Lý luận về phân tầng xã hội
M. Weber cho rằng: Trong xã hội, mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội đều chiếm giữ một vị trí xã hội nhất định Để có được một vị thế xã hội nhất định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội khác, như: dòng dõi xuất thân, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp lao động xã hội, chức vụ mà anh ta đang nắm giữ, quốc tịch, dân tộc, các đặc trưng cá nhân (giới tính, tuổi, hình thức, khả năng giao tiếp ), khả năng tiếp cận thị trường và cơ may cuộc sống Phân tầng xã hội là một cách thức mà trong đó sự phân phối quyền lực trong xã hội được thể chế hoá.
Định nghĩa khái niệm phân tầng xã hội:
Phân tầng xã hội là khái niệm chỉ sự phân bố các thành viên xã hội, nhóm xã hội, một cộng đồng xã hội thành những tầng lớp xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, lối sống Phân tầng xã hội là một biểu hiện trực tiếp cụ thể của các quan hệ xã hội bất bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội.
163 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Xã hội học nông thôn - Trương Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông gian của các vật hay của chủ thể.Các loại dịch vụ xã hội được trao đổi: hoạt động chuyển giao kỹ thuật, công nghệ: các loại hình dạy nghề: học khuyến nông, dạy nghề thủ công, đến những loại như kỹ thuật làm bánh, nấu phở; các hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hoá, y tế- sức khoẻ (hoạt động lễ hội, cưới xin, khám chữa bệnh)Phương thức trao đổi: đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức khác nhau. c. Trao đổi thông tinTrao đổi truyền miệng trực tiếp (kênh truyền thông truyền thống)Kênh thông tin hành chính nhà nước: các loại công văn, báo cáo từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên theo các cấp chính quyền dựa vào hệ thống bưu điện. Ngoài ra, hệ thống bưu điện cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển bưu kiện, thư từ cho mọi người dân.Mạng thông tin viễn thông: hệ thống điện thoại cố định và di động bao phủ hầu hết mọi vùng miền đất nước. Mạng lưới truyền thông đại chúng: ở nước ta hiện nay phát triển rất mạnh mẽ với các loại hình như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo in, báo điện tử, Internetd.Trao đổi các giá trị được tạo raSự trao đổi những giá trị vật chất: Đó là sự trao đổi những vật phẩm và trao đổi lao động xã hội. Các trao đổi này thể hiện thông qua hoạt động của ngân hàng, kho bạc, tín dụng, đầu tư sản xuất, tái sản xuất xã hội, hoạt động góp vốn cổ phần, tài trợ cho sự phát triển xã hội v.v Trong đó bao hàm cả những đầu tư của nhà nước về kinh phí hoạt động của các cấp, các ngành (chính quyền, đoàn thể, y tế, giáo dục). Trao đổi lao động và dân cư - Trao đổi lao động và dân cư thực chất đều là hoạt động chuyển cư. Tuy nhiên về tính chất có điểm khác nhau. Lao động trong kinh tế thị trường là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy nó là một tất yếu khách quan. Mặt khác cũng là sự chuyển cư, nhưng di cư thường có tính chất định cư lâu dài. - Trao đổi lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về sức lao động ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị. Có các hình thức sau: Dòng lao động di cư từ nông thôn đổ về thành phố kiếm việc làm tăng thu nhập những lúc nông nhàn (lao động tự do- mùa vụ); Những cuộc điều động nhân lực theo kế hoạch của