Bài giảng Xã hội học y tế, sức khỏe

Người nghèo thiếu nguồn lực nên bắt buộc phải sử dụng hàng rẻ, kém chất lượng.

Nguời nghèo không quan tâm đến dinh dưỡng vì thiếu tiền, kiến thức và thông tin.

Sự lựa chọn hợp lý trong bối cảnh không hợp lý: mua những thức ăn mà con mình thích nhưng thức ăn này có khi lại có hại cho sức khỏe

 

ppt63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Xã hội học y tế, sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Thạc sĩ VŨ TOẢN Design by Vũ Toản - 2010 MẾN CHÀO CÁC BẠN SINH ĐẾN VỚI LĨNH VỰC XÃ HỘI HỌC Y TẾ, SỨC KHỎE MỤC TIÊU MÔN HỌC Xã hội học với xã hội học sức khỏe và các ngành liên quan đến sức khỏe; Sự thay đổi và sự phân bố về sức khỏe trong các nhóm xã hội khác nhau; Các phương pháp nghiên cứu xã hội học áp dụng trong lĩnh vực sức khỏe. Design by Vu Toan - 2010 Design by Vu Toan - 2010 Các nhà tư tưởng sáng lập A.Comte (1798-1857) M.Weber (1804-1920) K.Marx (1818-1883) H. Spencer 1820-1903 E.Durkheim (1858-1917) Xã hội học ra đời gắn với Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp; Sự bùng nổ các đô thị; Sự phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống xã hội; Các trào lưu tư tưởng. Design by Vu Toan - 2010 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học Khoa học nghiên cứu về xã hội lòai người (A. Comte); Khoa học nghiên cứu và hành động xã hội (Max Weber); Khoa học nghiên cứu sự kiện xã hội (E. Durkheim); Khoa học nghiên cứu con người trong những mối quan hệ với những người khác (Joseph. H. Fichter). Design by Vu Toan - 2010 Như vậy nói nên điều gì? Xã hội học là khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; Nghiên cứu một cách có hệ thống về hành vi xã hội của con người trong mối tương quan với sự tồn tại, biến đổi của hệ thống các tổ chức xã hội cụ thể; Design by Vu Toan - 2010 Như vậy nói nên điều gì? (tt) Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và xã hội (cá nhân với các nhóm xã hội và giữa các nhóm xã hội); Xã hội là một hệ thống, quá trình biến đổi của các thành phần trong hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi hệ thống về chức năng, vai trò kèm theo sự định hình và quy định hành vi xã hội của các cá nhân. Design by Vu Toan - 2010 Một số vấn đề xã hội học cụ thể Việc xã hội hóa các chuẩn mực và giá trị của từng xã hội cụ thể định hướng hành vi chung của các cá nhân. Xã hội cung cấp cho chúng ta các giá trị và chuẩn mực văn hóa của một xã hội Tình huống để thảo luận: - Theo anh chị tỉ lệ ly hôn ở VN hiện nay cao hơn hay thấp hơn trước năm 1986? Tại sao - Khi nhìn thấy cặp trai gái hôn nhau thắm thiết tại nơi công cộng, theo anh (chị) có bình thường không? Tại sao? Design by Vu Toan - 2010 Khái niệm về sức khỏe và y tế Sức khoẻ là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của một cơ thể. Design by Vu Toan - 2010 Mô hình y tế - xã hội của sức khỏe Khỏe mạnh không phải chỉ giới hạn ở tình trạng không có bệnh tật mà còn là tài nguyên để chúng ta phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Sức khỏe không phải là sự lựa chọn cá nhân mà là vấn đề của sinh học. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bệnh tật là sự kết hợp tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội. Sức khỏe là mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường tự nhiên – xã hội. Design by Vu Toan - 2010 Các yếu tố xã hội cơ bản tác động đến sức khỏe Yếu tố văn hóa; Các chuẩn mực văn hóa liên quan đến sức khỏe thay đổi theo thời gian; Khoa học công nghệ. Bất bình đẳng xã hội. Design by Vu Toan - 2010 Xã hội học sức khỏe hướng đến giải quyết những gì? Giải thích những nhân tố xã hội tác động