Câu 9:
Cho 8,4 gam bột Fe vào 100ml dung d ịch hỗn hợp gồm AgNO3 2M và Cu(NO
3)2 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu đư ợc m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.24,8 B. 17,2 C. 9,6 D.32,4
Câu 10:
Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại hòa tan hoàn toàn trong dung d ịch H2SO4 loãng, dư thu
được 0,672 lít khí H2( đktc). Kh ối lượng hỗn hợp muối sunfat khan ( gam) thu đư ợc là:
A. 3,92 B. 1,96 C. 3,52 D. 5,88
Câu 11:
Cho 5,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Al phản ứng hết với dung d ịch HCl, thu được 4,48 lit H2
(đkc). Cho 11 gam h ỗn hợp A trên phản ứng hết với HNO 3, thu được V lít NO(đktc, s ản
phẩm khử duy nhất). Giá tr ị V là:
A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 5,60.
Câu 12:
Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung d ịch NaNO3 0,3M, sau đó thêm 500ml dung d ịch H2SO4
0,3M thu được khí NO và dung d ịch A. Thể tích khí NO (đktc) là
A. 1,68 lít. B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 2,016 lít
5 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập đại cương về kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ
Biên tập viên : Đào Thị Tiếp
2011
1
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Câu 1:
Để tách kim loại Ag ra khỏi hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Ag, Fe, Cu. Mà không làm thay đổi
khối lượng của Ag có thể dùng hoá chất nào sau đây:
A. dd HCl. B. dd CuCl2. C. dd FeCl3. D. dd AgNO3.
Câu 2:
Cho các kim loại sau Fe, Mg, Cu và các dung d ịch: ZnSO4, AgNO3, CuCl2. Số cặp chất tác
dụng với nhau là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 3:
Cho 4 kim loại Al, Fe, Pb, Cu và 4 dung dịch muối là: Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, MgCl2, AgNO3.
Cho lần lượt từng kim loại vào dung dịch muối trên. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 8. B. 9. C. 10 D. 12.
Câu 4:
Chọn câu không chính xác:
A. Để bảo quản dung dịch FeSO4, cho thêm đinh sắt vào.
B. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể bị tan hoàn toàn trong dung dịch KHSO4
C. Na phản ứng được với H2O, Cl2, dung dịch HCl, H2 và dầu hoả.
D. Dung dịch 2 muối KHSO4 và KNO3 hoà tan được Cu, Ag.
Câu 5(ĐH A 2010):
Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. MgO, Na, Ba. B. Zn, Ni, Sn. C. Zn, Cu, Fe. D. CuO, Al, Mg.
Câu 6(CĐ 2008):
Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ
Biên tập viên : Đào Thị Tiếp
2011
2
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn 20,0g hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu
được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (gam) chất rắn
khan. Giá trị m là:
A. 34,2. B. 58,4. C. 44,8. D. 54,2.
Câu 8:
Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung d ịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm
0,015mol khí N2O và 0,01mol khí NO. Giá tr ị của m là:
A. 13,5 gam. B. 1,35 gam. C. 8,10 gam. D. 10,80 gam.
Câu 9:
Cho 8,4 gam bột Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi
các phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.24,8 B. 17,2 C. 9,6 D.32,4
Câu 10:
Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại hòa tan hoàn toàn trong dung d ịch H2SO4 loãng, dư thu
được 0,672 lít khí H2 ( đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan ( gam) thu được là:
A. 3,92 B. 1,96 C. 3,52 D. 5,88
Câu 11:
Cho 5,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Al phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lit H2
(đkc). Cho 11 gam hỗn hợp A trên phản ứng hết với HNO3, thu được V lít NO(đktc, sản
phẩm khử duy nhất). Giá trị V là:
A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 5,60.
Câu 12:
Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung d ịch NaNO3 0,3M, sau đó thêm 500ml dung d ịch H2SO4
0,3M thu được khí NO và dung dịch A. Thể tích khí NO (đktc) là
A. 1,68 lít. B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 2,016 lít
Câu 13:
Hoà tan hoàn toàn 9,41 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Zn vào 530 ml dung d ịch
HNO3 2M thu được dung dịch A và 2,464 lit ( đktc) hỗn hợp B gồm 2 khí (N2O và NO) có
khối lượng 4,28 gam.
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ
Biên tập viên : Đào Thị Tiếp
2011
3
- Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:
A. 48,35%. B. 51,65% C. 43,85% D. 40%
- Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,80 mol. B. 0,60 mol. C. 0,86 mol. D. 0,90 mol.
