Luật Thương mại điện tử
1. Các tổ chức quốc tế liên quan đến TMĐT
2. Luật mẫu về TMĐT của Liên hiệp quốc
3. Những quy định chung về khuôn khổ pháp
lý thương mại điện tử toàn cầu
Các tổ chức quốc tế liên quan TMĐT
UNCITRAL (United Nations Commission on
International Trade Law)- Ủy ban của LHQ về Luật
Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương mại
điện tử và Luật mẫu về Chữ ký điện tử vào năm 1996
và 2001 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng
các đạo luật về thương mại điện tử.
OECD (Organization for Economic Co-operation and
Development)- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của Thương
mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng
tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế
47 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3: Cơ sở pháp lý trong thương mại điện tử - Thiều Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG TMĐT
GV Th.S. Thiều Quang Trung
Bộ môn Khoa học cơ bản
Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại
• Các vấn đề pháp lý 1
• Luật mẫu TMĐT của Liên Hiệp Quốc 2
• Quy định chung về khuôn khổ pháp
lý TMĐT 3
• Các văn bản pháp quy về TMĐT ở
Việt Nam 4
Nội dung
2 GV Thiều Quang Trung
Khái quát về pháp lý
• Vấn đề pháp lý quan trọng vì:
– Tính vô hình của giao dịch mua bán TMĐT
– Tính chất không biên giới của Internet
– Mỗi quốc gia có các điều luật và chế độ tài phán
khác nhau
• Giả định những quy tắc căn bản được áp
dụng trong thế giới kinh doanh truyền thống
vẫn được áp dụng cho TMĐT
3 GV Thiều Quang Trung
Các vấn đề pháp lý
1. Vấn đề về luật thương mại ?
2. Tính riêng tư, thông tin cá nhân ?
3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
4. Vấn đề tranh chấp tên miền
5. Vấn đề liên kết Web
6. Vấn đề quản lý thuế
7. Vấn đề giải quyết tranh chấp
8. Vấn đề quy định tiêu chuẩn hoá
4 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về luật thương mại ?
Yêu cầu về văn bản
Luật pháp các nước và công ước quốc tế đều yêu
cầu các giao dịch phải được ký kết hoặc chứng
thực bằng văn bản.
Khi phát sinh tranh chấp nếu không có văn bản
chứng thực hợp đồng thì toà án sẽ không có cơ
sở để cưỡng chế.
5 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về luật thương mại ?
Yêu cầu về văn bản
Sự xuất hiện của thương mại điện tử đã mở rộng
khái niệm văn bản, bao gồm cả điện tín, điện
báo, hay bất kỳ dạng văn bản điện tử nào khác.
Đòi hỏi phải có các quy định cụ thể để hợp pháp
hoá giá trị văn bản của dữ liệu điện tử
6 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về luật thương mại ?
Yêu cầu về chữ ký
Trong các giao dịch truyền thống: chữ ký hoặc
bất kỳ dạng chứng thực nào khác như điểm chỉ,
đóng dấu,... thường là yêu cầu bắt buộc để xác
định chủ thể tham gia vào hợp đồng.
Yêu cầu đối với chữ ký trên các chứng từ sử dụng
trong thương mại quốc tế là một rào cản lớn đối
với sự phát triển của TMĐT.
7 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về luật thương mại ?
Yêu cầu về văn bản gốc
Văn bản gốc là bằng chứng tin cậy xác
thực nội dung thông tin ghi nhận trong
văn bản do đảm bảo được 3 yêu cầu:
− nguyên vẹn,
− xác thực,
− và không thay đổi được.
8 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về luật thương mại ?
Yêu cầu về văn bản gốc
Sự phát triển của CNTT và truyền thông cho
phép sử dụng các giải pháp kỹ thuật như chữ ký
điện tử để chứng thực tính nguyên vẹn và xác
thực của dữ liệu điện tử.
Cần phải có các quy định pháp lý để xác lập tính
hợp pháp của văn bản điện tử thay cho văn bản
gốc.
9 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân ?
Thông tin cá nhân về thói quen và sở thích tiêu dùng
có giá trị rất lớn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là
các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng.
10 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân ?
Công nghệ mạng cho phép các doanh nghiệp thu
thập thông tin về khách hàng và thói quen mua sắm.
Người sử dụng Internet rất lo ngại về việc thu thập
và sử dụng thông tin của mình ngay cả cho mục đích
thương mại.
Việc sử dụng thông tin cá nhân như số thẻ thanh
toán, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng để phục vụ
cho mục đích gian lận cũng là những vấn đề nhức
nhối.
