Bệnh hại hạt lúa
Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme Sheld.)
• Bệnh lúa von rất phổ biến và gây tác hại lớn ở nhiều
nước trồng lúa. Bệnh gây hại nặng ở một số tỉnh Hải
Dương, Thái Bình, Nam Định trên các giống Bao thai,
813, CN2. Bắc ưu, D. ưu
• Triệu chứng bệnh trên hạt: Hạt bị bệnh thường lửng, lép,
vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp
nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều
kiện khô, trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti
màu đen là quả thể của nấm.Nguyên nhân gây bệnh do nấm Gibberella fujikuroi và giai
đoạn vô tính là Fusarium moniliforme.
Bào tử phân sinh gồm: Bào tử nhỏ đơn bào, hình trứng và
hình hạt dưa gang, tụ lại hoặc hình thành dạng chuỗi.
Bào tử lớn dài, cong hình trăng khuyết lưỡi liềm, một đầu
hơi nhọn còn một đầu có dạng hình bàn chân nhỏ, thường
từ 3-5 ngăn ngang.
Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu (perithecium) màu xanh
đen hoặc tím đen dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận
bị bệnh. Bào tử túi không màu, có một vách ngăn ngang,
hình bầu dục. Không tạo ra bào tử hậu.
98 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Chương 2: Nấm hại nông sản sau thu hoạch - Ngô Bích Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình quả lê, và màu sắc khác
nhau (màu nâu, vàng) hoặc không có màu, đơn độc hoặc
mọc từng chuỗi trên đầu cành bào tử phân sinh.
- Cành bào tử phân sinh có thể đơn bào, đa bào, phân
nhánh hoặc không phân nhánh,
Sinh sản vô tính ngoại sinh: cành bào tử phân sinh
Mọc riêng rẽ hoặc
thành cụm
Tập hợp thành
thể đệm hoặc bó
cành
Mọc trên đĩa
cành
Mọc trong quả
cành
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
1.3.3. Sinh sản hữu tính của nấm
Sinh sản hữu tính của nấm là hiện tượng phối
giao giữa các giao tử theo hinh thức đẳng giao
và bất đẳng giao.
• Đẳng giao
Đẳng giao di động: giao phối giữa
2 giao tử (gamete) có hinh dạng
kích thước hoàn toàn giống nhau,
là các bào tử động có lông roi di
động được.
Sau phối giao tạo thành hợp tử
(zygote).
Đẳng giao bất động
Là quá trinh tiếp hợp giưa tế bào 2 sợi nấm hoàn toàn
giống nhau về hinh dạng và kích thước tạo thành một tế
bào hợp chất tế bào và hai nhân hoà với nhau, tế bào đó sẽ
phinh to, có dạng hinh cầu, vỏ dày gọi là bào tử tiếp hợp
(zygospore).
Bào tử tiếp hợp có khả năng tồn tại lâu dài, có thể nảy mầm
tạo thành bọc và bào tử bọc.
Sinh sản hữu tính bất đẳng giao
Là hinh thức sinh sản hữu tính phức tạp hơn cả ở các nấm
bậc cao và các nấm bậc thấp đã phát triển
Nấm sinh sản bằng các cơ quan sinh sản nhất định khác
nhau cả về hinh thái bên ngoài lẫn tính chất bên trong
Các lớp nấm khác nhau có dạng bào tử hình thành có đặc
điểm khác nhau.
