Một số loại hàng phân theo bậc tính cước.
( Quyết định số 339/QĐ-ĐS-KDTT ngày 22/3/2004 của Tổng công ty ĐSVN )
* Bậc 1 bao gồm một số các mặt hàng: Vỏ container; Bột đất ,đất; Đá dăm, đá hộc, đá mạt, đá khối; Bã đậu, bã đậu nành, bã động thực vật làm phân bón; Muối ăn các loại, muối Iốt.vv
* Bậc 2 bao gồm một số các mặt hàng: Apatite nguyên khai; Container có hàng; than cám ,than bùn, than đá, than sỉ ,sỉ than , Phụ kiện đường sắt; Giấy vụn, nhựa phế liệụ ,quặng sắt ,.v.v
* Bậc 3 bao gồm một số các mặt hàng: Amiăng; than cốc , Máy ủi, máy xúc, máy thiết bị giao thông, canô, xe nâng hạ, ôtô các loại (trừ ôtô con các loại), cấu kiện kim loại; cột sắt ,cọc ván thép ,dầm cầu ,kim loại đen ,kim loại màu ,ông thép , thép hình ,thep phôi, thép sợi , sắt phế phẩm ,thép tấm ,tôn các loại , nhựa đường; phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, phân vi sinh, các loại phân bón khác; clanhke; Xi măng đóng bao, xi măng rời; bột đá; đá rửa, đá xẻ; gạch chịu lửa; gỗ tròn từ nhóm 3 đến nhóm 8; sắn lát; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, thức ăn gia súc, ngô hạt, cám, gạo các loại, lúa các loại; bông xơ, sợi bông, bông nguyên liệu; bột giấy;; muối công nghiệp (dạng bột).v.v
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Quản trị hậu cần kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA QUẢN TRỊ HẬU CẦN KINH DOANH
Đặc điểm của hình thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá…- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km)
1. Đường sắt- Ngành vận tải đường sắt ra đời từ đầu thế kỉ XIX, với đường ray bằng thép và đầu máy chạy bằng hơi nước. Vận tải đường sắt có ưu điểm quan trọng là vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. Nhược điểm chính của vận tải đường sắt là chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định, có đặt sẵn đường ray. Ngành này cũng đòi hỏi phải đầu tư lớn để lắp đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga và có đội ngũ công nhân viên lớn để quản lý và điều hành công việc.- Sự phát triển và phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phát triển kinh tế và phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục. Châu Âu và các vùng phía đông Hoa Kì có mạng lưới đường sắt dày đặc, đường ray khổ tiêu chuẩn và khổ rộng (rộng từ 1,4m đến 1,6m). Ở các nước đang phát triển, các tuyến đường sắt đều ngắn, thường nối cảng biển với những nơi khai thác tài nguyên nằm trong nội địa (ví dụ như ở các nước châu Phi), đường ray thường có khổ trung bình (1,0m) và khổ hẹp (0,6 – 0,9m). Ở các vùng công nghiệp ít phát triển chỉ có các tuyến đường đơn. Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km. Trong mấy chục năm gần đây, ngành đường sắt bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành vận tải ô tô. Ở Hoa Kì và Tây Âu, nhiều tuyến đường sắt đã bị dỡ bỏ.- Trước đây, tốc độ và sức vận tải của các đoàn tàu còn thấp, vì đầu máy chủ yếu là máy hơi nước chạy bằng củi hoặc than. Ngày nay, tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ các đầu máy chạy bằng dầu (điêden) và chạy điện. Các toa tàu khách ngày càng tiện nghi, các loại toa chuyên dụng ngày càng phát triển đa dạng. Đường ray khổ rộng và khổ tiêu chuẩn thay thế các đường ray khổ hẹp. Các tuyến đường sắt tối tân nhất, tốc độ chạy tàu đạt tới 250 – 300 km/h hay hơn nữa, được dùng để chuyên chở hành khách (tàu cao tốc T.G.V của Pháp, tàu HST của Anh, tàu ICE của Đức, tài Shinkansen của Nhật Bản). Tàu chạy trên đệm từ có thể đạt tốc độ 500 km/h.
