Bài soạn quản trị học

Đểgiúp bạn phác thảo một bản kếhoạch xác đáng, dưới đây là danh sách những lỗi thường gặp

khi lập kếhoạch kinh doanh mà bạn nên tránh:

1. Đừng trì hoãn việc viết Kếhoạch Kinh doanh. Đừng chờđến khi bạn có đủthời gian, đợi đến

khi bạn tìm được đúng người và đ ừng đợi đến lúc phải có m ột nguyên nhân cấp thiết đểviết kếhoạch.

Hãy viết ngay từbây giờ. Nên bi ết rằng bạn cần một kếhoạch kinh doanh và bước đầu tiên là

viết kếhoạch ban đầu. Viết một bản thảo và làm thử, sau đó tiếp tục cập nhật cho phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn. Đương nhiên, bạn sẽsớm nhận ra rằng kếhoạch của bạn có thểkhông bao giờthực hiện được, nhưng điều quan trọng là bạn đang có kếhoạch. Bạn phải thường xuyên lên kếhoạch kinh doanh của mình.

2. Không được nhầm lẫn tiền mặt với l ợi nhuận. Có một sựkhác biệt lớn giữa chúng. Đợi khách

hàng trảtiền có thểlàm l ụn bại tình trạng tài chính của bạn mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bán

hàng tồn kho có thểthu vềrất nhiều tiền mà không làm thay đổi lợi nhuận. Sửdụng phần lớn tiền để

mua hàng cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên dòng tiền quan trọng hơn lợi nhuận rất nhiều bởi vì lợi nhuận là một khái niệm kếtoán còn tiền mặt chỉlà ti ền trong ngân hàng -bạn không thểthanh toán hoá đơn bằng lợi nhuận.

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn quản trị học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời điểm của những trạng thái đó. Duy trì mối liên hệ với nhân viên: Hãy luôn sãn sàng tiếp cận với nhân viên, gần gũi và đừng giữ khoảng cách với họ Luôn quan tâm đến việc phát triển nhân viên: Người quản lý tốt sẽ luôn chú ý đào tạo, phát triển, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên của mình. Sẵn sàng lắng nghe: Luôn lắng nghe nhân viên của bạn và để ý đến những gì nhân viên bàn luận với nhau. Tôn trọng nhân viên: Hãy luôn tôn trọng nhân viên của mình cũng như với bất cứ ai bạn làm việc cùng. Tiếp nhận những đề suất: Hãy luôn hoan nghênh những đề suất và sáng kiến đóng góp của nhân viên. Sẵn sàng tiếp nhận và đưa ra những thay đổi cần thiết nếu những đề suất đó có giá trị. Góp ý có tính chất xây dựng: Một nhà quản lý hiệu quả luôn biết cách góp ý trên tinh thần xây dựng chứ không phải dồn nhân viên vào ngõ cụt. Công nhận nhân viên: Hãy đưa ra những lời ngợi khen nếu họ xứng đáng hoặc hoàn thành tốt công việc. Nêu lên trách nhiệm với công việc: Cho nhân viên biết bạn mong đợi gì ở họ và bạn sẽ đánh giá công việc của họ như thế nào. Duy trì những tiêu chuẩn trong nhân viên: Nếu bạn cho nhân viên thấy họ đang tạo ra những tiêu chuẩn cao như thế nào thì họ sẽ trở nên tự tin và cố gắng thể hiện bản thân ở mức đó. 7. Khái niệm ra quyết định. Những sai lầm mà các nhà QT của DNVN thường gặp phải trong việc ra quyết định. Nêu vd thực tiễn minh họa (5 sai lầm) Ra quyết định là đưa ra các giải pháp và chọn ra một giải pháp để giải quyết vấn đề Ra quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó Những sai lầm mà các nhà QT của DNVN thường gặp phải trong việc ra quyết định: - Ra quyết định vội vàng : Mỗi ngày lại có thêm người muốn thành lập công ty cho riêng mình bởi họ muốn trở thành ông chủ và nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động trong công ty. Nhưng công việc