Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xác định rõ kẻ thù, từ đó vạch ra đường lối, mục tiêu và phương pháp cách mạng một cách kịp thời và hiệu quả.
Phải sau bốn năm cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ của nhân dân ta trải qua một chặng đường cách mạng đầy sóng gió với bao mất mát, hy sinh, đau thương và vấp váp, cùng những biến động thăng trầm của tình hình chính trị thế giới và chính sách đối ngoại của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Phải đặt cách mạng miền Nam trong cách mạng chung của cả nước và cách mạng nước ta trong cách mạng thế giới, thì mới vạch ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.
Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (mở rộng) khóa II, tháng 1-1959 xác định: Miền Bắc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tiến lên bằng con đường bạo lực cách mạng, ngoài con đường đó không còn con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là “Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Đó là con đường cơ bản của cách mạng, là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta. Trong quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, ta dùng hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Song, trong một chừng mực nhất định, ở những địa bàn nhất định, ta phải dùng vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Chủ trương của Đảng nhấn mạnh đấu tranh vũ trang phải phục tùng chính trị nhằm mục đích kiềm chế sự phản ứng của địch và thế giới, ngăn chặn Mỹ tăng cường quân sự sớm, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam chuẩn bị.
14 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra giữa kỳ 2 môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Đó là con đường cơ bản của cách mạng, là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta. Trong quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, ta dùng hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Song, trong một chừng mực nhất định, ở những địa bàn nhất định, ta phải dùng vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Chủ trương của Đảng nhấn mạnh đấu tranh vũ trang phải phục tùng chính trị nhằm mục đích kiềm chế sự phản ứng của địch và thế giới, ngăn chặn Mỹ tăng cường quân sự sớm, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam chuẩn bị.
Ngoài ra, Đảng ta còn luôn kiên trì với mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, kết hợp chặt chẽ ba cuộc cách mạng đó trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ nghĩa đế quốc, thực dân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta và duy trì ách thống trị của chúng đối với nhân dân Việt Nam, bao giờ chúng cũng câu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ, phong kiến, giai cấp tư sản mại bản phản động và những phần tử chống lại Tổ quốc và dân tộc, sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang. Để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và đập tan ách thống trị của chúng, nhân dân ta không chỉ làm một cuộc cách mạng giải phóng, mà phải tiến hành cả ba cuộc cách mạng giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kết hợp ba cuộc cách mạng này là giữ vững định hướng cho nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, đi đến đích cuối cùng của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm niềm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà họ đang theo đuổi, phấn đấu hy sinh, củng cố lòng tin vào Đảng và tiền đồ của cách mạng. Hoàn thành thắng lợi ba cuộc cách mạng đó, Đảng ta, nhân dân ta mới thực sự giải phóng được hoàn toàn Tổ quốc, giải phóng được giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người triệt để nhất; đồng thời giải quyết tốt, hài hòa giữa lợi ích dân tộc với mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Dưới ánh sáng của đường lối và phương pháp cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra, năm 1959-1960, nhân dân miền Nam làm cuộc Đồng khởi thắng lợi, đưa cách mạng Việt Nam ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng lên thế tiến công. Đồng khởi thắng lợi, cách mạng miền Nam chẳng những không bị cô lập, mà còn được bạn bè ủng hộ. Điều đó chứng minh Nghị quyết Trung ương 15 của Đảng là thành công điển hình về đường lối kháng chiến và phương pháp cách mạng độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta.
• Đảng ta sớm xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của hai miền Bắc – Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tiếp tục cuộc Đồng khởi bằng chiến tranh cách mạng. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối kháng chiến, chiến lược và phương pháp cách mạng miền Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền nước ta: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Nhiệm vụ của miền Bắc là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Đây là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng nước ta. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đây là nhiệm vụ quyết định trực tiếp đối với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ ở hai miền Bắc - Nam gắn bó nhau chặt chẽ, ảnh hưởng và tác động qua lại, thúc đẩy nhau cùng phát triển và đều nhằm hoàn thành một mục tiêu cách mạng và mục đích chính trị. Nhiệm vụ chiến lược của miền Bắc và miền Nam trên đây làm nổi rõ đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, là cùng một lúc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau, nhưng đều nhằm một mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam, do một đảng lãnh đạo, một nhà nước điều hành.
Đó là sự sáng tạo rất độc đáo, nó khẳng định đường lối cách mạng và kháng chiến cũng như phương pháp cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.
• Đảng và nhà nước ta đã biết phát huy lòng yêu nước của nhân dân và sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh..
Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội đã xác định nhiệm vụ chung nhấn mạnh: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn và trở thành truyền thống quý báu của dân tộc: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”5. Nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ năm 1954 là một minh chứng hùng hồn sức mạnh của lòng yêu nước. Ngày nay, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm mạnh hơn lực lượng cách mạng miền Nam nhiều lần, phe xã hội chủ nghĩa - nhất là Liên Xô, Trung Quốc bất đồng về đường lối, muốn giữ cách mạng trong thế thủ, trong khi ta phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền, điều đó đã gây cho nhân dân ta muôn vàn khó khăn, phức tạp trên nhiều mặt. Với quan điểm sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, “việc gì khó dân liệu cũng xong”, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quần chúng nhân dân là gốc, là nền của cuộc kháng chiến, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng. Dựa hẳn vào dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng lãnh đạo nhân dân phát huy cao độ lòng yêu nước, tạo nên sức mạnh mới để chống lại có hiệu quả cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ; đồng thời không ngừng chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bồi dưỡng sức dân là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, của tất cả các hợp tác xã và các ủy ban nhân dân các cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn đảng viên, cán bộ bất kỳ tình huống nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa hẳn vào dân để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong phạm vi được phân công. Trong khi dựa vào dân phải làm cho dân mến, dân tin, phải thực hiện phương châm “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành” của nhân dân. Dựa vào dân là một trong những nội dung của đường lối cách mạng và kháng chiến của Đảng ta trong chống Mỹ, cứu nước.
Hơn nữa, chúng ta luôn nêu cao đường lối chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà nội dung của đường lối đó là: “Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, phát huy sức mạnh chiến đấu của dân tộc, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân để đánh thắng quân đội của chủ nghĩa đế quốc”. Chiến tranh nhân dân của ta ngày nay là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, kế thừa và phát huy cao độ kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên và truyền thống “cả nước đánh giặc”, “trăm họ cùng là binh”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, phải nắm vững tư tưởng, chiến lược tiến công, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận, đánh địch bằng hai lực lượng, ba thứ quân trên cả ba vùng chiến lược. Chiến tranh nhân dân Việt Nam phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng là giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiến hành chiến tranh nhân dân, trước hết là cứu nước, cứu nhà, cứu mình, vì lợi ích của nhân dân, vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội và cũng vì nghĩa vụ đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Phương châm chiến lược của chiến tranh nhân dân thời chống Mỹ là đánh lâu dài, “dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời chúng ta hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và viện trợ quốc tế Đi đôi với đấu tranh quân sự, chúng ta cần đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết của phe xã hội chủ nghĩa, luôn luôn giữ thế chủ động, nắm vững và nêu cao ngọn cờ độc lập và hòa bình”
*Giai đoạn từ năm 1965 - 1975
- Bối cảnh lịch sử:
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc "Chiến tranh cục bộ" với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hoá. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển.
Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961 - 1962, từ năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của "Chiến tranh đặc biệt" (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản.
Tuy nhiên, sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc "Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Đường lối kháng chiến độc lập tự chủ của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn từ năm 1965 – 1975
• Đảng ta đã chuyển hướng tư tưởng kịp thời, đưa ra các mục tiêu và phương pháp phù hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn khác nhau, dần dần tiến đến thắng lợi
Từ ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" nhằm lấy cớ, đế quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nước ta. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra rất ác liệt kể từ đầu tháng 2-1965, với ý đồ đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam; đè bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười một và lần thứ mười hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã đề ra nhiệm vụ đối với miền Bắc là: Tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng "Chiến tranh cục bộ" ra cả nước.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh.
Một là, phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam, đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng lâu dài của công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và chú ý đúng mức đến các yêu cầu về đời sống của nhân dân. Nội dung chuyển hướng kinh tế bao gồm: đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, xây dựng những xí nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xây dựng và phát triển kinh tế theo từng vùng chiến lược quan trọng, làm cho mỗi vùng có khả năng tự giải quyết phần lớn nhu cầu ăn, mặc, ở, học tập, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất, xây dựng và chiến đấu. Điều chỉnh lại các chỉ tiêu xây dựng cơ bản trong công nghiệp và danh mục các công trình đang hoặc dự định xây dựng cho phù hợp với tình hình mới.
Hai là, phải tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; ra sức tăng cường công tác phòng thủ, đánh trả để bảo vệ miền Bắc; đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, kiên quyết đánh bại kế hoạch ném bom bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân của địch, tăng cường công tác chống gián điệp, bảo vệ trật tự, trị an, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại của ta do địch gây ra và gây thiệt hại cho địch tới mức cao nhất. Nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam.
