phía sau tạo thành một diện tích đủ để nâng đỡ cho cơ thể chim và tạo điều kiện cho chim bám chặt vào thành cây. - Khi chân chim khuỵu xuống (khi ngủ) gân dọc đi từ cơ đùi xuống các ngón trở nên ngắn lại làm cho chân chim co lại bám chặt vào cành cây một cách tự động. - Chân ngắn, yếu lên chim đi lại vụng về. - Khi chim cất cánh hoặc hạ cánh, các chi sau và cánh chim được phối hợp hoạt động theo một trật tự hợp lý. - Các tư thế của chim khi bay. 1.2. Các đại diện khác trong lớp. - Hình dạng các bộ phận trên cơ thể chim phụ thuộc vào các nhóm sinh thái như nhóm chim chạy , nhóm chim bay, nhóm chim ở nước… - Hoặc dựa vào các tập tính đặc tính như chim hút mật hoa, chim bới đất… 2 Vỏ da 2.1. Chim bồ câu - Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến. - Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu, ít phát triển. Chất nhờn do tuyến phao câu không những làm lông chim không thấm nước mà còn là nguồn cung cấp sinh tố D cho chim. - Sản phẩm sừng của vỏ da chủ yếu là bộ lông vũ, mỏ sừng, vảy sừng ở bàn chân, ngón chân, móng sừng ở đầu ngón chân. - Lông: vai trò của lông: - Cách nhiệt. - Làm nhẹ cơ thể. - Tham gia chức năng bay (Lông cánh, lông đuôi) - Lông không phân bố đều trên khắp mặt da mà tập trung ở nhiểu vùng – vùng lông. - Vùng không lông là vùng trụi nhờ đó mà thân chim được nhẹ hơn, cử động được dễ dàng hơn. 2.1.1. Cấu tạo lông. - Lông chim có 1 ống dài gồm 2 phần: Phần rỗng là gốc cắm vào da và phần đặc là thân. - Hai bên thân lông có những sợi lông mảnh song song hợp thành phiến lông. - Hai bên mỗi sợi lông có móc nối với nhau → phiến lông trở thành một tấm rộng, khi phiến lông chim bị tẽ vẫn dễ dàng liền lại khi chim rỉa lông. 2.1.2. Các loại lông - Có 2 loại lông chính: - Lông bao (lông mình, lông cánh, lông đuôi): phủ ở bên ngoài. - Lông tơ: dưới lông bao. 2.2 Các đại diên khác. - Tuyến phao câu rất phát triển ở những loài chim nước, không phát triển ở đà điểu. - Gà đực có thêm cựa. - Đà điểu có đuôi không phát triển ít cánh hoặc không phát triển. - Chim cánh cụt có cánh phát triển. 3. Bộ xương. 3.1. Chim bồ câu. - Bộ xương nhẹ và chắc. Xương nhẹ vì rất xốp. Xương xốp vì có nhiều xoang rỗng chứa khí. Bộ xương chắc vì có nhiều phần gắn chặt với nhau. 3.1.1. Cột sống. Gồm 4 phần: - Phần cổ có các đốt sống có mặt khớp hình yên ngựa khớp rất dộng với nhau nên rất linh hoạt. - Các đốt sống ngực có 1 số lớn đốt gắn liền nhau. - Các đốt sống chậu hoàn toàn gắn liền nhau và gắn liền với xương chậu thành 1 khối vững đứng chắc đảm bảo dáng đứng 2 chân của chim. - Phần đuôi không phát triển, có 1 số đốt ở đốt phía trước tự do. Những đốt cuối gắn liền nhau thành xương cùng hay xương phao câu là chỗ bám vững chắc của các lông đuôi. 3.1.2. Sọ. - Sọ nhẹ, xương mỏng, hộp sọ lớn có lỗ chẩm ở đáy sọ có 1 lồi cầu chẩm, hốc mắt rất lớn ngăn cách nhau bằng 1 tấm