kinh doanh này không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn đúng đắn. Tốt nhất họ nên giành thời gian mời luật sư tư vấn xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho bạn thay vì tốn thời gian để tự bắt đầu với công việc kinh doanh. Đối với công ty nhà nước là vừa thấy khó khăn là đã không chấp nhận làm nữa. VD: Việc EVN từ chối các dự án là không hợp lý lắm và hơi vội vàng. Về nguyên tắc EVN là đơn vị mạnh nhất về lĩnh vực này. Đáng ra với khó khăn như vậy, thì EVN phải “mách” cho nhà nước cách xử lý tình hình này như thế nào: tăng giá điện, huy động nguồn vốn từ các nơi khác, chứ không phải cách là thấy khó là nhả ra. EVN đã khó thì phải thấy rằng các tổng công ty khác còn khó hơn - Ném lao phải theo lao: Đây là sai lầm to lớn của nhà QT. Dù biết quyết định của mình không đúng, họ vẫn theo nó để hành động, cốt yếu để chứng tỏ quyền lực của mình. VD: Rõ ràng công ty bông Bạch tuyết đã thấy những quyết định sai lầm. Những người lãnh đạo đã đưa Bông Bạch Tuyết đi xuống trong thời gian qua nhưng vẫn đang cố níu giữ bộ máy điều hành cho dù đã thấy rõ là công ty hoạt động không hiệu quả. - Ra quyết định dựa vào kinh nghiệm cũ hay cảm tính Chúng ta có xu hướng sử dụng những tình huống mà chúng ta đã trải qua để đánh giá một tình huống cụ thể. Cách thức đó khiến con người luôn ở trong thế bị động khi đối phó với những mối nguy mà chúng ta đối mặt hàng ngày trong xã hội hiện đại Mọi quyết định đưa ra đều phải dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Có lẽ đây là một cái yếu của người Việt, đa phần chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên cảm tính của mình. Muốn có những quyết định hiệu quả nhà QT cần xây dựng các tiêu chí lựa chọn, tiêu chí càng rõ rang bao nhiêu nhà QT càng có cơ hội ra quyết định chuẩn xác bây nhiêu. Các tiêu chí lựa chọn nhà QT đưa ra phải căn cứ vào mục đích vấn đề và kết quả mà nhà QT muốn hướng tới. Trong các tiêu chí đưa ra nhà QT cũng cần phải chọn 1 tiêu chí mang tính chất cốt lõi khi đưa ra quyết định. VD: Không tổ chức đấu thầu, Sở GTCC lại quyết định chỉ định thầu việc sửa chữa công trình Cầu Văn Thánh 2 . Việc chỉ định này dựa trên một quan điểm rất cảm tính: Đơn vị được chỉ định là một Công ty xây dựng lớn, có xe máy đầy đủ!...Đây quả là một quyết định rất "liều" của Sở GTCC khiến cho nhiều người cảm thấy khó hiểu. Trên thực tế, việc chọn đơn vị nào phải trải qua sự so sánh rất nhiều tiêu chí chứ không thể chỉ dựa vào hai tiêu chí là doanh nghiệp lớn và có xe máy sẵn được. Điều quan trọng nhất là đơn vị nhận thầu có sẵn sàng và quyết tâm thực hiện tới cùng công trình đó, bất chấp mọi trở ngại (kể cả khách quan) hay không? - Nắm thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin khi ra quyết định Chúng ta thường hành động và bị sự chi phối của những hiện tượng bề nổi mà quên đi cái gốc mà chúng ta cần giải quyết là gì để rồi đầu tư các nguồn lực vào những điểm không cần thiết. Thu thập thông tin, phân tích thông tin và xác định vấn đề thành công là bạn đã thắng lợi 50% của quá trình ra quyết định VD: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng với tổng vốn đầu tư 7,9 tỉ đô la Mỹ của Tập đoàn Formosa ( Đài Loan) mới đây đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng ( Hà Tĩnh) trao giấy chứng nhận đầu tư và đã khởi