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.
• Giữ vững phương châm kết hợp ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược, nâng đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị đóng vai trò chính và đấu tranh ngoại giao
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX(tháng 11-1963) tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị và đầu tranh vũ trang phải đi đôi, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Đồng thời cũng khẳng định trong giai đoạn này, đầu tranh quân sự có sự tác động trực tiếp và giữ vai trò ngày càng quan trọng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, trên cả chiến trường miền Nam và miền Bắc, đặc biệt phát huy sức mạnh tiến công của bộ đội chủ lực làm phá sản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Nichxơn. Ở miền Bắc, quân và dân ta tổ chức bố trí trận địa phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng (từ 18 đến 30-12-1972). Thành công về nghệ thuật tổ chức phát hiện ý đồ, dự đoán đúng âm mưu đánh phá của chiến lược không quân Mĩ, tổ chức và áp dụng hợp lí lực lượng phòng không 3 thứ quân, đánh các loại máy bay chiến lược, chiến thuật của địch cả ban đêm và ban ngày.
Trong đấu tranh ngoại giao, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quán triệt phải coi trọng mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự, mặt trận chính trị, kết hợp giữa “đánh và đàm”, đưa đến hiệu quả cao nhất. Người đã chỉ rõ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành trên bàn hội nghị cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường.
Câu 2: Vai trò của hậu phương miền Bắc đối với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc
Đứng trước tình hình đất nước trong thời kì mới, Đảng đã chủ trương xây dựng hậu phương miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng – chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam. Chính vì vậy ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, Đảng luôn chú trọng việc xây dựng hậu phương miền Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước.
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 7 (3 – 12/3/1955) đã xác định phải củng cố miền Bắc và đường lối đó được tái khẳng định một lần nữa tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (13 – 20/8/1955). Hội nghị nhấn mạnh: “Muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc đường lối củng cố miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc đến chủ nghĩa xã hội, củng cố miền Bắc không thể tách rời chiếu cố miền Nam miền Bắc là chỗ đứng của ta, bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Tiếp đó, phát biểu trong Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 9 -1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh cây mới tốt”. Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (19/3/1958) và kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa I (16/4/1958), chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.
Để củng cố miền Bắc trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960, đã chủ trương phải tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc; cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước, đối với cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc thực sự đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với một chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh. Những thắng lợi trong xây dựng CNXH ở miền Bắc là cơ sở vững chắc cho Đảng củng cố, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước. Như vậy, ngay từ đầu, vai trò và vị trí của miền Bắc đã được Đảng Lao động Việt Nam xác định rất rõ. Để làm tròn vai trò đó, trong kháng chiến chống Mỹ, hậu phương miền Bắc cần được xây dựng theo một đường lối phù hợp - đó là đường lối tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc; gắn chặt nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc hậu phương; gắn chặt nhiệm vụ chiến lược của hậu phương với nhiệm vụ chiến lược của tiền tuyến.
* Vai trò của hậu phương miền Bắc đối với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1. Hậu phương miền Bắc khôi phục và cải tạo kinh tế, mở đường chi viện cho Miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1960
Từ khi hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta ở miền Bắc đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành cải tạo ruộng đất, kết thúc thắng lợi thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và hăng hái thi đua ra sức thực hiện kế hoạch nhà nước “3 năm”, “5 năm”, cải tạo kinh tế, phát triển kinh tế, văn hóa, Mục tiêu của miền Bắc là nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân và hơn hết làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho miền Nam, cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, từ đó làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc khẩn trương tổ chức động viên sức người, sức của nhằm chi viện nhanh chóng, kịp thời, liên tục đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam trong các cuộc tiến công và nổi dậy.
Về xây dựng hệ thống chính trị, miền Bắc đạt nhiều thành tựu lớn, đảm bảo tốt cho việc lãnh đạo và động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt các kế hoạch kinh tế - xã hội.
Về kinh tế - xã hội, trong quá trình chiến tranh, việc xây dựng, phát triển kinh tế và cải thiện từng bước đời sống nhân dân được coi là vấn đề cốt lõi, nền tảng sức mạnh của căn cứ địa hậu phương để kháng chiến lâu dài. Một nền tảng kinh tế phát triển vững mạnh, cân đối là cơ sở và điều kiện cho sự vững mạnh về chính trị. Do vậy, Đảng, Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh tế, văn hóa, xã hội ngắn hạn, nhằm biến đổi sâu rộng nền kinh tế miền Bắc
Về văn hóa, nền giáo dục ở miền Bắc đã phát triển nhanh chóng. Hệ thống giáo dục đã được chấn chỉnh lại. Hai hệ thống giáo dục ở vùng tự do và tạm chiếm trước đây được thống nhất thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm.
