Trị liệu trầm cảm Bản thân các trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm
cảm không phải là những người yếu đuối và các
em không có khiếm khuyết về tính cách.
Cảm giác trầm cảm của các em là rất thật và
không thể kỳ vọng vào việc các em chỉ cần "vui
vẻ lên."
Trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cần
được điều trị và bệnh trầm cảm của các em là
có thể chữa khỏi được. Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy
rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức
rất hữu ích cho những trẻ mắc bệnh trầm cảm.
Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú
trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại
cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường
liên quan tới bệnh trầm cảm.
Các biện pháp điều trị khác có thể là trị liệu
tâm lý cho gia đình và trị liệu theo nhóm.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng
thuốc để chữa chứng trầm cảm ở trẻ em.
22 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦM CẢM Ở TRẺ EM VÀ
THANH THIẾU NIÊN
Ths.Bs. Nguyễn Thị Thanh Bình
Bệnh viện C Đà nẵng
Định nghĩa trầm cảm
Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc. Cảm xúc là một
loại phản ứng của con người trước những kích
thích xảy ra từ bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể.
Trầm cảm gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và
nghề nghiệp.
Người ta ước tính, tỷ lệ suy giảm các chức năng do
rối loạn cảm xúc bằng tất cả những suy giảm chức
năng do các bệnh mãn tính của cơ thể cộng lại.
• Hàng năm có 850.000
người chết vì chứng trầm
cảm.
• Khoảng 5% dân số thế
giới có rối loạn trầm cảm.
• Tỷ lệ hiện mắc trầm cảm
là 2,3-3,2% ở nam giới,
4,5-9,3% ở nữ giới. Nếu
tính trong cả cuộc đời thì
tỷ lệ mắc là 7-12% ở nam
và 20-25% ở nữ.
• Năm 2020, dự đoán trầm
cảm sẽ là căn bệnh phổ
biến toàn cầu, xếp vị trí
thứ 2, với khoảng 121
triệu người mắc bệnh.
• Khi một đứa trẻ hoặc một
thanh thiếu niên cảm thấy
buồn chán quá thường
xuyên, quá nhiều, hoặc
quá lâu, em có thể đã mắc
chứng trầm cảm.
Nguyên nhân của trầm cảm
Di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thì
nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Có bất thường trong các chất dẫn truyền thần kinh:
Norepinephrine, Serotonine và Dopamine giảm.
Rối loạn nội tiết tố: Trục tuyến thượng thận và trục
tuyến giáp
Sang chấn hay khủng hoảng tâm lý: thất bại trong cuộc
sống như: học tập, công việc, hôn nhân, bị mất người
thân...
Biểu hiện của trầm cảm
Trẻ em và thanh thiếu niên có thể khó nhận biết
và khó mô tả về cảm xúc và cảm giác của bản
thân các em.
Các em có thể vẫn chưa biết cách bộc lộ cảm
xúc của bản thân bằng từ ngữ.
Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua
hành vi.
Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành
vi này là hành động không vâng lời hoặc thích
thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của
chứng trầm cảm.
Cảm xúc trầm, buồn: chán nản, trống
rỗng, vô vọng, không thiết tha bất cứ điều
gì. Có thể nhận biết qua dáng điệu, ngôn
ngữ, trang phục và lời kể...
Mất hứng thú: Ít quan tâm, hứng thú với
những thứ, những hoạt động mà trước đây
các em rất thích.
Mất cảm giác ngon miệng: 70% trẻ trầm
cảm chán ăn nên thường bị sút cân. Có một
tỷ lệ nhỏ thèm ăn và thích ăn đồ ngọt quá
mức.
Mất ngủ: 80% trằn trọc, khó ngủ, Buổi
sáng cảm thấy uể oải, người nặng nề,
muốn nằm lì trên giường...
Rối loạn tâm thần vận động: Cảm xúc, tư
duy, hành vi chậm chạp, giọng nói đều
đều, chậm và đứt quãng.
Mất sinh lực: mệt mỏi, mất sức hoặc
cạn kiệt sức lực, chán nản, thiếu nhiệt
tình mặc dù chẳng hoạt động gì nhiều
Mặc cảm tự ti và cảm giác tội lỗi: Trẻ thiếu tự
tin, luôn tự đánh giá thấp bản thân và cảm
thấy mình là người thất bại, tồi tệ, có lỗi.
Thiếu quyết đoán, khả năng tập trung kém: do
cảm xúc, tư duy, hành vi chậm, kém tập trung,
kém chú ý, giao tiếp kém, xa lánh mọi người nên
trẻ thiếu sự quyết đoán khi cần quyết định một
vấn đề nào đó
Có ý tưởng/hành động tự sát: trẻ thường nghĩ về
cái chết và tự hủy hoại bản thân vì nghĩ chết là để
giải thoát mọi vấn đề, nguy cơ tự sát cao ở giai
đoạn bắt đầu điều trị.
Lo âu: Căng thẳng, cảm giác lo
âu, sợ hãi, đối khi bật khóc, la hét,
cáu giận không có nguyên nhân.
Bộc lộ những triệu chứng cơ thể: tim đập
nhanh, thở gấp, khó thở, đau đầu, đau
ngực, buồn nôn, táo bón...
Có tâm trạng tức giận, thù hận hoặc các
hành vi nguy hiểm nghiêm trọng.
Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả
học tập kém
Trị liệu trầm cảm
Bản thân các trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm
cảm không phải là những người yếu đuối và các
em không có khiếm khuyết về tính cách.
Cảm giác trầm cảm của các em là rất thật và
không thể kỳ vọng vào việc các em chỉ cần "vui
vẻ lên."
Trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cần
được điều trị và bệnh trầm cảm của các em là
có thể chữa khỏi được.
Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy
rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức
rất hữu ích cho những trẻ mắc bệnh trầm cảm.
Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú
trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại
cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường
liên quan tới bệnh trầm cảm.
Các biện pháp điều trị khác có thể là trị liệu
tâm lý cho gia đình và trị liệu theo nhóm.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng
thuốc để chữa chứng trầm cảm ở trẻ em.
* Thuốc: theo chỉ định của BS chuyên khoa.
Một số thuốc chống trầm cảm (Amitriphilin,
anafranil, stablon, Remeron, Sertralin)
* Sốc điện
* Tâm lý trị liệu:
- Giải tỏa cảm xúc giận dữ
- Kiểm soát tự tử
- Điều chỉnh nhận thức lệch lạc
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ
- Vận động thân thể
Biện pháp phòng ngừa
Viết nhật ký
Truyện trò tâm sự với Viết nhật ký giải tỏa
người thân, bạn bè
Xây dựng hệ thống hỗ trợ
Tập thể dục, thể thao, yoga...
Quản lý stress
Làm thế nào để được giúp đỡ?
• Trước hết, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
• Hãy yêu cầu khám kiểm tra sức khỏe toàn diện cho trẻ
• Cho bác sĩ biết về những hành vi của trẻ khiến quý vị
cảm thấy lo ngại.
• Hãy hỏi bác sĩ của quý vị để biết có cần đưa con quý vị
đi khám chữa trị với bác sĩ chuyên khoa về các bệnh hành
vi hay không.
• Quý vị cũng nên liên lạc với trường của con mình. Các
giáo viên và cố vấn viên của trường cũng có thể giúp đỡ.
Cám ơn sự theo dõi của quý vị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tram_cam_o_tre_em_va_thanh_thieu_nien.pdf