các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các đơn vị kinh tế; Sự điều động cán bộ theo nhu cầu phát triển đất nước của nhà nước (cán bộ các cấp, cán bộ các ngành (giáo dục, y tế), lực lượng vũ trang Quá trình trao đổi lao động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội, như: trình độ chuyên môn- nghề nghiệp, nhu cầu thực tế, hoàn cảnh bản thân và gia đìnhe. Trao đổi văn hoáCác trao đổi hai chiều giữa nông thôn và đô thị chủ yếu là trao đổi các giá trị xã hội, vì vậy nó cũng là trao đổi văn hoá. Từ trao đổi các giá trị vật chất, trao đổi các dịch vụ xã hội, trao đổi thông tin cho đến trao đổi các giá trị tạo ra đều hàm chứa yếu tố trao đổi văn hoá.Sự tiếp xúc, giao thoa và ảnh hưởng của văn hoá đô thị và văn hoá nông thôn là thường xuyên diễn ra, có lợi ích làm ngắn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, nâng cao văn minh cho xã hội nông thôn. Với đô thị, nhiều giá trị văn hoá nông thôn là món ăn tinh thần quan trọng (văn hoá nông thôn đậm giá trị truyền thống) như các loại nghệ thuật dân gian, các loại ca hát truyền thống, mặt khác, qua văn hoá nông thôn mà người dân đô thị càng hiểu được giá trị của văn hoá truyền thống và có ý thức hơn về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Những vùng đệm (vùng ven thị) là những vùng có sự giao thoa văn hoá nông thôn- đô thị rõ rệt nhất.Sự giao thoa văn hoá cũng có những mặt trái: có sự tiếp xúc và lưu giữ những giá trị phản văn hoá, lệch chuẩn hoặc đã lạc hậu, lỗi thời (như tính tiểu nông, tính cục bộ của dòng họ và cộng đồng làng, ngược lại ỏ thành phố nhiều tệ nạn xã hội cũng đã du nhập vào nông thôn- mại dâm, ma tuý).2.4. PHÂN LOẠI NÔNG THÔN VÀ LỊCH SỬ NÔNG THÔN 2.4.1.Phân loại nông thônQuan niệm mác-xít: Học thuyết này cho rằng xã hội nông thôn nằm trong tổng thể xã hội, nó mang các đặc trưng của các thời đại xã hội và tuân thủ các hình thái kinh tế- xã hội. Theo lịch sử phát triển của xã hội loài người, tương ứng có 5 loại hình xã hội nông thôn: nông thôn nguyên thuỷ, nông thôn thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nông thôn chế độ phong kiến, nông thôn chế độ tư bản và nông thôn chế độ xã hội chủ nghĩa.2.4.1.Phân loại nông thônQuan niệm theo thuyết Hậu công nghiệp: Quan niệm rằng xã hội loài người phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh, không chịu sự chi phối của các thể chế chính trị-xã hội. Trong thời đại cách mạng công nghệ và cách mạng khoa học-kỹ thuất, tất cả các quốc gia đều liên tục phát triển và đến lúc cùng hội tụ ở một thời đại Hậu công nghiệp. Họ cho rằng, trong lịch sử xã hội nông thôn tương ứng với thời kỳ phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Đây là trường phái chủ trương sự phát triển của nhân loại nằm ngoài các yếu tố chính trị- xã hội, xoá bỏ ranh giới gai cấp- xã hội.2.4.1.Phân loại nông thônThuyết làn sóng văn minh (mà tiêu biểu là nhà tương lai học A. Toffer ) cho rằng lịch sử loài người trải qua ba nền văn minh, văn minh hái lượm, văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp. Thuyết này cho rằng hiện nay, tuy công nghiệp, khoa học- kỹ thuật phát triển, nhưng nông thôn vẫn là hiện thân của nền văn minh nông nghiệp. Tương lai trước mắt, nhân loại sẽ tiến vào nền văn minh hậu công nghiệp, mà Toffer gọi là “Làn sóng thứ 3”.2.4.1.Phân loại nông thônNhư vậy đến nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về phân loại nông thôn theo sự phát triển lịch sử (lịch đại). Phân chia nông thôn theo quan điểm đồng đại (cùng thời đại, thời đại ngày nay). Việc phân loại nông thôn thường dựa vào các yếu tố khu biệt theo nhu cầu nghiên cứu hay là phát triển. Cụ thể như để phân biệt lịch sử và hiện tại có nông thôn truyền thống và nông thôn hiện đại, theo trình độ phát triển có: nông thôn các nước phát triển và nông thôn các nước đang phát triển (thế giới thứ ba); theo địa lý có: nông thôn châu á, nông thôn châu Phi ở nước ta, hiện thường dùng các khái niệm sau để chỉ sự khác biệt nông thôn theo địa lý: nông thôn miền Bắc, nông thôn miền Nam; hoặc nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi, nông thôn ven biển.2.4.2. Lịch sử nông thôn theo quan điểm mác xítXã hội nông thôn cổ đại - Về sự hình thành: Xã hội con người bắt đầu từ khi con người tách rời khỏi tự nhiên. Nhờ vào lao động mà con người đã tự khẳng định mình, và trong hoạt động lao động con người đã tổ chức lại cuộc sống của mình. Từ chỗ sống nhờ vào thiên nhiên, con người chiếm hữu tự nhiên, khai thác tự nhiên. Qua hoạt động lao động, nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất xuất hiện. Vì thế ngôn ngữ ra đời. Nhờ có lao động và ngôn ngữ, trong quá trình hoạt động sống, con người đã sáng tạo ra xã hội. Từ phương thức sống là hái lượm và sinh sống trong các hang động dần bắt đầu biết thuần dưỡng gia súc, trồng cấy một số loại cây để làm thức ăn. Từ đó sản xuất nông nghiệp ra đời. Cùng với sản xuất nông nghiệp mà bắt đầu hình thành thôn xóm, các cộng đồng xã hội nông thôn nguyên thuỷ ra đời. Xã hội nông thôn cổ đại Các đặc trưng của nông thôn cổ đại: 1-Dân cư thưa thớt; 2-Các hình thức quần cư là các cộng đồng xã hội hình thành trên cơ sở các công xã thị tộc, công xã gia đình; 3-Xuất hiện công xã gia đình cùng với chế độ phụ quyền (huyết tộc theo dòng bố); 4-Nông thôn cổ đại phát triển cùng với sự phát triển của công cụ lao động bằng đồ sắt, và sự hình thành của chế độ nhà nước cùng với sự định hình của các gia cấp xã hội; 5-Tư duy của người dân nông thôn cổ đại còn đơn giản; 6-Tín ngưỡng tôn giáo chủ yếu là thờ cúng những vật thiêng với đặc trưng tôn giáo nổi bật nhất là Tôtem giáo; 7-Từ công xã thị tộc dần xuất hiện loại hình tổ chức xã hội kiểu mới: công xã nông thôn. Xã hội nông thôn cổ đại Nông thôn Việt Nam thời cổ đại: Các thư tịch cổ và di chỉ khảo cổ học cho biết từ xa xưa đã có người nguyên thuỷ trên đất nước ta. Nhiều nhà sử học thiên về khuynh hướng cho rằng sự hình thành và ra đời của nông thôn Việt Nam cổ đại gắn với quá trình di cư của người dân tiền sử tràn xuống trung du, đồng bằng và hình thành các làng mạc và phát triển canh tác nông nghiệp. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc (với di tích thành Cổ Loa). Xã hội nông thôn chế độ chiếm hữu nô lệXã hội nô lệ là chế độ bóc lột đầu tiên, là xã hội giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người. Nó ra đời trên cơ sở sự giải thể công xã nông thôn cổ đại.Sự ra đời: Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) làm cho nền sản xuất xã hội đạt đến sự tăng trưởng nhất định. Đến khi có sự chiếm đoạt của cải chung của cộng đồng thành của cải riêng của cá nhân thì chế độ tư hữu ra đời. Từ đó hình thành một giai cấp xã hội mới- giai cấp bóc lột, và một bộ phận bị lệ thuộc vào những người có của cải và quyền lực xã hội thành giai cấp bị bóc lột. Trong xã hội nô lệ, mối quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ giai cấp Chủ nô và Nô lệ. Xã hội nông thôn chế độ nô lệ các yếu tố đô thị đã phát triển mạnh mẽ. Các lĩnh vực kinh tế, khoa học đều có những bước phát triển mới. Về khoa học tự nhiên có thiên văn học phát minh cách tính lịch, tìm ra địa bàn, toán học có những tên tuổi như: Acsimet, Pitagor, triết học có nền triết học Hi Lạp và Trung Quốc cổ đạiViệt Nam: Chưa có những cứ liêụ lịch sử đủ để chứng minh về thời kỳ nông thôn chiếm hữu nô lệ. Nông thôn trong xã hội phong kiếnXã hội phong kiến là hệ thống xã hội phát triển trên cơ sở sự phân rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ mà nhà nước phong kiến đã rất phát triển, để hình thành giai tầng xã hội mới cũng là giai tầng lãnh đạo xã hội, đó là tầng lớp quý tộc phong kiến. Trong xã hội nông thôn, có hai giai cấp: địa chủ (các chủ ruộng đất) và những người nông nô.Việt Nam: Chế độ phong kiến ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Nhiều sử liệu cho biết, nhà nước phong kiến Việt Nam ra đời từ khoảng thế kỷ II trước CN, gắn với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Nhà nước phong kiến VN độc lập đầu tiên do Ngô Quyền xây dựng, khoảng thế kỷ I sau CN, nhưng triều đại này không dài, sau đó bị phong kiến phương Bắc cai trị cho đến thế kỷ X.Có 3 thời kỳ trong lịch sử chế độ phong kiến VN: 1- Từ thể kỷ II trước CN đến thế kỷ X, là thời kỳ cai trị của phong kiến phương Bắc; 2- Từ thế kỷ X kéo dài cho đến khi thực dân Pháp xâm lược (1858); 3- thời kỳ phong kiến-thực dân (triều Nguyễn và thực dân Pháp) tức nửa sau thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tam (1945). Nông thôn trong xã hội phong kiếnMột số đặc trưng của xã hội nông thôn phong kiến Việt Nam: 1-Sự hình thành và phát triển của nông thôn VN luôn gắn liền với công cuộc di dân, mở mang bờ cõi; 2-Sự quần cư của người Việt luôn gắn liền với sự cố kết thành những đặc thù của xã hội nông thôn, đó là cộng đồng làng xã; 3- Lịch sử VN luôn gắn với ngoại xâm và loạn lạc, vì vậy cộng đồng làng xã việt nam đã hình thành như một đơn vị kinh tế- xã hội – quân sự, làng xã cổ truyền có thể ví như một pháo đài có thể phòng ngự và chiến đấu; 3- Cơ cấu xã hội phong kiến vẫn là 2 hệ đối lập: tầng lớp quan lại, quý tộc thống trị và người dân- tầng lớp bị trị, với sự áp dụng học thuyết Khổng gia với tam cương, ngũ thường, với 5 nhóm xã hội cụ thể (sĩ, nông, công, thương)- tư tưởng đó cũng ăn sâu vào xã hội nông thôn; 4- Tính cố kết cộng đồng và tự quản cộng đồng là đặc trưng nổi bật của làng xã phong kiến. 4- Đến thời Pháp thuộc, làng xã VN có những biến đổi lớn nhưng vẫn bảo tồn những đặc trưng truyền thống. Nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng TámSau cách mạng tháng Tám cho đến thời kỳ đổi mới, trong khoảng 4 thập kỷ, nông thôn VN có nhiều biến động lịch sử nên xã hội nông thôn VN thời kỳ này có nhiều biến đổi phức tạp, đa dạng.Phân đoạn lịch sử nông thôn VN thời kỳ này chia làm 4 giai đoạng: 1- từ 1945 đến 1954; 2- từ 1954 đến 1975; 3- từ 1975 đến thời kỳ đổi mới (1986); 4- Từ thập kỷ 90 đến nay: nông thôn VN hiện nay (hiện đại).Nông thôn VN từ 1945-1954: Là thời kỳ đầu của nhà nước VN dân chủ cộng hoà non trẻ, lại thách thức với nạn đói 1945, quân Pháp quay trở lại xâm lược; có vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, nhiều làng mạc tiêu thổ để kháng chiến, nhiều làng mạc thành pháo đài, nhiều làng mạc xen kẽ giữa ta và