NỘI DUNG MÔN HỌC THIẾT KẾ QTCN
Tổng quan về thiết kế quá trình công nghệ
hóa học
Mô phỏng trong thiết kế quá trình công nghệ
hóa học
Heuristics cho thiết kế quá trình công nghệ
Thiết kế hệ thống thiết bị phản ứng
Thiết kế hệ thống phân tách hỗn hợp
Nhiệt và năng lượng trong thiết kế quá trình
Lý thuyết về thiết kế tối ưu quá trình
Tính toán chi phí cho một dự án thiết kế
Thiết lập một dự án thiết kế công nghệ
306 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thiết kế quá trình công nghệ hóa học (lọc dầu) - Phạm Trung Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, cần xem xét đến sự
khác nhau trong nhiệt độ đông đặc.
Nếu là chưng cất, liên quan đến độ bay hơi tương đối
của các chất hay hệ số hoạt động
. Nếu độ bay hơi của các chất khác xa
nhau thì dự đoán khả năng tách các chất sẽ dễ dàng
hơn và chi phí sẽ thấp.
105
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Nếu quá trình là phân tách màng, thì cần xem
xét đến độ thấm và khuếch tán phân tử.
Cần xem xét đến kích thước của thiết bị phản
ứng và thiết bị tách. Kích thước của thiết bị
phản ứng yêu cầu phải lớn khi quá trình tách
không liên tục.
Đối với các phản ứng tỏa nhiệt, các chất trơ
sẽ hấp thụ một phần nhiệt của phản ứng tỏa
ra, do đó có thể làm giảm nhiệt độ đầu ra của
thiết bị phản ứng.
106
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Xem xét ví dụ sau:
107
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Solution (Giải pháp)
108
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Đánh giá
109
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Xem xét ví dụ sau:
110
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Heuristic 4: Tạo ra một số dòng làm sạch (tách) cho
các tạp chất trong nguyên liệu hoặc được tạo ra do
các phản ứng phụ khi các chất này ở lượng vết hay
khó phân tách khỏi các chất khác. Các chất nhẹ sẽ
ra ở dòng hơi, các chất nặng sẽ ra ở dòng lỏng.
Xem xét phản ứng tổng hợp amoniac như sau:
111
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Nguyên liệu cho tổng hợp amoniac:
Nitơ (lẫn Ar)
Hidro (lẫn CH4)
Khi tổng hợp, ngoài phản ứng:
Còn có phản ứng:
112
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Xem xét tỷ lệ Dòng Ra/Dòng Tuần Hoàn
Nếu tỷ lệ này lớn, khả năng mất H2 và N2 là lớn,
cùng với việc giảm sản lượng NH3
Nếu tỷ lệ này nhỏ, khả năng tách các tạp chất sẽ kém
Cần phải có các tính toán cân bằng để giảm tỷ lệ tuần
hoàn này dùng phương pháp Heuristic với sự hỗ trợ
của mô phỏng để tối ưu hóa.
Cần chú ý rằng, có nhiều phương pháp để tách loại
các tạp chất này: hấp thụ, hấp phụ, chưng cất nhiệt
độ thấp, công nghệ màng,song có thể sẽ đắt hơn.
Cuối cùng thì việc tách CH4 và Ar khả thi hơn khi sử
dụng các dòng tuần hoàn hơi (các quá trình khác thì
có thể là dòng lỏng).
113
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Nghiên cứu, mô phỏng quá trình tổng hợp
NH3 và tách CH4+Ar ra khỏi hỗn hợp
Điều kiện phản ứng:
114
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Mô hình mô phỏng trên Aspen Plus
115
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Kết quả mô phỏng, nghiên cứu mô hình
116
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Phân tích kết quả:
Số mol CH4và Ar ra khỏi quá trình lớn hơn
đáng kể so với đầu vào.
Khi giảm tỷ lệ Dòng Ra/Dòng Tuần Hoàn,
dòng hơi ra sẽ giàu CH4 và Ar, nghèo N2 và
H2 hơn. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng đáng
kể tốc độ tuần hoàn và chi phí tuần hoàn
cũng như thể tích thiết bị phản ứng.
