Nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu tâm lý
Câu hỏi:
Khi tiến hành một nghiên cứu tâm lý, nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào?
Hiệp hội tâm lý học trên thế giới (Mỹ, Canada, Pháp, Nga.) đưa ra các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lý học, trong đó có thể kể đến 6 nguyên tắc đạo đức cơ bản như sau (C.James Goodwin 2002):
- Thông thạo nghề nghiệp: nhà tâm lý học phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp tốt về lĩnh vực nghiên cứu và phải không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.
- Trung thực: nhà tâm lý học phải trung thực, thanh khiết trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành Tâm lý học, chính trực và tôn trọng con người.
- Trách nhiệm trong nghề nghiệp và khoa học: nhà tâm lý học phải làm việc khoa học và nghiên cứu tâm lý học. Trong công việc phải giữ vững chuẩn mực hành vi nghề nghiệp .
- Tôn trọng quyền con người: nhà tâm lý học phải tôn trọng nhân phẩm, sự độc lập, cuộc sống riêng tư và quyền được bảo vệ an toàn của cá nhân, phải yêu thương, quý trọng con người.
68 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tâm lý thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÝ THỰC NGHIỆM (30 tiết)NỘI DUNGChương 1. Khái quát chung về nghiên cứu tâm lý và thực nghiệm tâm lýChương 2. Tìm hiểu về một số thực nghiệm trong tâm lý họcChương 3. Tổ chức thực hành một thực nghiệm tâm lýChương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÂM LÝ VÀ THỰC NGHIỆM TÂM LÝI. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÂM LÝĐề tài nghiên cứu tâm lýCác hình thức nghiên cứu trong tâm lý họcNguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu tâm lý2. Đề tài nghiên cứu tâm lýVí dụ: “Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh”“Rối loạn lo âu ở người bệnh ung thư”“Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên Trường Đại học A”Khái niệmĐề tài nghiên cứu tâm lý là một hình thức tổ chức NCKH được tiến hành bởi các nhà tâm lý học, các chuyên gia tâm lý, nhằm phát hiện ra bản chất; các quy luật vận động, phát triển, của một vấn đề, hiện tượng tâm lý nào đó.Mỗi đề tài nghiên cứu tâm lý bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến một vấn đề nghiên cứu cụ thể;Vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi mà chưa có câu trả lời nhưng cần phải có câu trả lời;Vấn đề nghiên cứu phát sinh từ thực tiễn hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, b. Cách thức phát hiện/xác định vấn đề nghiên cứu? Theo dõi những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học ở trong và ngoài nước, đặc biệt là lĩnh vực mà nhà nghiên cứu quan tâm.Quan sát những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động chuyên môn, trong cuộc sống,Tham khảo ý kiến các nhà tâm lý học.Bài thực hành 1 Xác định vấn đề nghiên cứu: Hãy chỉ ra ít nhất 03 vấn đề nghiên cứu mà bạn quan tâm.Một vấn đề nghiên cứu có thể phát triển thành đề tài nghiên cứu khi nó: Có tính mới, tính thời sự; Có tính cấp thiết;Đáp ứng các điều kiện chủ quan và khách quan khác.