địchNông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng TámNông thôn VN từ 1954- 1975: sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17; phía nam là chính quyền Ngô Đình Diệm (sau đó là Nguyễn Văn Thiệu) với sự thống trị của Mỹ, phía bắc là chính thể VNDCCH với sư lãnh đạo của HCT và Đảng. Nông thôn 2 miền có những bước phát triển và phân hoá khác nhau. ở miền Bắc là cải cách ruộng đất, tiến hành chủ trương người nghèo có ruộng, tiến lên tổ đổi công, xây dưng hợp tác xã nông nghiệp; nông thôn miền nam bị xáo trộn bởi cuộc kháng chiến, có vùng chiến khu, vùng cách mạng, có vùng bị dồn ấp chiến lược Nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng TámNông thôn VN từ 1975- 1986: sau 1975 cả nước thống nhất, nông thôn cùng được tổ chức lại theo một hướng thống nhất xây dựng CNXH. ở miền bắc, từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao, ở miền nam cũng tổ chức các HTX nông nghiệp đã đưa lại luồng sinh khí mới cho nông thôn cả nước. Tuy nhiên lúc này cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp đã bộc lộ nhiều hạn chế, làm kìm hãm nền sản xuất xã hội, đòi hỏi thay đổi vì vậy thời kỳ đổi mới xuất hiện nhằm xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triểnNông thôn VN hiện nay: với thời đổi mới có nhiều biến đổi và phát triển: Cơ cấu xã hội, đời sống, những thay đổi giá trị và đang đối diện với nhiều vấn đề để phát triểnCâu hỏi chương II:Anh chị hãy so sánh những nét khác nhau của đô thị và nông thôn? Hãy nêu một số nét đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam.Giữa nông thôn và đô thị có những mối quan hệ nào? Hãy phân tích một mối quan hệ trao đổi giữa nông thôn và đô thị mà anh chị thấy là quan trọng?Lịch sử nông thôn Việt Nam có những giai đoạn nào? Hãy so sánh những nét cơ bản về sự giống nhau và khác nhau của nông thôn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945).CHƯƠNG III: CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NÔNG THÔN3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn 3.2. Phân tầng xã hội nông thôn 3.3. Các thiết chế xã hội nông thôn3.1. CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN Khái niệm:Cơ cấu xã hội là cách tổ chức của một xã hội và cho thấy tính chất tổ chức của nó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Cơ cấu xã hội còn là toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong một hệ thống xã hội.Cơ cấu xã hội nông thôn là hệ thống các quan hệ xã hội cũng như sự hoạt động của chúng ở địa bàn nông thôn với những cách thức liên kết thành những nhóm, những cộng đồng xã hội.3.1. CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔNBản chất của cơ cấu xã hội nông thônBản chất cơ cấu xã hội nông thôn chính là hệ thống những địa vị xã hội và vai trò xã hội của các chủ thể hành động trong xã hội nông thôn. Các chủ thể đó là thành tố cấu thành quần thể xã hội theo những cách thức liên kết nhất định với những mối quan hệ nhất định để tạo thành xã hội nông thôn hiện thực.Quy luật cơ cấu xã hội tác động đến các mức độ tổ chức khác nhau của xã hội. Chính vì vậy trong mỗi nhóm xã hội, tập đoàn xã hội ở nông thôn đều có một cách thức sắp đặt những vị trí xã hội khác nhau, và tương ứng với nó là hệ thống những vai trò xã hội khác nhau. Khái niệm quan trọng trong cơ cấu xã hộiĐịa vị xã hội là khái niệm chỉ sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội. Mỗi một vị trí xã hội của