đến tình trạng sức khỏe; Đánh giá thực trạng sức khoẻ của các nhóm dân cư, các nhóm nghề nghiệp và giải thích sự khác biệt đó; Đánh giá tác động của chính sách và các chương trình can thiệp lên vấn đề chăm sóc sức khỏe và kêt quả sức khỏe. Design by Vu Toan - 2010 Các quan niệm về sức khỏe và bệnh tật trong lịch sử Quan điểm thần học Lý thuyết cổ đại về sức khỏe Quan điểm sức khỏe thời phục hưng Quan điểm về sức khỏe và bệnh tật ở phương Đông Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm thần học Bệnh tật là sự trừng phạt của Chúa. Tây Âu coi bệnh hủi gắn với thiên tài khoa học và nghệ thuật Design by Vu Toan - 2010 Lý thuyết cổ đại về sức khỏe Sức khoẻ là sự cân bằng giữa 4 dịch thể: máu, đờm, mật vàng và mật xanh Đây là quan điểm mang tính khoa học đầu tiên Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm sức khỏe thời phục hưng Thuyết vi trùng học: Nguyên nhân chết sản phụ là do hành vi của bác sĩ (Semmelweis,1847) Nguyên nhân gây ra bệnh than là do vi trùng (L. Pasteur). Chấm dứt thời kỳ siêu hình về bệnh tật Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm về sức khỏe và bệnh tật ở phương Đông Khoẻ mạnh là sảng khoái và minh mẫn của thể xác Đau ốm là sự bệnh hoạn yếu đuối Khỏe mạnh là sự tồn tại cân bằng trong vũ trụ , bệnh tật là kết quả của thói quen và lối sống Design by Vu Toan - 2010 Kết luận Các quá trình sinh học đang chịu sự chi phối ngày càng tăng của các yếu tố kinh tế, văn hoá và xã hội Các vấn đề sức khỏe gắn chặt với các điều kiện sống khác nhau của các nhóm khác nhau Sự tăng cường về sức khỏe là do sự thay đổi hành vi cá nhân về rèn luyện thân thể như nếp sống, sở thích, thói quen… Design by Vu Toan - 2010 Kết luận Xã hội hiện đại nhiều bệnh tật gắn liền với cách sống, ăn uống không hợp lý và phổ biến việc hút thuốc, uống rượu… Tìm hiểu môi trường xã hội tác động đến sức khỏe và trách nhiệm của nhà nước cũng như các tổ chức xã hội, cá nhân Sức khoẻ và bệnh tật cũng ảnh hưởng bởi môi trường xã hội vì vậy có những loại bệnh mang đặc trưng của loại hình xã hội. Design by Vu Toan - 2010 Câu hỏi thảo luận Anh (chị) hãy cho biết những người bị stress có phải là một bị bệnh không? Ở xã hội nào (nông nghiệp hay công nghiệp) tỉ lệ bị stress cao hơn? Vì sao Dưới góc nhìn của xã hội học anh (chị) có nhận xét gì? Design by Vu Toan - 2010 Bất bình đẳng xã hội và sức khỏe con người Design by Vu Toan - 2010 Nguồn gốc lịch sử Tồn tại khác biệt về sức khỏe giữa người giàu và người nghèo tồn tại gay gắt từ những năm1800. Tồn tại sự khác biệt về sức khỏe giữa các tầng lớp xã hội - người giàu có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Yếu tố vật chất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Design by Vu Toan - 2010 Các quan điểm tiếp cận sức khỏe Quan điểm xung đột Quan điểm Mácxit Quan điểm chức năng Thuyết về tương tác biểu tượng Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm xung đột Sức khỏe và bất bình đẳng xã hội: BBĐ trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, vì lợi nhuận Bất bình đẳng là do sự phân tầng xã hội, phân biệt chủng tộc và giai cấp Sức khoẻ tốt là một giá trị gắn liền với quyền lực và sự giàu có Tính thương mại trong hệ thống y tế đang tạo ra bất bình đẳng Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm Mácxit Bệnh tật gắn với cấu trúc kinh tế, chính trị và xã hội. Sức khoẻ là vũ khí mà giai cấp thống trị dùng để chế ngự giai cấp công nhân Bệnh tật là hậu quả của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp sự an toàn Engels: - Bệnh tật không phải là sản phẩm của cá nhân mà là do hoạt động tổ chức công nghiệp Ốm đau và bệnh tật là sản phẩm của xã