2 Đường thuỷ
a. đường sông hồ
- Vận tải bằng đường sông có từ rất sớm. Mạng lưới vận tải đường sông được phân chia theo các lưu vực sông, gọi là các lưu vực vận tải. Trên sông, có đủ các loại phương tiện từ thô sơ như bè, mảng, các thuyền nhỏ, đến các thuyền buồm, các tàu kéo, tàu đẩy, xà lan…- Giao thông vận tải bằng đường thuỷ nói chung có ưu điểm là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. Hiện nay, để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau. Các tàu chạy trên sông cũng được cải tiến, nâng tốc độ lên tới 100 km/h. b. đường biển
- Vận tải đường biển đảm nhiệm chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). Khối lượng vận chuyển hàng hoá tuy không lớn, nhưng do đường dài, nên khối lượng luân chuyển hàng hoá lại rất lớn. Hiện nay, ngành vận tải đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới- Khoảng một nửa khối lượng hàng hoá vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bằng các tanke (tàu chở dầu lớn) luôn đe doạ gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ở các vùng nước gần cảng.
Chừng 2/3 số hải cảng nằm ở hai bên bờ đối diện của Đại Tây Dương, nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. Cho đến gần đây (năm 2002), Rôt-tec-đam (Hà Lan) còn là cảng lớn nhất thế giới. Những cảng lớn khác là Mác-xây ở Pháp, Niu Iooc và Phi-la-đen-phi-a ở Hoa Kì.Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc. Xingapo làg cảng quá cảnh quan trọng ở Đông Nam Á, hiện nay có khối lượng hàng quá cảnh lớn nhất thế giới (năm 2004). Trung Quốc có 7/10 cảng lớn nhất thế giới (năm 2004).Hiện nay, trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côntenơ (container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương.- Để rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển. Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Pa-na-ma ở Trung Mĩ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh Ki-en nối biển Ban-tích và Biển Bắc.Mười nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giớiĐội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên, và cũng đồng nghĩa với sự tăng các tàu cũ, không đảm bảo an toàn, nhất là các tàu chở dầu. Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Một số nước như Li-bê-ri-a, Pa-na-ma, Hi Lạp, Síp có đội tàu buôn lớn, nhưng chủ yếu là các tàu chở thuê và phần nhiều là của các chủ tàu Hoa Kì.
II Đặc điểm của hình thức vận tải bằng đường sắt
Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức vận tải
Lựa chọn hình thức vận tải bằng đường sắt vì ưu điểm của đường sắt rất lớn:
- Vận chuyển đường sắt là hình thức vận chuyển cơ giới trên bộ hiệu quả . Đường ray tạo bề mặt rất phẳng và cứng giúp các bánh tàu lăn với lực ma sát ít nhất. Ví dụ, một toa tàu bình thường có thể mang 125 tấn hàng hóa trên bốn trục bánh. Khi xếp đầy tải, tiếp xúc của mỗi bánh với đường sắt chỉ trên bề mặt rộng bằng một đồng xu. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu so với các loại hình vận chuyển khác ví dụ đường nhựa. Đoàn tàu có mặt trước tiếp xúc nhỏ so với trọng lượng chúng chuyên chở, nhờ đó giảm lực cản không khí và giảm năng lượng tiêu tốn. Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc cùng số hành khách). Hơn nữa, đường ray và các thanh tà vẹt phân phối lực nén của đoàn tàu đều khắp, cho phép mang tải lớn hơn vận chuyển đường bộ mà hao mòn đường lại thấp hơn.
- Vận tải đường sắt sử dụng diện tích và không gian hiệu quả: trong cùng khoảng thời gian, hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyển nhiều hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường bốn làn xe.