công xây dựng. Formosa là Tập đoàn công nghiệp nặng của Đài Loan chuyên về lĩnh vực hoá dầu và chất dẻo, chưa làm thép bao giờ, còn với Công ty Maju stabil Sdn. Bhd thành viên của Tập đoàn Lion Diversiffied Holding Behard - tập đoàn kinh doanh đa ngành, không thuộc hàng ngũ các công ty sản xuất thép lớn. Cả 2 tập đoàn trên đều không thuộc hàng ngũ 20 tập đoàn luyện kim hàng đầu trên thế giới, nhưng lại đầu tư 2 liên hợp thép lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Vậy việc đồng ý cho 2 tập đoàn này đầu tư vào ngành công nghiệp thép tại VN có đúng hay ko? - Đánh giá và tổng kết kế hoạch: Đây là bước rất quan trọng nhưng nhiều người lại không nhận thức đúng hoặc làm nó một cách qua loa. Sau mỗi lần ra quyết định, nhà QT cần căn cứ lại các tiêu chí mình đã đưa ra, kết quả mà nhà QT mong muốn để đánh giá kết quả mà nhà QT đã đạt được. Hãy thẳng thắn rút ra những kinh nghiệm và bài học để lần sau mình thực hiện tốt hơn. Hai câu hỏi cơ bản của một quá trình ra quyết định hiệu quả nhà QT cần ghi nhớ là: Cái gì đã tốt rồi và cái gì cần tốt hơn? 8. Những sai lầm/lỗi thường gặp phải trong công tách hoạch định của các DNVN. Nêu vd thực tiễn để minh họa. - Khoâng xaùc ñònh ñöôïc nhöõng gì coâng ty seõ khoâng laøm: Do bò aûnh höôûng bôûi yù kieán cuûa nhöõng nhaân vieân ñieàu haønh cuûa baïn vaø keå caû yù kieán khaùch haøng khi hoï keâu goïi baïn baét chöôùc moät kinh nghieäm thaønh coâng cuûa ai ñoù. Caàn phaûi nhôù raèng, moät soá kinh nghieäm thaønh coâng ñoù laïi coù theå phaù hoûng chieán löôïc cuûa doanh nghieäp baïn. - Trong hoạch định, mọi doanh nhân đều rất tâm đắc với ý tưởng kinh doanh do mình hoạch định và có khuynh hướng tìm những người cùng chí hướng để thực thi ý tưởng này. Không mấy doanh nhân thích duy trì những người đưa ra ý kiến phản đối ý tưởng của mình. - Thiếu sự liên minh chiến lược ở mỗi cấp : Để biến chiến lược của tổ chức thành hành động cụ thể, tổ chức đó phải xác định rõ mục tiêu liên kết giữa các phòng ban, tổ nhóm và các cá nhân. Mỗi cá nhân cũng phải ý thức rõ những việc cần làm để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược của mình. - Phân bổ nguồn lực bất hợp lý : Việc hoạch định chiến lược đòi hỏi tổ chức phải có đủ nguồn lực cần thiết để cải tiến những lĩnh vực hoạt động có vai trò quyết định đối với việc tạo ưu thế cạnh tranh. Tuỳ theo mức độ ưu tiên, nguồn lực cần phải được phân bổ một cách hợp lý để có thể tạo ra sự khác biệt thực sự về việc chú trọng vào từng lĩnh vực cần cải tiến. Quaù nhieàu ngöôøi tham gia xaây döïng chieán löôïc chưa hẵn đã tốt. Và khi chieán löôïc ñaõ ñöôïc tuyeân boá, khoâng ai coù quyeàn baøn ra taùn vaøo veà vieäc noù ñuùng hay sai. Neáu ai ñoù khoâng ñoàng yù vôùi chieán löôïc naøy, ñôn giaûn laø haõy ñi tìm moät coâng ty khaùc thích hôïp hôn - Duy trì các biện pháp kém hiệu lực : Ngoài những biện pháp đo lường thoả mãn khách hàng và tài chính truyền thống, các công ty cần xây dựng các biện pháp thích hợp tại các bộ phận chức năng để thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Các biện pháp này góp phần hướng dẫn các nhân viên làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, xác định phạm vi thay đổi và cải tiến. - Dự báo quá lạc quan về sự tăng trưởng doanh thu và các tỉ lệ lợi nhuận, dự báo thiếu về vốn đầu tư vào