TỔN THƯƠNG THỨ PHÁT
8. Teo da (atrophy)
Teo thượng bì: Thượng bì mỏng đi các nhú bì và mào thượng
bì bị giảm, da dễ xếp nếp.
Teo bì: Da bị lõm xuống thí dụ: vergeture thượng bì vẫn bình
thường chỉ có bề dày của da giảm.
9. Cứng da (Sclerodermie):
Sự trợt của da trở nên khó khăn do cấu tạo bì đặc lại.
10. Sẹo (scar):
Là do mô hạt tân tạo. Sẹo có thể phì đại (sẹo lồi) hoặc sẹo teo
42 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổn thương cơ bản - Ngô Minh Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO
ThS. BS. Ngô Minh Vinh
TỔN THƯƠNG CƠ BẢN
ĐỊNH NGHĨA
Sang thương căn bản là một tổn thương ở ngoài da
mà đặc tính của nó còn giữ nguyên vẹn.
Cần phải biết thương tổn nguyên phát và thứ phát
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
1. Tổn thương nằm ngang so với mặt phẳng của da:
Liên quan đến màu sắc của da, đặc trưng cho thương tổn này là dát: đường kính < 0.5 cm người ta gọi là
macule, > 0.5 cm gọi là patch
Dát là sự thay đổi màu sắc của da, ngoài sự thay đổi đó thì không có gì khác da bình thường.
Dát sắc tố:
Là sự thay đổi của màu da do sự thay đổi lượng sắc tố melanin có thể bẩm sinh (bạch tạng) có thể mắc
phải (tàn nhang) hoặc là sự tích tụ chất không phải melanin (như xâm mình, nhiễm chất bạc).
Hồng ban (Erythème)
Là những dát màu đỏ xung huyết, biến mất dưới sức đè ép thường gặp trong eczéma, phỏng độ I, hồng
ban đa dạng.
Dát mạch máu (tache vasculaire)
Màu hồng hay đỏ sậm là sự dãn nở của các mạch máu trong bì và biến mất dưới kính đè (như dãn mao
mạch, u mạch phẳng).
Xuất huyết dưới da (purpura)
Màu đỏ không biến mất dưới kính đè. Đây là hiện tượng xuất huyết ở lớp bì. Tuỳ theo kích thước có 3
loại: điểm xuất huyết (pétéchie), vệt xuất huyết (vibice), vết bầm (ecchymose).
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
Thương tổn nhô lên so với mặt phẳng của da:
Các thương tổn dạng lỏng:
Mụn nước (vésicule) vesicle
Thương tổn có đường kính từ < 0.5 cm, bên trong chứa dịch trong hay vàng nhạt, khi mụn nước vỡ
dịch thoát ra, sau đó khô đóng vẩy, thường gặp trong chàm cấp và tổ đỉa.
Bóng nước (bulle) bulla
Thương tổn có đường kính trên 3mm dịch có thể trong, đục, có lẫn máu bệnh thường gặp là
pemphigus, pemphigoide bulleuse.
Mụn mủ (pustule) pustule
Như mụn nước nhưng bên trong có chứa mủ:
Mụn mủ trong thượng bì, cạn dễ vỡ đóng mài thường gặp trong Impétigo.
Mụn mủ ngay chân lông thường gặp trong viêm nang lông.
Mụn mủ ở ngoài nang lông thường gặp là nhọt.
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
Các tổn thương dạng đặc:
Sẩn (papule):
Kích thước nhỏ hơn 0.5 cm, khi biến mất không để lại sẹo.
Sẩn thượng bì gặp trong mụt cóc phẳng (verrue plane)
Sẩn bì gặp trong giang mai giai đoạn II, sẩn phù (papule ortiée) gặp trong mề đay.
Rất thường gặp là sẩn bì thượng gặp trong lichen phẳng, vẩy nến.
Sẩn nang lông: hình thành ở lỗ chân lông như dầy sừng nang lông, vẩy phấn đỏ
nang lông, mụn.
Sần sừng (verrucosité)
Là sẩn có bề mặt hóa sừng như là mụn cóc.
Sùi (végétation)
Là sự tăng sinh và phát triển của các nhú bì hợp lại thành một chỗ nhô cao. Trên có
phủ một lớp thượng bì mỏng màu hồng hay có những vết lở rịn nước như mồng gà,
viêm da mủ sùi.
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
Các tổn thương dạng đặc:
Mãng (Plaque) :
Kích thước lớn hơn 0.5 cm, thường là do tập trung của các sẩn
.
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
Thương tổn ở dưới bề mặt da:
- Cục (nodule)
Ơû thể đặc nằm ở mô dưới da kích thước thường lớn
hình cầu hay quả trứng. Nhiều khi người ta nhận ra
thương tổn cục bằng cách sờ nắn hơn là thị giác. Ban đầu
thì cục đặc cứng sau đó hóa mềm, loét và để lại sẹo trên da
màu đỏ tím mà người ta gọi là gôm. Các bệnh sinh ra gôm
là giang mai, lao, nấm.