xương rất mỏng. Hàm không có răng, hàm trên gắn chặt vào sọ. Hàm dưới ăn khớp với sọ nhờ xương vuông tự do. 3.1.3. Đai và các chi tự do. Đai vai và chi trước: - Có 2 xương bả hình lưỡi kiếm, có 2 xương quạ lớn, 2 xương đòn dài. - Xương mỏ ác phát triển đặc biệt, có 1 mào xương lớn ở giua gọi là mấu lưỡi hái. - Xương sườn gồm 2 khúc: Khúc lưng và khúc bụng Chi trước có xương cánh tay, xương trụ ngắn hơn xương quay, cổ tay, ngón tay. Đai hông và chi sau: - Có xương chậu, xương ngồi, 2 xương háng, xương đùi, xương ống chân, xương chày, các xương bàn chân và 1 số xương cổ chân, ngón chân. 3.2. Các đại diện khác trong lớp. - Hàm trên của vẹt không gắn liền với xương trán của hộp sọ mà khớp động với xương trán nên cử động được. - Đà điểu là chim chạy đã mất khả năng bay, xương quạ, xương bả, xương đòn rất nhỏ hoặc không có, đa điểu không có mấu lưỡi hái. 4. Hệ cơ. - Cơ ngực, cơ dưới đòn, cơ đùi và cơ ống chân khá lớn, hệ cơ cổ cũng phát triển. - Các cơ vùng lưng ít phát triển do các đốt sống của chim gắn liền nhau, nên không cần thiết phải có khối cơ lớn. 5. Hệ tiêu hoá. 5.1. Chim bồ câu - Có xoang miệng hẹp, có nhiều tuyến nhờn. - Hàm dài và có bao sừng bao bọc thành mỏ, ko có răng. - Đáy miệng có lưỡi hoá sừng. - Thực quản dài và phình ở dưới thành diều.Diều là nơi dự trữ thức ăn làm thức ăn mềm ra. - Dạ dày gồm 2 phần: dạ dày tuyến và dạ dày cơ. + Dạ dày tuyến: tiết chủ yếu men pepsin và axit clohydric. + Dạ dày cơ có vách cơ dày nghiền thức ăn và nhận dịch vị từ dạ dày tuyến chảy xuống. - Tuyến tiêu hoá: + Tuyến tuỵ: tiết dịch tuỵ + Tuyến gan tiết dịch mật đổ thẳng vào ruột non. - Ruột dài. ở chỗ chuyển tiếp từ ruột non xuống ruột già có 1 đôi ruột bít (manh tràng) không phát triển. - Ruột già không phân hoá thành ruột thẳng do đó chim không có nơi dự trữ phân. - Phân được đổ thẳng vào lỗ huyệt qua 9-10 lần co bóp của ruột non - Chim ăn nhiều. Thời gian tiêu hoá của chim bồ câu và những loài chim ăn hạt kéo dài khoảng 2-9 giờ. - Chim thải phân rất nhanh vì ruột ngắn và thiếu ruột thẳng chứa phân, do đó làm giảm bớt trọng lượng của cơ thể, chim thích nghi với đời sống bay - Cường độ tiêu hoá ở chim cao là do sự nghiền bóp mạnh mẽ trong mề, hoạt tính men tiêu hoá cao được đảm bảo bởi nhiệt độ cơ thể chim cao và ổn định. - Bề mặt tiếp xúc với thức ăn, ruột rộng. 5.2. Những đại diện khác trong lớp -Về tuyến nhờn,có nhiều ở tuyến nhờn ở những loài chim ăn hạt là chủ yếu như bộ gà, bộ bồ câu. Có ít ở những loài chim ở dưới nước như bồ nông , vịt. -Về chim yến có tuyến hàm rất lớn tiết ra 1 chất nhờn để xây tổ. -Chim gõ kiến có 1 đôi tuyến nước bọt rất lớn tiết ra chất nhờn để bắt sâu bọ. Lưỡi rất dài, co dãn được để bắt mồi. - Chim hút mật: có lưỡi dài, hình ống để hút mật hoa. - Thành dạ dày cơ mỏng ở chim ăn thịt và ăn cá, dày ở chim ăn hạt. Ở loại này thành bên trong mề