cá nhân được gọi là địa vị và hành vi mong đợi từ những người có địa vị đó.Vai trò xã hội là khái niệm chỉ một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị xã hội cụ thể. Nó là tập hợp các khuôn mẫu ứng xử theo những yêu cầu/chuẩn mực nhất định của xã hội. Các loại cơ cấu xã hội ở nông thônNhận xét:Xã hội nông thôn có tính đặc thù là một tổng thể xã hội, vì vậy nó có tính đa dạng phức tạp trong cấu trúc và hoạt động. Vì vậy về mặt cơ cấu xã hội nông thôn cũng rất đa dạng, phong phú với nhiều mối liên hệ tương tác phức tạp ở trong tổng thể xã hội nông thôn. Có nhiều loại cơ cấu xã hội nông thôn, tuy nhiên xét theo tầm quan trọng và vai trò của các loại cơ cấu mà người ta thường chú ý đến một số loại cơ cấu xã hội nông thôn nhất định.- Quy luật cơ cấu Xã hội học vận dụng vào trong xã hội nông thôn giúp thấy được vị trí của từng cá nhân, từng nhóm thành viên xã hội thuộc vào tầng lớp nào trong xã hội. Từ đó góp phần quan trọng để hiểu rõ được bản chất xã hội nông thôn. Các loại cơ cấu xã hội ở nông thônCơ cấu lao động- nghề nghiệp xã hội: là loại hình cơ cấu xã hội cơ bản ở nông thôn, thường người ta phân tích theo 2 loại cơ cấu lao động nghề nghiệp: Cấu trúc lao động nghề nghiệp theo chiều ngang (có những ngành nghề nào và hoạt động của chúng- như: nông nghiệp, hỗn hợp, phi nông), và Cấu trúc lao động nghề nghiệp theo chiều dọc (cấu trúc nghề nghiệp theo một loại ngành nghề (như cán bộ HTX-nông dân; nghề nông: lao đông chính- lao động phụ; nghề thủ công: thợ cả, thợ và thợ phụ). Cơ cấu dân số xã hội nông thôn: Những dấu hiệu để xem xét như: quy mô dân số, phân bố dân số, cấu trúc dân số theo giới tính, độ tuổi, số conKhi nghiên cứu cơ cấu dân số xã hội nông thôn người ta thường rất chú ý đến các nhóm dân số đặc thù ở nông thôn như: nhóm cao tuổi, nhóm thanh nhiên, nhóm trẻ em, nhóm phụ nữCác loại cơ cấu xã hội ở nông thôn3. Cơ cấu văn hoá xã hội nông thôn: Được thể hiện ở sự khác biệt của các tiểu văn hoá xã hội. Hệ thống vai trò xã hội của các tiểu văn hoá phản ánh những giá trị và chuẩn mực xã hội đối với các thành viên. các dấu hiệu để phân tích cơ cấu văn hoá xã hội là: các cộng đồng dân tộc (sắc tộc), yếu tố địa lý (làng này với làng khác), tín ngưỡng (tôn giáo của dân cư ở làng đó).4. Cơ cấu giai cấp xã hội nông thôn: Trong xã hội nông thôn có nhiều nhóm xã hội theo nghề nghiệp, mức sống, tồn tại các loại giai tầng xã hội: nông dân, trí thức, cán bộ viên chức, buôn bán Tuy nhiên giai cấp chủ yếu và đầy đủ với nội hàm của khái niệm giai cấp ở nông thôn VN cũng chỉ có giai cấp nông dân. Vì vậy nghiên cứu về khía cạnh này ở nông thôn, người ta không dùng khái niệm cơ cấu giai cấp mà thường phân tích ở các khía cạnh như: cơ cấu quyền lực, mức sống, các giai tầng, các nhóm xã hội5. Các cơ cấu xã hội khác (có người gọi là thứ cấp): là các loại cơ cấu được phân tích trên cơ sở các yếu tố như: tôn giáo- tín ngưỡng (ví dụ đạo Thiên chúa giáo), các tổ chức phi chính thức của xã hội dân sự (như hội đồng niên, đồng ngũ, hội chư bà, hội chạ)3.2. PHÂN TẦNG XÃ HỘI NÔNG THÔN 3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hộiKhái niệm: Theo Mác, sự khác biệt về địa vị, suy cho cùng, chính là sự khác biệt về lợi ích vật chất giữa các tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có một sự phân tầng xã hội. Đó chính là sự phân biệt về địa vị xã hội của các tập đoàn trong thang bậc xã hội. Từ sự khác biệt