Bài giảng tin 10 kiểu xâu

IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:

Qua bài hôm nay các em cần nắm được:

+ Xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều);

+ Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu;

+ Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu;

* Bài tập củng cố:

1. Hãy khai báo xâu bien có độ dài là 30

2. Xâu bien= ‘danh sach hoc sinh’

bien[5]=?

3. Cho xâu: s= ‘ thi dua hoc tot’

Hãy chọn đáp án đúng:

A, length(s)= 12

B, length(s)= 15

C, length(s)= 16

D, length(s)=10

 

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tin 10 kiểu xâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phú Lương Người soạn : Đặng Thị Thơm GVHD : Lương Thị Mai Lan Bài 12. Kiểu Xâu (tiết 1) Mục đích, yêu cầu Về kiến thức Học sinh nắm được xâu là một dãy kí tự. Biết được cách khai báo xâu, truy cập phần tử. Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu. Về kĩ năng - So sánh hai xâu Khai báo kiểu xâu. Nhận biết và bước đầu sử dụng được các hàm, thủ tục chuẩn. Về tư tưởng, tình cảm Giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về kiểu xâu. Làm cho học sinh yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp - Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp. 2. Phương tiện a. Chuẩn bị của giáo viên: - SGK, giáo án… b. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở ghi… Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp Lớp: Sĩ số: Vắng: Có phép: Không phép: 2. Đặt vấn đề Ở tiết trước các em vừa thực hành với dữ liệu kiểu mảng, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một kiêu dữ liệu có cấu trúc mới. Đó là “ Kiẻu xâu”. 3. Nội dung bài học a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xâu và cách truy cập phần tử xâu Nội dung bài học Hoạt động của GV và HS Thời gian Dữ liệu trong các bài toán không chỉ thuộc kiểu số mà cả kiểu phi số- dạng kí tự. Dữ liệu kiểu xâu là dãy các kí tự - Xâu là một dãy kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu. - Số lượng kí tự trong một xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng. *VD: - ‘lop 11b6’ ( ‘1’ là một phần tử của xâu- xâu có độ dài là 8) - ‘20/11/1990’ (xâu có độ dài là 10) * Cách tham chiếu tới phần tử của xâu: [ chỉ số] VD: ‘Nguyễn Văn An’ Biến hoten để lưu trữ giá trị hằng xâu trên thì hoten[6] cho ta kí tự ‘n’ là kí tự thứ 6 của biến xâu hoten. * Chú ý: - Xâu có thể chứa dấu cách. Dấu cách cũng là một kí tự của xâu. - Trong chương trình, khi viết một xâu, ta phải viết xâu kí tự đó giữa hai dấu nháy đơn nhưng khi nhập từ bàn phím gía trị một xâu, ta chỉ cần gõ các kí tự thuộc xâu đó rồi nhần phím Enter. - Xâu chỉ gồm một dấu cách được viết là ‘ ‘. Để viết xâu rỗng ta viết hai dấu nháy đơn liền nhau ‘’. VD: Trong các kiểu dữ liệu dưới đây kiểu dữ liệu nào thuộc kiểu dữ liệu xâu? A: 1234 B: ‘1234’ C: ‘THPT Phu Luong’ D ‘ ‘ GV: Đưa ra khái niệm xâu HS: Ghi bài GV: Lấy ví dụ minh họa cho khái niệm xâu GV: Hãy nhắc lại cho cô cách tham chiếu tới phần tử của mảng? HS: [chỉ số] GV: Tương tự mảng, cách tham chiếu tới phần tử của xâu được xác đinh bởi: HS: Ghi chép bài. GV: Đưa ví dụ minh họa b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo xâu Nội dung bài học Hoạt động của GV và HS Thời gian - Cú pháp: Var : string [độ dài lớn nhất của xâu]; - Chú ý: Trong mô tả xâu có thể bỏ qua khai báo độ dài, chẳng hạn: Var hoten: string; Khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255. VD: Var ngaysinh: string[25]; GV: Đưa ra cú pháp và giải thích các thành phần: + Var là từ khóa + String: tên dành riêng để khai báo kiểu dữ liệu xâu + Tên biến là tên biến xâu + Độ dài lớn nhất của xâu là độ dài tối đa của xâu, không vượt quá 255 kí tự GV: Đưa ra ví dụ.Giải thích VD: + Tên biến là ngaysinh; + Độ dài lớn nhất của xâu là 25 có nghĩa là độ dài của xâu sẽ nhận giá trị trong khoảng từ 0..25 c. Hoạt động 3: Tìm hiểu thao tác xử lý xâu Nội dung bài học Hoạt động của GV và HS Thời gian * Các thao tác xử lý xâu a, Phép ghép xâu: kí hiệu là dấu (+), được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một. VD: ‘Ha’ + ‘ Noi’ cho ta kết quả là ‘Ha Noi’ b, Phép so sánh xâu: + Phép toán so sánh: >,>=, + Các quy tắc so sánh: - Xâu A được gọi là lớn hơn xâu B nếu kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn - Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A là nhỏ hơn B - Hai xâu được coi là bằng nhau nếu như chúng giống nhau hoàn toàn. Lưu ý: Xâu có độ dài nhỏ hơn có thể lớn hơn c. Các thủ tục và hàm xử lý xâu 1. Thủ tục delete(st,vt,n):xoá n kí tự từ vị trí vt trong xâu st VD: Giá trị st Thao tác kết quả ‘abcdef’ Delete(st,4,2) ‘abcf’ Delete(st,2,2) ’adef’ 2. Thủ tục insert(s1,s2,vt): chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu từ vị trí vt VD: S1 S2 Thao tác kết quả ‘c’ ‘abd’ insert(s1,s2,3) ‘abcd’ 3. Hàm copy(s,vt,n): tạo xâu gồm n kí tự bắt đầu từ vị trí vt của xâu s VD: Giá trị s biểu thức kết quả ‘abcdef’ copy(s,4,3) ‘def’ 4. Hàm length(s): cho giá trị độ dài xâu s VD: Giá trị s biểu thức kết quả ‘ha noi’ Length(s) 6 5. Hàm pos(s1,s2): cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2 VD: S1 S2 Thao tác kết quả ‘a’ ‘abd’ pos(s1,s2) 1 ‘c’ pos(s1,s2) 0 6. Hàm upcase(ch): cho kí tự chữ hoa ứng với kí tự ch VD: Giá trị ch biểu thức kết quả ‘a’ upcase(ch) ‘A’ GV: Nêu phép ghép xâu và nêu VD HS: Ghi bài. GV: Trong toán học các em đã được học các phép toán so sánh nào? HS: >, >=, GV: Yêu cầu HS đọc SGK và nêu quy tắc so sánh xâu GV: Áp dụng các quy tắc so sánh xâu, hãy so sánh các xâu sau: ‘thi dua’….’thi dua hoc tot’ ‘toan’..’toan’ ‘anh’…’ba’ HS: ‘thi dua’ < ‘thi dua hoc tot’ ‘toan’= ‘toan’ ‘anh’ < ‘ba’ ( vì kí tự đầu tiên là ‘a’ có mã ASCII nhỏ hơn ‘b’) GV: * Nêu thủ tục delete và chức năng * Nêu VD * Nhận xét và kết luận HS: Ghi bài GV: * Nêu thủ tục insert và chức năng * Nêu VD * Nhận xét và kết luận HS: Ghi bài GV: * Nêu hàm copy và chức năng * Nêu VD * Nhận xét và kết luận HS: Ghi bài GV: * Nêu hàm length và chức năng * Nêu VD: * Nhận xét và kết luận HS: Chú ý nghe giảng GV: * Nêu hàm pos và chức năng * Nêu VD * Nhận xét và kết luận HS: Ghi bài GV: *Nêu hàm upcase và chức năng * Nêu VD * Nhận xét và kết luận HS: Ghi bài IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: Qua bài hôm nay các em cần nắm được: + Xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều); + Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu; + Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu; * Bài tập củng cố: 1. Hãy khai báo xâu bien có độ dài là 30 2. Xâu bien= ‘danh sach hoc sinh’ bien[5]=? 3. Cho xâu: s= ‘ thi dua hoc tot’ Hãy chọn đáp án đúng: A, length(s)= 12 B, length(s)= 15 C, length(s)= 16 D, length(s)=10 BTVN: Các em về nhà xem trước phần 3: một số ví dụ V. NHẬN XÉT CỦA CÔ GIÁO:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Tin 10 bài Kiểu xâu.doc
Tài liệu liên quan