hội, là kết quả của đói nghèo Design by Vu Toan - 2010 Quan điểm chức năng Bệnh tật cũng là một vai trò (người ta lựa chọn để ốm) Vai trò được quy định bởi sự miễn trừ nghĩa vụ mà mỗi người phải gánh vác Bệnh tật là sản phẩm của sự tương tác xã hội. Đau ốm làm cho người ta đuợc miễn trừ trách nhiệm Hạn chế khi bỏ qua yếu tố sinh học trong bệnh tật Design by Vu Toan - 2010 Thuyết tương tác biểu tượng Nhận thức về khỏe mạnh khác nhau ở các tầng lớp xã hội khác nhau. Ví dụ người nghèo có thể coi đói và ăn uống thiếu chất là bình thường Mọi người định nghĩa về sức khỏe của mình phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ Design by Vu Toan - 2010 Mối quan hệ bất bình đẳng xã hội và sức khỏe con người Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Người nghèo ít có cơ hội chăm sóc sức khỏe (bệnh viện, sức khỏe bà mẹ) Những nhóm có hòan cảnh kinh tế khó khăn hơn sức khỏe kém hơn Những nhóm nghèo cần sự chăm sóc sức khỏe nhiều hơn (các nhà quản lý phải nắm được điều này) Design by Vu Toan - 2010 Nghèo khổ - sức khỏe và phát triển Theo WHO, có khoảng 1 tỉ người có tình trạng sức khỏe kém vì nghèo đói. Vệ sinh kém cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe. 10% trẻ em tử vong dưới 1 tuổi. Người nghèo nằm trong vòng luẩn quẩn. Người nghèo sinh nhiều con. Khả năng tiếp cận điều kiện giáo dục, y tế hạn chế. Design by Vu Toan - 2010 Nghèo khổ - sức khỏe và phát triển (tt) Người nghèo thiếu nguồn lực nên bắt buộc phải sử dụng hàng rẻ, kém chất lượng. Nguời nghèo không quan tâm đến dinh dưỡng vì thiếu tiền, kiến thức và thông tin. Sự lựa chọn hợp lý trong bối cảnh không hợp lý: mua những thức ăn mà con mình thích nhưng thức ăn này có khi lại có hại cho sức khỏe Design by Vu Toan - 2010 Sức khoẻ tại các nước phát triển Nguyên nhân tử vong ở Mỹ 1900 và 2004 Design by Vu Toan - 2010 Câu hỏi thảo luận So sánh tuổi thọ trung bình của các dân tộc Việt Nam và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh? Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó? Tìm hiểu vai trò của nhà trường trong việc giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho học sinh? Phỏng vấn một số học sinh. Design by Vu Toan - 2010 Một số biến số và sức khỏetrong các nghiên cứu Tuổi; Giới tính và giới; Dân tộc. Design by Vu Toan - 2010 Tuổi Có sự khác biệt về sức khoẻ giữa các nhóm tuổi (thanh niên tử vong do tai nạn nhiều hơn là do bệnh tật.). Nhóm tuổi ở các quốc gia, khu vực khác nhau có tỷ lệ tử vong khác nhau do những đặc điểm về xã hội (Các yếu tố văn hóa như thói quen sinh hoạt, điều kiện và khả năng tiếp cận y tế, có sự khác biệt về chính sách y tế…) Design by Vu Toan - 2010 Giới tính và giới Mặt tự nhiên: - Nam giới thường khỏe hơn nữ; - Nữ giới thường chịu khó hơn, còn nam thì hiếu chiến hơn; Về mặt xã hội (các nền văn hóa khác nhau thì mối quan hệ này khác nhau): - Có sự khác biệt về vai trò giữa nam và nữ; - Sự khác biệt về vai trò giữa nam và nữ dẫn đến nam giới có nhiều hành vi rủi ro hơn. Design by Vu Toan - 2010 Giới tính và giới (tt) Sự phân chia công việc theo giới không phải do sinh học mà do nhu cầu và quan điểm xã hội; Cơ cấu nghề nghiệp khác nhau, lối sống khác nhau; Phụ nữ sử dụng nhiều dịch vụ y tế hơn đàn ông (thai nghén, bệnh phụ nữ); Nam giới luôn thể hiện sự mạnh mẽ nên ít khi cần đến y tế. Design by Vu Toan - 2010 Giới tính và giới (tt) Vào những năm 40 nam giới chết do ung thư phổi; Phụ nữ chết do ung thư vú mạnh vào những năm 80; Phụ nữ dễ bị rối lọan tâm lý hơn nam giới; Phụ nữ bị các bệnh tâm lý thì thường bị lo lắng, trầm cảm. Nam giới thì uống rượu để giải tỏa; Nam và nữ phản ứng khác nhau về bệnh