+ Điều kiện chủ quan - Người nghiên cứu phải nắm vững lý thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu; - Người nghiên cứu phải nắm vững các phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu; - Người nghiên cứu phải hứng thú với vấn đề nghiên cứu. + Điều kiện khách quan - Có đủ thời gian đề nghiên cứu, - Cơ sở vật chất phục vụ quá trình nghiên cứu, - Kinh phí nghiên cứu, - Tài liệu tham khảo, - Người cộng tác và người hướng dẫn nghiên cứu, ..c. Đặt tên đề tài nghiên cứu?Sử dụng từ ngữ khoa học, chính xác Đây đủ thông tin: tùy từng đề tài mà trong tên đề tài nghiên cứu cần thể hiện những thông tin cơ bản như: Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, Ngắn gọn, diễn đạt dưới dạng câu trần thuật, Các cách đặt tên đề tài: Bài thực hành 2 Từ 3 vấn đề nghiên cứu mà bạn đã lựa chọn ở trên, hãy đặt tên thành các đề tài nghiên cứu (nếu có thể). Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của SV Nhân văn năm 2014:Rối loạn lo âu & một số đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư; Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Huỳnh Luân (K03) & nhóm nghiên cứu: Võ Thị Ngọc Hân, Đoàn Thị Xuân Anh (K04), Võ Nhật Huy (K05) & Lê Đào Anh Khương (K04); Xếp loại Xuất Sắc; Đề nghị dự thi cấp Thành PhốTìm hiểu một số vấn đề về giáo dục giới tính cho hs tại trường THPT Hiệp Bình, Quận Thủ Đức, Tp.HCM; Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Thảo Nguyên (K03); & nhóm nghiên cứu: Trương Thị Kim Oanh, Phạm Thanh Thanh Xuân; Xếp loại TốtĐánh giá tác động của liệu pháp nghệ thuật trên người bị stress; Chủ nhiệm đề tài: SV. Phan Tường Yên- Lớp Tâm lý học K03; Xếp loại Xuất Sắc, Đề nghị dự thi cấp Đại học Quốc gia3. Một số hình thức nghiên cứu của tâm lý họcCâu hỏi:Anh/chị đã nghe nói đến các hình thức nghiên cứu nào của tâm lý học?+ Phân theo loại hình nghiên cứu:- Nghiên cứu định tính: nghiên cứu chủ yếu dựa trên các kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu trường hợp điển hình với quy mô nhỏ, ..- Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu dựa trên các kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi, test, sử dụng nhiều đến thống kê toán học.+ Phân theo chức năng nghiên cứu:- Nghiên cứu mô tả- Nghiên cứu giải thích- Nghiên cứu biện pháp+ Phân theo sản phẩm nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết- Nghiên cứu ứng dụng+ Phân theo phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu phi thực nghiệmNghiên cứu thực nghiệm3. Logic thực hiện một đề tài nghiên cứu tâm lýCâu hỏi: Khi tiến hành một nghiên cứu tâm lý, nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ theo lôgic/các bước nào?Chọn và đặt tên đề tài nghiên cứuXây dựng đề cương nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứuSoạn thảo, sưu tầm các công cụ nghiên cứuThu thập thông tinXử lí thông tinViết báo cáo kết quả nghiên cứuCông bố kết quả nghiên cứu4. Nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu tâm lýCâu hỏi: Khi tiến hành một nghiên cứu tâm lý, nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào? Hiệp hội tâm lý học trên thế giới (Mỹ, Canada, Pháp, Nga...) đưa ra các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lý học, trong đó có thể kể đến 6 nguyên tắc đạo đức cơ bản như sau (C.James Goodwin 2002): - Thông thạo nghề nghiệp: nhà tâm lý học phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp tốt về lĩnh vực nghiên cứu và phải không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.