hoá keratin dày làm tăng khả năng nghiền thức ăn. - Ruột bít là nơi tiêu hoá chất cellulo, cũng là nơi hấp thụ lại nước. Khác với chim bồ câu ruột bít ở gà dài. Ruột chim thường ngắn hơn ruột bò sát. - Ruột chim ăn hạt dài hơn ruột chim ăn quả(chào mào, vẹt, cu xanh…). Túi mật ko chỉ có ở bồ câu, đà điểu và vẹt. 6. Hệ hô hấp. 6.1. Chim bồ câu. - Cơ quan hô hấp: Gồm khe họng ở sau lưỡi. - Cơ quan phát thanh của chim là minh quản nằm ở ngã 3 khí quản và cuống phổi. - Minh quản ở chim bồ câu kém phát triển - Phổi chim nhỏ và xốp. - Cuống phổi vào phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra ngoài phổi đi vào 9 túi khí. Có 9 túi khí: - Có 2 túi bụng (túi sau). - 2 túi ngực trước. - 2 túi ngực sau. - 2 túi đòn nối với nhau thành 1 túi lớn. - 2 túi cổ. - Những túi khí này len lỏi vào các nội quan và thông vào cả các xương. - Những cuống phổi nhỏ trong phổi còn phân nhánh nhiều lần tạo thành 1 mạng ống khí được gọi là hệ thống mao quản khí. Bao quanh là hệ thống mao quản huyết → Diện tích trao đổi khí lớn. Ý nghĩa sinh học của hệ thống túi khí và sự trao đổi khí ở phổi: - Giảm nhẹ trọng lượng cơ thể → Thích nghi với đời sống bay. - Làm tăng diện tích trao đổi khí lớn hơn gấp nhiều lần. - Làm giảm sự ma sát giữa các nội quan. - Cách nhiệt. - Sự trao đổi khí ở phổi: - Sự trao đổi khí ở phổi chim là liên tục, không có hiện tượng khí đọng. - Sự trao đổi khí ở chim được thực hiện như sau: - Nhờ các túi bụng thông thẳng từ phế quản chính, không đi qua bộ phận trao đổi khí ở phổi nên khi hít vào không khí đi thẳng vào các túi bụng. - Nhờ sự co giãn đồng bộ của các túi khí nên lượng không khí từ các túi bụng được đưa lên bộ phận trao đổi khí ở phổi để trao đổi khí. - Khí sau khi được trao đổi đi vào các túi khí trước, sau đó thải ra ngoài. - Vì dung tích các túi khí rất lớn nên một chu kỳ hô hấp đòi hỏi 2 lần thở. Mỗi lần thở là 1 lần hít vào và thở ra. - Hô hấp kép chỉ xảy ra khi chim bay. 6.2. Những đại diện khác trong lớp - Ở đà điểu không có minh quản nên chúng không có khả năng phát ra âm. - Cơ minh quản phát triển nhất ở chim thuộc bộ sẻ như sáo, bách thanh. - Ở vịt, ở gốc cuống phổi,cá thể đực có những chỗ giãn nở cố định không có cơ. - Đó là cơ quan cộng hưởng giúp cho tiếng kêu được vang to hơn. 7. Hệ tuần hoàn. 7.1. Chim bồ câu. 7.1.1. Tim. - Tim chim rất lớn, đã hình thành vách ngăn tâm thất hoàn toàn chia tim thành 2 nửa, nửa phải chứa máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch chủ đổ vào, nửa trái chứa máu động mạch đổ vào từ tĩnh mạch phổi. 7.1.2. Hệ động mạch. - Cung động mạch chủ phải xuất phát từ tâm thất trái. Cung động mạch chủ trái tiêu biến hoàn toàn. Cung động mạch phải phát đi động mạch cổ, động mạch dưới đòn, động mạch ngực. - Cung động mạch phải kéo dài chạy dọc theo cột sống thành động mạch chủ lưng phát đi các động mạch tới