2. Nảy chồi và và tạo thành bào tử:
a. Sinh sản bằng cách nảy chồi:
+ Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía,.
b. Sinh sản bằng cách tạo thành bào tử:
- Sinh sản bằng ngoại bào tử :
+ Bào tử được hình thành ngòai tế bào dinh dưỡng.
Ví dụ: vsv dinh dưỡng Mêtan,.
- Sinh sản bằng bào tử đốt:
+ Bào tử được hình thành bằng sự phân đốt của sợi dinh dưỡng, sợi khí sinh phân cắt phần đỉnh tạo thành một chuỗi bào tử → bào tử phát tán → nảy mầm thành 1 cơ thể mới.
Ví dụ: xạ khuẩn,.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 14264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Tầm Vu 2 Họ & tên giáo sinh: LÊ THỊ LIỄU
Lớp: 10B4. Môn: Sinh học MSSV: HC0775A017
Tiết thứ 3 Họ và tên GVHD: VÕ THỊ THÚY LIỄU
Ngày 16 tháng 03 năm 2011.
Bài 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các hình thức sinh sản ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
- Phân biệt được giữa hình thức phân đôi và nguyên phân.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng : Phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phân tích hình phát hiện kiến thức.
3. Thái độ:
- Yêu thích khoa học:
+ Nghiên cứu khai thác các vi sinh vật có ích.
+ Ngăn cản sự sinh sản và phát tán của các vi sinh vật có hại.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Keát hôïp nhieàu phöông phaùp ñeå phaùt huy tính chuû ñoäng saùng taïo cuûa HS:
+ Trực quan sinh động.
+ Hỏi đáp.
+ Diễn giảng.
2. Phương tiện:
+ Máy vi tính, máy chiếu, màn chắn.
+ Phần mềm PowerPoint .
+ Tranh ảnh sưu tầm trên mạng.
+ Phiếu học tập.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
3. Nội dung bài học: 36 phút
Đặt vấn đề: (1 phút)
Các em đã biết vi sinh vật là những cơ thể rất nhỏ bé chỉ có thể nhìn được dưới kính hiển vi nhưng chúng lại sinh trưởng và sinh sản rất nhanh chóng. Vi sinh vật sinh trưởng đến một giai đoạn nào đó thì chúng bắt đầu sinh sản. Và mỗi loại vi sinh vật lại có thể sinh sản bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Ở bài trước chúng ta cũng đã được tìm hiểu về sự sinh trưởng của vi sinh vật. Vậy vi sinh vật sinh sản bằng những hình thức nào? Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực có hình thức sinh sản giống nhau hay không? Để trả lời cho những câu hỏi trên thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay đó là bài 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
Thời
gian
Nội dung
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
15 phút
20 phút
* Khái niệm:
- Sự sinh sản của vi sinh vật là sự gia tăng về số lượng cá thể của vi sinh vật.
Chú ý: Mỗi loại vi sinh vật có thể sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau.
I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ:
1. Phân đôi:
- Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
+ Màng sinh chất gấp nếp tạo thành hạt Mêzôxôm.
+ Vòng AND dính vào hạt Mêzôxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2ADN.
+ Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử AND thành 2 tế bào riêng biệt.
Ví dụ: cầu khuẩn, thực khuẩn.
2. Nảy chồi và và tạo thành bào tử:
a. Sinh sản bằng cách nảy chồi:
+ Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía,...
b. Sinh sản bằng cách tạo thành bào tử:
- Sinh sản bằng ngoại bào tử :
+ Bào tử được hình thành ngòai tế bào dinh dưỡng.
Ví dụ: vsv dinh dưỡng Mêtan,...
- Sinh sản bằng bào tử đốt:
+ Bào tử được hình thành bằng sự phân đốt của sợi dinh dưỡng, sợi khí sinh phân cắt phần đỉnh tạo thành một chuỗi bào tử → bào tử phát tán → nảy mầm thành 1 cơ thể mới.