tài sản cố định để đạt mức tăng trưởng mong đợi, dự báo thiếu về việc ảnh hưởng của gián đoạn các hoạt động hiện tại khi tiến hành các kế hoạch mở rộng, dự báo tương lai không nhất quán với quá khứ, thời gian dự báo quá ngắn (dưới 3 – 5 năm), dự báo không đủ lượng vốn ngắn hạn cho các đầu tư dài hạn. Khi đó coâng ty seõ maát ñi baûn saéc rieâng cuûa mình vaø cuøng vôùi noù laø khaû naêng ñem laïi lôïi nhuaän. “Trôû thaønh moät coâng ty ty lôùn vaø thua loã ñeå laøm gì? Coâng ty taêng tröôûng laø raát toát, song söï taêng tröôûng chæ toát khi noù ñi cuøng vôùi khaû naêng sinh lôïi nhuaän cao hôn möùc trung bình trong lónh vöïc», - Giữ kín thông tin về chiến lược : Để chiến lược hiệu quả, không bao giờ nên giữ nó trong bí mật. Người lãnh đạo phải thường xuyên nhắc đến chiến lược của công ty trong những câu chuyện với các nhân viên của mình, với các nhà cung ứng và cả các khách hàng. Ví dụ: Bằng chất lượng cà phê tuyệt hảo và một phong cách kinh doanh đối chứng sáng tạo, Trung Nguyên đã chinh phục thị trường Việt Nam và thế giới. Đã có những năm mà khi nhắc đến Trung Nguyên, khách hàng đã dành cho thương hiệu này một sự tự hào.Thành công vang dội của Trung Nguyên đã được cộng đồng xã hội thừa nhận bằng sự tưởng thưởng của các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng. Đáng lẽ Trung Nguyên cần kế thừa những đặc điểm nổi bật đó để cải tiến hình thức này lên một bước mới cho phù hợp với thực tế mới thì lại rẽ sang một con đường hoàn toàn khác. Bảng hiệu Trung Nguyên được gắn vào khắp nơi, “thượng vàng hạ cám” đều có, hệ thống đối chứng mất dần và biến mất trong những đại lý sau này. Quá coi trọng doanh số, Trung Nguyên đã buông dần, xa rời cam kết để chính những đại lý của mình cạnh tranh lẫn nhau. Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì đã làm cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm nay càng lúng túng và kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thế nhận biết đâu là Trung Nguyên thật, đâu là giả. Bên cạnh đó, sự thành công của Trung Nguyên còn được kể tới bởi một đội ngũ nhân sự trẻ và tâm huyết thì điều này đã không còn đúng khi Trung Nguyên đã ở đỉnh cao của sự thành công. Sự thay đổi nhân sự liên tục đã làm cho Trung Nguyên mất dần đi tính ổn định và niềm tin của chính những người đang làm việc trong công ty. Trung Nguyên đã đánh mất dần đi ưu thế ngày nào đã giúp mình thành công, Trung Nguyên đã không biết lắng nghe khách hàng phản ứng gì về mình. Trung Nguyên ngày nay vẫn chiếm một thị phần rất lớn nhưng hình ảnh Trung Nguyên trong tâm trí người tiêu dùng có còn là niềm tự hào hay chỉ là một nhà sản xuất và phân phối cà phê thuần túy như biết bao công ty sản xuất cà phê khác tại Việt Nam? Làm thế nào để hoạch định chiến lược thành công Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhưng chỉ một số ít trong số họ là thành công khi biến những chiến lược này thành kết quả hoạt động doanh nghiệp. Một trong những lý do là: ở nhiều công ty, lãnh đạo thường chú trọng nhiều vào việc đề ra các chiến lược hơn là thực hiện chúng. Thực tế cho thấy, các chiến lược thường được hoạch định rất chỉn chu nhưng lại được triển khai thực hiện một cách hời hợt. Có ba dấu hiệu chứng tỏ tổ chức hoạch định chiến lược kém: Thiếu sự liên minh chiến lược ở mỗi cấp. Để biến chiến lược của