Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Đặc trưng của mô đun là:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết - năng lực thực
hiện công việc;
- Định hướng trọn vẹn vấn đề - Tích hợp nội dung;
- Định hướng làm được - Theo nhịp độ người học;
- Định hướng đánh giá liên tục, hiệu quả;
- Học tập không rủi ro;
- Định hướng cá nhân hoặc nhóm nhỏ người học;
- Định hướng lắp ghép phát triển.
15Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Về tổ chức, quản lí quá trình dạy học theo NL:
- Hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là đã thông
thạo tất cả các NL được xác định trong chương trình, không
phụ thuộc vào thời lượng (số giờ hay tiết học) thực học;
- Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng
mình và không phụ thuộc vào người khác. Do vậy, người học
có thể vào học và kết thúc việc học ở những thời điểm khác
nhau;
- Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ. Người
học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà
không cần học lại những năng lực mà họ đã thông thạo, được
công nhận và tích luỹ bằng các tín chỉ (credits).
16Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Đào tạo theo năng lực đặt trọng tâm vào :
- Việc giải quyết vấn đề, hơn là tập trung vào giải
quyết nội dung.
- Việc đánh giá kết quả học tập của học viên dựa vào
các tiêu chí và tiêu chuẩn nghề trong công nghiệp.
- Sự thành công của chương trình được đánh giá
theo tỉ lệ người học tìm được việc làm đúng nghề,
hơn là dựa trên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt khá giỏi.
51 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiếp cận đánh giá chuẩn đầu ra trong đào tạo nghề - Nguyễn Quang Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07/2014
Nguyễn Quang Việt – Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐẦU RA
TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
Khái niệm, Đặc điểm, Nhận diện vấn đề,
Kỹ năng chung, Đánh giá và công nhận
Vướng víu thuật ngữ
2
2
Tiêu
chuẩn
đào tạo
Chuẩn
đầu ra
Tiêu chuẩn
năng lực
KNN
Khung
trình độ
quốc gia
Tiêu
chuẩn
nghề
TRÌNH
ĐỘ
Mục tiêu
đào tạo
Khung
trình độ
khu vực
Văn
bằng
Mục tiêu đào tạo - Việt Nam
3
Khái niệm
Chuẩn đầu ra:
“Sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một
người tốt nghiệp có khả năng LÀM được nhờ kết quả của
quá trình đào tạo” (Jenkins and Unwin).
“Lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên
của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn
thành một khóa đào tạo” (Univ. New South Wales, Úc).
Một bản diễn giải rõ ràng về những thứ mà người học kỳ
vọng được biết, hiểu và/ hoặc làm như là kết quả của một
quá trình học tập.
4
Khái niệm
Trình độ là gì?
5
Khái niệm
Một văn bằng chính thức do một đơn vị chính thức phát
hành, để công nhận rằng một cá nhân đã được đánh giá
là đạt kết quả học tập hoặc năng lực theo tiêu
chuẩn đã qui định cho loại trình độ đó, thường là
một loại chứng chỉ sơ cấp, bằng trung cấp, cao đẳng
hoặc đại học. Việc học tập và đánh giá một trình độ có
thể được thực hiện thông qua kinh nghiệm làm việc và/
hoặc một chương trình học tập. Một trình độ thể hiện sự
công nhận chính thức về giá trị trên thị trường lao động
và cho bậc giáo dục và đào tạo cao hơn”. (OECD, 2005).
6
Khái niệm
Năng lực là gì?
7
Khái niệm
Năng lực là khả năng thực hiện được các hoạt
động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo các
tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công
việc đó.
8
9
Khái niệm
Năng lực (hành nghề) là thuộc tính tâm
sinh lý và trình độ chuyên môn để hoàn
thành được một hoặc nhiều công việc
theo các tiêu chuẩn tương ứng và trong
môi trường hoạt động thực tế của nghề.
10
Khái niệm
- Tiêu chuẩn năng lực là “những chuẩn mực đã được
thiết lập sẵn về năng lực thực hiện các công việc,
nhiệm vụ trong một nghề”.
11
Khái niệm
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Quy định về kiến thức
chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng
dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà
người lao động cần phải có để thực hiện công việc
theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
(Luật Việc làm 2013).
