Bài kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2018 - 2019 môn: Tin học 9

III. CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐỒNG THỜI CHỈ ĐẠO TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở MIỀN NAM:

- Cùng với Trung ưng đảng và Chính phủ về Hà Nội, lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa

2.Chỉ đạo cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam

3 Mở rộng hoạt động quốc tế, giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

a.Mở rộng hoạt động quốc tế.

 b.Giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

 2, Cả nước quyết tâm chống Mỹ cứư nước (1965-1968)

 Lãnh đạo chuyển hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ:

Chỉ đạo quân và dân ta ở miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ:

Đẩy mạnh và mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè khắp năm châubằng các hoạt động đối ngoại:

3,Năm cuối cùng của cuộc đời 79 mùa xuân

* Kiên trì rèn luyện, chống lại tuổi già và bệnh tật

* Mùa xuân, nhắc nhở trồng cây- trồng người:

* Hiện thân của tình cảm quốc tế trong sáng

* Hoàn thành bản Di chúc lịch sử

* Vô cùng thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

 

doc15 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2018 - 2019 môn: Tin học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sát cách chiến đấu cùng nhân dân Trung Quốc thời đại cách mạng ở Quảng Đông. * Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương * Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan) 2, theo dõi và chỉ  đạo phong trào cách mạng ở trong nước (1930- 1941) * Trở lại Mátxcơva * Nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa: * Đến Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng *Tìm đường về nứơc 3, Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng tam, sáng lập nhà nước dân chủ cộng hòa (1941-1945) * ở Pác Bó, nơi đầu nguồn của cách mạng * Chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng *Sáng lập mặt trận việt minh * Lên đường sang Trung Quốc và bị chính quyền địa phương bắt giam * Trong tù, làm thơ Trong hoàn cảnh đau khổ của 13 tháng bị giam cầm, đày đọa, bị giải tới giải lui khắp 13 huyện và hơn 30 nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Người đã viết 133 bài thơ bằng chữ Hán theo các thể thất tuyệt, thất luật, ngũ ngôn và tạp thể. Dưới dạng nhật  ký, đó là một bộ sử bằng thơ kể lại một quãng đời của Hồ Chí Minh trong nhà ngục Quảng Tây, phản ánh chân thực một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc trong các năm 1942-1943. Đồng thời nó cũng thể hiện ý chí kiên cường và tiết tháo cao thượng của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. * Tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội Sau ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh tuy được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế. Sức khỏe của Người lúc này bị giảm sút nghiêm trọng: mắt bị mờ, chân đi không vững, Người tự nhủ “một chiến sĩ mà bị bệnh tê thấp thì còn làm gì được” cho nên, vừa ra tù Người đặt kế hoạch tập luyện để mau chóng phục hồi sức khỏe. Người tập nhìn vào bóng tối để luyện mắt, tập đi, tập leo núi để luyện đôi chân. Hồi đó, Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê đóng tại dãy núi Phan Long Sơn ở phía Tây thành phố Liễu Châu. Mỗi buổi sáng, tập thể dục xong, Người tập leo núi. