NHNN có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành,v,v.), tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng; thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm an toàn hệ thống.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5703 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra giữa kì môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
Môn: những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác_Lênin
Đề 1
Câu1: thế nào gọi là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội?
Câu2: Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay, hãy cho biết những mặt đã đạt được và hạn chế, cho hướng giải quyết
Bài làm
Câu 1:
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là một tỉ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau
Ta xét ví dụ 1m vải=20kg thóc
Vấn đề đặt ra là tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Sở dĩ chúng có thể trao đổi được với nhau, bởi vì giữa chúng có cái gì đó chung, cái chung đó không phải là vải, thóc nhưng lại là cái mà cả vải, thóc đều có thể quy về được.Các giá trị trao đổi khác nhau phải được quy thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay ít của cái chung ấy. vậy cái chung ấy phải chăng là giá trị sử dụng của hàng hóa
Mác viết “nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hóa chính lại là việc phải tạm gạt giá trị sử dụng của hàng hóa ra một bên”
Nếu không phải là giá trị sử dụng, thì cái gì là chung cho mọi giá trị trao đổi. Nó không còn là thóc, là vải… hay một vật có ích nào nữa, đó chính là sự hao phí của người lao động
Rõ ràng, nếu bóc cái vỏ giá trị sử dụng, cũng như tính hữu ích của lao động ra, gạt bỏ cái vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, thì ta sẽ thấy tất cả các hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều là những vật kết tinh đồng nhất- đó là sức lao động của con người được tích lũy lại. Nhờ có cơ sơ chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa
Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
Còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.Xét lại ví dụ 1m vải=20kg thóc, tại sao lại theo tỉ lệ 1/20, ta thấy sự hao phí trong quá trình lao động vải và thóc là bằng nhau, vì vậy giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội
Nhưng cũng nhận thấy hao phí lao động của con người kết tinh trong các sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình, thì sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị. Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi, thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị. Do đó, giá trị là một phạm trù mang tính lịch sử.
Đến đây ta nhận thức được, thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị sử dụng, thuộc tính xã hội của hàng hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị. Bất kì một vật nào muốn trở thành hàng hóa đều phải có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sản phẩm không thể là hàng hóa.
Câu 2:
Mỹ và Tây Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng bảng cân đối tài chánh (balance sheet crisis) của hệ thống ngân hàng, phần nào tương tự như cuộc khủng hoảng tại Đông Á trong những năm 1997-1998 - khủng hoảng này đã làm nhiều nước trong khu vực bị suy thoái nặng nề trong nhiều năm mới hồi phục được.
Tình hình kinh tế thế giới như kể trên đã đặt Việt Nam vào một tình trạng phức tạp. Là một nền kinh tế tương đối nhỏ và mở cửa (xuất và nhập khẩu bằng 150% GDP), Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của sự giảm tốc kinh tế thế giới –– suất tăng trưởng GDP có khả năng yếu hơn dự kiến (khoảng 8%).
- Để chủ động hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương tập trung thực hiện tốt hàng loạt biện pháp.
Theo công văn Số: 288/TB-VPCP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương về việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với nền kinh tế nước ta.
Rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tổ chức tài chính nước ngoàiThủ tướng chỉ đạo NHNN, Bộ Tài chính chỉ đạo và yêu cầu các NHTM, các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như các khoản vay của các tổ chức này, từ đó thực hiện biện pháp cần thiết thích hợp như: cơ cấu lại danh mục đầu tư, rút vốn...(đối với các khoản cho vay, đầu tư) nhằm đảm bảo tính thanh khoản; trả nợ trước hạn, bảo hiểm lãi suất (đối với các khoản đi vay) để giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc tăng chi phí do tổ chức tài chính nước ngoài bị phá sản, do lãi suất trên thị trường quốc tế tăng cao,v,v...
Ngoài ra, rà soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thông báo cho Bộ Ngoại giao danh sách và mức độ cam kết của các ngân hàng này để Bộ chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu, đánh giá và kịp thời thông tin về tình hình tài chính, mức độ rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại nước ta để chủ động đối phó.
Rà soát lại các khoản cho vay như bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành...
NHNN có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành,v,v...), tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng; thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm an toàn hệ thống.