- Trung thực: nhà tâm lý học phải trung thực, thanh khiết trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành Tâm lý học, chính trực và tôn trọng con người. - Trách nhiệm trong nghề nghiệp và khoa học: nhà tâm lý học phải làm việc khoa học và nghiên cứu tâm lý học. Trong công việc phải giữ vững chuẩn mực hành vi nghề nghiệp . - Tôn trọng quyền con người: nhà tâm lý học phải tôn trọng nhân phẩm, sự độc lập, cuộc sống riêng tư và quyền được bảo vệ an toàn của cá nhân, phải yêu thương, quý trọng con người.Làm việc vì lợi ích người khác: nhà tâm lý học làm việc phải hướng tới lợi ích của người tham gia nghiên cứu, giảm thiểu tối đa những điều có hại cho họ.- Trách nhiệm xã hội: nhà tâm lý học làm việc, ứng dụng tri thức, thành quả nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, phục vụ cho lợi ích của xã hội.II. TỔNG QUAN VỀ THỰC NGHIỆM TÂM LÝ1. Thực nghiệm tâm lý là gì?Một nghiên cứu đã cho thấy càng thoải mái khi bước vào một cửa hàng, chúng ta càng tiêu nhiều tiền hơn.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng âm nhạc và phim ảnh tạo ra cảm giác thoải mái để kích thích hai trạng thái tinh thần của 670 người tham gia. Nhóm 1 có trạng thái rất thoải mái và dễ chịu nhiều hơn nhóm 2. Người tham gia được chứng kiến một loạt những sản phẩm khác nhau và được yêu cầu đưa ra giá trị của những món hàng này. Kết quả là nhóm 1 thường đưa ra giá trị vượt quá giá trị thật của món hàng 15 phần trăm trong khi nhóm 2 đưa giá trị thực tế hơn. Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.Nghiên cứu thực nghiệm là các nghiên cứu nhằm tìm kiếm các nguyên nhân của các mối quan hệ nhân quả bằng cách điều khiển một hay vài nhân tố trong khi đó lại kiểm soát các nhân tố khác (giữ cho chúng không đổi). Nhà thực nghiệm tạo ra các tình huống cần thiết để quan sát, nghiên cứu. Khi tạo ra các tình huống nghiên cứu, các nhà thực nghiệm có thể kiểm soát được tình huống, thay đổi các tác nhân để nghiên cứu các phản ứng, tìm hiểu nguyên nhân và lặp lại thực nghiệm nhiều lần để kiểm tra. Thực nghiệm tâm lý có một số đặc điểm sau đây:+ Khách thể của thực nghiệm là con người ở các tầng lớp xã hội khác nhau với những nhận thức nhất định về bản chất, về thế giới xung quanh và với những mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp.+ Thực nghiệm tâm lý nghiên cứu mối quan hệ nguyên nhân và kết quả (giữa 2 hiện tượng tâm lý với nhau hoặc giữa một hiện tượng tâm lý với một yếu tố nào đó). Để đảm bảo có được mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, thực nghiệm phải thiết lập được sự phối hợp giữa tác nhân kích thích và phản ứng của đối tượng. + Để thực hiện một thực nghiệm đầy đủ, trước hết cần mô tả được các biến số được coi là tác nhân, quy định sự biến đổi của đối tượng. Những biến số được coi là tác nhân (biến số độc lập) phải là nhân tố tương đối độc lập, nhân tố này gây nên sự ảnh hưởng vốn có của nó đến đối tượng thực nghiệm. Ví dụ, trước khi nghiên cứu ở một doanh nghiệp chưa có chế độ trả lương theo sản phẩm, nhà nghiên cứu giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện chế độ trả lương đó, thì đó chính là nhân tố mới với đối tượng thực nghiệm với tư cách là biến số độc lập.Biến số phụ thuộc chính là nhân tố mà sự biến đổi của nó do biến số độc lập quy định. Biến số phụ thuộc thực chất là phải chỉ ra được một vài sự biến đổi của đối tượng so với trước khi thực nghiệm hoặc sự thay đổi của đối tượng trải qua thực nghiệm so với đối tượng không trải qua thực nghiệm. Biến số phụ thuộc là nội dung chủ yếu của thực nghiệm. Trong ví dụ trên, với việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm đã làm thay đổi thái độ của người công nhân trong doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc nâng cao năng suất lao động, làm thay đổi tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp, làm thay đổi ý chí vươn lên của mọi người v.v... Những yếu tố được thay đổi như năng suất lao động, ý chí vươn lên, tinh thần đoàn kết v.v... đều là những đặc điểm của đối tượng thực nghiệm và trong trường hợp này chính là các biến số phụ thuộc.