Bài kiểm tra trắc nghiệm môn vật lí 10

Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với nước là 15km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3km/h và AB = s = 18km.

1. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

2. Tuy nhiên, trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy và sau 24h thì sửa xong. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra trắc nghiệm môn vật lí 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng chuyển động, gốc toạ độ và gốc thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc. Phương trình chuyển động; thời gian xe lên dốc; vận tốc của ôtô sau 20s lần lượt là A. x = 30 – 2t; t = 15s; v = -10m/s. B. x = 30t + t2; t = 15s; v = 70m/s. C. x = 30t – t2; t = 15s; v = -10m/s. D. x = - 30t + t2; t = 15s; v = -10m/s. Câu 53: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2 , thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng. A. B. C. D. Câu 54: Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều : A. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc 2 . B. Gia tốc thay đổi theo thời gian . C. Gia tốc là hàm số bấc nhất theo thời gian . D. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. Câu 55: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh , chuyển động chậm dần đều . Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h . Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là? A. a = 0,5m/s2, s = 100m . B. a = -0,5m/s2, s = 110m . C. a = -0,5m/s2, s = 100m . D. a = -0,7m/s2, s = 200m . Câu 56: Một ô tô chạy trên một đường thẳng đi từ A đến B có độ dài s .Tốc độ của ô tô trong nửa đầu của quãng đường này là 25km/h và trong nửa cuối là 30km/h . Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB là: A. 27,5km/h. B. 27,3km/h. C. 25,5km/h. D. 27,5km/h. B A C v t D O Câu 57: Hình bên là đồ thị vận tốc - thời gian của một vật chuyển động. Đoạn nào ứng với chuyển động thẳng đều : A. Đoạn OA . B. Đoạn BC. C. Đoạn CD. D. Đoạn A B. Câu 58: Trong chuyển động thẳng đều , nếu quãng đường không thay đổi thì : A. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. B. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. C. Thời gian và vận tốc luôn là 1 hằng số . D. Thời gian không thay đổi và vận tốc luôn biến đổi . Câu 59: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là A. v02 = gh B. v02 = 2gh C. v02 = gh D. v0 = 2gh Câu 60: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất thời gian t. Hỏi nếu thả rơi vật từ độ cao 2h xuống đất thì mất thời gian là: A. t/2. B. 1,41t. C. 2t. D. 1,33t. Câu 61: Phát biểu nào sau đây về gia tốc trọng trường g(gia tốc rơi tự do) là không đúng? A. Vật rơi có kích thước rất nhỏ thì độ lớn gia tốc g không đáng kể. B. Ở Hà Nội, gia tốc g có trị số lớn hơn gia tốc g ở Quy Nhơn. C. Trong sự rơi tự do, ta có thể áp dụng công thức g = Dv/Dt. D. Vectơ gia tốc rơi tựu do tại địa cực và xích đạo có phương vuông góc nhau. Câu 62: Chọn câu sai A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do Câu 63: Một vật được thả từ một độ cao nào đó . Khi độ cao tăng lên 2 lần thì thời gian rơi sẽ ? A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần. Câu 64: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là A. v = 8,899m/s B. v = 10m/s C. v = 5m/s D. v = 2m/s Câu 65: Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10m/s2, thời gian rơi là A. t = 4,04s. B. t = 8,00s. C. t = 4,00s. D. t = 2,86s. Câu 66: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m . Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là : ( Lấy g = 10m/s2). A. 20m và 15m . B. 45m và 20m . C. 20m và 10m . D. 20m và 35m . Câu 67: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là A. 6,25m B. 12,5m C. 5,0m D. 2,5m Câu 68: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì giảm đều tốc độ cho đến khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50m, vận tốc giảm đi còn một nửa. Gia tốc và quãng đường từ đó cho đến lúc xe dừng hẳn là A. a = 3m/s2; s = 66,67m B. a = -3m/s2; s = 66,67m C. a = -6m/s2; s = 66,67m D. a = 6m/s2; s = 66,67m Câu 20: Một vật rơi từ độ cao 20m xuống đất . Lấy g = 10m/s2 . Vận tốc trung bình và thời gian chạm đất là : A. Vtb= 10m/s , t = 3s. B. Vtb= 1m/s , t = 2s. C. Vtb= 10m/s , t = 2s. D. Vtb= 12m/s , t = 2s Câu 69: Một vật rơi tự do từ độ cao h với gia tốc g = 10m/s2. Trong giây cuối cùng vật rơi được 35m. Thời gian vật rơi hết độ cao h là A. 3s. B. 4s. C. 5s. D.6s. Câu 70: Vật nào được xem là rơi tự do ? A. Viên đạn đang bay trên không trung . B. Phi công đang nhảy dù (đã bật dù). C. Quả táo rơi từ trên cây xuống . D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống. Câu 71: Khi vật rơi tự do thì A. chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều B. gia tốc của vật tăng dần C. lực cản của không khí nhỏ hơn so với trọng lượng của vật D. vận tốc của vật tăng tỷ lệ với thời gian Câu 72: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là A. v = 6,32m/s2. B. v = 6,32m/s. C. v = 8,94m/s2. D. v = 8,94m/s. Câu 73: Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được là A. t = 0,4s; H = 0,8m. B. t = 0,4s; H = 1,6m. C. t = 0,8s; H = 3,2m. D. t = 0,8s; H = 0,8m. Câu 74: Một máy bay chở khách muốn cất cánh được phải chạy trên đường băng dài 1,8km để đạt được vận tốc 300km/h. Máy bay có gia tốc không đổi tối thiểu là A. 50000km/h2 B. 50000m/s2 C. 25000km/h2 D. 25000m/s2 Câu 75: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2 trên đoạn đường 500m, sau đó chuyển động đều. Sau 1h tàu đi được đoạn đường là A. S = 34,5km. B. S = 35,5km. C. S = 36,5km. D. S = 37,5km. Câu 76: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với đồ thị vận tốc như sau: O 15 20 10 v(m/s) t(s) 20 Vật dừng lại ở giây thứ A. 40 B. 90 C. 50 D. 80 Câu 77: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s mất thời gian 3s. Thời gian vật đi 8/9 đoạn đường cuối là A. 1s B. 4/3s C. 2s D. 8/3s Câu 78: Một vật chuyển động với phương trình đường đi như sau: s = 5t - 0,2t2 (m;s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là A. vt = -5 + 0,4t. B. vt = 5 - 0,2t . C. vt = -5 - 0,2t. D. vt = 5 - 0,4t. Câu 79: Phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn là A. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. B. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. C. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. D. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. Câu 80: Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là A. ; ; v = wR B. ; ; w = vR C. ; ; w = Vr D. ; ; v = wR Câu 81: Hãy chọn câu sai A. Chu kỳ đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kỳ T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kỳ T. B. Chu kỳ đặc trưng cho chuyển động tròn. Sau mỗi chu kỳ T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kỳ T. C. Trong chuyển động tròn đều, chu khỳ là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn. D. Tần số f của chuyển động tròn đều là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ và chính là số vòng chất điểm đi được trong một giây. Câu 82: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và tần số f là A. w = 2p/T; f = 2pw. B. T = 2p/w; f = 2pw. C. T = 2p/w; w = 2pf. D.w = 2p/f; w = 2pT. Câu 83: Chọn câu đúng Trong các chuyển động tròn đều A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn. B. Chuyển động nào có chu kỳ nhỏ hơn thì thì có tốc độ góc nhỏ hơn. C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì thì có chu kỳ nhỏ hơn. D. Với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn. Câu 84: Một bánh xe có bán kính R quay đều quanh trục . Gọi v1 , T1 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R1 . v2 , T2 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R2 = R1 .Tốc độ dài và chu kỳ của 2 điểm đó là: A. v1 = v2 , T1 = T2 . B. v1 = 2v2 , T1 = T2 . C. v1 = 2v2 , T1 = 2T2 . D. v1 = v2 , T1 =2T2 . Câu 85: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim là A. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/16. B. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 16/1. C. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/9. D. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 9/1. Câu 86: Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300km bay với vận tốc 7,9km/s. Coi chuyển động là tròn đều; bán kính Trái Đất bằng 6400km. Tốc độ góc; chu kỳ và tần số của nó lần lượt là A. w = 0,26rad/s; T = 238,6s; f = 4,19.10-3Hz. B. w = 0,26rad/s; f = 238,6s; T = 4,19.10-3Hz. C. w = 1,18.10-3rad/s; f = 5329s; T = 1,88.10-4Hz. D. w = 1,18.10-3rad/s; T = 5329s; f = 1,88.10-4Hz. Câu 87: Chọn câu sai Trong chuyển động tròn đều: A. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm. B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc. C. Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi D. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi Câu 88: Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức gia tốc hướng tâm . A. B. C. D. Câu 89: Chon câu sai Công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều A. aht = v2/R. B. aht = v2R. C. aht = w2R. D. aht = 4p2f2/R. Câu 90: Câu nào là sai ? A. Gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho độ lớn của vận tốc. B. Gia tốc trong chuyển động thẳng đều bằng không . C. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi về hướng và cả độ lớn . D. Gia tốc là một đại lượng véc tơ. Câu 91: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5cm. Gia tốc của đầu mút kim giây là A. aht = 2,74.10-2m/s2. B. aht = 2,74.10-3m/s2. C. aht = 2,74.10-4m/s2. D. aht = 2,74.10-5m/s2. Câu 92: Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84.108m, chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là 27,32ngày. Gia tốc của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất là A. aht = 2,72.10-3m/s2. B. aht = 0,20. 10-3m/s2. C. aht = 1,85.10-4m/s2. D. aht = 1,72.10-3m/s2. Câu 93: Chọn câu sai A. Quỹ đạo của một vật là tương đối. Đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật là khác nhau. B. Vận tốc của vật là tương đối. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau. C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối. D. Nói rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay Mặt Trời quay quanh Trái Đất đều đúng. Câu 94: Câu nào là câu sai ? A. Quỹ đạo có tính tương đối. B. Thời gian có tính tương đối. C. Vận tốc có tính tương đối. D. Khoảng cách giữa hai điểm có tính tương đối . Câu 95: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là A. v = 14km/h B. v = 21km/h C. v = 9km/h D. v = 5km/h Câu 96: Hai bến sông A và B cách nhau 18km theo đường thẳng. Vận tốc của một canô khi nước không chảy là 16,2km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 1,5m/s. Thời gian để canô đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B về A là A. t = 2,2h. B. t = 2,5h. C. t = 3,3h. D. t = 2,24h. Câu 97: Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240m, mũi xuồng luôn vuông góc với bờ sông. nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một điểm cách bến dự định 180m và mất 1min. Vận tốc của xuồng so với bờ sông là A. v = 3m/s. B. v = 4m/s. C. v = 5m/s. D. v = 7m/s. Câu 98: Một viên bi được ném lên theo phương thẳng đứng, Sức cản của không khí không đáng kể. Gia tốc của viên bi hướng xuống A. Chỉ khi viên bi đi xuống. B. Chỉ khi viên bi ở điểm cao nhất của quỹ đạo. C. Khi viên bi đi lên, khi ở điểm cao nhất của quỹ đạo và khi đi xuống. D. Khi viên bi ở điểm cao nhất của quỹ đạo và khi đi xuống. Câu 99: Chọn số liệu kém chính xác nhất trong các số liệu dưới đây: Số gia cầm của trang trại A có khoảng A. 1,2.103 con B. 1230 con C. 1,23.103 con D. 1.103 con Câu 100: Dùng thước thẳng có giới hạn đo là 20cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỷ đối là A. Dl = 0,25cm; B. Dl = 0,5cm; C. Dl = 0,25cm; D. Dl = 0,5cm; .+.+,.-----------------------------------+.