11 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại điện tử làm xuất hiện hàng loạt các quy
định pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như:
thương hiệu, bản quyền, bằng phát minh sang chế,
tên miền,
Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là
việc đăng ký, buôn bán hoặc sử dụng tên miền giống
hệt hoặc dễ nhầm lẫn với một thương hiệu nổi tiếng
hoặc tên riêng của một người nhằm mục đích sinh
lợi bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh.
12 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề tranh chấp tên miền
Ví dụ các vụ án tranh chấp tên miền điển hình:
Năm 2004, vụ tranh chấp tên miền visa.com.vn
giữa VISA Int có trụ sở tại 900 Metro Center
Boulevard, Foster City, Califonia Hoa Kỳ và Công
ty Thương mại Thông tin (Hi-tech), có địa chỉ tại
TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Năm 2005, vụ tranh chấp tên miền ebay.com.vn
giữa Công ty eBay Inc có trụ sở tại số 2145
Hamilton Avenue San Jose Hoa Kỳ và Công ty
TNHH Mộc Mỹ có địa chỉ tại TP.Hồ Chí Minh
13 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề tranh chấp tên miền
• Tại Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp tên miền ".vn" được
thực hiện theo các quy định sau:
– Theo Điều 76. Hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký,
sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” của Luật Công
nghệ thông tin.
– Theo Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền của Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên
mạng.
– Theo Điều 16. Quản lý tên miền ".vn" trong quá trình giải
quyết tranh chấp của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày
18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về
quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
14 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề liên kết Web
• Vấn đề liên kết Web bao gồm:
– Sự thay đổi khó lường nội dung của Website liên
kết.
– Trách nhiệm pháp lý đối với Website liên kết.
– Sự đồng ý của chủ sở hữu Website được liên kết.
– Vi phạm nhãn hiệu vì tạo liên kết với các nhãn hiệu
nổi tiếng.
– Khi website bị tấn công bằng các backlink xấu
15 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề liên kết Web
• Backlink xấu là những liên kết web đến từ
nguồn không mong muốn:
– Backlink từ site có chất lượng thấp, spammy
– Backlink với anchor text thuộc list mà Google
cấm như: Sex, porn, casino, gambing, medicine.
– Backlink với anchor text không liên quan đến site
của bạn
16 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề liên kết Web
17 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề quản lý thuế
1. Các chủ thể trong giao dịch TMĐT tiến hành
các thủ tục mua bán, trao đổi, ký kết hợp
đồng bằng các phương tiện điện tử, sử dụng
văn bản dạng các thông điệp, dữ liệu điện
tử. Vì vậy, việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh
các tài liệu, số liệu lưu trữ, các bằng chứng
sẽ khó khăn hơn so với thương mại truyền
thống.
18 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề quản lý thuế
2. Việc giao nhận hàng hoá rất linh hoạt, với
phương thức giao nhận trực tuyến trên
mạng, khi khách hàng mua các sản phẩm
như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, phần
mềm. Do đó, công tác quản lý thuế cần phải
đặt trọng tâm vào quản lý dòng tiền đối với
các nhóm hàng hóa dịch vụ.
19 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề quản lý thuế
3. Việc thanh toán trong TMĐT rất linh hoạt,
người mua có thể trả bằng tiền mặt, chuyển
tiền qua ngân hàng, hoặc sử dụng các phương
tiện thanh toán điện tử khác. Khả năng sẽ có
rủi ro trong quản lý thuế với các giao dịch
thanh toán không bằng tiền mặt. Cơ quan
thuế cần phải kiểm soát các đơn vị cung cấp
dịch vụ cho TMĐT như các nhà mạng, các đơn
vị cung cấp chứng thư chữ ký số.
20 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề quản lý thuế
4. Không gian số hoá cho phép thực hiện các
giao dịch xuyên quốc gia mà không thể thực
hiện hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan.
Không khả thi cho việc thu được thuế đối với
các giao dịch TMĐT xuyên biên giới mà đối
tượng là dịch vụ nếu như không có quy định
về biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn đối với
người mua dịch vụ.