- Vận chuyển hàng hoá và hành khách đi xa, ổn định và giá cước vận chuyển rẻ hơn các hình thức vận tải khác
- Độ an toàn cao: so với vận tải đường bộ, đường sắt khá an toàn. Số liệu hàng năm cho thấy ở Hoa Kỳ và Anh có 40.000 và 3.000 người chết bởi tai nạn đường bộ, trong khi đó thương vong bởi tai nạn đường sắt lần lượt là 1.000 và 20.
Bên cạnh đó, lựa chọn hình thức vận tải bằng đường sắt còn ảnh hưởng bởi: hệ thống đường sắt ở Việt Nam khá ổn định, hiệu quả, rộng khắp từ Bắc vào Nam
2. Các công ty kinh doanh vận tải bằng đường sắt ở Việt Nam:
Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Công ty vận chuyển Danko
3. Giá cước, cước phí vận chuyển
a. Cước phí vận chuyển hàng hoá
Quy định giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt(Áp dụng từ 0h00 ngày 01/7/2007 theo VB 607/QĐ-ĐS, ngày 01/6/2007 của TCT ĐSVN)
I - Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt1 - Cước phổ thông nguyên toa (PTNT):
Đơn vị: đồng/1tấn
Bậc cước
< 30 Km
31 - 150 Km (đ/1Tkm)
151 –500
km (đ/1Tkm)
501 – 900 km (đ/1Tkm)
901 - 1300 Km (đ/1Tkm)
1301 Km trở đi
Đà Nẵng 791 Km
Nha Trang 1315 Km
Sóng Thần 1711 Km
Sài Gòn 1726 Km
1
18.960
328
177
133
129
128
158.973
226.990
277.678
279.598
2
20.880
361
196
146
143
139
175.286
250.485
305.529
307.614
3
22.920
392
213
161
157
154
191.361
274.020
335.004
337.314
4
25.320
432
235
178
172
170
211.208
301.960
369.280
371.830
5
27.840
463
252
192
186
183
227.472
325.545
398.013
400.758
6
31.680
531
289
218
212
209
259.988
371.685
454.449
457.584
Ghi chú: Giá này chưa bao gồm thuế VAT (5%)
2 - Trọng lượng tính cước- Hàng lẻ tính cước theo trọng lượng thực tế, trọng lượng tính cước tối thiểu là 20kg, trên 20kg thì phần lẻ dưới 5kg quy tròn là 5kg, từ 5kg đến dưới 10kg quy tròn là 10kg- Hàng nguyên toa: Tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500kg không tính, từ 500kg đến dưới 1000kg quy tròn thành 1 tấn.3 - Giá cước vận chuyển đặc biệt- Hàng lẻ: Tính bằng 1,3 lần cước PTNT- Hàng nguyên toa kéo theo tàu khách tính bằng 1,2 lần cước PTNT, kéo theo tàu hỗn hợp tính bằng 1 lần cước PTNT.- Cước vận chuyển bằng tàu riêng theo yêu cầu đột xuất: Tính bằng 1,15 lần cước PTNT- Cước vận chuyển hàng hóa bằng xe của chủ hàng: Tính bằng 0,85 lần cước PTNT
II - Phụ phí và các khoản phí khác:1 - Tiền đọng xe: (Toa xe của Đường sắt Việt Nam)Thời gian đọng xe quy tròn như sau: > 12 giờ đến 24 giờ tính đủ 1 ngày, < 12 giờ không tính
Đơn vị: đồng/1ngày xe
Thời gian đọng xe
Toa xe khổ đường 1000mm
Toa xe khổ đường 1435mm
Ngày thứ nhất
143.000
176.000
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7
215.000
260.000
Ngày thứ 8 trở đi
429.000
520.000