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, Người đã lên được đỉnh Tây Phong trong dãy núi. * Lại lên đường sang Trung Quốc tiếp xúc với Đồng minh *Thành lập khu giả phóng *Triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại Hội Quốc dân * Kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong cả nước * Sáng lập Nhà nước dân chủ cộng hòa 4, Xây dựng và bảo vệ nền cộng hào dân chủ, đối phó thù trong giặc ngoài , chuẩn bị kháng chiến lâu dài * Lựa chọn và giải quyết những nhiệm vụ cấp bách Ký hiệp định sơ bộ 6-3 tạm thời hòa hoãn với Pháp · Thăm chính thức nước Pháp 5, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi( 1946-1954) * Chỉ đạo chuẩn bị bước vào kháng chiến lâu dài * Củng cố hậu phương về mọi mặt, sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến *Mở mặt trận ngoại giao, kết thúc chiến tranh, lập lại hào bình ở Đông Dương  III. CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐỒNG THỜI CHỈ ĐẠO TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở MIỀN NAM: - Cùng với Trung ưng đảng và Chính phủ về Hà Nội, lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa 2.Chỉ đạo cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam 3 Mở rộng hoạt động quốc tế, giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta. a.Mở rộng hoạt động quốc tế.  b.Giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.  2, Cả nước quyết tâm chống Mỹ cứư nước (1965-1968)  Lãnh đạo chuyển hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ: Chỉ đạo quân và dân ta ở miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ: Đẩy mạnh và mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè khắp năm châubằng các hoạt động đối ngoại: 3,Năm cuối cùng của cuộc đời 79 mùa xuân * Kiên trì rèn luyện, chống lại tuổi già và bệnh tật * Mùa xuân, nhắc nhở trồng cây- trồng người: * Hiện thân của tình cảm quốc tế trong sáng * Hoàn thành bản Di chúc lịch sử * Vô cùng thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Nhân dân việt nam đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ! Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, Người thầy kính yêu của đảng và dân tộc ta đời đời sống mãi ! * Anh hùng dân tộc vĩ đại * Nhà tư tưởng lỗi lạc * Nhà văn hóa kiệt xuất: * Tấm gương đạo đức ngời sáng * Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại CĐ 2: Thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Vị anh hùng dân tộc - Đại tướng đầu tiên của nước Việt Nam đã ra đi nhưng những chiến công lịch sử, những công lao vĩ đại của ông sẽ mãi đọng lại trong ký ức của người Việt Nam. Hãy cùng điểm lại những dấu ấn về thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thời niên thiếu Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân).[2] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. Thời thanh niên Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng, Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Bắt đầu sự nghiệp quân sự Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Võ Nguyên Giáp - Đại tướng đầu tiên của nước Việt Nam Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). Kháng chiến chống Pháp Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia: Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch: Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)  Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)  Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)  Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)  Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)  Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)  Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)  Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)  Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954) Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. CĐ 3: Thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Dương Phúc Tư Dương Phúc Tư (chữ Hán: 楊福滋, 1505–1564), người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm chức quan tham chính. Sau này ông dâng sớ xin quy thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn. Trạng nguyên Dương Phúc Tư (1505 – 1563), là người khai khoa cho dòng họ Dương, xã Lạc Đạo (Văn Lâm). Thuở hàn vi, Dương Phúc Tư vừa đi cày vừa đi học. Sẵn có tư chất thông minh, lại ngày đêm đèn sách, với sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của người