Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân Tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1.Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao ?
Chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Tòa án không có quyền thu thập chứng cứ.
Trả lời.
Khẳng định chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là SAI.
Cơ sở: Điều 81,82 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 qui định việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Theo đó, Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Như vậy, không chỉ cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (Cơ quan tiến hành tố tụng) mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn mà những người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 81(người chỉ huy quân đội, đồn biên phòng, tàu bay, tàu biển)cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là bắt người trong trường hợp khẩn cấp.Và bất kì người nào (người già, người trẻ, người nam, người nữ…) theo quy định tại Điều 82 đều có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Trong trường hợp khẩn cấp và trường hợp người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì tính nguy hiểm cho xã hội được người bị hại và những người xung quanh nhận biết ngay lập tức do đó cần ngăn chặn kịp thời tránh hậu quả xấu hơn có thể xảy ra đối với chính người bị hại và người xung quanh và cũng để giúp cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng hơn trong việc xử lý tội phạm, chính vì vậy, luật đã quy định không phải chỉ cơ quan tiến hành tố tụng mới được áp dụng biện pháp ngăn chặn mà trong những trường hợp khẩn cấp thì người có thẩm quyền và trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là bắt người.
Khẳng định tòa án không có quyền thu thập chứng cứ là SAI.
Cơ sở: Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc thu thập chứng cứ. Theo đó, để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc thu thập chứng cứ vô cùng quan trọng bởi lẽ, chứng cứ là căn cứ để chứng minh có người phạm tội hay không và để kết một người là có tội hay không có tội. Vì vậy khi tội phạm xảy ra phải kịp thời thu thập chứng cứ một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.
Vì những lẽ đó, để việc xử lý tội phạm kịp thời, minh bạch việc quy định Tòa án có quyền thu thập chứng cứ, xác định và đánh giá mọi chứng cứ trên tình thần trách nhiệm của mình là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cần phát hiện và xử lý nghiêm tội phạm.
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam; NXB CAND; Hà Nội 2010.
Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.
Vũ Tiến Dũng - Biện pháp ngăn chặn bắt người trong Tố tụng hình sự - Khóa luận tốt nghiệp 1997.
Ths. Phạm Thanh Bình - Bắt, biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 1998,tr. 38-45.
Ths. Nguyễn Văn Du - Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh - Tạp chí nhà nước và pháp luật số 11/2005, tr. 37-43.
Ths. Bùi Kiên Điện - Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự - Tạp chí luật học năm 1997, tr. 15-19.
Hoàng Thị Minh Sơn - Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự - Tạp chí Luật học số 7/2008, tr. 65-72.