tổ chức thành hành động cụ thể, tổ chức đó phải xác định rõ mục tiêu liên kết giữa các phòng ban, tổ nhóm và các cá nhân. Mỗi cá nhân cũng phải ý thức rõ những việc cần làm để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược của mình. Phân bổ nguồn lực bất hợp lý. Việc hoạch định chiến lược đòi hỏi tổ chức phải có đủ nguồn lực cần thiết để cải tiến những lĩnh vực hoạt động có vai trò quyết định đối với việc tạo ưu thế cạnh tranh. Tuỳ theo mức độ ưu tiên, nguồn lực cần phải được phân bổ một cách hợp lý để có thể tạo ra sự khác biệt thực sự về việc chú trọng vào từng lĩnh vực cần cải tiến. Duy trì các biện pháp kém hiệu lực. Ngoài những biện pháp đo lường thoả mãn khách hàng và tài chính truyền thống, các công ty cần xây dựng các biện pháp thích hợp tại các bộ phận chức năng để thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Các biện pháp này góp phần hướng dẫn các nhân viên làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, xác định phạm vi thay đổi và cải tiến. Để tránh khỏi những sai lầm trên, lãnh đạo tổ chức phải hiểu rằng nếu chỉ xây dựng và thông báo về chiến lược kinh doanh thôi là chưa đủ mà phải phân quyền cho các nhân viên để họ có thể chủ động thực hiện công việc. Nói cách khác, họ cần xác định rõ các quá trình chính trong việc tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng, nhận biết được những khía cạnh nào của các quá trình góp phần đáng kể vào việc đạt được mục tiêu chiến lược, đồng thời khuyến khích nhân viên thực hiện những thay đổi và cải tiến các quá trình. Có thể nói, hoạch định chiến lược có hiệu quả đòi hỏi phải chú trọng ba yếu tố chính đó là quá trình, biện pháp và tinh thần trách nhiệm. Khi xây dựng chiến lược tài chính, các doanh nghiệp thường mắc các lỗi sau: dự báo quá lạc quan về sự tăng trưởng doanh thu và các tỉ lệ lợi nhuận, dự báo thiếu về vốn đầu tư vào tài sản cố định để đạt mức tăng trưởng mong đợi, dự báo thiếu về việc ảnh hưởng của gián đoạn các hoạt động hiện tại khi tiến hành các kế hoạch mở rộng, dự báo tương lai không nhất quán với quá khứ, thời gian dự báo quá ngắn (dưới 3 – 5 năm), dự báo không đủ lượng vốn ngắn hạn cho các đầu tư dài hạn. Để chuẩn bị huy động vốn, doanh nghiệp cần xác định rõ vốn cần huy động cho đơn vị/bộ phận nào và mục đích sử dụng là cho vốn lưu động hay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận các nguồn vốn cần được bắt đầu ít nhất 6 - 9 tháng trước thời điểm doanh nghiệp cần vốn. Doanh nghiệp cần đảm bảo huy động một lượng vốn đủ để thực hiện kế hoạch mở rộng và dự phòng cho sự chậm trễ hay các vấn đề phát sinh khác trên thực tế. Khi tiếp nhận một đề nghị đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài thường coi trọng những yếu tố sau: bản kế hoạch kinh doanh được hoạch định kỹ lưỡng và viết cẩn thận bằng tiếng Anh, bản dự thảo tài chính chi tiết và đáng tin cậy, kế hoạch tài chính và mục đích sử dụng vốn rõ ràng, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, mô hình kinh doanh đã được chứng minh... Ngoài ra, đối với vốn vay, nhà đầu tư còn đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng minh hết khả năng trả vốn gốc lẫn lãi. Còn đối với vốn cổ phần, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các cơ hội tăng trưởng mạnh, nguồn lực cần thiết để tạo ra sự tăng trưởng, chiến