2 - Tiền dồn xe: (cự ly < 4000m):Mỗi đoạn dồn 500m là 10.000đ/1xe3 - Các loại phí tính cho một lần thay đổi:- Thay đổi ga đến: 200.000 đồng- Thay đổi người nhận hàng: 50.000 đồng/1 xe- Hủy bỏ vận chuyển: 100.000 đồng/1 xe4 - Phạt khai sai tên hàng:- Đối với hàng nguy hiểm: Tiền phạt bằng 2 lần cước thực tế đã vận chuyển- Đối với hàng thường: Tiền phạt bằng 1 lần cước thực tế đã vận chuyển5 - Phạt khai sai trọng lượng, xếp quả tải:- Đối với hàng lẻ: không thu tiền phạt- Đối với hàng nguyên toa: Nếu phát hiện trọng lượng thực tế khai sai quá 0,5% trọng tải kỹ thuật của toa xe hoặc vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe tiền phạt bằng 2 lần tiền cước thực tế đã vận chuyển.6 - Tiền vệ sinh toa xe: Được thỏa thuận giữa chủ hàng với ga đến trước khi dỡ hàng7 - Tiền viên chì niêm phong: 6.000 đồng/1viên (Chưa có thuế VAT)
Ví dụ cụ thể
Bậc cước phổ thông nguyên toa từ Ga Hải Phòng Cảng đến một số ga đường sắt Việt Nam.
(Theo quyết định số 1441/QĐ-ĐS ngày 03/12/2007 của Tổng công ty ĐSVN)
( Đơn vị tính: đồng /1tấn )
Ga đến
Km
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bắc Giang
142
58.481
64.378
70.165
77.389
Bảo Hà
330
94.689
104.454
113.715
125.433
Bỉm Sơn
245
78.892
86.961
94.705
104.459
Diêu Trì
1199
222.643
245.655
268.656
296.140
Đà Nẵng
895
181.445
199.994
218.510
241.206
Đông Anh
114
48.838
53.764
58.640
64.688
Đồng Đăng
255
80.750
89.019
96.941
106.927
ĐồngĐăng BG
260
81.680
90.048
98.060
108.161
Đông Hà
726
157.844
174.086
189.941
209.620
Đồng Hới
626
143.879
158.756
173.498
190.930
Gia Lâm
98
43.327
47.699
52.055
57.431
Giáp Bát
109
47.116
51.869
56.582
62.420
Hà Đông
123
51.937
57.176
62.345
68.771
Huế
792
167.061
184.204
201.098
221.955
Kim Liên
881
179.490
197.847
216.144
238.589
Lâm Thao
187
68.112
75.025
81.733
90.148
Lào Cai
386
105.097
115.979
126.239
139.251
Lào Cai BG
389
105.654
116.596
126.910
139.991
Lưu Xá
161
63.280
69.674
75.918
83.732
Mương Mán
1655
284.036
312.632
342.699
377.748
Nha Trang
1419
252.317
278.188
304.538
335.622
Phan Thiết
1667
285.648
314.384
344.639
379.890
Phố Lu
355
99.335
109.599
119.306
131.602
Phủ Đức
175
65.882
72.555
79.049
87.187
Phủ Lý
160
63.095
69.468
75.695
83.486
Quảng Ngãi
1032
200.023
220.580
241.116
265.980
Quảng Trị
738
159.520
175.925
191.969
211.863
Quán Triều
168
64.581
71.114
77.484
85.460
Sóng Thần
1814
305.405
335.838
368.409
406.130
Thanh Hoá
279
85.211
93.958
102.309
112.849
Tiên Kiên
184
67.555
74.407
81.062
89.408
Văn Điển
113
48.493
53.385
58.229
64.235
Văn Phú
241
214.245
236.346
258.425
284.943
Việt Trì
166
64.210
70.703
77.036
84.966
Vinh
423
111.973
123.593
134.514
148.381
Xuân Giao A
365
101.194
111.657
121.543
134.069
Yên Bái
248
79.449
87.578
95.376
105.200
Theo qui định mới kể từ ngày 15/3/2008 ngoài tiền cước nêu trên Đường sắt còn thu thêm khoản phụ thu nhiên liệu bằng 7% cước phí .