nôị quan. 7.1.3. Hệ tĩnh mạch. - Hệ gánh thận có chiều hướng giảm sút. Hai tĩnh mạch thận tiếp nhận 2 tĩnh mạch đùi mang máu từ 2 chi sau và tạo thành 2 tĩnh mạch chậu. Hai tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Ở gốc của tĩnh mạch đuôi còn có 1 tĩnh mạch mạc treo ruột cùng đổ vào tĩnh mạch cửa gan. - Ngoài ra tĩnh mạch trên ruột đổ máu vào tĩnh mạch cửa gan. 7.2. Những đại diện khác trong lớp. - Khác với đa số loài chim, ở bộ chim sẻ chỉ có 1 động mạch cổ trái. Khối lượng máu, số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết cầu tố ở chim cao tương đương với thú, song gấp 2-4 lần so với bò sát. 8. Hệ thần kinh 8.1 Chim bồ câu. a. Não gồm 5 phần: - Não trước: có 2 bán cầu đại não rất lớn trùm lên các phần của não, vỏ não còn mỏng. Vẫn còn vòm não cổ. 2 thùy khứu giác không phát triển. Nền của bán cầu não là thể vân rất phát triển giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của chim. Phần trước của thể vân có trung khu thần kinh điều khiển bản năng sinh dục: giao phối, làm tổ… - Não trung gian có tuyến đỉnh mặt dưới có giao thoa thị giác. - Não giữa chủ yếu có vai trò thị giác. - Tiểu não rất phát triển → Hoạt động rất phong phú. - Từ não xuất phát đi 12 dây thần kinh não. b. Thủy sống: xuất phát đi nhiều đôi dây thần kinh tủy. 8.2. Những đại diện khác trong lớp. - Ít thay đổi so với bộ não bồ câu, song ở chim kiwi ở tân tây lan thuộc bộ không cánh có khứu giác phát triển nên có thùy khứu giác lớn. 9. Giác quan. 9.1. Thị giác. 9.1.1. Chim bồ câu. - Mắt chim có 3 mi, có tuyến lệ. - Mi thứ 3 là 1 màng mỏng mờ ở khoé mắt, khi cần có thể bao lấy mắt. - Cầu mắt của chim bồ câu rất lớn. - Thuỷ tinh thể mềm, không có nhân mắt. - Mắt chim có thể điều tiết bằng 2 cách: làm biến dạng thuỷ tinh thể do cơ mi nằm trong mi thể hoặc làm thay đổi khoảng cách giữa thuỷ tinh thể với màng võng bằng tác động của cơ vòng chung quanh màng cứng. - Lược có cấu tạo phức tạp và có hệ mao mạch lớn. - Mắt chim có con ngươi rộng, nên ảnh trên màng võng rất sáng. - Mắt chim có vị trí bên nên muốn nhìn rõ chim phải nghiêng đầu về phía vật. 9.1.2. Những đại diện khác trong lớp. - Ở màng võng của nhiều loài chim có nhiều tế bào que và tế bào nón. - Nhiều loài chim như én, vẹt…ngoài điểm vàng giữa còn điểm vàng thứ 2 nhỏ hơn gọi là điểm bên → chim nhìn rõ các vật trước mắt và có cảm giác nổi. - Ở những loài chim kiếm ăn ban ngày có phần lớn tế bào thị giác là tế bào nón. Mỗi tế bào là 1 chất béo màu đỏ, vàng … Nhờ đó chim nhìn rõ những vật màu cơ bản và phân biệt được những màu do sự phối hợp của màu cơ bản với nhau → chim ăn sâu bọ phát hiện được dễ dàng sâu bọ với màu sắc nguỵ trang. 