Các bướu lành hay ác tính ở da có thể có dạng cục.
- Cyst (nang)
Thể lỏng nằm ở mô dưới da, giống như cục khi ấn có
cảm giác lình bình thí dụ như nang bã.
TỔN THƯƠNG NGUYÊN
PHÁT
Thương tổn vừa ở trên và dưới mặt da:
Thường gặp là củ (tubercule): Nhô cao trên mặt da và
thâm nhiễm sâu xuống trung bì. Đôi khi khó phân biệt
với sẩn nhưng có một vài đặc điểm khác như:
Loét và biến mất để lại sẹo.
Thâm nhiễm tế bào đến lớp bì dưới.
Tiến triển chậm kéo dài.
Củ thường gặp trong các bệnh lupus lao, giang mai,
phong.
TỔN THƯƠNG THỨ PHÁT
1. Sắc tố:
Vùng tăng sắc tố là do sự lắng đọng của melanin khi sang thương nguyên phát như
sẩn, củ, bóng nước bị thoái hóa.
Vùng giảm sắc tố gắn liền với sự giảm melanin có tên gọi là leucodermie
secondaire.
2. Vẩy (Scales)
Là các phiến kératin tróc từ lớp sừng của da, nếu vẩy mịn nhỏ người ta gọi là vẩy
cám (Furfuracées) gặp trong bệnh vẩy phấn hồng, lang ben. Nếu vẩy lớn thì gọi là
vẩy phiến (Lamellaires) gặp trong bệnh vẩy nến (Psoriasis). Trong bệnh da vẩy cá
(Ichtyose) thì vẩy hiện diện thường xuyên.
3. Mài (crust)
Được hình thành khi có thanh dịch, mủ, máu được tiết ra. Nếu là thanh dịch thì mài
có màu vàng trong, nếu là mủ thì màu vàng xanh và nếu máu thì màu nâu.
TỔN THƯƠNG THỨ PHÁT
4. Xước (excoriation)
Là sự mất các lớp trên của da do gãi hay chấn thương. Nếu do gãi thì chỉ khu trú ở
lớp thượng bì, ta thấy có vạch trắng hồng lành không để sẹo. Nếu do chấn thương thì
sâu đến lớp bì khi lành sẽ để sẹo và làm vùng đó sẽ tăng hay giảm sắc tố.
5. Trợt (Erosion)
Lớp da bị tróc thượng bì, lành không để sẹo, thường gặp trong săng giang mai.
6. Loét (ulcer)
Lớp da bị mất xuống đến lớp bì khi lành để lại sẹo thường gặp trong loét sâu quảng.
7. Lichen hóa (lichenification)
Là sự dày và cứng của lớp da, kèm theo có xước, tăng sắc tố. Trên bề mặt da có các
rãnh ngang dọc hoằn sâu vẽ thành ô không đều. Tổn thương này hay gặp ở chàm
mãn tính.
TỔN THƯƠNG THỨ PHÁT
8. Teo da (atrophy)
Teo thượng bì: Thượng bì mỏng đi các nhú bì và mào thượng
bì bị giảm, da dễ xếp nếp.
Teo bì: Da bị lõm xuống thí dụ: vergeture thượng bì vẫn bình
thường chỉ có bề dày của da giảm.
9. Cứng da (Sclerodermie):
Sự trợt của da trở nên khó khăn do cấu tạo bì đặc lại.
10. Sẹo (scar):
Là do mô hạt tân tạo. Sẹo có thể phì đại (sẹo lồi) hoặc sẹo teo.
THƯƠNG TỔN PHỐI HỢP
Các sang thương căn bản thường phối hợp với nhau
thí dụ: Hồng ban mụn nước gặp trong chàm, hồng ban
vẩy gặp trong vẩy phấn hồng, vẩy nến.
PHÂN BỐ HÌNH MẠNG
LƯỚI
PHÂN BỐ THEO ĐƯỜNG
TỔN THƯƠNG DA KHÁC
1. Comedo:
nút chất sừng và chất bã nằm ở lổ đổ của nang lông: lổ nang nang dãn nở
(đầu đen), hoặc đóng (dầu trắng hoặc comedo nhân đóng).
Gặp trong: Acne, Epidermal cyst, Discoid lupus erythematosus, ..
2. Milia:
Nang sừng nông, kích thước nhỏ, không nhìn thấy lổ hổng
Gặp trong: chronic solar damage, porphyria cutanea tarda,
3. Burrow:
Đường hầm ngoằn ngèo, hẹp và nhô cao được tạo ra bởi ký sinh trùng
Gặp trong: ghẻ ngứa,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ton_thuong_co_ban_ngo_minh_vinh.pdf