Tiểu kết 2: * Đặc điểm chung của sâu bọ :
- Cơ thể gồm 3 phần :Đầu ,ngực ,bụng .
- Phần đầu có 1 đôi râu ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh .
- Hô hấp bằng ống khí .
- Phát triển qua biến thái ( Hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Sinh học 7 tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14
Tiết : 28
Bài: 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
NS : 26.11.2012
Ngày dạy : 29.11( 7a1,4) – 1.12 ( 7a5)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Thông qua các đại diện trình bày được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
- Nêu khái niệm và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Trình bày được vai trò thực tiễn của sâu bo.
- Nhận biết được những động vật thuộc lớp sâu bọ trong tự nhiên.
- Dựa vào tập tính, đặc điểm cấu tạo để tiêu diệt sâu bọ có hại.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát , phân tích. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại .
II. Phương tiện dạy học :
1. Giáo viên : Tranh phóng to hình27.1"27.7 và 1 số tranh ảnh về sâu bọ, tư liệu về cấu tạo và tập tính của một số sâu bọ thường gặp.
- Bảng phụ ghi nôi dung bảng 1 và 2 SGK.
2. Học sinh : Kẻ sẵn bảng 1và 2 vào vở bài tập, sưu tầm tranh ảnh một số sâu bọ thường gặp.
III. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Ổn định lớp, nắm sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu và cho biết 3 đặc điểm giúp nhận biết châu chấu nói riêng và lớp sâu bọ nói chung?
- Trình bày cấu tạo trong của châu chấu?
3. Phát triển bài :
* Mở bài : Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài). Chiếm khoảng 2/3 số loài động vật. Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa . Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất. Do số lượng loài lớm và sự phân bố rộng nên sâu bọ có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong cuộc sống của con người. Vậy những vai trò đó là gì? ] vào bài.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu một số đại diện sâu bọ khác
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 27.1 đến 27.7 SGK đọc thông tin dưới hình trả lời câu hỏi :
1. Qua các hình 27 cho ta biết những đại diện nào?
2. Cho biết kiểu biến thái của các đại diện thuộc lớp sâu bọ vừa nghiên cứu ?
- Nhận xét, thông báo cho HS biết tên bộ và những đặc điểm nổi bật của những đại diện đó.
- Hỏi:
3. Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc của các loài sâu bọ?
4. Thi thoảng em thấy chuồn chuồn sà xuốg nước để làm gì?
5. Ve sầu thường kêu vào mùa nào? Aáu trùng ve sầu sống ở đâu?
6. Vì sao ong được coi là loài có tổ chức xã hội?
- Nhận xét, cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về sâu bọ và thông báo 1 số đặc điểm của những đại diện đó.
- Hỏi: Qua sự tìm hiểu trên ta rút ra được kết luận gì?
- Nhận xét, yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 91 SGK.
- Treo bảg phụ cho HS trình bày, bổ sung.
- Chốt lại đáp án .
- Yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ .
-Nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Làm việc độc lập với SGK.
1. Kể tên 7 đaị diện: Mọt hại gỗ, bọ ngựa bắt mồi, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi và ruồi
2. chuồn chuồn, bọ ngựa,biến thái khơng hồn tồn
Ve sầu, bướm cải, ong mật, ruồi, muỗi,mọt hại gỗ biến thái hồn tồn
- Lắng ghe, ghi nhớ.
Chuồn chuồn, ấu trùng sống trong nước, trưởng thành sơng ở cạn , bay giỏi, săn mồi khi bay
Bọ ngựa trứng đẻ thành ổ cĩ bao ngồi .Bọ ngựa sống ở trên cây, ăn thịt, chân trước biến đổi thành lưới hái rất thích hợp cho bắt và giữ mồi
Ve sầu sống hút nhựa thực vật
Mọt gỗ sống trong gỗ ăn thực vật
Bướm trưởng thành hút mật hoa, ấu trùng ăn lá cây và đục thân gỗ nên gây hại nghiêm trọng
3. Có hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau.
4. Để đẻ trứng.
5. Ve đực kêu vào mùa hạ. Đẻ trứng trên thân cây ,ấu trùng ở đất.
6. Có đời sống bày dàn. Mỗi con làm một công việc riêng như: ong lính- canh gác, ong chúa- đẻ trừng, ong thợ- kiếm thức ăn và bào vệ trứng.
- Quan sát, ghi nhớ.
] Lớp sâu bọ rất đa dạng về loài, lối sống và tập tính.
- Bằng hiểu biết của mình lựa chọn các đại diện để điền vào bảng 1.
- Một vài HS phát biểu lớp bổ sung thêm các đại diện.
- Theo dõi, bổ sung.
] Sự đa dạng về số loài , cấu tạo cơ thể , môi trường sống, lối sống và tập tính.
- Ghi bài.
Bảng 1: sự đa dạng về môi trường sống.
Các môi trường sống
Một số sâu bọ đại diện
Ở nước
Trên mặt nước
Bọ vẽ.
Trong nước
Aáu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
Ở cạn
Dưới đất
Aáu trùng ve sấu, dễ trũi.
Trên mặt đất
Bọ hung, dế mèn.
Trên cây
Bọ ngựa
Trên không
Ong, bướm, chuồn chuồn, muỗi
Kí sinh
Ở cây
Bọ rầy, ve sầu
Ở động vật
chấy, rận
Tiểu kết 1:
Lớp sâu bọ có số lượng loài rất lớn khoảng 1 triệu loài. Rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống, lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống.