tật và gắn liền với sự biến đổi xã hội; Sự thay đổi về công việc, học vấn, văn hóa…tác động đến thay đổi về vai trò của giới -> tác động đến sức khỏe; Design by Vu Toan - 2010 Giới tính và giới (tt) Phụ nữ tham gia vào họat động kinh tế - xã hội nhiều hơn. Xu hướng vị thế xã hội của phụ nữ được nâng cao khi trình độ học vấn tăng lên; Sự cân bằng về giới xảy ra ở giới trẻ nhiều hơn. Thực tế cho thấy phụ nữ có nhiều quyền và bình đẳng hơn trước nam giới ở các nước phát triển Design by Vu Toan - 2010 Thảo luận nhóm (chia nhóm theo giới tính và thảo luận) Những hành vi nào của nam giới và nữ giới ảnh hưởng tốt cũng như không tốt đến sức khoẻ; Điều gì quy định nên sự khác biệt nói trên? Trong các gia đình anh chị, ai là người chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình? Tại sao? Design by Vu Toan - 2010 Dân tộc Là tập hợp những người chia sẻ cùng một lịch sử và nguồn gốc. Có những dân tộc chiếm đa số lại muốn có nhiều quyền lực hơn; Mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa riêng, lối sống riêng quy định về tình trạng sức khỏe và bệnh tật khác nhau. Design by Vu Toan - 2010 Sự phân biệt dân tộc và bất bình đẳng xã hội Các dân tộc khác nhau có địa vị xã hội, quyền lực và các tài nguyên khác nhau; Có những nhóm thuộc về dân tộc thiểu số; Có những xung đột về văn hóa giữa nhóm dân tộc thiểu số với nhóm dân tộc chiếm đa số; Sự phân biệt dân tộc có thể làm cho các nhóm thiểu số bất lợi Design by Vu Toan - 2010 Sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của các dân tộc Dân tộc thiểu số thường nghèo hơn về các nguồn lực trong sự phát triển; Họ thường làm những công việc không ổn định, thu nhập thấp, vị thế xã hội kém; Tình trạng sức khỏe kém, nguy cơ và tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp; Nguyên nhân do sự khác biệt về văn hóa, mức sống, điều kiện sống. Design by Vu Toan - 2010 Sơ đồ khung phân tích về sức khỏe Design by Vu Toan - 2010 Hoạt động tăng cường sức khỏe trong cộng đồng Tập hợp các yếu tố từ bên ngoài: Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận với sức khỏe bằng cách nâng cao thu nhập và an sinh xã hội cho nhóm bất lợi như người nghèo, tàn tật và trẻ em; Tập hợp các yếu tố từ bên trong: Tuyên truyền để thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi về sức khỏe (hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống) Design by Vu Toan - 2010 Chính sách và các chương trình chăm sóc sức khỏe Vai trò của nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh - Đầu tư cho lĩnh vực y tế và sức khỏe; - Bảo hiểm y tế cho người dân; - Kiểm tra sức khỏe định kỳ; - Điều trị nội và ngọai trú ở bệnh viện. Design by Vu Toan - 2010 Thảo luận về các số liệu liên quan đến sưc khỏe và dân tộc ở Việt Nam Design by Vu Toan - 2010 Thực trạng sức khỏe và vấn đề chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam Ảnh hưởng từ hút thuốc lá 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới), 2/3 số phụ nữ và 1/2 số trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói thuốc lá; Hàng năm có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có 43 chất gây ung thư, gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi, các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh tim mạch... Design by Vu Toan - 2010 Ảnh hưởng từ uống rượu Tỷ lệ người lạm dụng rượu khá cao ở các vùng đô thị (7% - 11%), vùng núi (7 - 17%) và vùng nông thôn (khoảng 1,2%). Theo đó, tỷ lệ nghiện rượu ở nước ta cũng ở mức cao; vùng đô thị gần 5%, vùng núi gần 3% và vùng nông nghiệp là gần 1%.. Đối tượng lạm dụng rượu đa số là nam giới, tuổi từ 20 - 30. Tỷ lệ nữ lạm dụng rượu đang có xu