Bài giảng Sinh lý bệnh đại cương chức năng hô hấp

KHUYẾN TÁN CỦA MỘT CHẤT KHÍ QUA MÀNG

Màng khuếch tán là khoảng cách từ vách phế nang đến vách mao mạch.

Sự khuyến tán khí phụ thuộc vào:

- Hiệu số áp lực khí ở 2 bên màng, sự chênh lệch càng lớn thì lưu lượng khuếch tán khí càng lớn

- Diện tích màng khuếch tán càng lớn, lưu lượng khuếch tán càng lớn

- Độ dày màng khuếch tán, độ dày càng mỏng thì lưu lượng khuếch tán càng lớn

- Lượng máu đến phế nang phải được cung cấp đầy đủ và cũng phải luôn đổi mới

 RỐI LOẠN KHUẾCH TÁN

Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng khuếch tán

Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máu

Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tán

Rối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán

 

ppt43 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh lý bệnh đại cương chức năng hô hấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG HÔ HẤPBS.Trịnh Thị Hồng Của MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Trình bày được 04 rối loạn của quá trình hô hấp2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của 04 rối loạn hô hấp3. Biết cách đánh giá chức năng hô hấp trong suy hô hấp4. Trình bày được khả năng thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘ MÁY HÔ HẤP 1. Sơ lược cấu trúc bộ máy hô hấpLồng ngực:hình chóp,cột sống,cơ hô hấpĐường dẫn khí:sụn và màngNhu mô phổi:phế nang2. Chức năng bộ máy hô hấp2.1.Giai đoạn thông khí: Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang với môi trường ngoài Khí trời O2 CO2 phế nang 2. Chức năng bộ máy hô hấp2.2.Giai đoạn khuếch tán: sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi Vách phế nang-O2 Màng mao mạch-CO22. Chức năng bộ máy hô hấp2.3.Giai đoạn vận chuyển oxy: Là quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại Mao mạch phổi-O2 Các tế bào-CO22. Chức năng bộ máy hô hấp2.4. Giai đoạn hô hấp tế bàoTế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2 Hô hấp ngoài:thông khí và khuếch tánHô hấp trong:vận chuyển và hô hấp tế bào3. Điều hòa hoạt động hô hấp Trung tâm điều hòa hô hấp nằm ở hành tủy và chia thành 2 trung tâm. mỗi trung tâm gồm 3 phần:hít vào ở phía trước,thở ra ở phía sau,điều hòa chung cả hít vào và thở ra ở phía trên. Có tính tự động cao, rất nhạy cảm với sự thay đổi của nồng độ O2, CO2, pH và nhiệt độ của máu qua não 4. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP NGOÀI RỐI LOẠN THÔNG KHÍRỐI LOẠN KHUẾCH TÁN 4.1.RỐI LOẠN THÔNG KHÍ Rối loạn thông khí hạn chế Rối loạn thông khí tắc nghẽn 4.1.1.Rối loạn thông khí hạn chếDo số lượng phế nang bị giảm thật sự về mặt giải phẫu: cắt phổi, teo phổi người già,xẹp phổi(khối u,thiếu chất Surfactan-thay đổi sức căng bề mặt bên trong phế nang→phổi không bị xẹp trong quá trình hô hấp) Do giảm chức năng phế nang:chấn thương lồng ngực, viêm phổi, cổ chướng→hạn chế cử động của lồng ngực và các cơ hô hấp→khả năng dãn nở của phổi ↓→ giảm thông khí 4.1.2.Rối loạn thông khí tắc nghẽn Rối loạn xảy ra khi có sự chít hẹp đường dẫn khí. Gồm có- Tắc nghẽn đường dẫn khí cao (thanh, khí quản):Phù thanh quản - Tắc nghẽn đường dẫn khí sụn (phế quản):khối u, dị vật - Tắc nghẽn đường hô hấp màng (tiểu phế quản tận):co thắt cơ Ressesel 4.1.3.Một