Về quân sự, năm 1960, ban hành Luật nghĩa vụ quân sự, đánh dấu bước phát triển mới của sự nghiệp quốc phòng. Cuối 5/1959, theo con đường Trường Sơn, miền Bắc đã đưa vào miền Nam 542 cán bộ, 1.667 súng bộ binh, 188 kg thuốc nổ, 788 dao găm và nhiều đồ dùng quân sự khác. Năm 1960, miền Bắc tiếp tục chi viện 51 tấn vũ khí đạn dược cho khu V.
Như vậy, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước đã nhận thấy được tầm quan trọng, vai trò quyết định của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đây là một đường lối hoàn toàn đúng đắn của Đảng trong giai đoạn này. Về cơ bản miền Bắc đã thực hiện vai trò bước đầu của một hậu phương lớn đó là tạo cơ sở vững mạnh về mọi mặt và mở những tuyến đường mang tính chiến lược để chi viện cho miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
2. Hậu phương miền Bắc xây dựng CNXH và tăng cường chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965
Từ năm 1961 trở đi, miền Bắc bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khẳng định: “Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh về mọi mặt thì chúng ta càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam”. Nếu như ở giai đoạn đầu sau kháng chiến chống Pháp, hậu phương miền Bắc chủ yếu khôi phục và cải tạo kinh tế, mở đường chi viện cho miền Nam thì ở giai đoạn này, miền Bắc đã đạt nhiều thành tựu trong xây dựng XHCN, công tác chi viện cho miền Nam đã được tiến hành và ngày càng tăng.
Dưới bom đạn ác liệt của kẻ thù, miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khói lửa chiến tranh; duy trì, phát triển tiềm lực về mọi mặt, tiếp tục tăng cường lực lượng ngày càng lớn cho tiền tuyến lớn, đồng thời về cơ bản vẫn giữ vững đời sống nhân dân hậu phương ổn định, đảm bảo càng đánh càng mạnh.
3. Hậu phương miền Bắc tiếp tục xây dựng và bảo vệ CNXH, cùng tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ trong giai đoạn 1965 – 1968
Từ năm 1965 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, miền Bắc phải đương đầu và đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ là tập trung đánh phá giao thông vận tải, dùng mọi loại vũ khí hiện đại, bằng mọi biện pháp kỹ thuật thâm độc, nhằm cắt đứt tuyến vận tải chi viện miền Nam, phong tỏa các bến cảng tiếp nhận vận chuyển chi viện của quốc tế, cả nước bước vào chiến tranh.
Vì vậy, trong giai đoạn này, hậu phương miền Bắc một mặt là chỗ dựa vững chắc cho miền Nam, mặt khác miền Bắc cũng không ngừng đấu tranh để bảo vệ những thành quả đã đạt được từ sau giải phóng.
Để phù hợp với tình hình mới, Đảng, Nhà nước quyết định chuyển hướng kinh tế và mọi mặt của đời sống miền Bắc sang thời chiến, tiếp tục xây dựng miền Bắc theo hướng XHCN, kết hợp chặt chẽ hơn nữa xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng. Trong điều kiện chiến tranh, miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa dốc sức người, sức của chi viện chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với hai nước bạn Lào và Campuchia. Mọi hoạt động của miền Bắc đã chuyển hướng chiến lược với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Từ năm 1965 đến năm 1975, miền Bắc đã động viên 2 triệu thanh niên tham gia lực lượng vũ trang. Nhu cầu về nhân lực của nhiều ngành trực tiếp phục vụ chiến tranh cũng tăng lên rất lớn. Riêng ngành Giao thông vận tải, vào năm địch đánh phá ác liệt nhất (năm 1968) đã có trong biên chế chính thức 120.000 người, chưa kể hàng chục vạn thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước được huy động trên các tuyến đường. Chúng ta còn động viên tới 267 triệu ngày công theo chế độ dân công thời chiến để đảm bảo giao thông hoặc phục vụ các yêu cầu khác của quân đội (làm trận địa, sửa chữa sân bay, vận chuyển hàng bằng phương tiện thô sơ...). Tính đến năm 1972, tổng số lao động do Nhà nước động viên đã lên tới 2,5 triệu người, chiếm 11% dân số miền Bắc. Trong các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_kiem_tra_giua_ky_2_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong.docx