lược cho nhà đầu tư rút vốn, khung thời gian và giá trị doanh nghiệp dự kiến. . Để giúp bạn phác thảo một bản kế hoạch xác đáng, dưới đây là danh sách những lỗi thường gặp khi lập kế hoạch kinh doanh mà bạn nên tránh: 1. Đừng trì hoãn việc viết Kế hoạch Kinh doanh. Đừng chờ đến khi bạn có đủ thời gian, đợi đến khi bạn tìm được đúng người và đừng đợi đến lúc phải có một nguyên nhân cấp thiết để viết kế hoạch. Hãy viết ngay từ bây giờ. Nên biết rằng bạn cần một kế hoạch kinh doanh và bước đầu tiên là viết kế hoạch ban đầu. Viết một bản thảo và làm thử, sau đó tiếp tục cập nhật cho phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn. Đương nhiên, bạn sẽ sớm nhận ra rằng kế hoạch của bạn có thể không bao giờ thực hiện được, nhưng điều quan trọng là bạn đang có kế hoạch. Bạn phải thường xuyên lên kế hoạch kinh doanh của mình. 2. Không được nhầm lẫn tiền mặt với lợi nhuận. Có một sự khác biệt lớn giữa chúng. Đợi khách hàng trả tiền có thể làm lụn bại tình trạng tài chính của bạn mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bán hàng tồn kho có thể thu về rất nhiều tiền mà không làm thay đổi lợi nhuận. Sử dụng phần lớn tiền để mua hàng cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên dòng tiền quan trọng hơn lợi nhuận rất nhiều bởi vì lợi nhuận là một khái niệm kế toán còn tiền mặt chỉ là tiền trong ngân hàng - bạn không thể thanh toán hoá đơn bằng lợi nhuận. 3. Đừng làm mờ nhạt các ưu tiên. Một kế hoạch nêu bật được 3 hoặc 4 ưu tiên là một kế hoạch kinh doanh có sự tập trung và sức mạnh. Người ta chỉ có thể hiểu được 3 hoặc 4 điểm chính. Một kế hoạch mà liệt kê khoảng 20 ưu tiên, thực ra sẽ chẳng có ưu tiên nào. 4. Đừng đánh giá quá cao ý tưởng kinh doanh. Điều khiến cho một ý tưởng kinh doanh trở nên có giá trị không phải là bản thân nó mà là một doanh nghiệp được dựng nên dựa trên ý tưởng đó. Mỗi sáng nhân viên đều có mặt, trả lời điện thoại, sản xuất ra sản phẩm, có đơn đặt hàng và chuyển hàng, cung cấp các dịch vụ, khách hàng thanh toán tiền hàng, đó là điều khiến một ý tưởng trở thành hiện thực. Dù là viết kế hoạch kinh doanh cho thấy rằng bạn đang gây dựng doanh nghiệp dựa trên ý tưởng lớn hay là bỏ qua ý tưởng đó, thì chỉ ý tưởng thôi không thể tạo nên một doanh nghiệp vĩ đại. 5. Không được nhầm lẫn giữa một kế hoạch với việc lên kế hoạch. Để thành công bạn cần cả hai. Quá trình hoạch định không kết thúc khi bản kế hoạch được thực hiện. Giá trị của một bản kế hoạch là phần thực hiện kế hoạch và kế hoạch được thực hiện khi bạn đạt được những mục tiêu chính trong kế hoạch. Bạn cần phải hiểu rằng kế hoạch kinh doanh của bạn dường như không bao giờ kết thúc, bạn sẽ, và nên, luôn chỉnh sửa bản kế hoạch, bởi vì thực tế luôn đẩy chúng ta về phía trước. Nếu không có một kế hoạch tạo ra những dấu ấn, bạn sẽ không bao giờ phân biệt được giữa kế hoạch và thực tiễn. Hãy thực hiện kế hoạch, đừng chỉ nên viết nó. 6. Đừng bỏ qua những kế hoạch chi tiết trong 12 tháng đầu tiên. Chi tiết ở đây có nghĩa là tình hình tài chính, những sự kiện quan trọng, ngày tháng, trách nhiệm và những thời hạn. Báo cáo dòng tiền là quan trọng nhất, tuy vậy bạn cũng cần nhiều kế hoạch chi tiết khác khi giao nhiệm vụ cho mọi người, bố trí thời gian hoạt động, xác định điều gì sẽ xảy ra và ai sẽ phải thực hiện điều đó. Những kế hoạch chi tiết này thực sự có ý nghĩa. Một kế hoạch kinh doanh sẽ trở nên vô nghĩa khi thiếu chúng. 