Cần ước tính chi phí và tối ưu hóa quá trình
này (với sự hỗ trợ của mô phỏng)
117
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Heuristic 5: Không thải loại các chất có giá trị hoặc
những chất độc hại, nguy hiểm ra môi trường, thậm
chí với hàm lượng nhỏ (theo tiêu chuẩn). Thêm thiết
bị tách để thu hồi các chất có giá trị và nếu có thể,
thêm thiết bị phản ứng để xử lý (loại bỏ) các chất
độc hại, nguy hiểm.
Xem xét quá trình sau:
118
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Heuristic 6: Sản phẩm phụ được tạo ra ở các phản ứng
thuận nghịch (một lượng nhỏ), thường không được
thu hồi ở thiết bị tách hay làm sạch. Thay vào đó,
chúng thường được tuần hoàn để loại bỏ.
Đối với phản ứng phụ (không thuận nghịch): các sản
phẩm phụ phải được loại bỏ ngay lập tức (phân tách
hay làm sạch), nếu không chúng sẽ tích tụ trong suốt
quá trình và có thể làm quá trình shutdown
Đối với phản ứng phụ (thuận nghịch): có thể đạt được
độ chuyển hóa cân bằng ở trạng thái tĩnh, bằng cách
tuần hoàn chúng mà không cần loại bỏ, khi mà quá
trình phân tách có thể làm mất các sản phẩm giá trị
hoặc quá trình phân tách tốn kém.
Quá trình này tỏ ra hiệu quả khi mà các phản ứng phụ
có hằng số cân bằng phụ thuộc nhiệt độ và áp suất.
119
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Xét ví dụ: sản xuất benzen từ toluen. Phản ứng phụ tạo
diphenyl là phản ứng thuận nghịch. Do vậy trong lưu đồ sản
xuất, ta có thể bớt đi một tháp chưng cất cuối (tuần hoàn
diphenyl).
120
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Heuristic 7: Đối với các phản ứng cạnh tranh (nối
tiếp hoặc song song), thay đổi nhiệt độ, áp suất và
chất xúc tác để thu được hiệu suất cao các sản
phẩm mong muốn. Ban đầu giả thiết rằng, các điều
kiện đã thỏa mãn. Sau đó kiểm tra lại giả thiết bằng
các dữ liệu động học.
Xét ví dụ: sản xuất allyl clorua (B), các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình: nhiệt độ, áp suất, tỷ lệ nguyên
liệu, thời gian lưu.
Các loại phản ứng có thể xảy ra: nối tiếp, song song,
vừa nối tiếp và song song.
Trong hệ thống phản ứng này, gồm 3 phản ứng tỏa
nhiệt bậc 2
121
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng hóa học:
122
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Dữ liệu động học
Chú ý rằng: E1/E2>1 và E1/E3<1 nên độ chuyển hóa
đối với allyl clorua là lớn nhất tại nhiệt độ trung bình.
Một khi độ chọn lọc quyết định thành công của quá
trình thiết kế, cần phải mở rộng phân tích quá trình
phản ứng, sử dụng mô phỏng, mô hình hóa tối ưu
quá trình để đạt được mục đích về kinh tế.
123
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Hằng số tốc độ phản ứng (theo nhiệt độ) của 3 phản
ứng trong quá trình sản xuất allyl clorua:
124
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Để đạt được độ chọn lọc thích hợp, không đơn thuần chỉ
thay đổi nhiệt độ và áp suất, yếu tố xúc tác đóng vai trò
rất quan trọng.
Cần phải thiết kế được chất xúc tác làm tăng tốc độ phản
ứng mong muốn, giảm nhiệt độ phản ứng và giảm thiểu
đáng kể các phản ứng phụ.
Các chất xúc tác hay gặp: zeolit, kim loại quý (Pt, Pd, Rh)
Các kỹ sư thiết kế quá trình cần dành nhiều thời gian tìm
hiểu các thông tin (các bằng sáng chế và các bài báo
khoa học) về tốc độ của các phản ứng cạnh tranh để tìm
được các chất xúc tác thích hợp.