12
Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Đặc điểm của đào tạo theo năng lực là định hướng
đầu ra.
Hai thành phần chủ yếu của hệ thống đào tạo theo
năng lực là:
- Dạy và học các năng lực
- Đánh giá và xác nhận các năng lực.
13
Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Về cấu trúc của chương trình đào tạo: cấu trúc
thành các mô đun.
Mô đun là gì?
Mô đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến
thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ
nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho
người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một
công việc của một nghề.
14
Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Đặc trưng của mô đun là:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết - năng lực thực
hiện công việc;
- Định hướng trọn vẹn vấn đề - Tích hợp nội dung;
- Định hướng làm được - Theo nhịp độ người học;
- Định hướng đánh giá liên tục, hiệu quả;
- Học tập không rủi ro;
- Định hướng cá nhân hoặc nhóm nhỏ người học;
- Định hướng lắp ghép phát triển.
15
Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Về tổ chức, quản lí quá trình dạy học theo NL:
- Hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là đã thông
thạo tất cả các NL được xác định trong chương trình, không
phụ thuộc vào thời lượng (số giờ hay tiết học) thực học;
- Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng
mình và không phụ thuộc vào người khác. Do vậy, người học
có thể vào học và kết thúc việc học ở những thời điểm khác
nhau;
- Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ. Người
học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà
không cần học lại những năng lực mà họ đã thông thạo, được
công nhận và tích luỹ bằng các tín chỉ (credits).
16
Đặc điểm đào tạo theo năng lực
Đào tạo theo năng lực đặt trọng tâm vào :
- Việc giải quyết vấn đề, hơn là tập trung vào giải
quyết nội dung.
- Việc đánh giá kết quả học tập của học viên dựa vào
các tiêu chí và tiêu chuẩn nghề trong công nghiệp.
- Sự thành công của chương trình được đánh giá
theo tỉ lệ người học tìm được việc làm đúng nghề,
hơn là dựa trên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt khá giỏi.
17
Vấn đề của chúng ta
18
Giáo dục và phát triển nhân lực
Báo cáo World Bank 2013
Báo cáo Eurocham Việt Nam 2013
Báo cáo Manpower Group 2014
19
World Bank 2013
Phần lớn học sinh và lực lượng lao động của Việt Nam
có kỹ năng đọc, viết và tính toán và tỷ lệ này cao hơn
nhiều nước khác, kể cả các nước giàu có hơn Việt Nam.
Trong khảo sát STEP về phần kỹ năng đọc, người lao
động Việt Nam có kết quả trội hơn những đồng nghiệp
của mình không chỉ ở Lào là đất nước nghèo hơn, mà
còn tốt hơn so với Bolivia và Sri Lanka là các quốc gia
giàu có hơn.
Học sinh Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau học toán tốt
hơn so với học sinh cùng tuổi ở Ấn Độ, Ethiopia và Pêru
(Rolleston, James and Aurino, sắp phát hành).
20
World Bank 2013
Tuy nhiên, người sử dụng lao động ở Việt Nam cũng rất vất
vả tìm kiếm người lao động phù hợp cho các công việc hiện
đại. Nhiều công ty Việt Nam vẫn nói rằng khó khăn trong
việc tìm kiếm những người lao động có kỹ năng phù hợp là
trở ngại đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thiếu hụt kỹ năng là một vấn đề nghiêm trọng với các ứng
viên tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên
môn và quản lý, là những công việc thường đòi hỏi người lao
động phải thực hiện các nhiệm vụ có tính chất phân tích, phi
thủ công và không phải thường quy.
21
World Bank 2013
22
Mô hình giản lược về quá trình
hình thành kỹ năng
23
World Bank 2013
- Quá trình phát triển kỹ năng bắt đầu từ khi con người
sinh ra và tiếp tục trong bậc giáo dục mầm non và tiểu học,
lên đến trung học và tiếp đến bậc giáo dục nghề và đại
học, và tiếp tục cho đến đào tạo tại chỗ trong công việc.
- Do đó, chiến lược phát triển kỹ năng của Việt Nam cần có
một cách tiếp cận tổng hợp và hướng đến việc làm thế nào
trang bị tốt nhất cho từng cá nhân những kiến thức và kỹ
năng phù hợp cho cả cuộc đời của mỗi người.