+ - Bài 1: Tâm đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, Tâm chợt nhớ mình quên đem theo hộp chì màu. Tâm vội trở về lấy và đi ngay đến trường. Do đó thời gian chuyển động của Tâm lần này bằng 1,5 lần thời gian Tâm đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe không đáng kể và Tâm luôn chuyển động với vận tốc không đổi. Tính quãng đường từ nhà Tâm đến trường và thời gian Tâm đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu. Bài 2: Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau, người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến B. Bài 3:Một người đi mô tô toàn quãng đường dài 60km. Lúc đầu, người này dự định đi với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được 1/4 quãng đường, người này muốn đến nơi sớm hơn 30ph. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu ? Bài 4:Tâm dự định đi thăm một người bạn cách nhà mình 19km bằng xe đạp. Chú Tâm bảo Tâm chờ 15 phút và dùng mô tô đèo Tâm với vận tốc 40km/h. Sau khi đi được 15 phút, xe hư phải chờ sửa xe trong 30 ph. Sau đó chú Tâm và Tâm tiếp tục đi với vận tốc 10m/s. Tâm đến nhà bạn sớm hơn dự định đi xe đạp là 15 phút. Hỏi nếu đi xe đạp thì Tâm đi với vận tốc bao nhiêu ? Bài 5:Một người đi xe mô tô từ A đến B để đưa người thứ hai từ B về A. Người thứ hai đến nơi hẹn B sớm hơn 55 phút nên đi bộ (với vận tốc 4km/h) về phía A. Giữa đường hai người gặp nhau và thứ nhất đưa người thứ hai đến A sớm hơn dự định 10 phút (so với trường hợp hai người đi mô tô từ B về A). Tính: 1. Quãng đường người thứ hai đó đi bộ. 2. Vận tốc của người đi xe mô tô. Bài 6:An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km). An chuyển động với vận tốc V1 = 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút. 1. Tìm vận tốc chuyển động của Bình. 2. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ? Bài 7: Một người đi từ A đến B với vận tốc v1 = 12km/h.Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3km/h thì đến nơi sớm hơn 1h. 1. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B. 2. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường s1 thì xe bị hư phải sửa chữa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30ph. Tìm quãng đường s1. Bài 8:Một người đi bộ khởi hành từ C đi đến B với vận tốc v1 = 5km/h. Sau khi đi được 2h, người ấy ngồi nghỉ 30ph rồi đi tiếp về B. Một người khác đi xe đạp khởi hành từ A (AB > CB và C nằm giữa AB) cùng đi về B với vận tốc v2 = 15km/h nhưng khởi hành sau người đi bộ 1h. 1. Tính quãng đường AC và CB. Biết cả hai người đến B cùng lúc và khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thì người đi xe đạp đã đi được 3/4 quãng đường AC. 2. Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ người đi xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ? Bài 9: Lúc 6h20ph hai bạn chở nhau đi học bằng xe đạp với vận tốc v1 = 12km/h. Sau khi đi được 10 phút, một bạn chợt nhớ mình bỏ quên viết ở nhà nên quay lại và đuổi theo với vận tốc như cũ. Trong lúc đó bạn thứ hai tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc v2 = 6km/h và hai bạn đến trường cùng một lúc. 1. Hai bạn đến trường lúc mấy giờ ? Trụ học hay đúng giờ ? Biết 7h vào học. 2. Tính quãng đường từ nhà đến trường. 3. Để đến nơi đúng giờ học, bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ? Hai bạn gặp lại nhau lúc mấy giờ và cách trường bao xa (để từ đó chở nhau đến trường đúng giờ) ? Bài 10:Mỗi ngày, ô tô thứ nhất khởi hành từ A lúc 6h đi về B, ô tô thứ hai khởi hành từ B lúc 7h đi về A và hai xe gặp nhau lúc 9h.Một hôm, ô tô thứ nhất khởi hành trụ hơn 2h nên hai xe gặp nhau lúc 9h48ph. Hỏi mỗi ngày, 2 ô tô đến nơi (A và B) lúc mấy giờ ? Biết vận tốc của mỗi xe không đổi. Bài 11:Giang và Huệ cùng đứng một nơi trên một chiếc cầu AB = s và cách đầu cầu một khoảng s’ = 50m. Lúc Tâm vừa đến một nơi cách đầu cầu A một quãng bằng s thì Giang và Huệ bắt đầu đi hai hướng ngược nhau. Giang đi về phía Tâm và Tâm gặp Giang ở đầu cầu A, gặp Huệ ở đầu cầu B. Biết vận tốc của Giang bằng nửa vận tốc của Huệ. Tính s. Bài 12:Lúc 6h sáng, một người khởi hành từ A chuyển động thẳng đều với vận tốc 20km/h. 1. Viết phương trình chuyển động. 2. Sau khi chuyển động 30ph, người đó ở đâu ? 3. Người đó cách A 30km lúc mấy giờ ? Bài 13: Lúc 7h sáng người thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc 40km/h. Cùng lúc đó người thứ hai đi từ B về A với vận tốc 60km/h. Biết AB = 100km. 1. Viết phương trình chuyển động của 2 người trên. 2. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ ? ở đâu ? Khi gặp nhau mỗi người đó đi được quãng đường là bao nhiêu ? Bài 14:Lúc 7h, một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h đuổi theo một người ở B đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Biết AB = 18km. 1. Viết phương trình chuyển động của hai người. 2. Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ ? ở đâu ? Bài 15 :Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A đi về B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h, một người đi xe đạp cũng xuất phát thừ A đi về B với vận tốc 12km/h. 1. Viết phương trình chuyển động của hai người. 2. Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km. Bài 16:Lúc 6h, xe thứ nhất chuyển động đều từ A về C. Đến 6h30ph, xe thứ hai đi từ B về C với cùng vận tốc xe thứ nhất. (Hình 1) Lúc 7h, một xe thứ ba đi từ A về C. Xe thứ ba gặp xe thứ nhất lúc 9h và gặp xe thứ hai lúc 9h30ph. Biết AB = 30km. Tìm vận tốc mỗi xe. (Giải bằng cách Lập phương trình chuyển động.) A B C H×nh 1 Bài 17:Giải lại câu 2 của bài 13 bằng phương pháp đồ thị. Bài 18 : Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả như hình vẽ. (Hình 2) 1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe. 2. Xe thứ hai chuyển động với vận tốc bao nhiêu thì có thể gặp được xe thứ nhất hai lần. AºO 0.5 1 2 3 4 x(km) t(h) 50 40 30 20 10 H×nh 3 C E t(h) AºO 0.5 1 1.5 2.5 25 20 15 10 5 x(km) H×nh 2 Bài 19:Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả trên hình vẽ. 1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe. 2. Tình thời điểm hai xe gặp nhau, lúc đó mỗi xe đi được quãng đường là bao nhiêu ?(Hình 3) Bài 20: xét hai xe chuyển động có đồ thị như bài 19. 1. Hãy cho biết khi xe thứ nhất đó đến B thì xe thứ hai còn cách A bao nhiêu kilômét ? 2. Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất lúc đó dừng lại thì xe thứ hai phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ? Bài 21:Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả trên hình vẽ. 1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe. 2. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.(Hình 4) AºO 1 2 3 x(km) t(h) 80 60 40 20 H×nh 4 2 C E B D 1 AºO 1 2 3 4 5 6 x(km) t(h) 250 200 150 100 50 H×nh 5 1 2 3 B D E C F G Bài 22: xét hai chuyển động có đồ thị như bài 21. 1. Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất bắt đầu chuyển động sau khi dừng lại thì vận tốc của xe hai là bao nhiêu ? 2. Vận tốc xe hai phải là bao nhiêu thì nó gặp xe thứ nhất hai lần ? 3. Tính vận tốc trung bình của xe thứ nhất cả quãng đường đi và về. Bài 23: Cho đồ thị chuyển động của ba xe được mô tả trên hình vẽ. 1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của ba xe. 2. Xác định thời điểm và vị trí các xe gặp nhau.(Hình 5) Bài 24: xét ba chuyển động của ba xe có đồ thị như bài 23. 1. Để xe 1 và xe 2 có thể gặp xe 3 lúc xe 3 dừng lại thì vận tốc xe 1 và xe 2 là bao nhiêu ? 2. Xe 1 và xe 2 cùng lúc gặp xe 3 (Khi xe 3 đang dừng lại) lúc mấy giờ ? Vận tốc xe 1 và xe 2 là bao nhiêu ? Biết khi này vận tốc xe 2 bằng 2,5 lần vận tốc xe 1. Bài 25: Một người đi bộ khởi hành từ A với vận tốc 5km/h để đi về B với AB = 20km. Người này cứ đi 1 h lại dừng lại nghỉ 30ph. 1. Hỏi sau bao lâu thì người đó đến B và đó dừng lại nghỉ bao nhiêu lần 2. Một người khác đi xe đạp từ B về A với vận tốc 20km/h, khởi hành cùng lúc với người đi bộ. Sau khi đến A rồi lại quay về B với vận tốc cũ, rồi lại tiếp tục quay trở lại A... Hỏi trong quá trình đi từ A đến B, người đi bộ gặp người đi xe đạp mấy lần ? Lúc gặp nhau người đi bộ đang đi hay dừng lại nghỉ ? Các thời điểm và vị trí gặp nhau ? Bài 26: Một người đi bộ khởi hành từ trạm xe buýt A với vận tốc v1 = 5km/h về B cách A 10km. Cùng khởi hành với người đi bộ tại A, có một xe buýt chuyển động về B với vận tốc v2 = 20km/h. Sau khi đi được nửa đường, người đi bộ dừng lại 30ph rồi đi tiếp đến B với vận tốc cũ. 1. Có bao nhiêu xe buýt đuổi kịp người đi bộ ? (Không kể xe khởi hành cùng lúc tại A và biết mỗi chuyừn xe