7. Đừng phí công lập kế hoạch chi tiết cho những năm sau. Đây chỉ là việc lên kế hoạch, chứ không phải công việc kế toán, bạn chỉ đang dự đoán về tương lai trong một hệ thống đầy những điều bất ổn. Trước hết việc lập thông tin chi tiết hàng tháng là quan trọng, tuy nhiên sẽ thật uổng công khi làm điều này. Làm sao bạn có thể dự báo dòng tiền lưu chuyển hàng cho 3 năm tới khi mà doanh thu dự báo có thể thay đổi? Chắc chắn là, bạn có thể lập kế hoạch 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm trên văn bản giấy tờ, tuy nhiên bạn không thể lập kế hoạch chi tiết hàng tháng cho các năm sau năm đầu tiên. Không ai cần tới nó và cũng không ai tin vào nó. 8. Không được hô hào lạc quan ngớ ngẩn kiểu “dự án gậy chơi khúc quân cầu” về sự tăng trưởng doanh thu trong tương lai gần. Đúng là điều này có thể xảy ra một lần với một thế hệ, nhưng không ai tin nó trong một kế hoạch kinh doanh chỉ vì tất cả mọi người đều nói thế. Không một nhà đầu tư nào sẽ nói với bạn là người ta tin rằng mặc dù doanh thu của doanh nghiệp bạn có thể tụt giảm xuống mức hiện tại nhưng với tiền đầu tư của họ doanh thu sẽ tăng vọt. Nếu bạn thực sự đã lập kế hoạch kinh doanh một lần trong một thế hệ mà doanh thu tăng vọt thì bạn nên lập nhiều kế hoạch chi tiết từ dưới lên cho bản kế hoạch đó dự báo rằng ngay cả những nhà đầu tư mệt mỏi nhất cũng sẽ tin vào nó. 9. Đừng viết quá nhiều. Hãy viết bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn và tập trung vào những ưu tiên chính. Đây là một kế hoạch kinh doanh chứ không phải một luận văn tiến sĩ. Tập trung vào những điểm chính, hãy sử dụng những gạch đầu dòng để làm cho những điểm chính được nêu bật và dễ hiểu. 10. Đừng tốn công định dạng các chi tiết. Không một kế hoạch kinh doanh nào lại thất bại chỉ vì đầu mục trang không được mã hoá màu. Không nên tô vẽ bản kế hoạch bằng quá nhiều phông chữ, màu sắc hay kiểu trình bày phức tạp. Không được làm ẩn những thông tin quan trọng. Hãy để nó thật đơn giản và đừng phí công vào những việc nhỏ. Tim Berry là Cố vấn về “Kế hoạch Kinh doanh” của trang web Entrepreneur.com và là Chủ tịch của tập đoàn Palo Alto Software Inc., sản xuất các phần mềm kế hoạch kinh doanh hàng đầu như Business Plan Pro, và các ứng dụng lập kế hoạch phổ biến khác trong kinh doanh. Khó khăn của công tác lập kế hoạch thường nảy sinh trong các điều kiện: o Khi độ phức tạp của vấn đề cần quyết định vượt quá khả năng bao quát của người ra quyết định; o Khi nguồn lực cần thiết vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; o Khi doanh nghiệp phải đối mặt với quá nhiều sự bất ổn; và, o Khi các động thái của đối thủ cạnh tranh làm vô hiệu các chiến lược. Hai nhân tố có có tác động chủ đạo tới chiến lược quyết định có thể kế tới là: niềm tin vào quan hệ nhân-quả; và lựa chọn kết cục có thể xảy ra. Phân chia theo tính tất định và bất định có thể đưa ra 4 loại quyết định: quyết định dựa trên tính toán, quyết định dựa trên phán đoán, quyết định thoả hiệp, hoặc quyết định gây áp lực. ------- TTO - Các nhà máy sản xuất đường rầm rộ thu mua mía non tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là do thực trạng nguồn cung không đủ cầu. Nhu cầu của các nhà máy ngày càng lớn và nguồn cung