Túi và bào tử túi
Quả thể đĩa
Quả thể hình cầu
Quả thể hình nậm
1.4. Chu kì bệnh
(2) tiếp xúc
khả nhiễm
(3) xâm nhập
BT nảy mầm
(4) nhiễm bệnh
phát tán nguồn
bệnh thứ cấp
(5) sinh trưởng, sinh
sản: hình thành triệu
chứng/dấu hiệu:
nguồn bệnh thứ cấp
(6) Hình thành các
dạng bảo tồn (BT
hữu tính, hạch
nấm, sợi nấm tiềm
sinh)(7) thời kỳ
bảo tồn
(1) Hình thành và
phát tán nguồn
bệnh sơ cấp (bào
tử, sợi nấm)
1a. Bào tử
vô tính
2. Thể sinh
trưởng
3. Sinh sản
vô tính
4. Sinh sản
hữu tính
1b. Bào tử
hữu tính
Chu kỳ phát triển của nấm
Chu kỳ hoàn toàn
1a. Bào tử
vô tính
2. Thể sinh
trưởng
3. Sinh sản
vô tính
Chu kỳ phát triển của nấm
Chu kỳ không hoàn toàn
Chu kỳ phát triển của nấm
VD: Nấm Phytophthora infestans (bệnh mốc sương khoai tây)
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
1.5. Đặc điểm xâm nhiễm lan truyền của nấm
Xâm nhiễm
Trực tiếp qua tế bào cây còn nguyên vẹn bằng cách
chọc thủng lớp biểu bì qua sự tăng áp lực của giác bám
ở một số loài nấm, hoặc tiết ra men phân huỷ pectin và
cellulo ở tế bào biểu bì của mô TV
Gián tiếp qua các lỗ hở tự nhiên (Khí khổng, thuỷ
khổng) và qua các vết thương cơ học do va đập, côn
trùng và quá trình thu hái, vận chuyển và chế biến
Lan truyền|
Bào tử nấm có thể lan truyền qua nguồn giống, tàn dư
cây bệnh, gió mưa, nước tưới và các dụng cụ canh tác,
đồ chứa đựng trong vận chuyển và kho tàng.
Phương thức xâm nhập
- Xâm nhập trực tiếp
Xâm nhập qua khí khổng
Phương thức xâm nhập
Xâm nhập gián tiếp
• Nông sản bị dập nát tạo vết thương cơ học cho nấm
xâm nhập
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhiễm
Độ chín của quả
Resistant Susceptible
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhiễm
Các hợp chất kháng nấm có sẵn trên rau quả
Tri-ene
Di-ene
Mono-ene
Epicatechin
• Các chất này giảm khi
quả chín
Một số bệnh nấm hại NS STH
• Nấm hại hạt
• Nấm hại rau củ quả
Triệu chứng bệnh do nấm gây ra trên hạt giống
- Gây biến màu hạt, tạo các vết đốm (tiêm lửa, đốm nâu,
đạo ôn...) Fusarium hại ngô, sương mai đậu tương. Thối
hạt như nấm Macrophoma, Aspergillus, .....
- Rất nhiều loại nấm cùng gây những triệu chứng tương
tự nhau nên rất khó phân biệt
- Một số loài nấm khác tồn tại trên hạt nhưng không có
biểu hiện triệu chứng như nấm gây bệnh than đen lúa
mỳ, lúa von....
Triệu chứng bệnh trên hạt
Hạt giống lúa bị đốm và biến màu
Triệu chứng bệnh thối bẹ
Sarocladium oryzae
Nấm Fusarium graminearum
Hạt lúa bị nhiễm nấm Ephelis oryzae
Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani
Sự phát triển của sợi nấm B. oryzae trên hạt giống bệnh
Sự phát triển của nấm Alternaria padwickii trên hạt giống
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Bệnh đen chân hạt ngô do Nigrospora oryzae
Ung thư ngô Ustilago
zeae
Bệnh thán thư đậu tương
Colletotrichum truncatum
Bệnh sương mai đậu tương
Phakopsora manshurica
Bệnh thối hạt đậu tương (Macrophomina phaseolina (Tassi) Goid)
Tên khác Botryodiplodia phaseoli (Maubl. ) Thirumalachar
• Thiệt hại: Khi nhiễm bệnh sớm thiệt hại có thể lên tới 77%
• Phân bố: Khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các vùng khí hậu khô nóng
• Triệu chứng: Trên cây gây thối đen. Các vi hạch của nấm gây bệnh
hình thành và phát triển trong hệ thống mạch dẫn.
Vị trí của nấm gây bệnh:
Sợi nấm và hạch nấm có thể tồn tại trên
vỏ hạt.
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt:
Trên hạt tản nấm màu xám phát triển
mạnh hoặc yếu xung quanh quả cành.
Khi hạt bị nhiễm nặng, toàn bộ hạt có thể bị bao bọc bởi lớp nấm
trông như bụi than đen.
Giai đoạn hạch của nấm gây bệnh Sclerotium bataticola Taub.
Bao gồm các hạch nấm và tản nấm màu đen trên bề mặt hạt.
Có thể quan sát cả quả cành và hạch nấm trên hạt nhiễm bệnh.