Giá cước vận chuyển container từ ga Hải Phòng Cảng đi các ga và ngược lại.(Đã tính tiền dồn xe hai đầu và chưa bao gồm thuế VAT)
1- Giá cước vận chuyển 1 container bằng toa xe Mcd 4 trục:
Đơn vị: đồng/1container
Hải phòng đi các ga hoặc ngược lại
Giá cước vân chuyển
Loại 20 Feet R ≤ 30,48 tấn
Loại 40 Feet R ≤ 30,48 tấn
Hải Phòng - Việt Trì- Container nặng- Container rỗng
900.000225.000
1.060.000265.000
Hải Phòng - Yên Viên- Container nặng- Container rỗng
540.000140.000
630.000160.000
Hải Phòng - Giáp Bát- Container nặng- Container rỗng
670.000170.000
790.000200.000
Hải Phòng - Lào Cai- Container nặng- Container rỗng
2.995.000750.000
3.525.000880.000
Hải Phòng - Lưu Xá- Container nặng- Container rỗng
860.000215.000
1.010.000255.000
Hải Phòng - Tiên Kiên- Container nặng- Container rỗng
990.000245.000
1.165.000290.000
Hải Phòng - Văn Phú- Container nặng- Container rỗng
1.605.000405.000
1.890.000475.000
Hải Phòng - Bảo Hà- Container nặng- Container rỗng
2.560.000640.000
3.010.000755.000
2. Cước vận chuyển 2 Containerr 20 Feet ( rỗng hoặc nặng ) cùng xếp trên 1 toa xe loại 4 trục (đảm bảo kỹ thuật xếp hàng và trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe ), bằng 1,5 lần giá cước vận chuển 1 Container 20 Feet trên cùng tuyến đường. Riêng cước Containerr 20 Feet vận chuyển trên toa xe loại 6 trục được tính riêng cho từng container.
Theo qui định mới kể từ ngày 15/3/2008 ngoài tiền cước nêu trên Đường sắt còn thu thêm khoản phụ thu nhiên liệu bằng 7% cước phí.
Một số loại hàng phân theo bậc tính cước.( Quyết định số 339/QĐ-ĐS-KDTT ngày 22/3/2004 của Tổng công ty ĐSVN )
* Bậc 1 bao gồm một số các mặt hàng: Vỏ container; Bột đất ,đất; Đá dăm, đá hộc, đá mạt, đá khối; Bã đậu, bã đậu nành, bã động thực vật làm phân bón; Muối ăn các loại, muối Iốt...vv* Bậc 2 bao gồm một số các mặt hàng: Apatite nguyên khai; Container có hàng; than cám ,than bùn, than đá, than sỉ ,sỉ than , Phụ kiện đường sắt; Giấy vụn, nhựa phế liệụ ,quặng sắt ,.v.v* Bậc 3 bao gồm một số các mặt hàng: Amiăng; than cốc , Máy ủi, máy xúc, máy thiết bị giao thông, canô, xe nâng hạ, ôtô các loại (trừ ôtô con các loại), cấu kiện kim loại; cột sắt ,cọc ván thép ,dầm cầu ,kim loại đen ,kim loại màu ,ông thép , thép hình ,thep phôi, thép sợi , sắt phế phẩm ,thép tấm ,tôn các loại , nhựa đường; phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, phân vi sinh, các loại phân bón khác; clanhke; Xi măng đóng bao, xi măng rời; bột đá; đá rửa, đá xẻ; gạch chịu lửa; gỗ tròn từ nhóm 3 đến nhóm 8; sắn lát; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, thức ăn gia súc, ngô hạt, cám, gạo các loại, lúa các loại; bông xơ, sợi bông, bông nguyên liệu; bột giấy;; muối công nghiệp (dạng bột)...v.v* Bậc 4 bao gồm một số các mặt hàng: Apatite đã qua tuyển; xe máy; phụ tùng máy móc thiết bị; thép cây , hoá chất ,chất dẻo các loại, hạt nhựa; mủ cao su và thành phẩm các loại (trừ lốp xe các loại và ủng cao su); lưu huỳnh; đá ốp lát; kính tấm các loại; ván ép; gõ tròn nhóm 1,2; gỗ dán các loại, gỗ ép, gỗ xẻ; bột mì ,dây điện ,hàng quân sự,…* Bậc 5 bao gồm một số các mặt hàng: Máy chính xác, thiết bị điện, thiết bị điện tử, thiết bị điện lạnh; gạch men, gạch ốp lát. , ga -xăng - dầu chở bằng xe chuyên dùng, xe ôtô con , đồ dùng gia đình cao cấp, v.v.