21 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề giải quyết tranh chấp
Việc xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
cũng là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết do rất
khó xác định địa điểm giao dịch và tiêu thụ các sản
phẩm của hoạt động TMĐT
Cần phải có các quy định cụ thể để các bên tham gia
biết được luật nào sẽ được áp dụng cho giao dịch
mình đang tham gia, cũng như xây dựng một thủ
tục rõ ràng về quy trình giải quyết tranh chấp nảy
sinh từ hoạt động TMĐT
22 GV Thiều Quang Trung
Vấn đề quy định tiêu chuẩn hoá
• Kinh doanh TMĐT cần một hệ thống tiêu
chuẩn hoá về công nghệ và thương mại
– Tiêu chuẩn hoá công nghệ cho phép khả năng kết
nối trên phạm vi toàn cầu, đảm bảo quy trình
trao đổi thông tin được thông suốt
– Tiêu chuẩn hoá hàng hoá/dịch vụ là cơ sở kỹ
thuật để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
23 GV Thiều Quang Trung
Luật Thương mại điện tử
1. Các tổ chức quốc tế liên quan đến TMĐT
2. Luật mẫu về TMĐT của Liên hiệp quốc
3. Những quy định chung về khuôn khổ pháp
lý thương mại điện tử toàn cầu
24 GV Thiều Quang Trung
Các tổ chức quốc tế liên quan TMĐT
UNCITRAL (United Nations Commission on
International Trade Law)- Ủy ban của LHQ về Luật
Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương mại
điện tử và Luật mẫu về Chữ ký điện tử vào năm 1996
và 2001 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng
các đạo luật về thương mại điện tử.
OECD (Organization for Economic Co-operation and
Development)- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của Thương
mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng
tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế
25 GV Thiều Quang Trung
Các tổ chức quốc tế liên quan TMĐT
WIPO (World Intellectual Property Organization)- Tổ
chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản
quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên
quan đến tên miền
ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and
Numbers)- giải quyết các tranh chấp về tên miền
quốc tế
WTO (World Trade Organization)- giải quyết các vấn
đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế
26 GV Thiều Quang Trung
Luật mẫu về TMĐT
• Năm 1996: Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của
Liên hiệp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một Luật
mẫu về TMĐT.
• Hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá
trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử.
• Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng
pháp luật về TMĐT của mình.
27 GV Thiều Quang Trung
Những quy định chung về pháp lý
1. Quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
2. Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số
3. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư
4. Quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
28 GV Thiều Quang Trung
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
• Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin
được trao đổi qua phương tiện điện tử trong
các giao dịch TMĐT.
• Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình
thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện
tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các
hình thức tương tự khác.
29 GV Thiều Quang Trung
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
• Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp
dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao
dịch TMĐT, thể hiện ở các điểm:
– Có thể thay thế văn bản giấy
– Có giá trị như bản gốc
– Có giá trị lưu trữ và chứng cứ
– Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa
điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
30 GV Thiều Quang Trung
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
• Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép
xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn
của thông điệp dữ liệu
• Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương
chữ ký tay, có 2 đặc điểm:
– Xác nhận người ký thông điệp dữ liệu
– Xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung của thông điệp dữ liệu.
31 GV Thiều Quang Trung
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
• Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi
phạm đến luật pháp, được pháp luật bảo vệ.
• Quyền riêng tư có tính tương đối, nó phải
cân bằng với xã hội và quyền lợi của xã hội
bao giờ cũng phải cao hơn của từng cá nhân.
• Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào TMĐT phải
đảm bảo sự riêng tư: bí mật về hàng hoá mua
bán, về thanh toán,mà cả người mua và
người bán phải tôn trọng.
32 GV Thiều Quang Trung
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
• Nguy cơ lộ bí mật riêng tư trong TMĐT rất lớn,
doanh nghiệp có thể lợi dụng các bí mật riêng
tư của khác hàng để: lập kế hoạch kinh doanh,
có thể bán cho doanh nghiệp khác, hoặc sử
dụng vào các mục đích khác.
33 GV Thiều Quang Trung
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
• Intellectual property — là quyền sở hữu sáng tạo các
công trình, phát minh, tác phẩm văn học nghệ thuật,
âm nhạc, thương hiệu, hình ảnh dùng trong kinh
doanh thương mại. TMĐT cần phải đảm bảo được
quyền sở hữu trí tuệ, cấm sao chép lậu, hàng gian,
hàng giả.
• Copyright (Bản quyền)— quyền sở hữu được nhà
nước công nhận cho phép sử dụng, nhân bản, phân
phối, trình diễn. Bản quyền được nhà nước bảo hộ,
cá nhân hay tổ chức nào sử dụng phải được phép của
tác giả.
34 GV Thiều Quang Trung
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
• Trademarks — là thương hiệu của doanh nghiệp để
gắn vào hàng hoá và dịch vụ của mình. Nhà nước tổ
chức đăng ký bản quyền và bảo vệ bằng luật pháp.
