Bài soạn Sinh học 7 tiết 36: Kiểm tra học kì i

A. TỰ LUẬN ( 4 điểm )

 Câu 1: ( 3 điểm ) Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ ( cho VD minh hoạ).

 Câu 2: ( 1 điểm ) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Hoạt động 2: Học sinh đoc kỹ đề – độc lập làm bài.

Hoạt động 3: Thu bài sau 45 phút .

 * ĐÁP ÁN:

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

 I. Mỗi chỗ điền đúng 0,25 điểm.

 Không phân đốt – vạt áo – khoang áo – tuấn hoàn hở.

 II. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

 Đ – S – S – Đ

 III. Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

 Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. C

 Câu 5. D Câu 6. A Câu 7. C Câu 8. A

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Sinh học 7 tiết 36: Kiểm tra học kì i, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :18 Ngày soạn: 7-1-08 Tiết: 35 Ngày dạy: 11-1-08 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục Tiêu : Qua bài này HS phải. 1. Kiến thức : - Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: - Làm bài trắc nghiệm –làm bài tự luận. 3. Thái độ: - Chăm chỉ học tập ,tự giác làm bài. II. Chuẩn Bị : 1. Giáo viên : - Photo đề sau khi đã soạn và thống nhất đề. 2.Học sinh : - Học bài theo nội dung đã ôn tập . III. Tiến Trình Bài Giảng : 1. Oån định lớp: 2. Bài mới: * Mở bài: Dặn dò hướng dẫn học sinh làm bài. 3. Các hoạt động học tập: Hoạt động 1: Phát đề-Giải đáp thắc mắc. A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 4 ĐIỂM ). I. Hãy chọn các cụm từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống sao cho phù hợp. ( 1 điểm ) Phân đốt, khoang áo, tuần hoàn hở, vạt áo, không phân đốt Cơ thể thân mềm, thường gồm 3 phần: đầu, thân và chân. Bờ viền thân kéo dài thành . Khi vạt áo phát triển, giữa vạt áo và các phần khác của cơ thể tạo thành một khoang gọi là. Thần mềm có hệ., nhưng tim khá chuyên hoá gồm tâm thất và tâm nhĩ. II. Điền đúng (Đ ) hoặc sai ( S ) vào ô trống thích hợp. ( 1 điểm ) ¨ Cơ thể ốc sên mất đối xứng hai bên. ¨ Nhện giống tôm ở đặc điểm thở bằng mang. ¨ Chấy là đại diện của lớp hình nhện. ¨ Nhảy và bơi lùi là hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm sông. III. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. ( 4 điểm ) Câu 1: Vỏ trai được hình thành từ Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai Câu 2: Nhóm động vật thuộc lớp giáp xác – ngành chân khớp, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như A. Tôm, cua, ghẹ, cáy, tép, ruốc B. Tôm, cua, cá, mực, ghẹ, tép C.Tôm, tép, trai, ốc, cua, mực D.Cua, cá, mực, trai, ốc, hến Câu 3: Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận có chức năng bắt mồi và tự vệ là A. Đôi chân xúc giác B. Đôi kìm có tuyến độc C. Núm tuyến tơ D. Bốn đôi chân bò Câu 4: Nhện con mới nở vẫn biết cách chăng lưới bắt mồi là nhờ A. Nhện mẹ dạy B. Nhện bố dạy C. Có tính bẩm sinh D. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm Câu 5: Đặc điểm đặc trưng để nhận biết ngành chân khớp là A. Có vỏ kitin ngấm caxi và chất sắc tố B. Cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng C. Sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn D. Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau Câu 6: Trong những đại diện của lớp sâu bọ sau đây, đại diện có khả năng di chuyển linh hoạt là A. Châu chấu B.Kiến C.Mối D. Bọ ngựa Câu 7: Khi nuôi tôm người ta thường cho tôm ăn vào lúc A.Sáng sớm B. Trưa C. Chạng vạng tối D. Đêm khuya Câu 8: Hệ tiêu hoá của châu chấu gồm Miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn Miệng, thực quản, dạ dày, tuyến tiêu hoá, ruột, hậu môn Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột , hậu môn D. Miệng, hầu, dạ dày, ruột, hậu môn TỰ LUẬN ( 4 điểm ) Câu 1: ( 3 điểm ) Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ ( cho VD minh hoạ). Câu 2: ( 1 điểm ) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? Hoạt động 2: Học sinh đọc kỹ đề – độc lập làm bài. Hoạt động 3: Thu bài sau 45 phút . * ĐÁP ÁN: A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I. Mỗi chỗ điền đúng 0,25 điểm. Không phân đốt – vạt áo – khoang áo – tuấn hoàn hở. II. Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Đ – S – S – Đ III. Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. D Câu 6. A Câu 7. C Câu 8. A B. TỰ LUẬN: Câu 1. - Đặc điểm chung ( 1 điểm ) - Vai trò thực tiễn ( 2 điểm ) Câu 2. - Hệ tuần hoàn của sâu bọ không đảm nhiệm chức năng vận chuyển khí oxi đến các tế bào. ( 0.5 điểm ) - Chức năng vận chuyển khí oxi đến các tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm. ( 0.5 điểm ) V. Dặn Dò: Chuẩn bị cá chép, khăn lau, xà bông. BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LỚP SĨ SỐ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7B 52 7C 42 7D 44 TỈ LỆ CHẤT LƯỢNG ĐIỂM LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ TB YẾU SL % SL % SL % SL % 7B 52 7C 42 7D 44 A/Trắc nghiệm :(3điểm) I /Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất :(1,25đ) (Mỗi câu 0,25đ). 1/Số đôi phần phụ của nhện là : a. 4 đôi. b.5 đôi c.6 đôi . 2/Người ta xếp tôm vào ngành chân khớp vì : a.Có vỏ cứng bao bọc cơ thể c.Có các phần phụ chia đốt – khớp động b.Cơ thể chia làm 2 phần :Đầu ,ngực,bụng d.Sống trong môi trường nước . 3/Ngành giun đốt có các đại diện sau đây: a.Giun đỏ ,giun kim ,giun móc câu ,giun rễ lúa c.Giun đũa,giun đỏ ,giun móc câu, giun rễ lúa b.Giun đũa,giun đất, giun móc câu ,giun rễ lúa . d.Giun đất, giun đỏ rươi, đỉa 4/Điều không đúng khi nói về sâu bọ : a. Chân không có khớp b. Đều có một đôi râu c.Cơ thể đối xứng hai bên d.Cơ thể gồm 3 phần: đầu ,ngực bụng . 5/Thành ngoài cơ thể giun đũa có 2 lớp là : a.Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng b.Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo c.Biểu bì và lớp cơ vòng d.Lớp biểu bì và lớp cơ dọc II/Ghép cặp :(1đ) Ghép đúng mỗi cặp 0,25đ. Hãy chọn các ngành ở cột B ghép vào các đặc điểm ở cột Asao cho phù hợp Cột A Cột B 1) Cơ thể đa bào,đối xứng hai bên có vỏ kitin ,cơ thể phân đốt, chân phân đốt . a) Ngành động vật nguyên sinh. 2) Cơ thểđa bào ,đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi . b)Ngành thân mềm 3) Cơ tnể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống của cơ thể . c)Ngành giun tròn . 4) Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi d)Ngành ruột khoang . 5) Cơ thể đa bào ,đối xứng hai bên ,ruột thẳng,có hậu môn. e)Ngành chân khớp Trả lời: III/Điền từ:(0,75đ) Chọn các cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống trong các câu sau : Giun đũa ,sâu bọ ,nhện .(điền đúng mỗi câu( 0,25đ). 1/Cơ thể . có 2 phần:đầu ,ngực, bụng,thường có 4 đôi chân bò . 2/.thích nghi với ký sinh ,có vỏ cuticun,đẻ nhiều trứng . 3/Cơ thể .có 3 phần riêng,đầu có 1 đôi râu,ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. B/TỰ LUẬN (7 điểm): 1/Vẽvà chú thích sơ đồ hệ tiêu hóa của giun đất (1,5đ) 2/Cấu tạo ngoài của giun đũa ?Giun đũa cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?(1đ) 3/Nêu vai trò của sâu bọ . (2đ) 4/Để giúp nhận biết các đại diện ngành giun đốt ở thiên nhiên,cần dựavào đặc điểmcơ bản nào? Vai trò của giun đất trong sản xuất nông nghiệp ? (2,5đ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 36 Kiem tra hoc ki I.doc
Tài liệu liên quan