cha, người thầy mẫu mực là cụ Giảng Dụ Nghĩa Yêm, Dương Phúc Tư đã đạt đến đỉnh cao của nền học vấn thời cổ. Năm 43 tuổi, Dương Phúc Tư đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh, tức Trạng nguyên, đứng đầu 30 Tiến sĩ đời Mạc Phúc Nguyên. Bài văn sách thi Đình của Dương Phúc Tư được vua phê rằng: “Điều đối thiết yếu, chân đại thủ bút, sĩ vị chân nho, xuất thế đạo hành” (Có thể hiểu là: Điều đối thật là thiết yếu, đây là cây bút lớn, là vị chân nho, xuất thế đạo hành). Trạng nguyên Dương Phúc Tư từng làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, được vua phong Tử Khanh Thiếu Bảo, Dương tướng công.Về sau Dương Phúc Tư từ quan đi dạy học ở Cổ Thiết, Sơn Tây. Là bậc chân nho văn võ kiêm toàn, một thầy dạy học lỗi lạc, học trò của Trạng nguyên Dương Phúc Tư có nhiều người đỗ Cử nhân, Tiến sĩ. Trong đó có ông Phạm Trấn, người xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đỗ Trạng nguyên, khoa thi năm Bính Thìn (1556). Sau này, Trạng nguyên Dương Phúc Tư về quê hương sinh sống và mất năm 1563 hưởng thọ 59 tuổi. Mộ cụ Trạng được táng tại gò Mả Cả, thôn Ngọc, xã Lạc Đạo. Di văn của cụ còn lại một bài văn đình đối và tập thơ “Độc sử thi phả” hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đời sau con cháu tôn Trạng nguyên Dương Phúc Tư là Thủy Tổ của họ Dương ở xã Lạc Đạo. Kế thừa đạo học của Trạng nguyên Dương Phúc Tư, họ Dương đã sinh thành những bậc quý hiển danh gia, làm nên sự nghiệp vẻ vang, mang tiếng thơm về cho dòng họ. Từ thế kỷ thứ 16 đến hết thế kỷ 18 là thời kỳ họ Dương ở xã Lạc Đạo rất thịnh vượng về khoa cử. Tính từ năm 1547 – 1754, họ Dương ở xã Lạc Đạo có 9 người đỗ đại khoa trong đó có 1 Trạng nguyên và 8 Tiến sỹ bao gồm: Dương Phúc Tư, Dương Thuần, Dương Hoàng, Dương Khuông, Dương Hạo, Dương Lệ, Dương Công Thụ, Dương Khiêm, Dương Sử. Ngay sau khi Trạng nguyên Dương Phúc Tư qua đời, con cháu và nhân dân sở tại dựng nhà thờ cụ trên nền đất của dòng họ. Nhà thờ cụ Trạng được xây dựng từ thời Lê và đã trải qua nhiều lần tu sửa vào thời Nguyễn. Nhà thờ đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hiện tại nhà thờ vẫn giữ được nét kiến trúc Lê – Nguyễn đan xen và giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như hoành phi, câu đối, các đồ thờ, các sắc phong, gia phả, bia đá, câu đối tưởng nhớ và ca ngợi công đức và sự nghiệp của Dương Phúc Tư. Ngoài ra còn có khu lăng mộ và nhà bia tưởng niệm tại gò Mả Cả, thôn Ngọc, xã Lạc Đạo. Gần đây, con cháu và dòng họ Dương ở xã Lạc Đạo đã xây dựng lại mộ phần Trạng nguyên Dương Phúc Tư to đẹp và tôn nghiêm. Tưởng nhớ và biết ơn công lao Trạng nguyên Dương Phúc Tư, năm 2002, huyện Văn Lâm đã quyết định đặt tên ngôi trường chất lượng cao của huyện là Trường Trung học cơ sở chất lượng cao Dương Phúc Tư. Ngày nay, dòng họ Dương là một trong những dòng họ lớn ở xã Lạc Đạo với trên 3.000 nhân khẩu, chiếm khoảng ¼ dân số của xã. Trưởng tộc dòng họ Dương xã Lạc Đạo cho biết: “Khuyến học, khuyến tài luôn là nhiệm vụ trọng tâm của dòng tộc. Mỗi năm, dòng họ Dương Lạc Đạo có khoảng 40 cháu đỗ Đại học và 50 – 70 cháu đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Hàng năm dòng họ tổ chức họp, giỗ Tổ vào ngày Rằm tháng Giêng và trao thưởng cho con cháu đỗ đạt. Các buổi vinh danh, khen thưởng các cháu học sinh có thành tích cao trong học tập trở thành ngày hội của dòng họ, để con cháu đời sau thêm tự hào và viết tiếp truyền thống khoa bảng của tổ tiên”. Hiện nay tại huyện Văn Lâm - Hưng Yên đã thành lập trường Trung học cơ sở chất lượng cao Dương Phúc Tư để tưởng nhớ tới công lao của ông. CĐ 4: Các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam 15 điểm đến ở Việt Nam luôn hút khách quốc tế Trải dọc dải đất hình chữ S là sự kết hợp hài hòa giữa các thắng cảnh tự nhiên và công trình kiến trúc tinh tế đáng để trải nghiệm ít nhất một lần trong đời. Hà Nội: Thủ đô nghìn năm văn hiến với khu phố cổ đặc trưng, lưu giữ nét kiến trúc lâu đời cũng như nhiều giá trị truyền thống luôn chờ đợi du khách quốc tế khám phá. Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc - những biểu tượng của Hà Nội. Ngoài ra, du khách có thể tìm hiểu văn hóa - lịch sử đất nước khi tới tham quan Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng dân tộc học... TP.HCM là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất cả nước, thành phố nhưng vẫn lưu giữ lại những nét kiến trúc duyên dáng từ thời Pháp thuộc. Theo gợi ý của Trip Advisor, du khách quốc tế có thể tới Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, địa đạo Củ Chi để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, hay tới tham quan nhà thờ Đức Bà, chùa Ngọc Hoàng. Nếu muốn mua sắm, chợ Bến Thành là điểm đến quen thuộc với nhiều loại mặt hàng phong phú. Cách trung tâm TP HCM 40 km về phía tây bắc, địa đạo Củ Chi là một mạng lưới rộng lớn kết nối các đường hầm dưới lòng đất, được quân du kích dùng làm nơi ẩn náu trong chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km, bao gồm các phòng ở, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Sa Pa mang vẻ đẹp đầy màu sắc và quyến rũ, là nơi nghỉ chân hoàn hảo sau quãng đường núi hiểm trở. Sa Pa sở hữu nhiều điểm tham quan đẹp như vườn hoa Hàm Rồng, thung lũng Mường Hoa, thác Bạc, nhà thờ đá phong cách Gothic ở trung tâm, chợ Bắc Hà... Đặc biệt, Fansipan - ngọn núi cao nhất Việt Nam và được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” - có sức hấp dẫn rất lớn với những người thích leo núi và chinh phục.  Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh về du lịch, có lợi thế to lớn nhờ hội tụ đầy đủ cả di sản thiên nhiên và văn hóa như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Hang Múa, rừng Cúc Phương, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Trong ảnh là đầm Vân Long tại huyện Gia Viễn - nơi được chọn làm bối cảnh cho siêu phẩm điện ảnh Kong: Skull Island nhờ khung cảnh hoang sơ, kì bí.  Vịnh Hạ Long là viên ngọc quý, niềm tự hào của du lịch Việt Nam. Những hòn đảo đá vôi, hệ thống núi đá và hang động tạo nên một quần thể thiên nhiên có một không hai, dễ dàng gây ấn tượng mạnh với du khách. Khi đi thuyền ra tham quan vịnh, bạn có thể ghé thăm và tìm hiểu một số ngôi làng nổi của ngư dân. Nhờ vẻ đẹp và giá trị về địa chất, vịnh Hạ Long vinh dự được UNESCO hai lần công nhân là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Quảng Bình: Thiên nhiên đã kiến tạo ra những hệ thống hang động hùng vĩ ở Quảng Bình, nổi tiếng nhất là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với địa hình đá vôi, hàng trăm hang động, sông ngầm và hệ thống thực vật quý hiếm, thu hút nhiều nhà thám hiểm khắp thế giới đến khám phá. Một số danh thắng khác tại Quảng Bình được chọn làm bối cảnh chính cho Kong: Skull Island như thung lũng Chà Nòi, hang Chuột... Trong ảnh là hang Sơn Đoòng, được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.  Cố đô Huế là một trong những thành phố mang đậm dấu ấn lịch sử của Việt Nam, với những di tích từ thời nhà Nguyễn thế kỷ 19. Nằm bên dòng sông Hương hiền hòa, Kinh thành Huế có diện tích rộng lớn, chu vi vòng thành gần 10 km, một số điểm tham quan nổi tiếng như cổng Ngọ Môn, điện Thái Hòa, cung Diên Thọ... Du khách nên đi thuyền trên sông Hương để tham quan các khu lăng tẩm và chùa như lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ...  Đà Nẵng đang trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây, dần trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Điểm cộng lớn của thành phố là con người thân thiện và môi trường sạch đẹp, các món ăn ngon và lạ, mang đậm hương vị địa phương. Các điểm du lịch rất đa dạng như bãi biển Mỹ Khê - một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, khu du lịch Bà Nà Hills với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, sông Hàn, cầu Rồng...  