Để tìm hiểu về thiết kế thiết bị phản ứng để đạt được độ
chọn lọc mong muốn, có thể tham khảo: Elements of
Chemical Reaction Engineering (Fogler, 1986); The
Engineering of Chemical Reactions (Schmidt, 1998)
125
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Heuristic 8: Đối với các phản ứng thuận nghịch, xem xét
thực hiện chúng ở một thiết bị tách, để loại bỏ các sản
phẩm và điều khiển phản ứng chính. Các hoạt động này sẽ
mang tới một sự phân bố các chất hóa học rất khác biệt.
Xem xét quá trình sản xuất Metyl Axetat từ Metanol và Axit
axetic (Phản ứng thuận nghịch), thực hiện chưng cất phản
ứng.
Sản phẩm phản ứng sẽ lấy ra dưới dạng hơi và lỏng, do đó
làm cho phản ứng diễn ra theo chiều thuận và không cần
dùng dư chất phản ứng hay điều chỉnh áp suất.
Vì Metanol dễ bay hơi hơn axit axetic nên nó được cho vào
bên dưới vùng phản ứng và Axit Axetic cho vào ở phần trên
vùng phản ứng (lỏng).
Sản phẩm: Metyl Axetat (Hơi) ra khỏi đỉnh tháp chưng cất
phản ứng và Nước (Lỏng) ra khỏi đáy tháp (Hầu như tinh
khiết)
126
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Ví dụ về chưng cất phản ứng
127
PHÂN BỐ CÁC CHẤT HÓA HỌC
Chuyển hóa tối ưu:
Xem xét các phản ứng hóa học đơn lẻ, với các hằng số
cân bằng hóa học, có thể thu được một độ chuyển hóa
hoàn toàn.
Tuy nhiên, độ chuyển hóa tối ưu có thể không phải là
một độ chuyển hóa hoàn toàn (và thường là như vậy).
Thay vào đó, một sự cân bằng về kinh tế giữa chi phí về
thiết bị phản ứng cao với độ chuyển hóa cao và chi phí
phân tách cao ở độ chuyển hóa thấp sẽ xác định điều
kiện tối ưu (và một số yếu tố khác như kéo dài thời gian
phản ứng để đạt được độ chuyển hóa cao).
Thật không may mắn là, tính toán thử nghiệm cho
chuyển hóa tối ưu là khó thực hiện vì nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố.
128
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH
Heuristic 9: Phân tách hỗn hợp lỏng sử dụng:
chưng cất, stripping, chưng cất tăng cường
(chiết, phản ứng, đẳng phí), chiết lỏng – lỏng,
tinh thể hóa, hấp phụ.
Heuristic 10: Ngưng tụ hoặc ngưng tụ một phần
hỗn hợp hơi, với nước làm mát hoặc tác nhân
làm lạnh. Sau đó, sử dụng Heuristic 9.
Heuristic 11: Phân tách hỗn hợp hơi sử dụng
ngưng tụ một phần, chưng cất đông lạnh, hấp
thụ, hấp phụ, phân tách màng, thăng hoa.
129
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH
Sơ đồ tách với sản phẩm là LỎNG
130
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH
Sơ đồ tách với sản phẩm là HƠI
131
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH
Sơ đồ tách với sản phẩm là LỎNG-HƠI
132
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH (CÓ HẠT RẮN)
Đối với một số dòng tồn tại các hạt rắn (tinh
thể hóa hay kết tủa)
Khi muốn loại bỏ các hợp chất vô cơ trong
dung dịch, dòng công nghệ (sản phẩm) sẽ
được làm lạnh hay bay hơi một phần để thu
hồi chất rắn bằng việc tinh thể hóa, sau đó là
lọc, ly tâm và làm khô.
Dùng cyclone cho việc tách hỗn hợp khí-rắn
Tinh thể hóa có thể xuất hiện dưới ba dạng:
1) Tinh thể hóa dung dịch 2) Kết tủa 3) Tinh
thể hóa điểm chảy (nóng chảy)
133
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH (CÓ HẠT RẮN)
Tinh thể hóa dung dịch: áp dụng đối với các
chất vô cơ được tinh thể hóa từ dung môi,
với nhiệt độ hoạt động thấp hơn nhiều điểm
chảy của các hạt tinh thể.