Phát triển bền vững thị trường chứng khoán
Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ra, vào của nhà dầu tư nước ngoài; đồng thời, xử lý những vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ thị trường này và phát triển thị trường bền vững.
- Những mặt đạt được và thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm sắp tới:
Năm 2009 được coi là năm thành công kép của nền kinh tế Việt Nam khi vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế được lạm phát. GDP năm 2009 tăng 5,32%, thấp hơn so với mức tăng 6,18% của năm 2008 nhưng cao hơn kế hoạch 5% đã đề ra.
Đây là thành công lớn trong bối cảnh suy giảm kinh tế và chứng tỏ nền kinh tế nước ta đã vượt qua khủng hoảng. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 696,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế ước đạt 1197,5 tỷ đồng, tăng 18,6%, nếu trừ yếu tố giá thì tăng 11% so với năm 2008.
Về xuất khẩu, các tháng cuối năm, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục vượt khó và tăng tốc ngoạn mục, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Riêng trong tháng 12-2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD, giày dép tăng 77 triệu USD, cà phê tăng 67 triệu USD, dầu thô tăng 33 triệu USD.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế nước ta vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng dựa trên tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư mà chưa thực sự dựa trên năng suất lao động, nâng cao hiệu quả lao động khiến chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao.
Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%, năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu kinh tế vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và sản xuất nông, lâm, thủy sản nói riêng
Mặc dù vậy, chúng ta cũng không nên đi vào lối mòn là tăng trưởng trước và “làm sạch” sau; đầu tư vô tội vạ. Quan trọng nhất là tăng trưởng chiều rộng nhưng chú ý tới môi trường và hiệu quả”.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, cân đối kinh tế vĩ mô của kinh tế Việt Nam trong năm 2009 chưa thực sự vững chắc. Mức thâm hụt ngân sách chiếm 7% GDP, nhập siêu hàng hóa 2009 tuy đã giảm 32,1% với năm 2008 nhưng vẫn bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Nhập siêu dịch vụ bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tăng 17% so với năm 2008.
Trong năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những nhà băng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Đòi hỏi khả năng quản trị của các ngân hàng trong nước cao hơn, tăng tốc hơn và hiệu quả hơn, nhưng sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trong nước. Ngược lại, sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh mạnh để phát triển.
Theo đó, các ngân hàng thương mại cần phải liên kết chặt chẽ dưới sự điều hành của nhà băng “mẹ” là Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo thành một hệ thống thật sự bền vững, cấu thành hệ thống thần kinh trung ương cho nền kinh tế. Bởi chỉ cần một sự bất ổn của hệ thống ngân hàng sẽ ngay lập tức gây ra ảnh hưởng lớn cho kinh tếViệt Nam. Minh chứng cụ thể nhất là từ nước Mỹ, khi một, hai ngân hàng lớn của Mỹ bị phá sản năm 2008 kéo theo tình trạng phá sản 140 ngân hàng năm 2009, ngay lập tức làm lung lay nền kinh tế toàn cầu.
Về điều hành lãi suất, Việt Nam không nên chạy theo CPI, mà lãi suất đó cần phải được điều hành ổn định theo lạm phát cơ bản để tránh gây cú sốc cho nền kinh tế. Bởi như năm 2008, giá cả tăng lên phần lớn là do giá dầu tăng và giá lương thực lên cao. Nếu Việt Nam căn cứ vào đó để đẩy lãi suất tăng cao, bất ngờ giá dầu thô, lương thực rớt xuống, thì vô tình lại tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà Việt Nam nên hạn chế và cốt lõi vẫn là ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Một trong những giải pháp để tăng trưởng kinh là chú trọng nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng. Giảm thuế là giải pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người dân
Thị trường nội địa cần tiếp tục được chú trọng khai thác trong năm 2010, vì đây là sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với các nước nhằm chống nhập siêu, cân đối cán cân thương mại.
Cuối cùng, Việt Nam nên lưu ý một số khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2010. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ tìm ẩn. Tình trạng thất nghiệp toàn cầu rất lớn làm ảnh hưởng đến tổng cầu thế giới. Các nước thực hiện nhiều chính sách bảo hộ gây khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giá cả biến động mạnh... Những yếu tố này tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, theo nhiều kênh, nhiều tuyến khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25766.doc