về mặt kinh tế đã nảy sinh sự khác biệt xã hội, dẫn đến những quan hệ bất bình đẳng xã hội, tạo ra những tập đoàn người có quan hệ xã hội khác nhau. Trong mọi xã hội có giai cấp đều tồn tại những quan hệ bất bình đẳng như thế. Bất bình đẳng của các giai cấp, các nhóm, các cộng đồng xã hội đều phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với phương tiện sản xuất xã hội.3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hộiM. Weber cho rằng: Trong xã hội, mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội đều chiếm giữ một vị trí xã hội nhất định Để có được một vị thế xã hội nhất định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội khác, như: dòng dõi xuất thân, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp lao động xã hội, chức vụ mà anh ta đang nắm giữ, quốc tịch, dân tộc, các đặc trưng cá nhân (giới tính, tuổi, hình thức, khả năng giao tiếp), khả năng tiếp cận thị trường và cơ may cuộc sốngPhân tầng xã hội là một cách thức mà trong đó sự phân phối quyền lực trong xã hội được thể chế hoá.3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hộiĐịnh nghĩa khái niệm phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội là khái niệm chỉ sự phân bố các thành viên xã hội, nhóm xã hội, một cộng đồng xã hội thành những tầng lớp xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, lối sống Phân tầng xã hội là một biểu hiện trực tiếp cụ thể của các quan hệ xã hội bất bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội. Các khái niệm liên quanTầng lớp xã hội: Chỉ tổng thể những cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội. Họ giống nhau (hay như nhau) về mặt tài sản (hay thu nhập), về trình độ học vấn/trình độ văn hoá, về địa vị, vai trò xã hội, về khả năng thăng tiến cũng như quyền lợi được hưởng từ xã hội.Di động xã hội ở nông thôn là khái niệm chỉ sự thay đổi vị thế xã hội của các thành viên trong xã hội nông thôn, từ vị thế xã hội này sang một vị thế xã hội khác, từ một giai tầng xã hội này sang một giai tầng xã hội khác.Thăng tiến xã hội là một dạng đặc thù của di động xã hội, là chỉ sự nâng cao vị thế xã hội do nhu cầu phát triển xã hội và nhằm thoả mãn lợi ích cá nhân của con người trong xã hội. (đề bạt, thuyên chuyển, công tác cán bộ).Di động xã hội có 2 loại: Di động dọc là sư chuyển dịch vị trí xã hội của cá nhân hay một nhóm xã hội từ địa vị xã hội này sang địa vị xã hội khác. Di động ngang là khái niệm chỉ sự chuyển đổi những địa vị xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội trong cùng một tầng lớp xã hội. Các tiêu chí đặc trưng của phân tầng xã hộiPhân tầng xã hội là một trong những hình thức tồn tại cơ bản của xã hội vì vậy nó mang tính quy luật khách quan.Đặc trưng cơ bản của phân tầng xã hội là sư biểu hiện của các vị thế xã hộiPhân tầng xã hội liên quan chặt chẽ với vai trò của những quan hệ kinh tế, uy tín xã hội, đặc quyền chính trị.Di động xã hội là một trong những cơ sở quan trọng của các động thái phân tầng xã hội. Nghiên cứu về phân tầng xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, cần chú ý những khía cạnh sau:- Kinh tế nông thôn và vấn đề sở hữu ruộng đất- Cơ cấu lao động – nghề nghiệp- Cơ cấu thu nhập và chi tiêu- Hoạt động tiêu dùng văn hoá- Nghiên cứu những nhóm vượt trội và những nhóm rủi ro3.2.2. Phân tầng xã hội trong xã hội nông thôn truyền thốngXã hội VN truyền thống là xã hội tiểu nông, tuyệt đại đa số dân