+ Lựa chọn người để tiến hành thực nghiệm phụ thuộc trước hết vào mục đích, yêu cầu và nội dung của thực nghiệm và phụ thuộc vào phương pháp quan sát để xác định. Để kiểm soát được những thay đổi của kết quả chỉ do biến số độc lập của thực nghiệm gây ra, loại trừ được khả năng có tính ngẫu nhiên, trong nhiều thực nghiệm, ngoài nhóm thực nghiệm người ta còn xác định một nhóm khác gọi là nhóm đối chứng và nhóm đối chứng cần phải được thiết kế tương đương nhau, vì điều đó tạo thuận lợi cho việc so sánh giữa hai nhóm này với nhau. Các thành viên tham gia vào hai nhóm này cũng cần được phân chia theo nguyên tắc ngẫu nhiên, hoàn toàn không biết mình thuộc về nhóm thực nghiệm hay nhóm đối chứng. Việc quan sát thu thập thông tin không chỉ dừng ở việc xem xét kết quả sau khi chịu tác nhân kích thích, mà cần phải thấy được sự thay đổi của phản ứng (biến phụ thuộc) từ thời điểm trước khi có tác nhân kích thích và thời điểm sau đó ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Như vậy, một nghiên cứu được gọi là thực nghiệm nếu trong nghiên cứu đó có những đặc tính cơ bản nhất là: 1, nghiên cứu phải có ít nhất một biến độc lập; 2, phải có ít nhất một biến phụ thuộc; 3, trong nghiên cứu phải có một sự phân bổ ngẫu nhiên những người tham gia thành những nhóm theo những điều kiện khác nhau của biến độc lập, nhà nghiên cứu đảm bảo được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố (nếu nghiên cứu được thực hiện tốt). 2. Các loại thực nghiệmC1. Căn cứ vào hoàn cảnh thực nghiệm:+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm + Thực nghiệm tự nhiênNghiên cứu trong phòng thực nghiệm là dạng thực nghiệm trong môi trường giả tạo, nghĩa là đối tượng thực nghiệm được chuyển từ môi trường tự nhiên, thông thường của nó sang tình huống cho phép đạt được độ chính xác cao trong việc theo dõi diễn biến của nó.Việc đo lường các biến đổi được đảm bảo một cách chính xác. Các biến số độc lập và phụ thuộc được kiểm tra chặt chẽ. Tính ổn định của tình huống thực nghiệm cho phép điều khiển tốt các biến số. Những nghiên cứu trong phòng thực nghiệm thường dễ thực hiện và cũng ít tốn kém hơn (về thời gian và kinh phí, di chuyển, v.v.). Tuy nhiên những khó khăn của thực nghiệm này có thể đến từ tính bất thường của chính tình huống thực nghiệm, sự có mặt của người thực hiện thực nghiệm, sự ý thức được của người được thực nghiệm về tính giả tạo của tình huống. Những người tham gia không được bộc lộ mình trong môi trường tự nhiên. Ta không thể chắc chắn được những phản ứng, ý định và hành vi của họ ngay cả khi nếu chúng ta tin chắc rằng độ hiệu lực bên trong nghiên cứu sẽ rất là cao. Vấn đề quan trọng ở đây là phải tổ chức và điều khiển được tình huống thực nghiệm và làm sao để các thực nghiệm gắn với môi trường tự nhiên. C2. Căn cứ vào cách thức tổ chức thực nghiệm + Loại thứ nhất là thực nghiệm không đầy đủ + Loại thứ hai là thực nghiệm đầy đủ + Thực nghiệm đầy đủ Thực nghiệm đầy đủ là loại thực nghiệm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của một thực nghiệm, ở đó dễ dàng thấy được biến số độc lập có quan hệ với sự biến đổi của biến số phụ thuộc. Cách thức tiến hành đối với loại thực nghiệm này như sau:- Trước hết chia những người tham gia thực nghiệm thành hai nhóm. Việc phân chia có thể theo nguyên tắc cân xứng và ngẫu nhiên (cân xứng có thể theo giới, tuổi...) để tạo ra hai nhóm có thể so sánh được: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.