Bài soạn Sinh học 7 tiết 35: Ôn tập học kì I

II. Phương tiện dạy học :

1. Giáo viên :

- Tranh ảnh :Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, hải quỳ, sứa, thuỷ tức, sán dây giun đũa.

- Bảng phụ nghi nội dung bảng 1, 2,3 SGK và nội dung bài tập kiểm tra đánh giá.

2.Học sinh : Kẻ sẵn bảng 1,2, 3 vào vở bài tập. Ôn lại kiến thức ngành ĐVKXS.

III. Tiến Trình Bài Giảng :

1. On định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Pht triển bi :

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Sinh học 7 tiết 35: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Tiết : 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I NS: Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Khái quát được đặc điểm của ngành ĐVKXS từ thấp đến cao. - Thấy được tính đa dạng của động vật không xương sống. - Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi của động vật không sống với môi trường. - Thấy được ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống con người 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Ý thức yêu thích bộ môn II. Phương tiện dạy học : 1. Giáo viên : - Tranh ảnh :Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, hải quỳ, sứa, thuỷ tức, sán dây giun đũa. - Bảng phụ nghi nội dung bảng 1, 2,3 SGK và nội dung bài tập kiểm tra đánh giá. 2.Học sinh : Kẻ sẵn bảng 1,2, 3 vào vở bài tập. Ôn lại kiến thức ngành ĐVKXS. III. Tiến Trình Bài Giảng : 1. Oån định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Phát triển bài : Hoạt động 1: Tính Đa Dạng Của Động Vật Không Xương Sống Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK làm bài tập- Ghi tên ngành vào chỗ trống. - Treo bảng phụ gọi đại diện lên hoàn thành bảng. - chốt lại đáp án đúng. - Yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống. - Dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1. Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật + Ghi tên đại diện - Theo dõi, chỉnh sửa. -Thông qua bảng 1 rút ra nhận xét về sự đa dạng của ngành ĐVKXS. * Bảng 1: Các đại diện của ĐVKXS. Ngành ĐVNS Ngành Ruột khoang Các ngành giun Ngành thân mềm Ngành chân khớp - Có roi - Có nhiều hạt diệp lục. Trùng roi - Cơ thể hình trụ. - Nhiều tua miệng. - Thường có vách xương đá vôi. Hải quỳ - Cơ thể dẹp. - Thường hình lá hoặc kéo dài. Sán dây - Vỏ đá vôi xoắn ốc. - Có chân lẻ. Ốc sên - Có cả chân bơi, chân bò. - Thở bằng mang. Tôm sông - Có chân giả. - Nhiều không bào. - Luôn luôn biến hình. Trùng biến hình - Cơ thể hình chuông. - Thùy miệng kéo dài. Sứa - Cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu. - Tiết diện ngang tròn. Giun đũa - Hai vỏ đá vôi. - Có chân lẻ. Trai sông - Có 4 đôi chân. - Thở bằng phổi và ống khí. Nhện - Có miệng và khe miệng. - Nhiều lông bơi. Trùng giày - Cơ thể hình trụ. - Có tua miệng. Thuỷ tức - Cơ thể phân đốt. - Có chân bên hoặc tiêi giảm. Giun đất - Vỏ đá vôi tiêu giảm.- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng. Mực - Có 3 đôi chân. - Thở bằng ống khí. - Có cánh. Bọ hung Tiểu kết 1: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 2: Sự thích nghi của động vật không xương sống. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Chọn ở bảng 1 Mỗi hàng dọc 1 loài. Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6 ở bàng 2. - Gọi HS hoàn thành bảng - Chữa kết quả của HS - Nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2. - Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện lớp nhận xét bổ sung. - Theo dõi, bổ sung. Bảng 2: Sự thích nghi của động vật với môi trường. Tên động vật Môi trường sống Sự thích nghi Kiểu dinh dưỡng Kiểu di chuyển Kiểu hô hấp Trùng roi xanh Nước ao, hồ Tự dưỡng, dị dưỡng Bơi bằng roi Khuếch tán qua màng cơ thể. Thuỷ tức Nước ngọt Dị dưỡng Sâu đo, lộn đầu Khuếch tán qua da Giun đất Trong đất ẩm Dị dưỡng Bò, chui luồn trong đất Kuếch tán qua da Ốc sên Trên cây Dị dưỡng Bò bằng chân Thở bằng phổi Bọ hung Ở đất Dị dưỡng Bò và bay Thở bằng ống khí Tiểu kết 2: Nguyên nhân sự đa dạng của động vật không xương sống vì chúng có sự thích nghi cao với môi trường sống. Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Yêu cầu HS đọc bảng 3 ghi tên loài vào ô trống thích hợp. - Gọi HS lên điền bảng - Cho HS bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác. - Chốt lại bằng kiến thức chuẩn - Lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3. -Một vài HS lên điền lớp nhận xét bổ sung. -Một số HS bổ sung thêm * Bảng 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS. Tầm quan trọng Tên loài -Làm thực phẩm -Có giá trị xuất khẩu -Được nhân nuôi -Có giá trị chữa bệnh -Làm hại cơ thể động vật và người -Làm hại thực vật -Làm đồ trang trí -Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực -Tôm, cua, mực -Tôm, sò, cua -Ong mật -Sán lá gan, giun đũa -Châu chấu , ốc sên -San hô , ốc Tiểu kết 3: Ngành động vật không xương sống có nhiều ích lợi đối với đời sống con người như: làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu , làm đồ trang trí, làm sạch môi trường, có giá trị chữa bệnh..., bên cạnh đó có không ít loài gây nhiều tác hại cho con người: là vật trung gian truyền bệnh giun sán, có hại cho cây trồng, cản trở giao thông, kí sinh gây hại cho động vật... IV. Củng cố- Dặn dị : 1. Củng cố - Đọc tĩm tắt ghi nhớ SGK/101 2. Dặn dị - Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống tiết sau thi học kì.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 35 On tap hoc ki I.doc
Tài liệu liên quan