cư làm nghề nông nghiệp. Trước cách mạng tháng Tám 1945 có trên 90% dân số VN là nông dân. Di động xã hội là đơn giản, chủ yếu là di động ngang. Con đường thăng tiến là độc đạo, phổ biến chỉ có đi học- đi thi- làm quan. Xã hội đó chỉ có 5 hạng người cơ bản là: Tầng lớp nông dân; Tầng lớp thợ thủ công; Tầng lớp thương nhân; Tầng lớp sĩ phu; Tầng lớp quan lại.Các loại phân tầng khác: - Phân tâng theo tuổi tác: trọng xỉ - Phân tầng theo giới tính: trọng nam khinh nữ và chế độ gia trưởng.3.2.3. Phân tầng xã hội giai đoạn từ 1954 đến 1986Giai đoạn 1954-1975: Đất nước chia cắt và cuộc kháng chiến chống Mỹ.Thời kỳ này nông thôn miền Bắc tiến hành công cuộc hợp tác hoá từ sau khi cải cách ruộng đất; ổn định và phát triển sản xuất, đồng thời huy động mọi nguồn lực cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ- nguỵ. Đến năm 1966, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc với liên tục các đợt không kích, nông thôn miền Bắc cũng thành chiến trường, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Phân tầng trong xã hội nông thôn miền Bắc lúc đó chủ yếu có 2 loại là cán bộ và nhân dân, tuy nhiên chưa có nhiều khác biệt về chính trị, kinh tế và các mặt khác. Nông thôn miền Nam phần lớn nằm trong vùng tạm chiếm hoặc vùng trách chấp giữa lực lượng cách mạng (Lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam) và quân Mỹ-nguỵ. Trừ đồng bằng sông cửu long, thì các vùng nông thôn khác, sản xuất nông nghiệp bị giảm sút hoặc đình đốn do chiến sự thường xuyên. Sự phân tầng xã hội nông thôn chủ yếu chỉ có sự khác biệt giữa quân sĩ Mỹ và quân sĩ cộng hoà với người dân.3.2.3. Phân tầng xã hội giai đoạn từ 1954 đến 1986Giai đoạn 1975-1986: Là thời kỳ cả nước thống nhất, hoà bình. Nông thôn cả nước bước vào thời kỳ ổn định sản xuất. Cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp được áp dụng cho cả nước. Nông thôn miền Nam cũng tiến hành hợp tác hoá. Tuy nhiên, khi cả nước thống nhất, hoà bình thì cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp đã bộc lộ những hạn chế quan trọng, làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền nông nghiệp bị đình trệ. Tình trạng nghèo đói cào bằng là khá phổ biến ở nông thôn trong cả nước. Xã hội mất ổn định và sự khác biệt giữa hai giai tầng xã hội ở nông thôn là Cán bộ và người dân càng rõ nét. Nhiều giá trị đạo đức xã hội bị biến đổi. Xã hội bị rơi vào khủng hoảng, điều đó dẫn đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, thời kỳ Đổi mới bắt đầu từ năm 1986.3.2.4. Phân tầng xã hội nông thôn hiện nayPhân hoá giàu nghèo: phân tầng về kinh tế là khía cạnh phân tầng xã hội nổi bật nhất, chủ yếu nhất ở nông thôn hiện nay. Do nhiều yếu tố kinh tế- xã hội khác nhau đã đẩy nhanh sự phân tầng này: Nghề nghiệp, vốn, lao động, số con, học vấn, vị trí xã hội, quyền lực chính trị, vị trí địa lý, khả năng tiếp cận cơ may mà nhiều gia đình giàu lên cũng như nhiều gia đình nghèo đi. Có nhiều cách đo lường về phân tầng kinh tế: đo về thu nhập, về chi tiêu, về sở hữu ruộng đất và phương tiện lao động, về cơ sở vật chất và phương tiện sinh hoạt, về đánh giá mức sống3.2.4. Phân tầng xã hội nông thôn hiện nayPhân tầng về văn hoá: Đã bắt đầu có dấu hiệu thành xu hướng nhưng chưa phổ biến như phân tầng kinh tế. Những thay đổi văn hoá bao giờ cũng đi sau của thay đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_xa_hoi_hoc_nong_thon_truong_xuan_truong.ppt