- Tiến hành quan sát thu thập thông tin đối với cả hai nhóm trước khi tiến hành thực nghiệm về những vấn đề liên quan tới những đặc điểm sẽ bị biến đổi như đã nêu trong giả thuyết (biến số phụ thuộc). - Thực hiện sự tác động của tác nhân kích thích (biến số độc lập) đến nhóm thực nghiệm, trong khi đó nhóm đối chứng sẽ không chịu sự tác động này. Sau khi tiến hành quan sát thu thập thông tin lần thứ hai với cả hai nhóm. Cuối cùng so sánh kết quả giữa quan sát lần thứ nhất và lần thứ hai ở từng nhóm và kết quả từ quan sát lần thứ nhất, lần thứ hai giữa hai nhóm, chúng ta đánh giá được những thay đổi do tác nhân kích thích gây ra đối với nhóm thực nghiệm. + Thực nghiệm không đây đủThực nghiệm được thực hiện mà không bao hàm đầy đủ mọi thành phần của thực nghiệm như đã kể trên. Một số loại nghiên thực nghiệm không đầy đủ:- Nghiên cứu trên một nhóm duy nhất có đo lường sau khi tác độngNghiên cứu trên một nhóm duy nhất có đo lường trước và sau quá trình tác động.C3. Căn cứ vào số lượng biến tham gia vào thực nghiệm+ Thực nghiệm một nhân tố (thực nghiệm chỉ gồm 01 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc)+ Thực nghiệm đa nhân tố (thực nghiệm bao gồm nhiều hơn 01 biến độc lập hoặc nhiều hơn 01 biến phụ thuộc)3. Độ hiệu lực của thực nghiệm Campbell và Stanley (1963) cho rằng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm phải tính đến hai yếu tố: độ hiệu lực bên trong và độ hiệu lực bên ngoài của thực nghiệm. Để đảm bảo độ hiệu lực bên trong của thực nghiệm cần thỏa mãn ba khía cạnh sau:Thực nghiệm có chứng minh được giả thuyết nghiên cứu không? Nếu không chứng minh được giả thuyết thì độ hiệu lực bên trong của thực nghiệm thấp.- Thực nghiệm có kiểm soát được biến số độc lập không? Người nghiên cứu cần phân bổ ngẫu nhiên những người tham gia thành những nhóm theo những điều kiện có thể của thực nghiệmThực nghiệm có kiểm soát được các yếu tố không mong muốn ảnh hưởng đến người tham gia và quá trình nghiên cứu không? Một nghiên cứu có độ hiệu lực bên trong tốt khi những kết quả thu được chỉ từ những biến được thao tác (biến độc lập) của nhà nghiên cứu. Độ hiệu lực bên trong của thực nghiệm có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:Trải nghiệm của những người tham gia Sự thành thục Sử dụng một tình huống đo lường Những biến đổi của công cụ đo lường Lựa chọn người tham gia Hao hụt người tham gia..Pedhazur và Pedhazur Schmelkin (1991) đã nêu lên rằng độ hiệu lực bên trong là một điều kiện cần nhưng không đủ. Một chương trình nghiên cứu cũng phải có độ hiệu lực bên ngoài, có nghĩa là kết quả nghiên cứu vận dụng được cho những nhóm người và tình huống khác. Cook và Campbell (1979) đã chỉ ra một số yếu tố cụ thể có thể ảnh hưởng độ hiệu lực bên ngoài như sau: - Tiến hành đo lường: Việc đo lường trước khi tác động có thể làm tăng hoặc giảm tính nhạy cảm của những người tham gia về biến độc lập được nghiên cứu. - Sự tương tác giữa quá trình tác động và yếu tố môi trường xung quanh Có khả năng quá trình tác động (trị liệu) chỉ hiệu quả trong một hoàn cảnh thực nghiệm nào đó. Ví