hướng gia tăng. Design by Vu Toan - 2010 HIV và đại dịch AIDS Năm 2009, 100% (63/63) tỉnh thành, 98,7% số huyện và 73,1% số xã, phường trên toàn quốc đã có người nhiễm HIV[1] [1] Trích báo cáo Số: 4402 /BYT-AIDS của Bộ Y tế ngày 05 tháng 7 năm 2010. Hết năm 2009 số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 160.019 trường hợp, số bệnh nhân AIDS còn sống là 35.603 và 44.540 trường hợp tử vong do AIDS[1] [1] Trích báo cáo Số: 1991 /BYT-AIDS của Bộ Y tế ngày 06 tháng 4 năm 2010. Design by Vu Toan - 2010 Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề. Do vậy cần phải tăng cường các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại vi rút này. Việt Nam là một trong ba quốc gia ở khu vực châu Á (Trung Quốc và Malaysia) có tỷ lệ nhiễm HIV qua con đường tiêm trích cao nhất Nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng của HIV/AIDS lại có xu hướng gia tăng với nhiều biến động phức tạp. Design by Vu Toan - 2010 Số trường hợp nam nhiễm HIV cao hơn nữ gấp ba lần và chiếm 73,16% so với 26,83% (2009). Tỷ lệ nhiễm HIV qua đường máu (chủ yếu do tiêm trích bơm kim tiêm chung) vẫn chiếm tỷ lệ cao 55% (2009) thì trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn liên tục tăng từ 12% (2004) lên 29% (2009)[1]. [1] Trích báo cáo Số: 1991 /BYT-AIDS của Bộ Y tế ngày 06 tháng 4 năm 2010. Design by Vu Toan - 2010 Bệnh viêm gan Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc ung thư gan đứng thứ 2 thế giới, trong đó 90% căn bệnh nguy hiểm do viêm gan B gây ra. Viêm gan siêu vi B, C,... rất dễ lây lan thông qua các con đường lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục. Design by Vu Toan - 2010 Sức khỏe của các cộng đồng dân tộc Việt Nam Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó 87% là dân tộc đa số người Kinh (người Việt) và 53 dân tộc thiểu số chiếm 13% dân số. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở các dân tộc thiểu số cao (Kontum vào khoảng 63 trên 1000 ca sinh sống, cao gấp gần 4 lần so với trung bình quốc gia). - Một số vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (36%) cao hơn nhiều so với trung bình quốc gia (25%). Design by Vu Toan - 2010 Tỷ lệ dân cư nông thôn được tiếp cận với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù hợp lần lượt là 80% và 50%. một số tỉnh miền núi và vùng sâu vùng xa nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thì những con số này thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 12,8% và 4,1%.  Tỷ lệ trẻ em học tiểu học trên toàn quốc là 97%, trong khi tỷ lệ này của dân tộc thiểu số H’mông chỉ là 41,5%. Design by Vu Toan - 2010 Số số so sánh Design by Vu Toan - 2010 Tỉ lệ chết trẻ sơ sinh (%o) Kinh 21 Tay 39 Thai 37 Muong 34 Khmer 30 Hoa 36 Nung 37 Hmong 56 Dao 44 Gia rai 69 Other 59 Tuổi thọ trung bình Kinh 73.5 Tay 67.3 Thai 67.8 Muong 68.5 Khmer 69.7 Hoa 68.3 Nung 67.5 Hmong 63.0 Dao 65.8 Gia rai 60.4 Other 62.4 Tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì 90% trẻ SDD thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước nghèo, trong đó có VN. Cứ 100 em học sinh thì có gần 10,7 em béo phì, trong khi số bị suy dinh dưỡng là 9,3%. Giải quyết gánh nặng béo phì vất vả hơn nhiều so với việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, vì béo phì ở trẻ em thường kéo theo một loạt các bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Design by Vu Toan - 2010 Sức khỏe sinh sản 90% phụ nữ người dân tộc sinh con một mình hoặc là người nhà giúp đỡ. Người Cờ Tu vào rừng sinh con Hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Nói chung người Kinh quan tâm đến sức khỏe của mình hơn người dân