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt
Quả cành của M. phaseolina
thường tạo ra các dòng bào tử
màu trắng ướt phun lên từ
miệng của quả cành, sau chúng
khô đi khi thuần thục
Bào tử phân sinh đơn bào,
không màu, tròn hai đầu hình
elip, vỏ mỏng có kích thước 30
x 5- 10 m.
Lan truyền: Các vi hạch nấm
bệnh có thể truyền qua đất và
hạt giống
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ
hạt giống: Giấy thấm
Bệnh thán thư đậu tương
Colletotrichum truncatum (Schw.) Andrus & Moore
Tên khác Colletotrichum dematium (Pers. Ex Fr. ) Grove
Giai đoạn hữu tính: Glomerella truncata
Thiệt hại: 16-26% có nơi 50-100% năng suất
Nấm có phổ kí chủ rộng, phân bố khắp nơi trên thế giới
Triệu chứng:Trên thân quả là các vết bệnh màu nâu trên có
các đĩa cành màu đen. Hạt nhiễm bệnh có thể không có
triệu chứng hoặc có các vết đen và nhăn.
Nguyên nhân: Tản nấm trắng xám, đĩa cành có lông gai
màu đen, bào tử hơi cong nhọn hai đầu
Kiểm nghiệm hạt giống nhiễm bệnh: PP giấy thấm
Sương mai đậu tương
(Peronospora manshurica (Naum. ) Syd.)
Phân bố : Khắp thế giới, hiện đã có công bố nấm có 32
chủng (Sinclair,1982)
Triệu chứng: Phía mặt dưới lá có các vết đốm xanh nhợt
hoặc vàng nhợt sau chuyên sang màu nâu tối, mép lá biến
vàng. Khi trời ẩm có lớp nấm màu xám hồng.
Trên quả không có triệu chứng rõ ràng, nhưng trên hạt
có các sợi nấm màu trắng. Những hạt nhiễm bệnh thường
bị bao phủ bởi lớp sợi nấm và các bào tử trứng.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Lan truyền: Hạt nhiễm bệnh và tàn dư của cây bệnh đóng
vai trò là nguồn bệnh ban đầu.
Vị trí tồn tại của nguồn bệnh trên hạt: Bào tử trứng và sợi
nấm nằm trên bề mặt vỏ hạt. Sợi nấm nằm trong lớp vỏ
hạt.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Kiểm tra trực
tiếp và rửa hạt
Thối hạt (Phomopsis vexans (Sacc. Syd. ) Harter)
Tên khác : Phoma vexans Sacc. & Syd
Phân bố: Châu A, châu Mĩ, châu Âu. Phổ biến ở các vùng
có khí hậu nóng ẩm.
Phổ kí chủ: các loại đậu, hành tỏi, ớt, lạc, cà chua...
Triệu chứng: Nấm gây bệnh thối thân, quả và hạt. Gây hại
thân quả mầm, cây có thể nhiễm bệnh mà không biểu hiện
triệu chứng ra ngoài. Trên quả và hạt có các quả cành màu
đen
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt: Quả cành phát triển
trên bề mặt hạt, tập trung thành từng đám hoặc đơn lẻ.
Miệng quả cành có lỗ mở rộng, để dòng bào tử phân sinh
chảy ra từ các cành bào tử phân sinh. Các bào tử phân sinh
thon tập trung thành từng đám
• Bào tử phân sinh có hai loại alpha và beta. Alpha-
conidia hình thoi hoặc elip, có 2 giọt dầu, đôi khi có 3,
kích thước 5-9 x 2,5m. Beta conidi hình sợi, hơi cong,
đôi khi thẳng, kích thước 20-30 x 0,5-1m.
• Lan truyền: Qua hạt và tàn dư cây bệnh
• Vị trí của nấm gây bệnh trên hạt: Sợi nấm tiềm sinh tồn
tại trong vỏ hạt, lá mầm. Những hạt không có biểu hiện
triệu chứng có thể bị nhiễm bệnh.
• Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Bệnh nấm hại hạt giống lạc
• Trước và sau khi thu hoạch, quả và hạt lạc bị tấn
công bởi nhiều loài nấm gây hại như: Aspergillus
spp., Penicillium spp., Rhizopus spp., Fusarium spp.
M. phaseolina, Botrydiophoma sp.
• Các loài nấm này khi xâm nhập vào hạt làm biến
màu, biến dạng, thối quả, giảm chất lượng và gây
độc cho người sử dụng.