Câu 14:
Hoà tan hoàn toàn 9,94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát
ra 3,584 lít khí NO (ở đktc ; là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối khan tạo thành là:
A. 39,7gam. B. 37,3gam. C. 29,7gam. D.27,3gam.
Câu 15:
Cho Fe phản ứng vừa hết với H2SO4 thu được dung dịch chỉ chứa 16,56 gam muối sunfat.
Biết số mol Fe phản ứng bằng 37,5% số mol H2SO4 phản ứng, khối lượng sắt đã tham gia
phản ứng là
A. 4,62 gam. B. 5,04 gam. C. 5,60 gam D. 2,80 gam.
Câu 16 :
Cho x mol Fe vào dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chứa 2 muối và y mol khí NO2 (là
sản phẩm khử duy nhất). Mối quan hệ giữa x và y là
A. .3 2
y yx B. 3 .2 4
y yx C. .2
y x y D. 3 .4
y x y
Câu 17:
Cho 150 ml dung dịch FeCl2 1M tác dụng với AgNO3 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 43,05gam B. 16,2 gam C. 59,25 gam D. 52,95 gam
Câu 18:
Cho 5,6 gam Fe vào 350ml dung d ịch AgNO3 1M, khối lượng kết tủa thu được là:
A. 21,6 gam B. 32,4 gam C. 10,8 gam D. 43,2 gam
Câu 19:
Cho m gam Mg vào 100 ml dung d ịch A chứa ZnCl2 và CuCl2, phản ứng hoàn toàn cho ra
dung dịch B chứa 2 ion kim loại và một chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung
dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Giá trị của m là
A. 0,24 . B. 0,48. C. 0,12. D. 0,72.
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ
Biên tập viên : Đào Thị Tiếp
2011
4
Câu 20:
Lấy 2 thanh kim loại M có hóa trị 2 có khối lượng bằng nhau. Thanh 1 nhúng vào dung d ịch
Cu(NO3)2, thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 sau 1 thời gian khối lượng thanh 1 giảm
0,2%, thanh 2 tăng 28,4% khối lượng so với ban đầu. Số mol Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 đều
giảm như nhau. Xác định kim loại M.
A. Fe. B. Zn C. Mg D. Ni
Câu 21:
Một thanh kim loại R hóa trị II nhúng vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh giảm 1% so
với ban đầu . Cùng thanh R nhúng vào dung d ịch Hg(NO3)2 thì khối lượng tăng 67,5% so với
ban đầu. Biết độ giảm số mol của Cu2+ bằng 2 lần số mol của Hg2+. Kim loại R là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Pb.
Câu 22:
Một thanh kim loại M (hoá trị II) được nhúng vào 1 lít dd CdSO4 sau phản ứng thấy khối
lượng thanh tăng lên 4,7 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch AgNO3
thì khối lượng thanh tăng lên 7,55 gam. Biết rằng các phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn
và 2 dung dịch AgNO3 và CdSO4 ban đầu có cùng nồng độ mol/l. Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Ni. D. Fe.
Câu 23:
Hỗn hợp R gồm Fe2O3, CuO, CaO có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:3. Dẫn 14 lít khí CO
(đktc) đi vào ống sứ đựng R nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, được khí T có tỉ khối so
với hiđro bằng 20,4 và chất rắn X. Phần trăm khối lượng các chất rắn trong X:
A. 27,45% Fe ; 31,37% Cu ; 41,18% CaO . C. 35,56% Fe ; 31,11% Cu ;
33,33% Ca
B. 41,18% Fe ; 31,37% Cu ; 27,45% CaO. D. 31,11% Fe ; 35,56% Cu ;
33,33% Ca.
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2g X hoà tan hoàn toàn vào
nước thu được 2,24lít hiđro (ở đktc). A, B là hai kim loại:
A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs.
Câu 26(ĐH B 2010):
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ
Biên tập viên : Đào Thị Tiếp
2011
5
Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc
nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và
dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%.
Câu 27(ĐH B 2010):
Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá
trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 10,08.
Câu 28(ĐH B 2009):
Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2)
vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch
X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 57,4. B. 28,7. C. 10,8. D. 68,2.
Câu 29(CĐ 10) :
Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm
về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,37% B. 37,58% C. 64,42% D. 43,62%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hóa- đại cương về kim loại.pdf