- Báo cáo này nghiên cứu việc học hỏi các kỹ năng nhận
thức và hành vi từ giai đoạn tuổi thơ và giáo dục phổ
thông, cũng như việc học hỏi kỹ năng kỹ thuật ở bậc giáo
dục nghề và đại học, và đào tạo tại chỗ trong công việc.
24
Eurocham Việt Nam 2014
- “Phong cách giáo dục đã thấm sâu vào văn hóa, tạo
ra chuỗi vòng lặp lại theo đó thế hệ này dạy thế hệ
tiếp theo đúng phương pháp cũ mà không có những
tiến triển nào. Tác động của phong cách đào tạo này
khiến tất cả học sinh đều có một cách hành xử và tác
động giống nhau thể hiện rõ tại nơi làm việc, kết quả
là nhân viên thường không có sáng kiến hay lối tư
duy tích cực nào.”
- Trong khối ASEAN Việt Nam nằm ở nửa cuối của
bảng xếp hạng đánh giá về phát triển nguồn nhân
lực.
25
Manpower Group 2014
26
Manpower Group 2014
- Giám đốc sản xuất của Pepsico Việt Nam cho biết:
“Không khó để tìm được những người có bằng cấp phù hợp,
nhưng tuyển được người có kỹ năng mềm phù hợp thì không
dễ dàng chút nào. Chúng tôi cần những công nhân có ý thức
trách nhiệm, nhạy bén và đáng tin cậy”.
- Giám đốc nhân sự: kỹ năng chuyên môn là điều kiện cần
nhưng kỹ năng tổng quát là điều kiện đủ.
Một giám đốc nhân sự giải thích:
“Những ứng viên có đủ kỹ năng và trình độ chuyên môn thì dễ
tìm. Nhưng khi chúng tôi phỏng vấn họ, điều chúng tôi tìm
kiếm ở họ chính là thái độ làm việc tích cực, kỹ năng mềm,
sự tận tụy và khả năng Tiếng Anh”.
27
Nhận diện
Băn khoăn về nguồn nhân lực VN:
Kỹ năng viết, trình bày, giao tiếp, làm việc nhóm,
giải quyết vấn đề;
Khả năng tranh luận, phê phán, sáng tạo;
Thiếu “Khuynh hướng muốn biết” để “học suốt đời”;
Tuân thủ pháp luật, kỷ luật tại nơi làm việc;
Thiếu cái nhìn tổng thể, cân bằng giữa lợi ích cá
nhân và cộng đồng.
28
Lực lượng lao động nước khác
Trình độ cao, đa dạng và linh hoạt:
Viết, truyền đạt rõ ràng, thuyết phục, hiệu quả và
có tính phê phán;
Am hiểu cách thu nhận kiến thức và nhận thức về
vũ trụ, xã hội và bản thân;
Kiến thức về các nền văn hoá, thời đại khác;
Ra quyết định: yếu tố lịch sử với tầm nhìn rộng;
Suy nghĩ có hệ thống về luân lý, đạo đức v.v..
Kiến thức tương đối sâu về lĩnh vực chuyên môn
nào đó.
29
Nhận diện
Chỉ khi đó, đất nước mới có được:
Những “nhà hoạch định” bên cạnh những kỹ sư;
Những “tổng công trình sư” bên cạnh những
chuyên gia;
Những công dân biết cân bằng các yếu tố xã hội,
lợi ích cá nhân và cộng đồng.
30
Nhận diện
Giáo dục tổng quát
(General/Liberal Education)
Kỹ năng chung
(Generic Skills)
31
Kỹ năng chung
Các KNC (kỹ năng để làm việc), rất quan trọng đối
với bất kỳ ai muốn gia nhập lực lượng lao động;
Ở nhiều nước, KNC đã được đưa vào giảng dạy
trong các cơ sở GDĐTN;
Giảng dạy KNC sẽ làm tăng thêm cơ hội tìm việc làm
cho các học viên;
Thế nào là KNC, giảng dạy như thế nào, khi nào, và
đánh giá ra sao vẫn còn nhiều tranh luận.