• A. flavus, A. parasiticus gây bệnh mốc vàng lạc.
Bệnh mốc vàng lạc (Aspergillus flavus Link)
• Bệnh mốc vàng lạc có
liên quan đến độc tố nấm
Alflatoxin trên hạt lạc phổ
biến ở các nước nhiệt đới
và cận nhiệt đới.
• Gây hại vào giai đoạn khi
lạc mới mọc và chuẩn bị
thu hoạch khi củ lạc còn
nằm trong đất. Đặc biệt
nấm còn gây hại lạc vào
giai đoạn sau thu hoạch
Nguyên nhân gây bệnh: Sợi nấm không màu, đa bào,
phân nhánh. Cành bào tử phân sinh dài 300-700 m.
Bào tử phân sinh màu xanh vàng mọc thành chuối trên
đỉnh cành bào tử phân sinh. Kích thước 7-9 x 3.5- 5
m. Các chuỗi cành bào tử phân sinh tập trung thành
cụm dài 600 m, đường kính 100m.
Phát sinh phát triển
- Nấm A. flavus có thể tồn tại trong đất và trong tàn dư cây
trồng. Khi độ ẩm trong đất thấp, nấm có khả năng tăng sự
cạnh tranh với các vi sinh vật đất khác và tấn công củ lạc
-Điều kiện ẩm độ không khí 70% và ẩm độ của hạt từ 7 - 9
% ức chế sự phát triển của nấm.
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 17 - 42 o C.
Nhiệt độ để sinh độc tố là 25 - 35 oC.
Phòng trừ
- Tránh các vết thương xây sát do côn trùng và không để
thiếu nước để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của nấm.
- Sử dụng giống chống bệnh
- Luân canh, bón phân hợp lí để hạn chế sự phát triển của
nấm gây hại trong đất.
- Thu hoạch vào lúc củ bảo đảm độ chắc.
- Giữ lạc ở độ ẩm 9 %
- Loại bỏ các hạt lạc thối và mốc.
Bệnh héo rũ gốc mốc đen
(Aspergillus niger van Tiegh.)
Bệnh đặc biệt quan trọng
gây hại trên các vùng trồng
lạc trên thế giới và ở nước
ta.
Thiệt hại khoảng 1%, cá biệt
lên tới 50%.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Triệu chứng
- Giai đoạn cây con mẫn cảm với nấm gây bệnh.
- Nấm gây thối hạt, chết mầm và chết héo cây con
- Vết bệnh có các sợi nấm và cành bào tử phân sinh ở
vùng cổ rễ và xuất hiện sau khi hạt nảy mầm
- Nấm gây bệnh có thể gây thối thân trong một số trường
hợp và cây trưởng thành có thể chết.
Nguyên nhân gây bệnh
- Tản nấm phát triển ở nhiệt độ 25 o C
-Bào tử phân sinh tập trung thành cụm đường kính 700 -
800 m. Cành bào tử phân sinh có kích thước 1,5 - 20 m,
bào tử phân sinh có đường kính 4 - 5 m .
-Một số chủng nấm có thể hình thành hạch nấm.
Phát sinh phát triển
- Nấm A. niger tồn tại trong đất và phát triển mạnh trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm
- Bệnh truyền qua hạt giống tỉ lệ hạt nhiễm bệnh có thể lên
tới trên 90%. Những hạt bị nhiễm bệnh thường truyền qua
cây con với tỉ lệ cao
- Bệnh cũng có thể truyền qua đất. Độ ẩm đất thay đổi, hạt
giống chất lương kém, tỉ lệ sát thương cơ học cao làm bệnh
phát triển mạnh.
Phòng trừ: Tăng cường thâm canh
Dùng thuốc hoá học xử lí hạt như Thiram, Captan.
Thối cổ rễ do nấm Diplodia
Tên khác: Lasiodiplodia theobromae, Botryodiplodia
theobromae
Giai đoạn hữu tính: Physalospora rodina
• Bệnh rất phổ biến trên thế
giới. Tỉ lệ hại khoảng dưới 1
%, cá biệt lên đến 25 %.