số bệnh lý gây rối loạn thông khí thường gặp Bệnh núi cao thực nghiệm:thành phần không khí không thay đổi nhưng áp suất không khí thay đổi→pO2 ↓ Các chấn thương lồng ngực:hạn chế cử động của lồng ngực trong khi hô hấp, gây rối loạn thông khí (mãng sườn di động→hô hấp đảo ngược→ suy hô hấp)Hen phế quản (Histamin), viêm phế quản mạn tínhNgạtNgạtĐịnh nghĩa: Ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu O2 và tăng CO2 trong thành phần không khí thở Diễn tiến:03 giai đoạnGiai đoạn hưng phấn Giai đoạn ức chế Giai đoạn suy sụp toàn thân Giai đoạn hưng phấnBiểu hiện-Hô hấp:tăng hít vào→ tăng cả hít vào và thở ra-Huyết áp tăng-Thần kinh:kích thích, hốt hoảngCơ chế:thiếu O2, tăng CO2 nên-trung tâm hô hấp (+)-trung tâm vận mạch(+)Giai đoạn ức chếBiểu hiện:Hô hấp giảm dần, huyết áp ↓, nằm yên, tiêu tiểu không tự chủ, da và niêm mạc tím tái Cơ chế:(-)trung tâm hô hấp,(-) não  giảm hoạt động các cơ quan  huyết áp ↓, giãn cơ vòng hậu môn, bàng quang ↓ tiêu tiểu không tự chủ. Giai đoạn suy sụpBiểu hiện:ngừng thở hoàn toàn, thỉnh thoảng thở ngáp cá, HA = 0 Cơ chế: não bị ức chế hoàn toàn KHUYẾN TÁN CỦA MỘT CHẤT KHÍ QUA MÀNGMàng khuếch tán là khoảng cách từ vách phế nang đến vách mao mạch. Sự khuyến tán khí phụ thuộc vào: - Hiệu số áp lực khí ở 2 bên màng, sự chênh lệch càng lớn thì lưu lượng khuếch tán khí càng lớn - Diện tích màng khuếch tán càng lớn, lưu lượng khuếch tán càng lớn- Độ dày màng khuếch tán, độ dày càng mỏng thì lưu lượng khuếch tán càng lớn - Lượng máu đến phế nang phải được cung cấp đầy đủ và cũng phải luôn đổi mới 4.2.RỐI LOẠN KHUẾCH TÁN Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng khuếch tán Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máu Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tánRối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán 4.2.1.Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng KTGiảm khối nhu mô phổi:do cắt một phần phổi, viêm phổi thùy Giảm thông khí phế nang Giảm tưới máu phế nang:giảm lưu lượng tuần hoàn4.2.2.Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máuthể tích khí lưu thông ở phế nang /thể tích máu tưới cho phế nang=1(tối ưu cho sự khuếch tán máu). 4.2.3.Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tánMàng khuếch tán là màng phế nang – mao mạch, gồm 8 lớp: Lớp dịch lót phế nang (chất surfactant), biểu bì phế nang, màng căn bản của phế nang, khoảng kẽ, thành mao mạch, lớp tế bào nội mạc, huyết tương, màng hồng cầu Bất kỳ lớp nào bị dày lên cũng làm tăng khoảng cách phải di chuyển của phân tử khí 4.2.4. Rối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán Hiệu số khuếch tán là khuynh áp (độ chênh lệch phân áp) của chất khí giữa phế nang và mao mạch Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu số khuếch tán:Thay đổi thành phần không khí thở, áp lực không khí thở, tuổi tác4.2.5.Một số bệnh lý gây rối loạn khuếch tán thường gặp Khí phế thũng Viêm phổi Phù phổi cấp 1. Phế nang bình thường, 2. Phế nang bị khí thủng Khí phế thũngbệnh xảy ra thứ phát sau một số bệnh lý mạn tính của đường hô hấp phế nang căng to, dãn rộng, tế bào vách phế nang bị phá hủy  nhiều phế nang thông với nhau, tiết nhiều chất nhầy, tổ chức xơ phát triển→hẹp tắc lòng phế quản tận và