Cách xác định trọng lượng tính cước(Ban hành theo QĐ số: 1935/QĐ-ĐS-KDTT ngày 20/12/2002.)
1- Trọng lượng tính cước được tính theo tải trọng kỹ thuật toa xe cho phép chuyên chở ( trừ các loại hàng cồng kềnh được giảm trọng lượng )Trọng tải kỹ thuật cho phép chuyên chở là trọng tải kỹ thuật toa xe khi vận chuyển trên tuyến đường chuyên chở không hạn chế tấn/mét hoặc trọng tải kỹ thuật cho phép khi vận chuyển trên tuyến đường hạn chế tấn/mét. ( Hạn chế tải trọng xếp hàng của toa xe cho phù hợp với tải trọng của cầu đường )* Riêng đối với hàng cồng kềnh, trọng lượng tính cước được tính theo trọng lượng hàng thực tế xếp trên toa xe nhưng không nhỏ hơn 75% trọng tải kỹ thuật toa xe cho phép chuyên chở.2- Các lô hàng lớn xếp trên nhiều toa xe ( Đã tận dụng hết dung tích hoặc trọng tải toa xe ), khi số hàng còn dư không đủ xếp lên một toa xe thì trọng lượng tính cước của toa xe cuói cùng được tính theo trọng lượng hàng xêp thực tế trên toa xe nhưng không nhỏ hơn 15 tấn đối với toa xe khổ đường 1.000mm và không nhỏ hơn 30 tấn đối với toa xe khổ đường 1.435mm.3- Hàng nhập khẩu trên toa xe của ĐS Trung Quốc khổ đường 1.000mm khi thay đổi hoá đơn gửi hàng hoặc sang toa của ĐSVN tại các ga Sơn Yêu , Hà Khẩu,Lào Cai được tính theo thực tế nhưng không nhỏ hơn 30 tấn ( Trừ hàng cồng kềnh ) 4- Đối với container có hàng:+ Loại container thông dụng ( loại 1C, 1CC, 1A, 1AA ): trọng lượng tính cước là trọng tải sử dụng lớn nhất (R) của container khi xếp lên toa xe ( bao gồm trọng lượng hàng hoá lớn nhất được xếp và trọng lượng bì của container ).+ Loại container có trọng tải sử dụng lớn nhất (R) lớn hơn trọng tải sử dụng của các container thông dụng: trọng lượng tính cước là trọng tải thực tế hàng xếp trong container và trọng lượng bì của container, nhưng không nhỏ hơn trọng tải sử dụng lớn nhất (R) của container thông dụng và không vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép ( trọng tải toa xe và trọng tải cầu đường ).