Kết tủa: là phương pháp tinh thể hóa dung
dịch nhanh tạo ra rất nhiều các tinh thể nhỏ
(tạo ra các hạt rắn ít hòa tan, như AgCl).
Tinh thể hóa theo nhiệt độ nóng chảy: hai
hay ba chất hóa học có nhiệt độ tinh thể hóa
khác nhau, được phân tách tại nhiệt độ trong
khoảng nhiệt độ nóng chảy.
134
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH (CÓ HẠT RẮN)
Heuristic 12: Tinh thể hóa các chất vô cơ từ dung
dịch bằng làm lạnh. Giữ nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ bão hòa 1-2oF. Dùng tinh thể hóa bằng phương
pháp bay hơi khi tính chất dung dịch không thay
đổi nhiều theo nhiệt độ.
Heuristic 13: Tốc độ hình thành tinh thể bằng nhau
theo mọi hướng song các hạt tinh thể không phải
hình cầu. Tốc độ hình thành tinh thể và kích thước
hạt bị giới hạn bởi độ quá bão hòa: S=C/Cbão hòa
; C là nồng độ; 1.02<S<1.05; Tốc độ hình thành
tinh thể phụ thuộc bởi các tạp chất và các chất
thêm vào.
135
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÁCH (CÓ HẠT RẮN)
Heuristic 14: Phân tách các chất hữu cơ
bằng tinh thể hóa theo điểm chảy với việc
làm lạnh sử dụng tinh thể hóa huyền phù,
sau đó lọc, ly tâm.
Heuristic 15-20: Đọc thêm
136
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Heuristic 21: Để loại bớt nhiệt tỏa ra từ phản
ứng, xem xét việc sử dụng thừa chất phản
ứng, một chất pha loãng trơ hoặc chất làm
lạnh.
Heuristic 22: Đối với phản ứng tỏa nhiệt ít,
tuần hoàn chất lỏng trong thiết bị phản ứng
ra thiết bị làm lạnh ngoài, sử dụng ống xoắn
ruột gà hoặc bình có vỏ bọc. Xem xét việc sử
dụng thiết bị làm lạnh trung gian giữa các
giai đoạn phản ứng đoạn nhiệt.
137
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ: Cho phản ứng hóa học sau:
CO + 2H2 = CH3OH
Tính toán nhiệt của phản ứng và nhiệt độ phản ứng
đoạn nhiệt. Nguyên liệu tại 200C và 1 atm.
Solution: Dùng Aspen Plus (Hysys), Hệ nhiệt động
PSRK, chuyển hóa hoàn toàn CO. Ta có
∆H=-38.881 Btu/lbmol CO (tỏa nhiệt)
Nhiệt độ phản ứng: 1.158oC (cao hơn nhiều so với sức
chịu đựng của xúc tác Cu và vật liệu chế tạo thiết bị).
Nguyên tắc: phải tìm ra chiến lược giảm nhiệt độ phản
ứng và loại nhiệt tỏa ra.
138
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Để đạt được nhiệt độ phản ứng thấp hơn, có thể
dùng một số cách sau:
1. Sử dụng dư chất phản ứng để hấp thụ nhiệt,
chất dư sẽ được thu hồi từ thiết bị tách và tuần
hoàn lại thiết bị phản ứng. Nhiệt sẽ bị loại bỏ
trong thiết bị tách hay các dòng làm lạnh.
2. Sử dụng chất pha loãng trơ.
3. Sử dụng các chất phản ứng lạnh.
4. Thực hiện phản ứng trong thiết bị phản ứng có
các hệ thống làm lạnh.
5. Sử dụng phương pháp làm lạnh trung gian.
139
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về dùng dư chất phản ứng:
CO+2H2 = CH3OH
Tỷ lệ H2/CO=10; tính toán nhiệt độ phản
ứng?
Theo Aspen Plus, nhiệt độ dòng ra là 3370C.
Có thể tính toán nhiệt độ dòng ra là hàm của
tỷ lệ H2/CO
140
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về sử dụng chất pha loãng trơ (Dodecan)
cho phản ứng:
CO+2H2 = CH3OH
Thêm 5 lbmol/hr Dodecan vào phản ứng (1
lbmol/hr CO và 2 lbmol/hr H2). Tính nhiệt độ dòng
ra??