Quảng Nam: Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999, phố cổ Hội An (Quảng Nam) là điểm đến ngày càng phổ biến với du khách nước ngoài, được coi là thiên đường mua sắm với những món quà lưu niệm tuyệt vời, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ cổ, tơ lụa, tranh nghệ thuật... Những ngôi chùa từ thế kỷ 19, kiến trúc nhà cổ xưa, phố đèn lồng và những yếu tố văn hóa bí ẩn tạo nên nét thu hút cho phố Hội. Đặc biệt, sự hiếu khách và thân thiện của người dân có thể khiến du khách muốn quay lại nhiều lần nữa. Nha Trang nổi tiếng với những bãi biển đẹp, nhưng du khách cũng có thể tìm thấy các công viên giải trí, dịch vụ tắm bùn, chơi golf, tham quan Tháp Bà Ponagar - một quần thể tháp với kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm. Đà Lạt là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhờ thời tiết dễ chịu quanh năm. Nét đặc sắc của du lịch Đà Lạt là những trang trại và nhà vườn trồng hoa và nông sản, khiến du khách thích thú trải nghiệm cảm giác làm nông. Các điểm tham quan rất phong phú, tươi đẹp và thơ mộng như hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, thác Datanla, núi Langbiang. Những người ham tìm hiểu văn hóa có thể tới thăm chùa Linh Phước, Thiền viện Trúc Lâm hay biệt thự Hằng Nga. Phan Thiết là điểm đến không thể bỏ qua với những người yêu biển, nổi tiếng nhất là Mũi Né với nước biển trong xanh, những cồn cát đỏ tuyệt đẹp khi hoàng hôn buông xuống. Một số điểm đến thú vị khác ở Phan Thiết là Bãi Rạng, suối Tiên, Đồi Cát Bay... Phan Thiết còn nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống. Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam - là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng với những khu rừng nhiệt đới nguyên sơ, những rạn san hô chưa bị tổn hại và các bãi biển rộng, nước trong xanh. Nổi bật trong số đó là Bãi Dài, nằm trong danh sách 5 bãi biển sạch đẹp trên thế giới do ABC News bình chọn. Để tìm hiểu về văn hóa - lịch sử, du khách nên tới làng chài cổ Hàm Ninh, nhà thùng sản xuất nước mắm hay nhà tù Phú Quốc. CĐ 5: Các món ăn ngon của Việt Nam ĐIỂM DANH NHỮNG MÓN ĂN VIỆT NAM NỔI TIẾNG KHẮP THẾ GIỚI Phở Món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 do trang CNN bình chọn, món ăn này xếp hạng 28/50 quốc gia trên danh sách xếp hạng. Ngoài ra, Phở bò hay phở gà cũng liên tục nhận được sự yêu thích và công nhận của không chỉ người Việt mà còn rất nhiều du khách quốc tế như: Phở Việt Nam là món ăn thiên đường, Top 12 món ăn ngon nhất thế giới trên tờ Huffington Post (Mỹ). Phở là món ăn được vinh danh nhiều nhất trên các báo, tạp chí du lịch, ẩm thực và kênh truyền hình thế giới. Bún bò Huế “Bún bò Huế là món súp ngon nhất thế giới” là nhận định của một đầu bếp người Mỹ nổi tiếng Anthony Bourdian trong chương trình “Anthony Bourdain: Parts Unknown” phát trên kênh CNN nổi tiếng toàn cầu. Hay Bún bò Huế là món ăn ngon nhất châu Á cũng là danh hiệu làm nức lòng ẩm thực Việt. Bún chả Năm 2014, bún chả quạt Hà Nội lọt Top 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới do trang du lịch nổi tiếng National Geographic bình chọn. Trước đó, năm 2013, bún chả cũng được CNN bình chọn là 1 trong 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới. Bún riêu cua Năm 2012, bún riêu cua được CNN bình chọn là Top những món ăn hấp dẫn nhất châu Á. Hủ tiếu “Nó thật thú vị, thật ngon và đây là hương vị lần đầu tiên tôi được nếm” là nhận xét của vị đầu bếp tài ba nhưng cực kì khó tính Gordon Ramsey (Mỹ), giám khảo nổi tiếng của Master Chef trong một lần đến Việt Nam. Chính ấn tượng về món ăn này, năm 2013, ông đã quyết định sử dụng hủ tiếu làm đề thi cho các thí sinh của cuộc thi Master Chef. Cao lầu “Cao lầu là món ngon

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe KT HK 1 - Tin hoc 9-TH.doc
Tài liệu liên quan