Bài giảng Tâm lý học đại cương - Trí nhớ

1. Khái niệm về trí nhớ

1.1. Định nghĩa

Câu hỏi: Hãy miêu tả hình ảnh người bạn thân hay người yêu của bạn?

- Ví dụ 1:

Thời học phố thông, bạn cùng học với một người bạn thân, nhưng giờ đây hai người hai nơi: bạn học ở Huế và một bạn học ở nơi khác. Tuy sống xa cách nhưng hình dáng, giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, tâm tư của người bạn đó vẫn còn lưu lại trong đầu óc của bạn. Như vậy khi bạn “hình dung” lại hình ảnh về người bạn đó thì người bạn đó không trực tiếp tác động vào các giác quan của bạn nữa. Như thế có nghĩa là trước đó bạn đã có những biểu tượng về người bạn đó và khi tôi nhắc đến thì lập tức bạn huy động vốn kinh nghiệm đó để xây dựng hình ảnh về người bạn đó.

- Ví dụ 2: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên của bạn?

Nhận xét:

Như vậy, bạn miêu tả được hình ảnh của người bạn thân hoặc kể lại được kỉ niệm đó là nhờ trí nhớ.

Vậy, theo bạn hiểu trí nhớ là gì?

Kết luận:

Dưới góc nhìn của Tâm lý học, trí nhớ:

+ Một quá trình tâm lý

+ Phản ánh kinh nghiệm = biểu tượng

+ Bao gồm: sự ghi nhớ + giữ gìn + tái tạo (cái đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ)