• Triệu chứng: Bệnh gây hại
cả giai đoạn cây con và cây
đã trưởng thành. Phần cổ rễ
có các vết bệnh màu nâu,
xung quanh nâu đậm. Rễ
màu xám và khô lại. Trên vết
bệnh có các chấm đen là
quả cành của nấm gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
D. theobromae Griff. & Maubl. , D. gossypina Cke.
Quả cành tập trung thành đám hoặc đơn độc đường kính 400 m. Bào
tử phân sinh màu nâu hình elip, đơn bào, kích thước 17-34 x 10-18 m
Phát sinh phát triển
Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm trong tàn dư cây bệnh và từ hạt. Bệnh
phát triển mạnh trong điều kiện cây bị nhiễm các bệnh khác và thời tiết
khô nóng.
Phòng trừ: Luân canh, hạn chế các xây sát khi chăm sóc cây, fun thuốc
hoá học phòng trừ các bệnh hại lá khác
Thối hạt (Macrophomina phaseolina (Tassi) Goid)
Tên khác Macrophoma phaseolina Tassi
Botryodiplodia phaseoli (Maubl. ) Thirumalachar
Rhizoctonia bataticola (Taub.)
Thiệt hại: Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trên lạc gây hiện tượng
chết héo cây con. Thối thân, rễ, củ hạt.
Phân bố: Khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các vùng khí hậu khô nóng
Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên trên lá mần là các vết mọng nước sau đó gây
thối chồi dẫn tới hiện tượng chết cây con. Trên cây trưởng thành nấm gây
thối đen, lá biến vàng và héo. Các vi hạch của nấm gây bệnh hình thành và
phát triển trong hệ thống mạch dẫn.
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt:
Trên hạt tản nấm màu xám phát triển mạnh hoặc yếu xung
quanh quả cành. Khi hạt bị nhiễm nặng, toàn bộ hạt có thể bị
bao bọc bởi lớp nấm trông như bụi than đen.
Đôi khi chỉ xuất hiện giai đoạn hạch của nấm gây bệnh
Sclerotium bataticola Taub. Chúng bao gồm các hạch nấm
và tản nấm màu đen trên bề mặt hạt.
Có thể quan sát cả quả cành và hạch nấm trên hạt nhiễm
bệnh.
Bào tử phân sinh của M. phaseolina thường tạo ra các dòng
bào tử màu trắng ướt phun lên từ miệng của quả cành, sau
chúng khô đi khi thuần thục. Bào tử phân sinh đơn bào,
không màu, tròn hai đầu hình elip, vỏ mỏng có kích thước 30
x 5- 10 m.
Lan truyền: Qua các vi hạch nấm tồn tại trên tàn dư cây
bệnh và trong đất. Bệnh truyền qua hạt giống.
Vị trí của nấm gây bệnh: Sợi nấm và hạch nấm có thể tồn tại
trên vỏ hạt.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Phòng trừ: Giữ đất ẩm để làm mất sức nảy mần của hạch
nấm. Xử lí hạt giống bằng thuốc hoá học.
Bệnh hại hạt lúa
Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme Sheld.)
• Bệnh lúa von rất phổ biến và gây tác hại lớn ở nhiều
nước trồng lúa. Bệnh gây hại nặng ở một số tỉnh Hải
Dương, Thái Bình, Nam Định trên các giống Bao thai,
813, CN2. Bắc ưu, D. ưu
• Triệu chứng bệnh trên hạt: Hạt bị bệnh thường lửng, lép,
vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp
nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều
kiện khô, trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti
màu đen là quả thể của nấm.
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Gibberella fujikuroi và giai
đoạn vô tính là Fusarium moniliforme.
Bào tử phân sinh gồm: Bào tử nhỏ đơn bào, hình trứng và
hình hạt dưa gang, tụ lại hoặc hình thành dạng chuỗi.
Bào tử lớn dài, cong hình trăng khuyết lưỡi liềm, một đầu
hơi nhọn còn một đầu có dạng hình bàn chân nhỏ, thường
từ 3-5 ngăn ngang.
Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu (perithecium) màu xanh
đen hoặc tím đen dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận
bị bệnh. Bào tử túi không màu, có một vách ngăn ngang,
hình bầu dục. Không tạo ra bào tử hậu.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
- Nhiệt độ thích hợp 25- 30oC, tối thiểu là 10oC và
ngừng hoạt động ở 37oC.