9.3. Thính giác 9.3.1 Chim bồ câu - Tương tự như ở thằ lằn bóng, song tai trong có ốc tai dài hơn và số lượng tế bào thính giác lớn hơn. - Tai trong có cửa sổ tròn như ở bò sát nhờ đó nội dịch linh hoạt và sự dẫn truyền âm thanh được tốt. - Tai ngoài có ống tai khá sâu với nếp da nổi lên, phủ lông. - Chim bồ câu có thể nghe được những âm thanh với tân số khoảng từ 30-20 nghìn héc. 9.3.2 Những đại diện khác trong lớp - Ở 1 số loài như cú mèo tai ngoài có 2 nếp da, nếp trước có thể dựng lên để hướng tiếng động vào tai. - Cú lợn có thể phân biệt được 2 âm thanh phát ra cách nhau khoảng 0,00003 giây. - Nhiều loài chim có thể phát ra siêu âm như loài chim yến vì thế con vật có thể phát hiện được những trướng ngại vật khi bay trong đêm tối. 9.4. Khứu giác 9.4.1. Chim bồ câu. - Khứu giác chim bồ câu ít có vai trò trong đời sống. 9.4.2 Những đại diện khác. - Chim kivi có khứu giác rất thính. Chúng có lỗ mũi mở ra ở đầu cùng mỏ, ngăn khứu giác rất lớn, xương xoăn trong ngăn khứu giác có hình thuỳ. 10. Hệ bài tiết - Thận sau rất lớn chia làm 2 thuỳ. Có ống dẫn niệu đổ tẳng vào xoang huyệt. - Không có bóng đái. - Nước tiểu có nhiều axit uric. - Khi tới huyệt nước sẽ được hấp thụ lại và muối urat kết tủa thành 1 chất màu trắng lẫn với phân và thải ra ngoài cùng nước tiểu. 11. Hệ sinh dục chim bồ câu 11.1.1 Cơ quan sinh dục đực. - Chim trống có 2 tinh hoàn, có tinh hoàn phụ đổ tinh trùng vào ống dẫn tinh rồi đổ thảng vào xoang huyệt. - Không có cơ quan giao cấu, nên khi đạp mái, xoang huyệt con trống lộn ra ngoài làm thành 1 cơ quan giao cấu rỗng tạm thời. 11.1.2. Cơ quan sinh dục cái. - Chim cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển. - Buồng trứng phải tiêu biến gần hết chỉ còn lại vết tích. - Buồng trứng trái có dạng chùm nho. Ống dẫn trứng đổ vào xoang huyệt có thể chia làm 5 phần: - Phễu: Có vành rộng hứng trứng. - Phần tuyến: Có nhiều tuyến nhờn và những tuyến sinh lòng trắng. - Eo ống dẫn trứng: Có tế bào tuyến chủ yếu tiết ra màng vỏ trứng. - Tử cung: Có tế bào nhày tiết ra chất chủ yếu làm nở lòng trắng và tiết ra vỏ đá vôi. - Âm đạo đổ thẳng vào huyệt. - Vào thời kì sinh dục, trứng rụng→ phễu của ống dẫn trứng và thụ tinh rồi di chuyển xuống phía dưới. - Trong quá trình đó, phần tuyến được bao bọc bởi lòng trắng, ở eo ống dẫn trứng là 2 màng vỏ trứng, ở tử cung, là vỏ đá vôi bao bọc bên ngoài. - Ở đầu to của trứng, 2 màng vỏ trứng tách rời nhau thành buồng không khí là chỗ dựa cho lòng trắng nở to ra khi trứng được ấp. Lòng đỏ ở chính giữa lòng trắng và được treo bởi 2 đây xoắn. - Mầm phôi luôn ở phía trên lòng đỏ để nhận được nhiều nhiệt lượng nhất từ cơ thể chim bố hoặc chim mệ khi ấp. - Sau 8-15 ngày kể từ khi đạp mái, con mái đẻ 2 trứng. Sự ấp trứng được thực hiện bởi chim bố và chim mẹ. Sau 18 ngày thì ổ trứng nở. 11.2 Những đại diện khác trong lớp. - Chỉ có 1 số loài như đà điểu, ngỗng và vịt là có cơ quan giao cấu do thành huyệt biến đổi tạo nên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_tao_va_hoat_dong_song_6314.ppt