tộc thiểu số Theo thống kê, trong tổng số hơn 1 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm tại Việt Nam, có khoảng 2.500 bà mẹ và 16.000 trẻ sơ sinh bị chết do các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Hầu hết những ca tử vong này có thể ngăn chặn nếu có hệ thống chăm sóc y tế tốt Design by Vu Toan - 2010 Chính sách về sức khỏe ở Việt Nam Chính sách phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc Chương trình xóa đói giảm nghèo Chương trình 135 tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2325 xã, xây dựng các bệnh viện cấp xã và các trạm y tế Cung cấp các dịch vụ y tế công miễn phí cho người dân tộc Design by Vu Toan - 2010 Các chương trình mục tiêu của Quốc gia CHƯƠNG TRÌNH 135 của Chính phủ 1. Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm. 2. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. 3. Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. 4. Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. 5. Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hoá. 6. Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo. Design by Vu Toan - 2010 Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AID Các dự án: - Dự án Phòng, chống bệnh sốt rét; - Dự án Phòng, chống bệnh bướu cổ; - Dự án Phòng, chống bệnh phong; - Dự án Phòng, chống bệnh lao; - Dự án Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; - Dự án Tiêm chủng mở rộng; - Dự án Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; - Dự án Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng; - Dự án Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; - Dự án Phòng, chống HIV/AIDS. Design by Vu Toan - 2010 Vai trò của chính sách xã hội và chính sách kinh tế đối với sức khỏe nhân dân Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập Cải thiện và nâng cao mức sống người dân trên các mặt đời sống vật chất và tinh thần Nâng cao dân trí, sự hiểu biết của người dân Điều quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho người dân như môi trường sống, môi trường lao động, vệ sinh, sinh hoạt, chất lượng bữa ăn, … Design by Vu Toan - 2010 Vai trò của chính sách xã hội và chính sách kinh tế đối với sức khỏe nhân dân Giảm tỷ lệ người mắc bệnh và tỷ lệ người chết bệnh, góp phần nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi; Đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Giảm tốc độ lây nhiễm HIV, các bệnh nguy hiểm trong cộng đồng. Áp dụng bảo hiểm y tế bắt buộc đối với cán bộ viên chức. Đối với người nghèo được cung cấp bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế miễn phí. Design by Vu Toan - 2010 Phát triển hệ thống y tế cộng đồng Tất cả các xã đều có trạm y tế, bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh. Tuy nhiên chất lượng của đội ngũ của cán bộ y tế ở các vùng sâu chưa cao Design by Vu Toan - 2010 Thuận lợi và thách thức Xu thế tòan cầu hóa tạo ra thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức. Khỏang cách giàu nghèo càng tăng. Người dân tộc không có khả năng để tiếp cận với các dịch vụ y tế tư nhân. Việc tiếp cận với nguồn nước sạch chưa đến được các vùng sâu, vùng xa. BHYT bắt buộc có sự phân biệt đối xử trong việc thụ hưởng của người tham gia bảo hiểm khi đi khám chữa bệnh Các thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe người dân. Việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế còn hạn chế chưa thực sự được quan tâm đúng mức. - Chất lượng của thuốc chưa được đảm bảo tốt cho sức khỏe người bệnh. Design by Vu Toan - 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChia sẻ - Bài giảng XHH sức khỏe - THsỹ Vũ Toản.ppt
Tài liệu liên quan