- Bào tử lớn chức năng như hậu bào tử có thể tồn tại và
giữ sức sống ở trong đất từ 4- 6 tháng trong điều kiện đồng
ruộng, trong phòng bào tử có sức sống tới 2 năm
- Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử trên tàn
dư cây bệnh, ở trong đất và ở hạt giống (phôi hạt).
- Nấm tiết ra một số chất kích thích sinh trưởng và độc tố
như Gibberellin A (C22H26O7) và Gibberellin B
(CW19H22O3) có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho
cây cao vọt lên và các độc tố axit Dehydro fusarinic, Vasin
fusarin và axit Fusarinic. Axit Fusarinic là chất kìm hãm sinh
trưởng của cây làm cây lúa lụi chết.
Biện pháp phòng trừ:
- Xử lý giống bằng nước nóng 54oC (15 phút ) hoặc
Carbendazim 0,2 – 0,3% Benlate – C, Rovral 50 WP (0,1
– 0,2%)
- Không lấy giống ở những vùng bị bệnh
- chọn lọc giống sạch bệnh.
Phương pháp kiểm tra bệnh trên hạt giống: Giấy thấm
Lúa von (Fusarium moniliforme)
Bệnh tiêm lửa hại lúa
Helminthosporium oryzae Br.et Haan
Bipolaris oryzae
• Bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng lúa trên thế giới.
• Bệnh hại nhẹ ở các vùng trồng lúa thâm canh cao,
hại nặng khi lúa thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém.
Khi bệnh nặng lá úa vàng khô chết. Vào lúc trỗ – chín
nếu nhiễm bệnh vỏ hạt bị đen, tỷ lệ hạt lửng và lép
tăng cao.
• Triệu chứng bệnh trên hạt: vết bệnh màu nâu trên vỏ
hạt làm hạt lép. Sợi nấm đa bào, phân nhánh, màu
nâu vàng. Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm từ
2 đến 7 cành, đa bào, gốc hơi lớn hơn phía đầu
cành, hơi gãy khúc, màu nâu nhạt. Bào tử hình con
nhộng, thon dài, hai đầu hơi tròn có từ 3 – 11 màng
ngăn ngang có màu vàng nâu. Tản nấm màu trắng
xám nâu đen.
Nguyên nhân gây bệnh
Helminthosporium oryzae Br. et. Haan, sinh sản hữu tính
thuộc lớp nấm túi (Ophiobolus miyabeanus Ito et Kurib =
Cochliobolus)
Bào tử hữu tính rất ít gặp. Bào tử túi có hình sợi dài 5 – 15
ngăn ngang, mỗi túi có 8 bào tử túi nằm trong quả thể hình
bầu. Quả thể có màu vàng nhạt có thể tìm thấy trong rơm rạ.
Bào tử phân sinh phát triển ở nhiệt độ từ 10 – 41oC, Rh 60
- 100%. Bào tử nảy mầm ở nhiệt độ từ 15 – 17oC trong 3 giờ
30 phút. Sợi nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 25oC.
Bào tử chết ở 50 – 51oC và sợi nấm chết ở 48 – 50oC trong
10 phút.Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể tồn tại 2 năm
và sợi nấm tới 3 năm.
Phương pháp Kiểm nghiệm nấm gây bệnh trên hạt giống:
Giấy thấm
Tiêm lửa (Bipolaris oryzae)
Bệnh Đạo ôn hại lúa
Pyricularia oryzae Br.et Haan.
• Bệnh đạo ôn là bệnh phổ biến và gây hại có nghĩa kinh
tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới
• Triệu chứng bệnh trên hạt: Vết bệnh ở hạt không định
hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm kí sinh ở vỏ
trấu và ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn
bệnh truyền từ vụ này qua vụ khác.Trên môi trường,
khuẩn lạc lúc đầu có màu trắng xốp rồi xám nâu đen.
• Nguyên nhân gây bệnh:
Nấm Pyricularia oryzae Cav.et.Bri
Giai đoạn hữu tính Magnaportha grisea lớp
• Cành bào tử phân sinh hình trụ, đa bào không phân
nhánh, đầu cành thon và hơi gấp khúc mọc thành cụm
từ 3 – 5 cành. Bào tử có hình quả lê hoặc hình nụ sen,
2 – 3 ngăn ngang, không màu.