Ví dụ: xạ khuẩn,...
* Đặc điểm của bào tử sinh sản:
- Có nhiều lớp màng.
- Không có vỏ cortex, không có hợp chất canxidipicôlinat
- Nội bào tử:
+ Nội bào tử được hình thành trong tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn cấu tạo thành nhiều lớp màng dày (vỏ cortex và hợp chất canxiđipicôlirat) khó thấm và có khả năng chịu nhiệt cao.
* Chú ý:
+ Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là cấu trúc tạm nghỉ của tế bào vi khuẩn sinh dưỡng khi gặp điều kiện môi trường bất lợi.
II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC:
1. Sinh sản bằng bào tử:
- Bào tử vô tính:
+ Bào tử kín được hình thành trong túi có ở nấm sợi (mốc trắng), nấm Mucor,...
+ Bào tử trần có ở nấm cúc, nấm pecnicilium (nấm chồi), và nấm sợi (mốc tương),...
- Bào tử hữu tính:
+ Bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp), bào tử đảm, bào tử noãn.
2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi:
a. Sinh sản bằng nảy chồi:
+ Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập.
Ví dụ: Nấm men rượu,...
b. Sinh sản bằng phân đôi:
+ Tế bào mẹ phân thành 2 cơ thể mới.
Ví dụ: Nấm men rượu rum, tảo lục, tảo mắt,...
* Đặc điểm chung về sinh sản của vi sinh vật:
- Các hình thức sinh sản của vi sinh vật rất đa dạng
- Tốc độ sinh sản cao
- Bào tử được phát tán nhờ các nhân tố như gió, nước, sinh vật khác
- Hỏi:
+ Hệ thống phân loại sinh vật chia sinh vật ra làm mấy giới?
+ Vi sinh vật được chia thành những nhóm nào?
+ Đại diện của nhóm sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là những nhóm nào?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Hỏi:
+ Thế nào là sự sinh sản của vi sinh vật?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Cho HS quan sát hình tế bào vi khuẩn, yêu cầu HS mô tả lại cấu tạo tế bào nhân sơ.
Đặt vấn đề: Để biết được vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng những hình thức nào chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu phần I.
- Cho HS quan sát một số hình về các hình thức sinh sản của tế bào nhân sơ.
- Hỏi:
+ Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng những hình thức nào?
+ Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của nhóm sinh vật nào?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- GV cho HS quan sát sơ đồ phân đôi ở vi khuẩn và yêu cầu HS mô tả lại.
- Hỏi:
+ Quá trình phân đôi ở vi khuẩn diễn ra như thế nào?
- Cho HS quan sát hình hạt Mêzôxôm dưới kính hiển vi điện tử.
- Hỏi:
+ Hạt Mêzôxôm từ đâu mà có, có vai trò gì và có thành phần là gì?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Hỏi:
+ Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở nhóm sinh vật nào?
+ Phân đôi ở vi khuẩn giống và khác với nguyên phân ở điểm nào?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng:
+ Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
+ Giống: Đều từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con.
+ Khác: Không hình thành thoi vô sắc (trực phân) và không có các kỳ như nguyên phân.
- Cho HS quan sát hình sinh sản bằng cách nảy chồi của vi khẩn quang dưỡng màu tía.
- Hỏi:
+ Vi khuẩn quang dưỡng sinh sản bằng cách gì?
+ Đặc điểm của quá trình nảy chồi ở vi khuẩn?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Cho HS quan sát một số hình sinh sản bằng bào tử.
- Hỏi:
+ Sinh vật nhân sơ sinh sản bằng những loại bào tử nào?
- Yêu cầu HS phân biệt hình thức sinh sản bằng ngoại bào tử và bào tử đốt.
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Cho HS quan sát hình sinh sản bằng ngoại bào tử ở vi sinh vật sinh dưỡng mêtan. Yêu cầu HS quan sát và nêu đặc điểm.
