Bài giảng tuần hoàn máu

2. Hệ tuần hoàn kín:

- Là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh.

- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.

- Đặc điểm :

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

+ Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

 

- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 27115 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: / /11 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B3, 11A5 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B5, B1 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B4, B2 Tiết 16: Bài 18 TUẦN HOÀN MÁU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. - Nêu được đặc điểm thích nghi của các hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau 2. Kĩ năng: - Kĩ năng chuyên môn: Phân tích so sánh HTH ở các nhóm động vật, sử lí thông tin SGK - Kĩ năng sống: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động tập thể. 3. Thái độ: - Củng cố thế giới quan khoa học, thấy rõ mối quan hệ trông tiến hóa giữa các hệ cơ quan với các nghành đông vật. II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK. PHT 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III. Tiến trình dạy học: * Ổn định lớp: 1’ 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Trình bày đặc điểm,cơ chế trao đổi khí ở bề mặt trao đổi khí? Trong các nhóm ĐV nhóm nào có hiệu suất trao đổi khí cao nhất. Đáp án, biểu điểm: - Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:(5đ) + Diện tích bề mặt lớn. + Mỏng và luôn ẩm ướt. + Có rất nhiều mao mạch. + Có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí. - Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.(1đ) - Chim là nhốm có hiệu suất TĐK lớn nhất vì ngoài phổi chim còn có hệ thống túi khí giúp cho khí thở ra và hít váo đều giàu oxi. (4đ) 2. Nôi dung bài mới: -Đặt vấn đề: Ở thực vật dồng vật chất được vận chuyển nhờ hệ mạch dẫn, còn ở động vật thì cơ quan nào đảm nhiệm chức năng trên? Nội dung bài 18 sẽ đưa chúng ta câu trả lời.1’ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn: 10’ - Yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 - 18.4, kết hợp thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: + Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ? - Chức năng của hệ tuần hoàn ? - Nghiên cứu trả lời - Trả lời I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. 1. Cấu tạo chung: - Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau : + Dịch tuần hoàn. + Tim. + Hệ thống mạch máu. 2. Chức năng của hệ tuần hoàn: - Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật : 25’ Giới thiệu các dạng HTH sau đó Phát PHT yêu cầu hs hoàn thành nội dung phiếu: - Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: thời gian 7’ Đặc điểm HTH hở HTH kín KN Đại diện Mạch Con đường vận chuyển Sắc tố hô hấp Tốc độ, khả năng phân phối máu - Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm yếu. Hết thời gian yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ xung. - Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động? - Côn trùng vẫn hoạt động mạnh vì sao? - Quan sát hình 18.3 và cho biết HTH kín được chia lam mấy loại? - Giải thích vì sao lại gọi là hệ tuần hoàn kín? Phân biệt hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép? - HTH kín có ưu điểm gì hơn HTH hở? - Tim có vai trò gì trong hệ tuần hoàn? - Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn cá được gọi là HTH đơn? - Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của chi và thú (xuất phát từ tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn chim, thú được gọi là HTH kép? - Cho biết ưu điểm của HTH kép so với HTH đơn? - Các van có ở tĩnh mạch và động mạch có vai trò gì? - Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu - Các nhóm trả lời - Vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hoà phân phối máu đến các cơ quan chậm. - Vì trao đổi khí không liên quan đến hô hấp. - Tiếp tục hoàn thành PHT - Quan sát trả lời - Vì máu được lưu thông trong mạch kín - Nêu được hệ tuần hoàn đơn chỉ có 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kép có 2 vòng tuần hoàn, trong đó vòng lớn đi khắp cơ thể, vòng nhỏ qua phổi - Máu được lưu thông trong hệ mạch, nhanh ổn định hiệu quả cao. - Bơm đẩy máu trong lòng mạch - Quan Sát Mô tả đường đi của máu. Giải thích được cá chỉ có một vòng tuần hoàn. - Quan Sát Mô tả đường đi của máu. Giải thích được chim thú có hai vòng tuần hoàn. - Máu chảy với tốc độ cao, áp lực lớn. - Ngăn cản máu chảy ngược lại II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: 1. Hệ tuần hoàn hở: - Là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch và trộn lẫn với nước mô, lưu thông với tốc độ chậm. - Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp - Đặc điểm : + Mạch hở : TM và ĐM không nối với nhau. + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. + Sắc tố : hêmôxian chứa đồng→ xanh + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. 2. Hệ tuần hoàn kín: - Là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh. - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. - Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. - Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi). 3. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung bài, nhấn mạnh trọng tâm - Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú, c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim 4. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Học bài cũ và cuẩn bị bài mới Ngày Soạn: / /11 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B3, 11A5 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B5, B1 Ngày Dạy: / /11 Lớp: 11B4, B2 Tiết 17: Bài 19 TUẦN HOÀN MÁU (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được tim có khả năng co dãn và hoạt động theo chu kì. - Trình bày được các pha trong chu kỳ tim. - Trình bày được cấu trúc hệ mạch và khái niệm huyết áp 2. Kĩ năng: - Kĩ năng chuyên môn: Quan sát và phân tích hình vẽ, giải thích một số hiện tượng bệnh lý ở người - Kĩ năng sống:Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, giao tiếp, làm việc độc lập. 3. Thái độ: - Củng cố thế giới quan khoa học biện chứng, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III. Tiến trình dạy học: * Ổn định lớp: 1’ 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn kín và chỉ ra đường đi của máu trong HTH kép? Đáp án, biểu điểm: - Đặc điểm hệ tuần hoàn kín: (6đ) + Là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh. (1đ) + Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. (1đ) * Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. (1đ) + Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ (1đ) + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. (1đ) +Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi). (1đ) - Đường đi của máu trong HTH kép: (4đ) + Máu được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn.(1đ) + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất trái → tâm nhĩ trái → động mạch phổi( máu đỏ thẫm) →phối (trao đổi khí) → Tĩnh mạch phổi (máu giàu oxi) →tim. (1,5đ) + Vòng tuần hoàn lớn: Máu (giàu oxi) từ tim theo động mạch → các cơ quan (trao đổi khí tại mao mạch) → theo tĩnh mạch→tim. (1,5đ) 2. Nội dung bài mới - Đặt vấn đề: Tim có vai trò đẩy máu lưu thong trong lòng mạch. Tim có cơ chế và hoạt động như thế nào mà tim thực hiện được điều này?1’ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của tim: 17’ - Nêu hiện tượng : Khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn→ tim. Nêu được cung cấp đầy đủ đinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp tim vẫn hoạt động bình thường.Khẳ năng này của tim được gọi là tính tự động của tim.Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Tính tự dộng của tim là gì ? - Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định? - Yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : + Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào ? Vai trò của các thành phần đó ? - Bổ xung: Xung điện được tạo ra từ bó nút xoang nhĩ xung điện lan ra khắp cơ xoang nhĩ làm tâm nhĩ co. Sau đó lan tới nút nhĩ thất đến His và cuối cùng đến mạng Puôckin lan ra khắp tâm thất làm tâm thất co. - Giới thiệu H 19.2 và yêu cầu học sinh quan sát sau đó cho biết chu kì tim là gì? Mỗi chu kì tim gồm mấy giai đoạn? - Như vậy nói tim hoạt động không ngừng trong cuộc đời có đúng không? - Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời câu hỏi sau: + Cho biết mối lien quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể? + Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật? - Giới thiệu về nhịp tim: Hai tiếng đập của tim ta nghe thấy là do: Tiếng nghe to trầm là do van nhĩ thất đóng sau khi tâm thất bơm máu, tiếng nghe nhẹ và thanh là do van bán nguyệt đóng ngăn cản máu quay lại tâm nhĩ. - Nghiên cứu trả lời - Do hệ dẫn truyền tim - Nghiên cứu trả lời - Trả lời - Không. Vì trong chu kì tim tâm nhĩ chỉ làm việc 1s nghỉ 7s, tâm thất làm việc 4s nghỉ 5s. - Trả lời được: + Khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm + Có sự khác nhau đó là vì: Áp lực của tim, nhu cầu năng lượng, kích thước cơ thể, khả năng hoạt động … Các loài khác nhau là khác nhau. III. Hoạt động của tim. 1. Tính tự động của tim: - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. 2. Chu kì hoạt động của tim: - Là sự co dãn theo từng giai đoạn nhịp nhàng đều đặn và lặp đi lặp lại. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch: 15’ - Quan sát hình 18.2, 18.3 và cho biết hệ mạch gồm những yếu tố nào? - Hê mạch có vai trò gì? - Trong hệ mạch tại sao lại có mầu sắc khác nhau? - Khi máu di chuyển trong lòng mạch nhờ co bóp của tim sẽ tạo ra một áp lực lên thành mạch và đó là huytts áp. Vậy huyết áp là gì? - Huyết áp tâm thu là gì? Huyết áp tâm trương là gì? - Huyết áp trung bình ở người là 70/110mmHg. Người đo huyết áp ở cánh tay có động mạch cánh tay lớn. - Tại sao Người huyết áp cao có thể bị xuất huyết não, bại não, thậm chi tử vong? - Giải thích nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người, đăc biệt là người già. - Tại sao tim đập nhanh mạnh làm huyết áp tăng? - Tại sao khi cỏ thể bị mất máu thì huyết áp giảm? - Nghiên cứu H 19.3 và bảng 19.2 cho biết tại sao có sự biến động huyết áp trong lòng mạch? - Nghiên cứu SGK và cho biết Vận tốc máu là gì? Chịu ảnh hưởng cử yếu tố nào? - Quan sát H 19.4 và trả lời các câu hỏi sau: + Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? + So sánh tổng thiết diện các loại mạch + Cho biết mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện các loại mạch? - Quan sát trả lời - Vận huyển máu và trao đổi khí - Vì: Máu tĩnh mạch chứa nhiều CO2( Màu đen) máu ĐM chứa O2 màu đỏ tươi - Suy nghĩ trả lời - Trả lời - Vì huyết áp cao sẽ tác đông mạnh lên thành mạch → vỡ - Vì khi đó tim tạo ra một áp lực lớn hơn bình thường vào động mạch - Vì khi đó sẽ làm giảm áp lực của dòng máu lên mạch - càng xa tim huyết áp càng giảm do kích thước mạch giảm làm tăng lực ma sát→ huyết áp giảm. - Trả lời - Vận tốc lớn nhất ở ĐM→ TM→MM - MM→TM→ĐM - Vận tốc máu càng lớn khi tổng tiết diện càng nhỏ IV. Hoạt động của hệ mạch: 1. Cấu trúc của hệ mạch: - Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch 2. Huyết áp: - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. + Huyết áp tâm thu là huyết áp có được khi tâm thất co (tim co) + Huyết áp tâm trương: Là huyết áp co được khi tâm thất dãn (tim dãn) 3. Vận tốc máu: - Là tốc độ máu chảy trong một giây - Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. 3. Củng cố - GV nhắc lại nội dung chính của bài, nhấn mạnh trong tâm + Tính tự dộng của tim + Đặc điểm chu kì tim + Huyết áp 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Yêu cầu Hs về học bài cũ, đọc bài mới, trả lòi các câu hỏi cuối sách, đọc mục em có biết Nhận xét sau giờ dạy:…………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………. …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Đánh giá của tổ trưởng chuyên môn Ngày tháng năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Sinh 10 bài Tuần hoàn máu.doc