giảm khả năng đàn hồi nhu mô phổi.Viêm phổi do Streptococcus pneumoniae Phù phổi cấp (OAP)Là sự tràn ngập dịch trong đường hô hấpCơ chế: tổn thương và huyết độngHậu quả:giảm diện khuếch tán, dầy màng khuếch tán, hiệu số phân áp giảm5.RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN OXY Sau khi khuếch tán qua màng, O2 được vận chuyển đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn và máu (Hb trong hồng cầu) Do bệnh lý của hệ tuần hoàn:tốc độ tuần hoàn ↓,mạch tắt động-tĩnh mạch Do bệnh lý của máu (thiếu máu về số lượng và chất lượng)6.RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO Là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong tế bào do không sử dụng được lượng O2 đưa đếnNguyên nhân- Thiếu cơ chất - Thiếu men hô hấp:coenzyme - Nhiễm độc men hô hấp:thuốc ngủ 7.THIỂU NANG HÔ HẤP (SUY HÔ HẤP) Định nghĩa: Suy hô hấp là tình trạng cơ quan hô hấp ngoài mất khả năng đáp ứng nhu cầu O2của cơ thể→ thiếu O2 máu và thiếu O2 tổ chức 7.1.Một số nghiệm pháp thăm dò chức năng hô hấp ngoàiThăm dò khả năng thông khíThăm dò khả năng khuếch tán7.1.1.Thăm dò khả năng thông khíDung tích sống(VC):lượng khí tối đa mà phổi có thể trao đổi với bên ngoài trong 1 nhịp thở→số lượng phế nang đang hoạt động→rối loạn thông khí hạn chế Thể tích tối đa/giây(FEV1 hay VEMS):lượng khí tối đa có thể thở ra được trong giây đầu tiên→sự thông thoáng của đường dẫn khí hay rối loạn thông khí do tắc nghẽn đường dẫn khí Chỉ số Tiffeneau:tỷ lệ FEV1 (VEMS)/ VC→trong 1 giây có thể thở ra được từ 3/4 đến 4/5 lượng khí đã hít vào. 7.1.2.Thăm dò khả năngkhuếch tán- Gián tiếp: pCO2, pO2 đánh giá khả năng khuếch tán CO2 và O2 qua màng khuếch tán - Trực tiếp: đo độ khuếch tán CO nồng độ thấp (DLCO) từ phế nang vào máu→sự khuếch tán O2 (hệ số khuếch tán của CO gấp 1,23 lần so với O2). 7.2.Phân loại suy hô hấpTheo lâm sàng: 3 mức độĐộ 1:lao động nhiều mới cảm thấy mệt, khó thở. Thăm dò chức năng hô hấp bình thường Độ 2:Hoạt động nhẹ cũng cảm thấy khó thở, các chỉ tiêu hô hấp bắt đầu có thay đổi.Độ 3:Cảm giác khó thở thường xuyên, ngay cả khi nằm, ngồi nghĩ.Theo phân áp khí trong máu: pCO2, pO2 -Suy hô hấp có pCO2 tăng (pCO2 tăng, pO2 giảm):Bệnh lồng ngực, thần kinh, cơ, hen PQ-Suy hô hấp có pCO2 bình thường (pCO2 bình thường hoặc giảm nhẹ, pO2 giảm):viêm phổi, phù phổi Theo cơ chế bệnh sinh: do rối loạn hô hấp ngoài và do rối loạn ở hệ tuần hoàn (tim)7.3.Biểu hiện của suy hô hấpKhó thở: pCO2 và pO2 Xanh tím: ở niêm mạc, môi và đầu chi do lượng Hb khử (Hb không bảo hòa O2) tăng cao trong mao mạch Nguyên nhân:+ kém đào thải CO2: phổi + ứ trệ tuần hoàn:suy tim+ trộn lẫn máu động – tĩnh mạch:tim bẩm sinh + do đa hồng cầu, do nhiễm độc Hb 7.4.Sự thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp Thích nghi của hô hấp (phổi):(+)TTHH→tăng nhịp thở, thở nhanh và sâu Thích nghi của tuần hoàn (tim):(+) hóa cảm thụ quan→ tăng nhịp tim Thích nghi của máu:erythropoietine tủy xương tăng sinh hồng cầu để vận chuyển oxy, tái phân bố lại máu  tập trung máu nuôi các cơ quan quan trọng (não, tim).Thích nghi của tổ chức (mô):tăng các men,tăng chuyển hóa→ sử dụng oxy ở các mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_sinh_ly_benh_dai_cuong_chuc_nang_ho_hap.ppt
Tài liệu liên quan