- GV cho HS quan sát hình sinh sản bằng bào tử đốt ở xạ khuẩn và yêu cầu HS trình bày sự sinh sản ở xạ khuẩn.
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Cho HS quan sát lại hình ảnh sinh sản bằng bào tử ở sinh vật nhân sơ.
- Hỏi:
+ Em hãy cho biết những đặc điểm của bào tử sinh sản?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Giảng:
+ Có 1 dạng đặc biệt của vi khuẩn gọi là nội bào tử.
- Hỏi:
+ Nội bào tử là gì? Nó được hình thành như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
+ Khác với bào tử của xạ khuẩn hay ngoại bào tử, khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn hình thành nội bào tử để chống chịu với môi trường. Nội bào tử được hình thành trong tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn cấu tạo thành nhiều lớp màng dày khó thấm và có khả năng chịu nhiệt cao. Khi môi trường thuận lợi nội bào tử lại phát triển trở lại thành một vi khuẩn bình thường.
- Phát phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 2 phút.
- Hỏi:
+ Hình thức sinh sản bằng bào tử có mấy loại?
+ Phân biệt sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
- GV cho HS quan sát hình bào tử kín và bào tử trần ở nấm sợi yêu cầu HS quan sát và nêu sự khác biệt giữa hai loại bào tử vô tính ở nấm sợi (mốc tương và mốc trắng).
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Hỏi:
+ Vi sinh vật nhân thực sinh sản hữu tính bằng những loại bào tử nào?
- GV cho HS quan sát hình sinh sản hữu tính ở nấm men, yêu cầu HS quan sát và cho biết tại sao đó là sinh sản hữu tính?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng:
+ Sinh sản hữu tính có sự kết hợp vật chất di truyền của hai tế bào, có quá trình thụ tinh và kết hợp hai tế bào (hai bào tử) thành một.
- Hỏi:
+ Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi ở vi sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng.
- Hỏi:
+ Nêu đặc điểm chung về sinh sản của vi sinh vật?
- GV nhận xét câu trả lời và diễn giảng:
+ Các hình thức sinh sản của vi sinh vật rất đa dạng.
+ Tốc độ sinh sản cao.
+ Bào tử được phát tán nhờ các nhân tố như gió, nước, sinh vật khác.
- GV cho HS xem bảng tóm tắt nội dung bài để củng cố và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và mô tả.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và mô tả.
- HS trả lời.
- Quan sat hình.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sat hình và nêu đặc điểm.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- Trả lời.
- Quan sát hình và trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát hình và trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ: 3 phút
Câu 1. Vi sinh vật được con người quan tâm khai thác và sử dụng do:
a. Sinh trưởng nhanh, kích thước nhỏ.
b. Có nhiều hình thức sinh sản.
c. Thích ứng được nhiều điều kiện của MT.
d. Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao.
Câu 2. Hình thức sinh sản gặp phổ biến ở vi khuẩn là:
a. Tạo bào tử
b. Phân đôi
c. Tiếp hợp
d. Nảy chồi
Câu 3. Đặc điểm chung trong quá trình sinh sản của VSV là:
a. Hình thức sinh sản đa dạng, tốc độ sinh sản cao, phát tán mạnh.
b. Tốc độ sinh sản cao, nhanh chóng.
c. Phát tán mạnh.
d. Có nhiều hình thức sinh sản.
Câu 2: Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính chỉ có ở vi sinh vật nào?
a. Trùng đế giày
b. Trùng roi
c. Nấm men
d. Vi khuẩn
V. DẶN DÒ: 1 phút
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 154.
- Đọc trước bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.
VI. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC:
Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 12/03/2011.
Ngày duyệt: ........................ Người soạn:
Chữ ký:
VÕ THỊ THÚY LIỄU LÊ THỊ LIỄU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sinh 10 Sinh sản của vi sinh vật.doc