32
Kỹ năng chung
KNC còn có nhiều tên gọi khác:
Năng lực chủ chốt (key competencies)
Kỹ năng chủ chốt (key skills)
Kỹ năng cơ bản (basic/fundermental skills)
Kỹ năng nòng cốt (core skills)
Kỹ năng thiết yếu (essential skills)
Kiến thức ở nơi làm việc (workplace know-how)
33
Kỹ năng chung
Các thành phần thông thường của KNC:
Kỹ năng cơ bản: đọc, viết, số học
Kỹ năng đối nhân: giao tiếp, làm việc nhóm
Kỹ năng tư duy: thu thập và sắp xếp thông tin, giải
quyết vấn đề, lập kế hoạch và tổ chức, logic
Phẩm chất cá nhân: tinh thần trách nhiệm, tháo
vát, linh hoạt, quản lý thời gian, tự trọng
Kỹ năng kinh doanh: sáng tạo, táo bạo
Kỹ năng cộng đồng: trách nhiệm công dân.
34
Kỹ năng chung
Các KNC còn được định nghĩa là:
Kỹ năng thiết yếu để mỗi người chuẩn bị trước khi
bước vào cuộc đời làm việc;
Áp dụng cho nhiều loại công việc và tổ chức cùng
thuộc một nghề;
Có hiệu quả trong nhiều môi trường hoạt động
nghề, điều kiện làm việc và cuộc sống lâu dài;
Kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp, hiểu biết về
KHKT, giải quyết vấn đề;
Có thể học được;
Có thể đánh giá được với độ tin cậy cao.
35
Kỹ năng chung
Kỹ năng chung là những kỹ năng áp dụng được
trong hoạt động của nhiều nghề, nhiều công việc
và là điều kiện tiên quyết để một người có thể lao
động, học tập lâu dài trong cuộc sống của mình.
36
Kỹ năng chung
Y tế cộng đồng: kỹ năng đối nhân như giao tiếp,
làm việc tập thể, tôn trọng khách hàng, nhạy cảm
với sự đa dạng văn hóa, thông cảm với người tàn
tật.
Kế toán: cẩn mật, trung thực và liêm chính phù
hợp với mối quan tâm của khách hàng.
Đối với sinh viên học cơ khí: kỹ năng giải quyết
vấn đề thường được ưu tiên hơn hết.
37
Đào tạo kỹ năng chung
Các tổ chức GDĐTN có thể biên soạn tài liệu, xác
định mức độ ưu tiên và giảng dạy KNC.
Các KNC cần được đưa vào chương trình đào tạo
sao cho dễ hiểu và dễ định hình chiến lược giảng dạy.
Phải có chiến lược dạy học (bao gồm chiến lược
đánh giá) phù hợp với bối cảnh nghề và trình độ của
mỗi cá nhân.
38
Đào tạo kỹ năng chung
Một số khó khăn:
Chưa thống nhất về các yếu tố cấu thành KNC, làm
thế nào để vận dụng và nhận biết được những kỹ năng
này trong thực tế;
Bất đồng ý kiến về việc KNC có thể dạy được không
hay chỉ có thể tự học, tự phát triển;
KNC khác nhau (quốc gia, vùng, nghề) nên ưu tiên,
chiến lược dạy học tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều
kiện. Điều này khiến việc chuẩn hóa tài liệu giảng dạy
và đánh giá thêm phần khó khăn.
39
Đánh giá/Công nhận năng lực
- Đánh giá kỹ năng nghề là: Một quá trình thu thập
chứng cứ và đưa ra kết luận về một người đã đạt
tiêu chuẩn kỹ năng nghề hay chưa.
- Đánh giá bao gồm các thủ tục đo lường có khoa học
và kỹ thuật phân tích, diễn giải sự thực hiện của người
được đánh giá so với các tiêu chuẩn.
40
Chứng cứ
- Chứng cứ là “cái được dẫn ra để làm căn cứ
xác định điều gì đó là có thật” [TĐTV 2008]
- Chứng cứ năng lực là những thông tin thu thập
về khả năng thực hiện công việc của ứng viên
dựa trên các chuẩn mực yêu cầu, cung cấp cho
đánh giá viên cơ sở để có kết luận quyết định về
năng lực của ứng viên.