Biện pháp phòng trừ:
- Dự báo bệnh, phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát
sinh của bệnh như: vị trí tồn tại của nguồn bệnh, diễn biến
yếu tố khí hậu thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và
điều kiện đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.
- Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ dại
- Bón phân NPK hợp lí, không bón N nhiều. Khi bệnh xuất
hiện tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc
phòng trừ.
- Sử dụng giống lúa chống chịu bệnh ở những vùng bệnh
thường hay xảy ra và ở mức độ gây hại nặng.
- Xử lí hạt giống tiêu diệt nguồn bệnh bằng nước nóng
54oC trong 10 phút hoặc xử lí bằng thuốc trừ đạo ôn.
- Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ bệnh như Fuzi –
one 40EC (1 1/ha), new Hinosan 30 EC (1 1/ha), Kasai 21,2
WP (1 – 1,5 kg/ha), Triozol 20 WP (Beam 20 WP) 1kg/ha.
v.v
Triệu chứng bệnh đạo ôn
Sarocladium oryzae
Một số bệnh nấm truyền qua hạt giống lúa
Ustilaginoidea virens
Alternaria padwickii
Microdochium
oryzae
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Hạt lúa bị nhiễm nấm Ephelis oryzae
Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani
Đốm nâu (Curvularia lunata)
• .
BỆNH HẠI NGÔ
Bệnh mốc hồng trên ngô
Fusarium verticillioides (Gibberella moniliformis)
• Bệnh mốc hồng gây hại phổ biến trên các vùng trồng ngô
trên thế giới, chủ yếu phát sinh gây hại trên bắp và hạt.
• Nấm gây bệnh phá hại trên đồng ruộng và trong kho bảo
quản
• Nấm có khả năng sinh ra một số độc tố như: fumonisin,
moniliformin, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm
trọng cho vật nuôi và con nguời. Tổ chức y tế thế giới đã
xếp fumonisin vào nhóm 2B là nhóm chất có khả năng
gây ung thư cho người.
Triệu chứng
Hạt nhiễm bệnh có các vạch sọc màu trắng đục. Trong điều
kiện ẩm độ cao, có thể quan sát thấy một lớp nấm mốc màu
phớt hồng trên bề mặt của các hạt bị bệnh.
Nguyên nhân: do nấm Fusarium verticillioides (tên cũ F.
moniliforme) giai đoạn hữu tính Gibberella moniliformis.
Bào tử phân sinh có hai loại: loại nhỏ có hình giọt nước
thuôn dài hoặc hình trứng, loại lớn có hình cong lưỡi liềm có
từ 4-6 vách ngăn.
Sinh sản hữu tính thuộc lớp nấm túi tạo thành quả thể màu
đen, trong đó chứa rất nhiều túi mỗi túi có tám bào tử túi.
Các bào tử túi có 1-2 vách ngăn ngang.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và thu dọn tàn dư
cây bệnh đem tiêu huỷ. Không trồng ngô với mật độ quá
dầy, bón hợp lý phân đạm cũng có tác dụng hạn chế bệnh.
Có thể xử lý hạt giống trong nước ấm khoảng 50oC trong 3
giờ để loại bỏ nguồn bệnh trong hạt.
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
• Bệnh khá phổ biến hại ngô lúa.
• Bệnh có thể làm giảm 40% năng suất.
• Bệnh thường phát triển mạnh khi có mưa nhiều, ẩm
độ cao (100%), nhiệt độ cao khoảng 25-300C, ruộng
được gieo trồng với mậc độ dày.
• Bệnh thường gây hại nặng khi cây ngô ở giai đoạn từ
trổ cờ đến phun râu.
Triệu chứng
• Các vết bệnh to, ướt, bất dạng, vằn vện xuất
hiện trên thân, Lẹ lá, phiến lá và cả trên lá bi .
• Bệnh cũng tấn công vào hạt, làm hạt phát
triển kém, hạt nhăn nhúm lại.
• Trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có
nhiều sợi nấm trắng và các hạch nấm nâu
tròn.
Triệu chứng bệnh khô vằn
Nguồn bệnh
• Nguồn bệnh có trong đất, rơm rạ, tàn dư cây bệnh và
ký chủ khác gồm nhiều loại cây trồng và nhiều loài cỏ
dại.
• Nấm tồn tại và lây lan ở hai dạng: sợi nấm và hạch
nấm.