Cho phép doanh nghiệp độc quyền sử dụng thương
hiệu đã đăng ký, ngăn ngừa sự sử dụng trái phép
thương hiệu từ cá nhân hay doanh nghiệp khác.
• Patent — bằng sáng chế cho phép người sở hữu có
quyền sử dụng và khai thác trong một số năm.
35 GV Thiều Quang Trung
Các văn bản pháp quy về TMĐT ở VN
• Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc
hội, ban hành ngày 29-11-2005
• Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện
tử, Chính phủ ban hành ngày 16-05-2013
• Nghị định số 72⁄2013⁄NĐ-CP về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,
Chính phủ ban hành ngày 15-07-2013
• Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt
hành chính trong hoạt động TMĐT, Chính phủ ban
hành ngày 15-11-2013
36 GV Thiều Quang Trung
Các văn bản pháp quy về TMĐT ở VN
• Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định về thủ tục
thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan
đến website thương mại điện tử, Bộ Công Thương
ban hành ngày 20-06-2013
• Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý
website thương mại điện tử, Bộ Công Thương ban
hành ngày 05-12-2014
• Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý
và sử dụng tài nguyên Internet, Bộ Thông Tin Truyền
Thông ban hành ngày 18-08-2015
37 GV Thiều Quang Trung
Luật Giao dịch điện tử
• “Luật Giao dịch điện tử” được Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực
từ ngày 1/3/2006, gồm có 8 chương, 54 điều.
• Luật quy định về:
– thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký
điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch
điện tử của cơ quan nhà nước;
– an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử;
– giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện
tử.
38 GV Thiều Quang Trung
Luật Giao dịch điện tử
• Luật Giao dịch điện tử đã thừa nhận thông điệp dữ
liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý, có giá trị như
văn bản, bản gốc và làm chứng cứ. Luật cũng công
nhận hợp đồng điện tử và các loại thông báo được
thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
• Tuy đã tạo ra nền tảng pháp lý cho các giao dịch
điện tử trong thương mại, nhưng Luật Giao dịch
điện tử vẫn không thể thể hiện hết những đặc trưng
riêng của thương mại điện tử, do vậy cần có văn
bản dưới luật hướng dẫn chi tiết.
39 GV Thiều Quang Trung
Luật Giao dịch điện tử
• Giải thích từ ngữ trong Luật:
– “Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra, được
gửi đi và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
[Điều 4, mục 12]
– “Phương tiện điện tử” là phương tiện hoạt động
dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc
công nghệ tương tự. [Điều 4, mục 10]
– “Hợp đồng điện tử” là hợp đồng được thiết lập dưới
dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
[Điều 33]
40 GV Thiều Quang Trung
Luật Giao dịch điện tử
– “Chứng thư điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ
chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân
được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
[Điều 4, mục 1]
– “Chương trình ký điện tử” là chương trình máy tính
được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua
thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính
khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho
người ký thông điệp dữ liệu.
[Điều 4, mục 3]
41 GV Thiều Quang Trung
Luật Giao dịch điện tử
– “Chữ ký điện tử” được tạo lập dưới dạng từ,
chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức
khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết
hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả
năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác
nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung thông điệp dữ liệu được ký; Chữ ký điện tử
có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
[Điều 21]
42 GV Thiều Quang Trung
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
43 GV Thiều Quang Trung
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 1:
– Một doanh nghiệp gửi thư điện tử đặt
hàng và nhận được chấp nhận của phía
bên kia bằng fax. Hợp đồng này có giá trị
không?
– Có
44 GV Thiều Quang Trung
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 2:
– Hợp đồng điện tử được forward (gửi
chuyển tiếp) vào một hộp thư điện tử
chuyên dùng để lưu trữ có giá trị như bản
gốc hay không ?
– Có
45 GV Thiều Quang Trung
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 3:
– Đang đi công tác ở Singapore, người bán nhận
được một đơn đặt hàng bằng thư điện tử, có
ký bằng chữ ký số của người mua từ
HongKong. Người bán gửi thông điệp đồng ý
với nội dung đặt hàng. Địa điểm nào được coi
là là địa điểm gửi chấp nhận đặt hàng của
người bán, HongKong, Singapore hay Sài Gòn?
(Biết rằng người bán có trụ sở doanh nghiệp
đặt tại Sài Gòn)
– Sài Gòn
46 GV Thiều Quang Trung
GV Thiều Quang Trung 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_3_co_so_phap_ly_trong_th.pdf