b. Giá cước vận chuyển hành khách
Ví dụ từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn trên các loại tàu khác nhau
Tàu SE1- Chạy tuyến: Hà Nội-TP Hồ Chí Minh- Từ ga: Hà Nội, lúc: 19:00- Đến ga: Sài Gòn, lúc: 05:20- Khoảng cách: 1726 km- Thời gian chạy: 34 giờ 20 phút- Tốc độ lữ hành: 50,3 km/giờGiá vé + VAT + bảo hiểm (đơn vị tính: 1000 VND)- Ghế mềm điều hòa: 750 - Giường cứng tầng 1 khoang 6 giường điều hòa: 974- Giường cứng tầng 2 khoang 6 giường điều hòa: 910- Giường cứng tầng 3 khoang 6 giường điều hòa: 772 - Giường mềm tầng 1 khoang 4 giường điều hòa: 994- Giường mềm tầng 2 khoang 4 giường điều hòa: 978 Ghi chú: Tàu SE1 chạy hàng ngày, giá vé áp dụng từ 10/04/2008
Tàu SE5- Chạy tuyến: Hà Nội-TP Hồ Chí Minh- Từ ga: Hà Nội, lúc: 13:05- Đến ga: Sài Gòn, lúc: 20:45- Khoảng cách: 1726 km- Thời gian chạy: 31 giờ 40 phút- Tốc độ lữ hành: 54,5 km/giờGiá vé + VAT + bảo hiểm (đơn vị tính: 1000 VND)- Ghế mềm điều hòa: 750 - Giường cứng tầng 1 khoang 6 giường điều hòa: 974- Giường cứng tầng 2 khoang 6 giường điều hòa: 910- Giường cứng tầng 3 khoang 6 giường điều hòa: 772 - Giường mềm tầng 1 khoang 4 giường điều hòa: 994- Giường mềm tầng 2 khoang 4 giường điều hòa: 978 Ghi chú: Tàu SE5 chạy hàng ngày, giá vé
Tàu TN3- Chạy tuyến: Hà Nội-TP Hồ Chí Minh- Từ ga: Hà Nội, lúc: 15:45- Đến ga: Sài Gòn, lúc: 07:47- Khoảng cách: 1726 km- Thời gian chạy: 40 giờ 2 phút- Tốc độ lữ hành: 43,1 km/giờGiá vé + VAT + bảo hiểm (đơn vị tính: 1000 VND)- Ghế cứng: 518 - Ghế mềm: 553 - Ghế mềm điều hòa: 635- Giường cứng tầng 1 khoang 6 giường: 788- Giường cứng tầng 2 khoang 6 giường: 734- Giường cứng tầng 3 khoang 6 giường: 605 - Giường cứng tầng 1 khoang 6 giường điều hòa: 926- Giường cứng tầng 2 khoang 6 giường điều hòa: 865- Giường cứng tầng 3 khoang 6 giường điều hòa: 734 - Giường mềm tầng 1 khoang 4 giường điều hòa: 954- Giường mềm tầng 2 khoang 4 giường điều hòa: 930 Ghi chú: Tàu TN3 chạy hàng ngày, giá vé áp dụng từ 10/04/2008
4. Các loại phương tiện
Tàu hoả là chủ yếu
đầu máy dùng động cơ diesel
đầu máy dùng động cơ điện
đường sắt cao tốc
Ưu điểm :
tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu so với các loại hình vận chuyển khác ví dụ đường nhựa
cho phép mang tải lớn hơn vận chuyển đường bộ mà hao mòn đường lại thấp hơn.
-Vận tải đường sắt sử dụng diện tích và không gian hiệu quả: trong cùng khoảng thời gian, hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyển nhiều hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường bốn làn xe
-Vận tải đường sắt được coi là một trong những hình thức vận chuyển an toàn nhất
Nhược điểm:
chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định, có đặt sẵn đường ray
đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu rất tốn kém
tại cùng thời điểm trên đ ường ray chỉ có 1 đoàn tàu
tốn chi phí nhân công sửa chữa và bảo dưỡng đường ray cũng như đoàn tàu
5. Hệ thống đường ray ở Việt Nam
Hạ tầng cơ sở Đường sắt
Mạng lưới Đường sắt
Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.600 km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng:
Với Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai
Với Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn
Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đường sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát triển.