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 34727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tâm lý học đại cương - Trí nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC ---------0o0--------- Học phần: Tâm lý học đại cương Chương VI. Trí nhớ Bài/Mục: 1.Khái niệm về trí nhớ 1.1. Định nghĩa 1.2. Đặc điểm của trí nhớ Huế, tháng 2/2011 1. Mục tiêu bài dạy: Sau khi học xong bài này sinh viên sẽ có được những khả năng sau: 1.1. Tri thức - Hiểu và trình bày được khái niệm trí nhớ Nhận diện và phân tích được các đặc điểm của trí nhớ Lấy được ví dụ minh họa cho các đặc điểm của trí nhớ Trình bày được vai trò của trí nhớ 1.2. Kỹ năng Áp dụng kiến thức về trí nhớ để giải quyết được các bài tập và giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống Kỹ năng vận dụng các tri thức về trí nhớ vào thực tiễn cuộc sống, học tập và công tác sau này 1.3. Thái độ Đánh giá đúng tầm quan trọng của trí nhớ để có ý thức rèn luyện trí nhớ cho bản thân 2. Cấu trúc nội dung 1.Khái niệm về trí nhớ 1.1. Định nghĩa 1.2. Đặc điểm của trí nhớ 1.3. Vai trò Phương pháp dạy – học PP diễn giảng nêu vấn đề PP vấn đáp, đàm thoại PP thảo luận PP trực quan PP tình huống 4. Học liệu – Phương tiện 4.1. Học liệu: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Trọng Thủy. Tâm lý học đại cương (sách CĐSP), NXB ĐHSP Hà Nội 2003 Phan Trọng Ngọ (chủ biên). Bộ câu hỏi đánh giá kết quả học tập môn Tâm học đại cương. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 2005 4.2. Phương tiện: - Máy chiếu Projector, Máy tính - Sơ đồ, tranh ảnh 5. Tiến trình dạy – học Thời gian và các bước lên lớp chủ yếu Hoạt động của người dạy Nội dung – Học liệu - Phương tiện Hoạt động của người học 1. Ổn định lớp, (1 – 2 phút) Chào sinh viên Giới thiệu người dự Điểm danh - Nghi thức sư phạm - Thông tin về người dự: +Th.s. Đồng Văn Toàn …. Danh sách lớp - Chào giáo viên - Lắng nghe - Báo cáo tên các thành viên vắng Dẫn nhập Yêu cầu SV hát một bài Muốn hát được thì bạn phải nhớ được ca từ, giai điệu. Vậy trí nhớ là gì? Chúng ta sang chương mới. 2. Giảng bài mới (40 – 45 phút) Giới thiệu cấu trúc chương, bài học Chương VI. Trí nhớ 1. Khái niệm về trí nhớ 1.1. Định nghĩa 1.2. Đặc điểm của trí nhớ a. Đặc điểm b. Vai trò - Lắng nghe, chuẩn bị tâm thế (10 – 15 p) Phát vấn Nhận xét Phát vấn Nhận xét, kết luận Yêu cầu SV lấy thêm các ví dụ khác 1. Khái niệm về trí nhớ 1.1. Định nghĩa Câu hỏi: Hãy miêu tả hình ảnh người bạn thân hay người yêu của bạn? Ví dụ 1: Thời học phố thông, bạn cùng học với một người bạn thân, nhưng giờ đây hai người hai nơi: bạn học ở Huế và một bạn học ở nơi khác. Tuy sống xa cách nhưng hình dáng, giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, tâm tư…của người bạn đó vẫn còn lưu lại trong đầu óc của bạn. Như vậy khi bạn “hình dung” lại hình ảnh về người bạn đó thì người bạn đó không trực tiếp tác động vào các giác quan của bạn nữa. Như thế có nghĩa là trước đó bạn đã có những biểu tượng về người bạn đó và khi tôi nhắc đến thì lập tức bạn huy động vốn kinh nghiệm đó để xây dựng hình ảnh về người bạn đó. Ví dụ 2: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên của bạn? Nhận xét: Như vậy, bạn miêu tả được hình ảnh của người bạn thân hoặc kể lại được kỉ niệm đó là nhờ trí nhớ. Vậy, theo bạn hiểu trí nhớ là gì? Kết luận: Dưới góc nhìn của Tâm lý học, trí nhớ: Một quá trình tâm lý Phản ánh kinh nghiệm = biểu tượng Bao gồm: sự ghi nhớ + giữ gìn + tái tạo (cái đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ) Suy nghĩ, nhớ lại, trả lời Lắng nghe, ghi chép Lấy ví dụ (20 – 25 p) Chuyển tiếp Diễn giảng Phát vấn Nhận xét, kết luận 1.2. Đặc điểm của trí nhớ a. Đặc điểm Một quá trình tâm lý: có mở đầu (sự ghi nhớ) diễn biến ( sự gìn giữ) và kết thúc (tái tạo) Câu hỏi: So sánh đối tượng của trí nhớ với đối tượng của CG, TG, TD, TT ? Nếu như cảm giác và tri giác chỉ phản ánh các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan trong hiện tại, khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, còn tư duy, tưởng tượng lại phản ánh cái mới, cái tương lai thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta mà không càn có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Kinh nghiệm là những gì đã trải qua, đã tác động vào giác quan của ta. Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người Suy nghĩ, nhớ lại, trả lời Lắng nghe, ghi chép Lấy ví dụ Phát vấn Yêu cầu SV lấy ví dụ Nhận xét, kết luận Câu hỏi: Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người, điều này được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ? Kết luận: Kinh nghiệm: Những hình ảnh cụ thể (Trí nhớ hình ảnh) Ví dụ: Nhớ con đường đến trường,… Những hành động nào đó (Trí nhớ vận động) VD:Nhớ thao tác các bài tập thế dục. Rung động, trải nghiệm, xúc cảm (Trí nhớ cảm xúc) VD: Nhớ lại “ cái thưở ban đầu luyến ấy” Ý nghĩ, tư tưởng (Trí nhớ từ ngữ - lôgic) VD: Suy nghĩ về câu ca dao tục ngữ, công thức, bài thơ, khái niệm Như vậy, nguồn tài liệu của trí nhớ là do cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng cung cấp. Suy nghĩ, trả lời, cho ví dụ Lắng nghe, ghi chép Phát vấn Nhận xét, kết luận Phát vấn Nhận xét, kết luận Cấu tạo tâm lý (hay sản phẩm) được tạo ra trong quá trình trí nhớ là những biểu tượng. Câu hỏi: Vậy biểu tượng là gì? Ví dụ? Kết luận: HTKQ → Giác quan → Não → Hình ảnh TL 1 Hình ảnh TL 1 → Não → Hình ảnh TL 2 (Biểu tượng) Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào các giác quan ta Ví dụ: Biểu tượng về người thân trong gia đình, về ngôi nhà … Biểu tượng của trí nhớ chính là kết quả của sự chế biến và khái quát các hình ảnh tri giác trước đây. Không có tri giác thì không thể có biểu tượng được. Bằng chứng là; Những người bị mù từ lúc mới sinh ra không hề có biểu tượng về màu sắc, cảnh đẹp…; Những người bị điếc bẩm sinh đều không có biểu tượng về âm thanh Câu hỏi: Theo các bạn, ở con vật có trí nhớ không? Theo tâm lý học mac xit (CN DVBC): Con vật không có trí nhớ Câu hỏi: Biểu tượng của trí nhớ có gì khác so với hình ảnh tri giác và biểu tượng của tưởng tượng? Kết luận: Biểu tượng: Tri giác: Trực quan Trí nhớ: Trực quan, khái quát Tưởng tượng: Khát quát cao (Biểu tượng của biểu tượng) Suy nghĩ, trả lời Lắng nghe, ghi chép (15p) Thảo luận (7p) Hướng dẫn thảo luận Theo dõi tình hình thảo luận của từng nhóm, nhắc nhở, điều khiển sinh viên thảo luận Gọi SV lần lượt lên trình bày các nội dung Nghe phần trình bày của SV Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung b. Vai trò Câu hỏi hướng dẫn thảo luận: Tìm hiểu vai trò của trí nhớ đối với hoạt động nhận thức, đời sống, lao động sản xuất và đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Lấy ví dụ minh họa? Rút ra bài học vận dụng? Lắng nghe, ghi chép câu hỏi thảo luận Ổn định, tiến hành thảo luận + Từng thành viên trình bày ý kiến + Nhóm trưởng đôn đốc các bạn thảo luận + Nhóm thống nhất ý kiến + Thư ký thu thập thống nhất ý kiến ghi vào biên bản (ghi đầy đủ tên cả nhóm, nội dung thảo luận) Nhận xét, kết luận nội dung thảo luận + Đầy đủ, chính xác + Chưa đầy đủ, bổ sung, chưa chính xác điều chỉnh + Tinh thần, thái độ … Kết luận: Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: - Nhờ có trí nhớ mà những sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây tạo thành vốn kinh nghiệm, chính vì vậy nếu không có trí nhớ thì ta không thể nhận thức được thế giới khách quan, không thể đem tri thức (kinh nghiệm) vào vận dụng trong thực tiễn. - Nhờ có trí nhớ mà nó giúp cho con người định hướng được thế giới khách quan, nó là cơ sở, là tiền đề để giúp con người đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng mà bản thân cảm giác, tri giác, không thể đi sâu được. “Người ta chỉ có thể trở thành cộng sản sau khi đã làm giàu trí nhớ của mình bằng tất cả kho tàng tri thức của nhân loại”. - Nhờ có trí nhớ đã giúp con người tiết kiệm được thời gian và công sức. Do đó, làm cho hoạt động đạt kết quả cao. Trí nhớ cung cấp các tài liệu cho nhận thức lý tính một cách trung thành, đầy đủ. - Nhờ có trí nhớ mà con người hoạt động được, học tập được và làm điều kiện để phát triển tâm lý bình thường ở con người. Như nhà tâm lý học người Anh đã viết: “Nếu không có nhớ lại dĩ vãng thì trái tim giàu tình cảm đến đâu cũng quên hết nỗi thân mến” Lắng nghe, ghi chép, hiểu vấn đề 3.Củng cố bài học, giao bài tập về nhà (1 – 2p) Trả lời các câu hỏi của bài trong học liệu 1 Trả lời và làm các bài tập trong học liệu 2 Đọc trước nội dung tiếp theo - Tiếp nhận, ghi nhớ 4.Tổng kết, nhận xét giờ học (1phút) Ưu điểm Hạn chế Hướng khắc phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrinho.doc
  • docPhi7871u h7885c t7853p.doc
  • ppttrinho.pp.na.ppt
Tài liệu liên quan