Trong trường hợp này, nhiệt độ giảm xuống còn
77.6oC;
141
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về việc sử dụng các chất phản ứng
lạnh:
142
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về các phản ứng có hệ thống làm lạnh
143
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về các phản ứng có hệ thống làm lạnh
144
LOẠI BỚT NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG
Ví dụ về các phương pháp làm lạnh trung
gian
145
THÊM NHIỆT VÀO PHẢN ỨNG
Heuristic 23: Để điều khiển nhiệt độ của phản
ứng thu nhiệt, xem xét việc sử dụng thừa
chất phản ứng, chất pha loãng trơ và chất
làm nóng.
Heuristic 24: Đối với các phản ứng thu nhiệt
ít, tuần hoàn dòng lỏng đến một thiết bị đun
nóng ngoài, hoặc sử dụng ống xoắn hay
thiết bị có vỏ bọc để cấp nhiệt. Hoặc sử dụng
trao đổi nhiệt trung gian giữa các giai đoạn
đoạn nhiệt.
146
THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ LÒ ĐỐT
Trao đổi nhiệt sử dụng cho quá trình phản ứng và phân tách
(thay đổi nhiệt độ, pha). Khi tính toán trao đổi nhiệt, cần lưu ý
đến các phương pháp trao đổi nhiệt:
1. Trao đổi nhiệt giữa hai dòng lỏng sử dụng: double pipe, shell
and tube, compact heat exchanger.
2. Trao đổi nhiệt giữa một dòng lỏng và một dòng tác nhân trao
đổi nhiệt (nước làm mát, hơi) sử dụng double pipe, shell and
tube, compact heat exchanger
3. Gia nhiệt cho dòng quá trình ở nhiệt độ cao sử dụng nhiệt tỏa
ra từ quá trình đốt cháy (furnace hay fired heater)
4. Trao đổi nhiệt trong thiết bị phản ứng hay bình tách thay vì trao
đổi nhiệt bên ngoài như shell and tube heat exchanger hay
furnace
5. Trực tiếp trao đổi nhiệt bằng việc trộn hai dòng
6. Trao đổi nhiệt có sự tham gia của các hạt rắn.
147
THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ LÒ ĐỐT
Heuristic 25: Thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt cho các thiết bị
tách và phản ứng để đun nóng hay làm lạnh các dòng quá
trình có thể dùng các phương pháp khác nhau. Nếu dòng
quá trình yêu cầu gia nhiệt lớn hơn 750oF thì cần dùng lò
đốt trong trường hợp dòng quá trình không bị phân hủy
hóa học.
Heuristic 26: Sử dụng phương pháp nhiệt độ tối ưu tối
thiểu trong thiết bị trao đổi nhiệt phụ thuộc vào mức nhiệt
độ như sau:
10 F hoặc thấp hơn đối với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi
trường.
20 F đối với nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường và đến 300 F
50 F đối với nhiệt độ cao
250-350 F nếu là lò đốt
148
THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ LÒ ĐỐT
Xét ví dụ sau: Trao đổi nhiệt giữa Toluen (lưu lượng 25,000lb/hr tại
100 F và 90 psia) và Styren (lưu lượng 25,000lb/hr tại 300F và 50
psia). Với các điều kiện trên các chất đều là lỏng. Sử dụng thiết bị
trao đổi nhiệt shell and tube heat exchanger. Dùng phương pháp
nhiệt độ tối thiểu 20F. Nhiệt dung riêng trung bình của Toluen 0.43
Btu/lb-F và 0.44 Btu/lb-F đối với Styren.
Giả sử phương pháp nhiệt độ tối thiểu 20 F áp dụng cho nhiệt độ
Toluen đầu vào. Khi đó nhiệt độ Styren ra là 100 F+20F=120F.
Lượng nhiệt tải của Styren: Q=25,000x(0.44)x(300-120)=1,980,000
Btu/hr
Lượng nhiệt tải của Toluen: Q=1,980,000=25,000x(0.43)x(Ttoluen
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thiet_ke_qua_trinh_cong_nghe_hoa_hoc_loc_dau_pham.pdf