• Từ đất, sợi nấm bám vào mặt ngoài của thân cây,
phát triển lên cây và nhiễm vào hạt. Nấm bệnh có
tính biến động rất cao.
Bệnh phấn đen hại ngô
Ustilago Zeae Ung. (Ustilago maydis)
Triệu chứng
• Bệnh hại các bộ phận của cây nhưng chủ yếu là ở
bắp.
• Đặc trưng điển hình của bệnh là tạo thành các u
sưng. Lúc đầu vết bệnh chỉ sùi lên như một cái bọc
nhỏ, sau đó phình to được bọc bởi một lớp vỏ màu
trắng phớt hồng, dần dần chuyển sang màu tro xám.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
• Khối u ban đầu rắn màu vàng trắng, khi già chuyển dần
sang khối bột màu đen, đó là khối bào tử hậu.
• Những bộ phận bị bệnh như thân, bắp đều bị sưng tạo
thành các khối u, dị hình, thối hỏng, cây bị đổ gẫy, bắp bị
thối hạt, không cho thu hoạch hoặc hạt đắng giảm phẩm
chất.
Bệnh nấm hại hạt giống ngô trong bảo quản do
Aspergillus spp., Penicillium spp., Fusarium
spp. và Diplodia sp.
Trong thời gian bảo quản trên bắp và hạt
ngô thường bị một số loại nấm xâm nhập và
gây hại như Aspergillus spp., Penicillium spp., Fusarium
spp. và Diplodia sp..
Nấm phá hủy dinh dưỡng trên hạt, làm chết
phôi hạt, làm hạt mất sức nảy mầm. Những
loại nấm này gây hại hạt và cả trong giai
đoạn nảy mầm của ngô.
Bệnh mốc xanh hạt và mầm ngô
(Penicillium spp.)
• Bệnh mốc xanh thường gây hại trong thời gian bảo
quản.
• Trên bắp, hạt ngô xuất hiện những lớp mốc màu xanh.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ
cao.
• Mầm ngô bị bệnh do nấm Penicillium thường xuất hiện
những vết chết hoại trên ngọn lá. Vết chết hoại này lan
dần tạo thành những sọc hay vùng chết hoại rộng trên
lá. Mầm ngô bị nhiễm nấm Penicillium thường bị chết
hay còi cọc và có màu vàng.
Biện pháp phòng trừ các bệnh hại hạt
• Bệnh hại hạt ngô liên quan đến nguồn bệnh ngoài
đồng ruộng, do vậy ngay từ khi gieo trồng đã phải
chú ý, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt để ngô
sinh trưởng đều, chín tập trung.
• Thu hoạch vào ngày nắng ráo nhanh gọn kịp thời
không để ngô chín tồn tại lâu trên đồng ruộng. Loại
bỏ những bắp bị bệnh ngay trong khi thu hoạch
trước bảo quản cất trữ
• Thu hoạch ngô quá sớm hay quá muộn, ẩm ướt và
điều kiện bảo quản nhiệt độ quá cao, ẩm độ của hạt
lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh trên hạt
trong thời kỳ bảo quả
Bảo quản ngô bắp ở hộ gia đình
• Sau thu hoạch không đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm
cao dễ bị thối mốc.
• Xếp các bắp ngô đã phơi khô thành từng cũi, cuống
bắp quay ra ngoài. Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài
và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô lên
sàn nhà, giàn bếp để bảo quản ngô gối vụ, bắp ngô
luôn khô và được khói bếp phủ một lớp muội đắng,
hạn chế mọt, mốc phá hoại
• Hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội,
sau đó xếp cũi ngô trong chòi làm ở nơi cao ráo,
thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân
cột.
Bảo quản ngô hạt ở hộ gia đình
• Phơi khô hạt độ ẩm dưới 14%, kiểm tra bằng cách
cắn hay đập thấy vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh,
loại bỏ tạp chất và hạt non, lép.
• Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỉ lệ
1-1,5 kg lá khô cho 100kg ngô hạt.
• Đổ ngô đã trộn lá vào chum, vại sành, thùng kim loại
hay thùng gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp
tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy xi măng
hay tấm ni lông và đậy kín.
• Khi sử dụng ngô, phải sàng, sảy sạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_vi_sinh_vat_hai_nong_san_sau_thu_hoach_chuong_2_na.pdf