dụ, phòng thực nghiệm (hoặc phòng khám) tạo cho nhà nghiên cứu một vị trí có quyền lực lớn hơn và việc tác động (điều trị) có thể chỉ có hiệu quả trong một hoàn cảnh như vậy. - Những kết quả đạt được cùng một thời điểm từ nhiều cách tác động Có thể khó khăn, thậm chí không thể xác định nguyên nhân chính xác của kết quả quan sát khi có nhiều cách thức tác động (trị liệu) được áp dụng trên những người tham gia. Các phương pháp tác động này có thể mang lại một hiệu ứng tăng gấp bội và chính sự tương tác giữa chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi. Ví dụ: trong khi chịu tác động A, nghiệm thể đồng thời chịu tác động B 4. Các bước tiến hành một thực nghiệm Có nhiều cách tiến hành một thực nghiệm tâm lý học. Các bước tiến hành có thể khác nhau ít nhiều, phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu và đặc điểm của các thực nghiệm. Nhìn chung quá trình tiến hành một thực nghiệm có thể chia làm 3 giai đoạn: a. Giai đọan 1: Giai đọan chuẩn bị Trong giai đọan này phải : - Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, từ đó xác định rõ đối tượng và khách thể nghiên cứu; - Xác định biến số độc lập và biến số phụ thuộc trong thực nghiệm.- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm;Chọn mẫu nghiệm thể (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)Xây dựng chương trình thực nghiệm (nội dung tác động) và lập kế hoạch thực nghiệm cụ thể (các công việc, thứ tự các bước tiến hành, )Thiết kế, lựa chọn cách thức xử lý kết quả thực nghiệm.c. Giai đọan 2: Giai đoạn thực nghiệm - Tiến hành kế hoạch thực nghiệm đã hoạch định;- Đo đạc kết quả thực nghiệm (bằng quan sát hay dụng cụ thực nghiệm) được tiến hành trên các phản ứng của nghiệm thể. Vấn đề quan trọng ở giai đọan này là làm sao cho tất cả các nghiệm thể hiểu rõ một cách thống nhất nhiệm vụ của họ trong thực nghiệm. Điều này được thực hiện thông qua sự kiểm soát của các nhà thực nghiệm như điều khiển, giữ nguyên các điều kiện thực nghiệm hay cân bằng. Hành vi, ứng xử của các nghiệm viên ở giai đọan này rất quan trọng vì chúng có thể tạo ra các sai lệch. Các nghiệm viên cũng có thể mang đến phòng thực nghiệm các đặc điểm nhân cách của họ. Như vậy có thể gây ra các xáo trộn bằng các biến số nghiệm thể. Một tình huống thực nghiệm được quy định bởi các đặc điểm sau đây: 1) Điều kiện vật chất và môi trường xã hội; 2) Các test cho nghiệm thể (lời nói hay các kích thích vật thể. 3) Các chỉ dẫn của thực nghiệm mà các nghiệm thể nhận được từ các nghiệm viên. 4) Các nghiệm viên; 5) Nhân cách các nghiệm thể. 6) Các phản ứng của nghiệm thể. d. Giai đọan 3: giai đọan xử lý, phân tích, báo cáo kết quả thực nghiệmTrong giai đọan này, chúng ta xử lý dữ liệu thu được từ quá trình thực nghiệm, lý giải một cách khoa học các kết quả thu được, chứng minh giả thuyết thực nghiệm, từ đó đề xuất các kiến nghị.So với thực nghiệm trong khoa học tự nhiên, thực nghiệm trong tâm lý học trở nên khó khăn hơn nhiều vì khó có thể khắc phục được sự ảnh hưởng của mối quan hệ đa dạng của cả người nghiên cứu và người tham gia thực nghiệm. Hơn nữa, khi quan tâm đến con người sẽ có hàng loạt những vấn đề khác kèm theo như vấn đề chính trị, tư tưởng, vấn đề đạo đức v.v... Vì vậy đòi hỏi nhà Tâm lý học khi sử dụng phương pháp này, ngoài kiến thức chuyên môn sâu phải có một tinh thần trách nhiệm cao trong nghiên cứu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tam_ly_thuc_nghiem.ppt