cấp nguyên liệu không đủ nên xảy ra việc các nhà máy tranh nhau thu mua mía non là một hệ quả tất yếu. Các nhà máy mọc lên quá nhiều trong khi đó vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp và chúng ta thiếu chiến lược hoạch định vùng nguyên liệu cho một tương lai lâu dài. Sự lúng túng của các cấp bộ ngành để "nước đến chân rồi mới nhảy" đã không giải quyết được vấn đề bức xúc hiện nay. Các cấp bộ, ngành đã không giải quyết vấn đề này chủ động và rốt ráo. Những giải pháp được đặt ra cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Thiếu một chiến lược, một tư duy nhạy bén với những biến chuyển của thị trường thì không bao giờ làm tốt được. Vấn đề thiếu mía nguyên liệu cho các nhà máy đường là lỗi của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chứ không phải ai khác. Do thiếu quy hoạch nên vùng nguyên liệu mía không được bảo đảm. Hơn nữa Bộ cũng không khuyến cáo là nhiều nhà máy đường mọc lên trên một vùng nguyên liệu nhỏ bé sẽ phải đối mặt với khó khăn nào. Thực tế Bộ đã không tính kỹ và khi xảy ra tình trạng cung cầu có vấn đề thì Bộ lại phản ứng một cách yếu ớt. Vì thế mà có chuyện Bộ quy định nhà máy đường không được thu mua mía dưới 8 chữ đường nhưng quy định này không được các nhà máy tuân thủ. Vấn đề thiếu mía nguyên liệu cho các nhà máy đường vẫn còn là vấn đề nóng bỏng khi nào mà Bộ vẫn chưa giải quyết được khúc mắc tình trạng bất cân bằng cung-cầu. ---- 9. Phân tích mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát Các DNVN thường nhấn mạnh vào công tác nào Hoạch định là thiết lập các mục đích và mục tiêu, tiên liệu những việc sẽ xảy ra và lập kế hoạch hành động để đạt được điều bạn mong đợi. Kiểm soát là so sánh kết quả công việc thực tế với kế hoạch, tiến hành các điều chỉnh nhằm đạt kế hoạch đã đề ra. Hoạch định và kiểm soát là hai chức năng chủ yếu của công tác quản lý. Chúng ta phải quyết định xem mình muốn cái gì, phải lập kế hoạch như thế nào để đạt được điều mình muốn, và kế đó là phải giám sát công việc để kế hoạch được thực hiện như mong đợi. Nhà quản lý hầu như phải lập các kế hoạch mỗi ngày, phải chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát các hoạt động của nhóm mình. Như định nghĩa vừa nêu trên, kiểm soát là kiểm tra kết quả công việc và đưa ra các hành động khắc phục phù hợp. Có nhiều phương pháp để đạt được cùng một mục tiêu cuối cùng. Phương pháp phù hợp với nhóm này sẽ có thể không phù hợp với nhóm khác; tuy thế, các nguyên tắc cơ bản của hoạch định và kiểm soát được áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp. Nếu hoạch định và kiểm soát tốt thì doanh nghiệp có thể được hưởng lợi như sau: - Phối hợp hoạt động và đề cao tinh thần làm việc nhóm trong doanh nghiệp - Trao đổi thông tin tốt hơn trong doanh nghiệp - Thống nhất mục tiêu và cùng nhau phấn đấu - Kiểm soát thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn - Động viên mọi nguồn lực trong doanh nghiệp Hoaïch ñònh laø caên cöù quan troïng ñeå thöïc hieän kieåm soaùt. Kieåm soaùt giuùp chuùng ta ñieàu chænh hoaïch ñònh: Nếu hoạch định nhưng không thực hiện kiểm soát thì quá trình hoạt động có thể bị chệch hướng, không đúng thời hạn và dẫn tới không đạt được mục tiêu ban đầu. Nếu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_soan_quan_tri_hoc_.pdf
Tài liệu liên quan