VD:
- Chuồn chuồn sống trên không, ấu trùng sống trong nước, ăn thịt.
- Ve sầu sống trên cây, hút nhựa cây; ấu trùng sống trong đất ăn rễ cây.
- Ong có đời sống xã hội.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu đặc điểm chung của sâu bọ.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận chọn ra 3 đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ để phân biệt với lớp giáp xác và lớp hình nhện.
- Treo bảng phụ ghi các đặc điểm dự kiến, gọi đại diện các nhóm lên đánh dấu vào 3 đặc điểm đã chọn.
-Nhận xét, chốt lại các đặc điểm chung.
- Đọc thông tin trong SGK trang 91. Thảo luận nhóm lựa chọn ra 3 đặc điểm chung: 4,5,6
-Đại diện nhóm lên đánh dấu, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết 2: * Đặc điểm chung của sâu bọ :
- Cơ thể gồm 3 phần :Đầu ,ngực ,bụng .
- Phần đầu có 1 đôi râu ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh .
- Hô hấp bằng ống khí .
- Phát triển qua biến thái ( Hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).
Hoạt động 3 :
Tìm hiểu vai trò thực tiễn của sâu bọ.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Gọi HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn làm bài tập điền bảng 2 trang 92 SGK.
- Treo bảng phụ bảng 2 gọi đại diện 1 số nhóm lên điền .
-Nhận xét, bổ sung thêm 1 số đại diện và đặt câu hỏi:
1. Cho biết vai trị của sâu bọ trong thực tiễn?
2. Ngoài các vai trò trên lớp sâu bọ còn có những vai trò gì?
3. Kể tên một số sâu bọ phá hại cây trồng ?
4. Địa phương em cĩ biện pháp nào phịng chống sâu bọ nhưng an tồn với mơi trường?
* Thơng qua việc phân tích vai trị mà sâu bọ mang lại cho tự nhiên và con người à Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ những lồi sâu bọ cĩ lợi.
- Đọc thông tin.
- Bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2.
-Một vài nhóm lên điền bảng, lớp nhận xét bổ sung.
- Theo dõi, bổ sung.
1. Lợi ích: Sâu bọ cĩ vai trị quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
- Tác hại :Một số sâu bọ làm hại đáng kể cây trồng nĩi riêng và nền sản xuất nơng nghiệp nĩi chung
2. -Làm sạch môi trường :Bọ hung.
-Hại đồ gỗ: mọt gỗ
3. Bọ xít đen, bọ xít hơi hại lúa, bọ xít vải hại nhãn vải, bọ xít muỗi hại chè, bọ xít xanh hại cam quýt . Sâu đục thân lúa, sâu đục thân ngơ, rầy nâu hại lúa, rầy bơng rấy xanh
chè gây hại gây hại bơng chè, rệp cam, rệp xáp giả gây hại cam quýt và một số cây ăn quả khác .
4. chọn các cây trồng cĩ khả năng đề kháng cao với mầm bệnh , làm vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, diệt sâu hại bằng cách dùng bẫy đèn, bắt giết
Biện pháp sinh học : Sử dụng kẻ thù trong tự nhiên như sâu bọ ăn thịt , kí sinh, vi khuẩn , nấm để diệt trừ sâu hại .Nhân dân ta từ lâu đã biết sử dụng trong diệt sâu hại
ủ thịt hơi và đốt lửa ngồi ruộng để gọi quạ về diệt sâu, nuơi cá để diệt muỗi . Biện pháp sinh học khơng gây ơ nhiễm mơi trường nên đang được nghiên cứu và mở rơng ở tất cả các nước
Các đại diện
Vai trị thực tiễn
Ví dụ
Ong mật
Tằm
Ruồi
Muỗi
Ong mắt đỏ
Mọt gạo
ấu trùng muỗi lắc
Bọ chét
1
Làm thuốc chữa bệnh
ü
ü
2
Làm thực phẩm
ü
3
Thụ phấn cho cây trồng
ü
4
Thức ăn cho động vật khác
ü
ü
5
Diệt các sâu hại
ü
6
Hại hạt ngũ cốc
ü
7
Truyền bệnh
ü
ü
ü
Tiểu kết 3: Vai trò của sâu bọ :
1. Ích lợi:
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm
- Làm thực phẩm: Tằm, dế màn
- Thụ phấn cho cây trồng: Ong mật, bướm
- Làm thức ăn cho động vật khác: Tằm, bọ gậy, bọ rầy, chuồn chuồn
- Diệt các sâu bọ có hại: Ong mắt đỏ, ong vò vẽ, bọ ngựa
- Làm sạch môi trường: Bọ hung.
2. Tác hại:
- Là động vật trung gian truyền bệnh: Ruồi, muỗi.
- Gây hại cho cây trồng: Bọ rầy, ve sầu
- Làm hại cho sản xuất nông nghiệp: Rầy nâu
IV. Củng cố - Dặn dị:
1. Củng cố:
- Đọc ghi nhớ SGK/92
2. Dặn dị: - Học bài , trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “Em có biết”.
- Xem trước bài thực hành: Xem băng hình về tập tính sâu bọ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 28 Tinh da dang va DD chung lop sau bo.doc