buýt khởi hành từ A về B cách nhau 30ph.) 2. Để chỉ gặp 2 xe buýt (không kể xe tại A) thì người ấy phải đi không nghỉ với vận tốc như thừ nào ? Bài 27: Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Nếu đi ngược chiều thì sau 15ph, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau 30ph, khoảng cách giữa hai xe thay đổi 10km. Tính vận tốc của mỗi xe. (Chỉ xét bài toán trước lúc hai xe có thể gặp nhau.) Bài 28: Trên một đường thẳng, có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Xe 1 chuyển động với vận tốc 35km/h. Nếu đi ngược chiều nhau thì sau 30ph, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều nhau thì sau bao lâu khoảng cách giữa chúng thay đổi 5km ? Bài 29: Một hành khách ngồi trong một đoàn tầu hoả chuyển động đều với vận tốc 36km/h, nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn tàu thứ hai dài l = 250m chạy song song, ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 10s. 1. Tìm vận tốc đoàn tàu thứ hai. 2. Nếu đoàn tàu thứ hai chuyển động cùng chiều với đoàn tàu thứ nhất thì người hành khách trên xe sẽ thấy đoàn tàu thứ hai đi qua trước mặt mình trong bao lâu ? Bài 30 Hai người đều khởi hành cùng một lúc. Người thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v1, người thứ hai khởi hành từ B với vận tốc v2 (v2 < v1). Biết AB = 20 km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau 12 phút họ gặp nhau. Nếu hai người đi cùng chiều nhau thì sau 1h người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người. Bài 31 Đoàn tàu thứ nhất có chiều dài 900m chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Đoàn tàu thứ hai có chiều dài 600m chuyển động đều với vận tốc 20m/s song song với đoàn tàu thứ nhất. Hỏi thời gian mà một hành khách ở đoàn tàu này nhìn thấy đoàn tàu kia đi qua trước mặt mình là bao nhiêu ? Giải bài toán trong hai trường hợp: 1. Hai tàu chạy cùng chiều. 2. Hai tàu chạy ngược chiều. Bài 32 Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng nước mất thời gian t, đi từ B trở về A ngược dòng nước mất thời gian t2. Nếu canô tắt máy và trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian bao nhiêu ? Bài 33 Một thuyền đi từ A đến B (với s = AB = 6km) mất thời gian 1h rồi lại đi từ B trở về A mất 1h30ph. Biết vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ không đổi. Hỏi: 1. Nước chảy theo chiều nào ? 2. Vận tốc thuyền so với nước và vận tốc nước so với bờ ? Bài 34 Trong bài 33, muốn thời gian đi từ B trở về A cũng là 1h thì vận tốc của thuyền so với nước phải tăng thêm bao nhiêu so với trường hợp đi từ A đến B. Bài 35 Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với nước là 15km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3km/h và AB = s = 18km. 1. Tính thời gian chuyển động của thuyền. 2. Tuy nhiên, trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy và sau 24h thì sửa xong. Tính thời gian chuyển động của thuyền. Bài 36 Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph. Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1= 18km/h và khi ngược dòng là v2 12km/h. Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng. Bài 37 Trong bài 36, trước khi thuyền khởi hành 30ph, có một chiếc bè trôi theo dòng nước qua A. Tìm thời điểm các lần thuyền và bè gặp nhau và tính khoảng cách từ nơi gặp nhau đến A. Bài 38 Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu (khách đứng yên trên thang) mất thời gian 1 phút. Nếu thang chạy mà khách bước lên đều thì mất thời gian 40s. Hỏi nếu thang ngừng thì khách phải đi lên trong thời gian bao lâu ? Biết vận tốc của khách so với thang không đổi. Bài 39 Một người đi trên thang cuốn. Lần đầu khi đi hết thang người đó bước được n1 = 50 bậc. Lần thứ hai đi với vận tốc gấp đôi theo cùng hướng lúc đầu, khi đi hết thang người đó bước được n2 = 60 bậc. Nếu thang nằm yên, người đó bước bao nhiêu bậc khi đi hết thang ? Bài 40 Một người lái xuồng dự định mở máy cho xuồng chạy ngang một con sông rộng 240m theo phương vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài kiểm tra trắc nghiệm vật lý 10.doc
Tài liệu liên quan