Bài giảng Tập huấn công bằng giới và các dự án phát triển - Phùng Thị Vân Anh

Nâng cao năng lực

Là cách tiếp cận tới các mục tiêu phát triển, thường liên quan tới việc nâng cao kỹ năng, và tăng cường khả năng của các nhóm cũng như cộng đồng trong các xã hội đang phát triển để họ có thể tự giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải.

Tạo cơ hội bằng nhau

Là sự phân chia công bằng các cơ hội học tập, đào tạo, tuyển dụng, thăng tiến và quyền lực giữa các cá nhân mà không phụ thuộc vào giới tính.

Các biện pháp sửa đổi tạm thời

Là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm thu hẹp khoảng cách giới và sẽ chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Đây cũng những biện pháp “đặc biệt tạm thời” để thúc đẩy bình đẳng giới thực chất ở Việt Nam, phù hợp với quy định về "các biện pháp đặc biệt tạm thời" được quy định tại Điều 4 của Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên

 

ppt14 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập huấn công bằng giới và các dự án phát triển - Phùng Thị Vân Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA TẬP HUẤN CÔNG BẰNG GIỚI VÀ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂNTh.sĩ Phùng Thị Vân AnhGiảng viên tư vấn chuyên về giới – Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEMĐà Nẵng 26-27/6/2012CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ CÔNG CỤ CƠ BẢN CHO CÔNG BẰNG GIỚICÁC CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN1231 : Trao quyền cho nữ giới / Nâng cao vị thế1 và 2: Nâng cao năng lực3: Tạo các cơ hội cân bằng nhau Các biện pháp sửa đổi tạm thời Lồng ghép giới Lập ngân sách giớiTrao quyền cho nữ giới / Nâng cao vị thếNâng cao năng lựcTạo các cơ hội cân bằng nhauCác biện pháp sửa đổi tạm thờiLồng ghép giớiLập ngân sách giớiTrao quyền cho phụ nữTôn trọng các giá trị bản thân; Quyền có và quyết định các chọn lựa; quyền tiếp cận các cơ hội và nguồn lực; quyền tự kiểm soát cuộc sống của mình cả bên trong và ngoài gia đình; Có thể gây ảnh hưởng tới các thay đổi trong xã hội để tạo ra một trật tự xã hội và kinh tế công bằng hơn tầm quốc gia và quốc tế. Nâng cao năng lực Là cách tiếp cận tới các mục tiêu phát triển, thường liên quan tới việc nâng cao kỹ năng, và tăng cường khả năng của các nhóm cũng như cộng đồng trong các xã hội đang phát triển để họ có thể tự giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải.Tạo cơ hội bằng nhau Là sự phân chia công bằng các cơ hội học tập, đào tạo, tuyển dụng, thăng tiến và quyền lực giữa các cá nhân mà không phụ thuộc vào giới tính.Các biện pháp sửa đổi tạm thời Là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm thu hẹp khoảng cách giới và sẽ chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Đây cũng những biện pháp “đặc biệt tạm thời” để thúc đẩy bình đẳng giới thực chất ở Việt Nam, phù hợp với quy định về "các biện pháp đặc biệt tạm thời" được quy định tại Điều 4 của Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên Là một chiến lược được chấp nhận trên toàn cầu để thúc đẩy bình đẳng giới. Không phải là một mục tiêu, mà là một chiến lược, một cách tiếp cận, một cách thức để đạt được mục tiêu bình đẳng giới;Lồng ghép giớiLâp ngân sách giới Các hoạt động liên quan tới phân tích mang tính nhạy cảm về giới đối với ngân sách Chính phủ/ (chi tiêu công) không chỉ tập trung vào những phần ngân sách được coi là trực tiếp liên quan tới vấn đề giới hoặc phụ nữ. Bao trùm tất cả các khía cạnh của ngân sách để xác định xem sự phân bổ ngân sách có ảnh hưởng khác nhau tới phụ nữ và nam giới hay không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢNKhung phân tích giới và phát triển Các chỉ số giớiKhung phân tích giới và phát triển (GAD analytical framework) Có nhiều loại: Havard, POP, Moser, Longwe tuy vậy các khung này sẽ phát huy tác dụng khi được áp dụng phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mục đích khung nhằm nghiên cứu: ■ Sự phân chia lao động (vai trò và trách nhiệm của từng giới■ Việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ở các cấp của cả nam và nữ - ■ Các nhu cầu về giới của cả nam và nữ ( thực tế và chiến lược) Các chỉ số giới Là các chỉ số đo sự thay đổi có liên quan tới vấn đề giới trong một khoảng thời gian. Các chỉ số giới có thể là những chỉ số định tính ( vd: số liệu bóc tách giới) hoặc định lượng (ví dụ: mức độ tự tin hoặc thái độ thay đỏi về BĐG). Các chỉ số đo mức độ bình đẳng giới có thể chỉ ra sự thay đổi trong mối quan hệ giữa nam và nữ, kết quả của một chính sách, một chương trình hoặc một hoạt động cụ thể dành cho nam giới và nữ giới, hoặc có thể là sự thay đổi về vị thế của nam và nữ ví dụ như mức độ nghèo khó hay sự tham gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tap_huan_cong_bang_gioi_va_cac_du_an_phat_trien_ph.ppt
Tài liệu liên quan