Đường sắt Việt Nam đang sử dụng ba loại khổ đuờng, đó là loại đuờng 1.000 mm, đuờng tiêu chuẩn (1.435 mm) và đuờng lồng (chung cả 1.435 mm và 1.000 mm). Chiều dài của các đuờng chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam cùng với khổ đuờng được trình bày trong bảng sau.
Chiều dài của các đuờng chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam
Tuyến chính
Chiều dài
Khổ đuờng
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
1.726
1.000 mm
Hà Nội - Hải Phòng
102
1.000 mm
Hà Nội - Lào Cai
296
1.000 mm
Hà Nội - Đồng Đăng
162
Đường lồng (1.435 &1.000 mm)
Hà Nội - Quán Triều
75
Đường lồng (1.435 &1.000 mm)
Kép - Uông Bí - Hạ Long
106
1.435 mm
Kép - Lưu Xá
57
1.435 mm
Chiều dài của các loại đuờng
Đường chính và đuờng nhánh
2.600 km
Trong đó:
- Đường khổ 1.000 mm
2.169 km
- Đường khổ 1.435 mm
178 km
- Đường lồng
253 km
Đường tránh và đuờng nhánh
506 km
Tổng cộng
3.160 km
Đường sắt Việt Nam sử dụng tà vẹt bê tông hai khối, tà vẹt gỗ và sắt. Loại ray 43 kg/m được sử dụng trên hầu hết mạng lưới và sử dụng loại liên kết cứng giữa ray và tà vẹt. Gần đây một số loại liên kết đàn hồi được sử dụng thử nghiệm trên một số khu đoạn.
Cầu và cống
Có tất cả 1.790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368 mét và 31 cầu chung đường sắt - đường bộ dài 11.753 mét, trong đó tổng chiều dài cầu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 36.056 mét, chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầu trên đường sắt.
Có 180 cầu dầm thép tạm thời dài 18.084 mét, chiếm 31% tổng chiều dài cầu Đường sắt. Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13.274 mét trong đó 9.179 mét trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
Có 5.128 cống với chiều dài 80.850 mét trên Đường sắt.
Hầm
Có 39 hầm với chiều dài 11.512 mét trong đó tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có 27 hầm với chiều dài 8.335 mét.
6 Các quy định của Nhà nước về đường sắt
61/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Ban hành Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự thủ tục cấp chứng chỉ an toàn
24/12/2007
Còn hiệu lực
53/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Quyết định ban hành Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt
06/11/2007
Còn hiệu lực
156/2007/NĐ-CP
Đường sắt
Nghị Định
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường sắt
19/10/2007
Còn hiệu lực
37/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Quyết định sửa đỏi, bổ sung "Quy chế quản lý, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái tàu" ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22/9/2007 và "Quy định nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
07/08/2007
Còn hiệu lực
34/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Quyết định ban hành tiêu chuẩn ngành "Cấp kỹ thuật đường sắt "
25/07/2007
Còn hiệu lực
30/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Ban hành Quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ can toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
29/06/2007
Còn hiệu lực
84/2007/QĐ-TTg
Đường sắt
Quyết định
Quyết định về phương thức, mức phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư
11/06/2007
Còn hiệu lực
02/2007/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Quyết định sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 75/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005, số 76/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 và số 27/2006/QĐ-BGTVT ngày 8/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
17/01/2007
Còn hiệu lực
53/2006/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Ban hành Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 359 -06 "Phương tiện giao thông đường sắt – Giá chuyển hướng toa xe khách - Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới"
29/12/2006
Còn hiệu lực
47/2006/QĐ-BGTVT
Đường sắt
Quyết định
Ban hành Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 357 -06 "Phương tiện giao thông đường sắt - Đầu máy Diesel - Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới"
27/12/2006
Còn hiệu lực