41
Đánh giá theo năng lực
Người được đánh giá (ứng viên)
Học viên, người lao động có
mong muốn thể hiện mình đã có
đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ,
công việc ở nơi làm việc.
Người đánh giá (đánh giá
viên)
Những người đã đạt tiêu chuẩn
nghề trong ngành/nghề và
nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá.
Tiêu chuẩn năng lực
Những chuẩn mực về năng lực thực hiện các công
việc, nhiệm vụ trong một nghề nhất định đã được
thiết lập sẵn của quốc gia hoặc ngành nghề.
Ứng viên cần cung cấp chứng cứ
nhất quán và đầy đủ để chứng
minh mình đã đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực
Đánh giá viên thu thập và phân tích
chứng cứ về năng lực của ứng viên để
quyết định xem họ đã đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực chưa
42
Đánh giá theo năng lực
- Chứng cứ là “cái được dẫn ra để làm căn cứ xác
định điều gì đó là có thật” [TĐTV 2008]
- Chứng cứ là những thông tin thu thập về khả
năng thực hiện công việc của ứng viên dựa trên
các chuẩn mực yêu cầu, cung cấp cho đánh giá
viên cơ sở để có kết luận quyết định về năng lực
của ứng viên.
43
Đánh giá theo năng lực
Công cụ đánh giá bao gồm phương tiện và các chỉ
dẫn cần thiết để thu thập và phân tích chứng cứ.
44
Đánh giá theo năng lực
Phương pháp đánh giá là những kỹ
thuật cụ thể được áp dụng để thu
thập các loại chứng cứ khác nhau
cho việc đánh giá.
45
Phương pháp đánh giá
4 phương pháp cơ bản:
Quan sát thực tế thực hiện công việc của ứng viên,
ghi chép những quan sát phù hợp với yêu cầu đặt ra của
chuẩn mực về năng lực thực hiện.(bảng hướng dẫn thực hiện)
Kiểm tra và xem xét các thành phẩm, kể cả các dự
án đã hoàn thành. (bảng kiểm)
Kiểm tra dưới hình thức thi viết/vấn đáp để đánh
giá kiến thức của ứng viên về công việc được giao.
(bảng câu hỏi, câu đố, bài tập tình huống, xử lý vấn đề)
Phỏng vấn những người biết về khả năng của ứng
viên. (người quản lý trực tiếp, người đào tạo, đồng nghiệp)
46
Một số phương pháp và công cụ đánh giá
47
48
Tiêu chuẩn
Van hanh thiet bi ban le.doc
Xác định 02 đơn vị năng lực/ kỹ năng: 01 của
cán bộ quản lý, 01 của giáo viên dạy nghề để
xây dựng công cụ và phương pháp đánh giá.
50
Bài tập nhóm
Mẫu đơn vị năng lực
1) Tên đơn vị năng lực:
2) Mô tả đơn vị năng lực: mô tả tóm tắt về năng lực bao gồm hoạt động
chính và kết quả cuối cùng phải đạt được.
3) Thành phần (năng lực): mô tả các hoạt động phải thực hiện để hoàn
thành đơn vị năng lực (bắt đầu bằng động từ).
4) Tiêu chí thực hiện: thể hiện mức độ đạt được của thành phần năng lực,
quan sát và đo lường được để đảm bảo đánh giá chính xác (bắt đầu
bằng danh từ, cấu trúc câu bị động).
5) Các kỹ năng và kiến thức thiết yếu: nêu rõ các kỹ năng quan trọng và
kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
6) Phạm vi và bối cảnh áp dụng: diễn đạt rõ ràng phạm vi sự thực hiện, bao
gồm bối cảnh, sự vận hành và trang thiết bị theo tiêu chí thực hiện.
7) Hướng dẫn đánh giá: nêu các hướng dẫn lựa chọn chứng cứ hỗ trợ cho
việc đánh giá và cách thức đánh giá để xác định một cá nhân có năng
lực thực hiện công việc trong một môi trường làm việc cụ thể.
51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tiep_can_danh_gia_chuan_dau_ra_trong_dao_tao_nghe.pdf